TOP 3 mẫu Tóm tắt Về truyện Làng của Kim Lân (2025) hay, ngắn gọn – Cánh diều
Với Tóm tắt Về truyện Làng của Kim Lân Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Đình công và nổi dậy từ đó học tốt môn Ngữ văn 9.
Tóm tắt Về truyện Làng của Kim Lân - Cánh diều
Tóm tắt Về truyện Làng của Kim Lân - Mẫu 1
Văn bản Về truyện “Làng” của Kim Lân bàn luận, làm rõ tình yêu quê hương, đất nước trong tâm trạng nhân vật ông Hai. Để làm rõ được tình yêu nước trong nhân vật ông Hai, người viết đã chứng minh qua một vài dẫn chứng trong hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. Hơn nữa tác giả còn trích dẫn chứng hai bài thơ để khẳng định sự mở rộng và thống nhất của tình yêu quê hương trong tình yêu nước và tình cảm của quần chúng cách mạng đã được văn học thời kì kháng chiến làm nổi bật.
Tóm tắt Về truyện Làng của Kim Lân - Mẫu 2
Văn bản làm sáng tỏ tình yêu quê hương, đất nước của ông Hai trong thời kì cuộc kháng chiến chống giặc Pháp đầy ác liệt, cam go. Truyện để về ông Hai là một con người buộc phải xa làng vì chiến tranh để đến nơi di tản mới. Trong lòng ông vẫn luôn nhớ da diết ngôi làng của mình. Trở về làng ông hay tin ngôi làng đã theo giặc Tây, sự xấu hổ, tủi nhục đến nỗi ông không dám đi đâu ra khỏi nhà nhiều ngày liền. Mọi việc càng tệ hơn khi chủ nhà không cho gia đình ông ở vì ông là ngôi của làng Việt gian. Bỗng ông hãy tin làng Chợ Dầu không hề theo Tây vẫn chiến đấu theo cụ Hồ theo cách mạng, trong lòng ông bỗng vui vẻ trở lại, ông khoe với mọi người khắp nơi rằng Tây đốt sạch làng Chợ Dầu đốt cả nhà của ông trong niềm vui, vui bởi làng vẫn yêu nước, yêu cách mạng. Đó là niềm vui của con người yêu làng, yêu quê hương chân chính.
Tóm tắt Về truyện Làng của Kim Lân - Mẫu 3
Văn bản là những phân tích điểm đặc sắc của truyện ngắn Làng thông qua sự đối lập trong tâm trạng của ông Hai trước và sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Ngoài ra, thông qua cuộc đối thoại giữa hai bố con khi nói đến Cụ Hồ càng chứng minh cho tình cảm gắn bó, sự thủy chung của ông Hai với cách mạng, với kháng chiến.
Tìm hiểu văn bản Về truyện Làng của Kim Lân
1. Thể loại
- Tác phẩm Về truyện “Làng” của Kim Lân thuộc thể loại: nghị luận văn học.
2. Xuất xứ
- In trong Giảng văn văn học Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
4. Bố cục Về truyện Làng của Kim Lân
- Phần 1: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (làng là tác phẩm có cốt truyện tâm lí, tập trung vào diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai).
- Phần 2: Triển khai vấn đề (phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai).
- Phần 3: Khẳng định lại vấn đề (tình yêu quê hương, đất nước).
5. Tóm tắt Về truyện Làng của Kim Lân
Văn bản làm sáng tỏ tình yêu quê hương, đất nước của ông Hai trong thời kì cuộc kháng chiến chống giặc Pháp đầy ác liệt, cam go. Truyện để về ông Hai là một con người buộc phải xa làng vì chiến tranh để đến nơi di tản mới. Trong lòng ông vẫn luôn nhớ da diết ngôi làng của mình. Trở về làng ông hay tin ngôi làng đã theo giặc Tây, sự xấu hổ, tủi nhục đến nỗi ông không dám đi đâu ra khỏi nhà nhiều ngày liền. Mọi việc càng tệ hơn khi chủ nhà không cho gia đình ông ở vì ông là ngôi của làng Việt gian. Bỗng ông hãy tin làng Chợ Dầu không hề theo Tây vẫn chiến đấu theo cụ Hồ theo cách mạng, trong lòng ông bỗng vui vẻ trở lại, ông khoe với mọi người khắp nơi rằng Tây đốt sạch làng Chợ Dầu đốt cả nhà của ông trong niềm vui, vui bởi làng vẫn yêu nước, yêu cách mạng. Đó là niềm vui của con người yêu làng, yêu quê hương chân chính.
6. Giá trị nội dung
- Văn bản bàn luận, làm rõ tình yêu quê hương, đất nước trong tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”. Qua đó khẳng định sự mở rộng và thống nhất của tình yêu quê hương trong tình yêu nước và tình cảm của quần chúng cách mạng đã được văn học thời kì kháng chiến làm nổi bật.
7. Giá trị nghệ thuật
- Lập luận rõ ràng, mạch lạc.
- Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Xem thêm các chương trình khác: