TOP 10 mẫu Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa (2025) hay, ngắn gọn - Cánh diều

Với Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Chiếc thuyền ngoài xa từ đó học tốt môn Ngữ văn 12.

1 264 02/12/2024


Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa - Cánh diều

TOP 10 mẫu Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa (2024) hay, ngắn gọn - Cánh diều (ảnh 1)

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 1

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng nhận lệnh về vùng biển miền Trung cũng là chiến trường năm xưa anh từng chiến đấu để chụp một bộ ảnh nghệ thuật về thuyền và biển cho bộ lịch năm sau. Sau nhiều ngày lui tới và thay đổi quyết định của mình cũng như tìm kiếm cảnh đẹp, cuối cùng anh cũng bắt được một cảnh đắt trời cho đó là hình ảnh chiếc thuyền chài ngoài xa đang tiến vào bờ ẩn hiện sau làn sương mờ ảo buổi sáng. Cảnh tượng đó đẹp đến mức như một bức tranh mực tàu. Anh giơ máy lên chụp lia lịa thì phát hiện sau cảnh đắt trời cho ấy là hình ảnh một chồng vũ phu đang đánh đập vợ một cách dã man trước sự chứng kiến của những đứa con. Thằng Phác là đứa con cả từ đâu lao tới đánh trả cha mình để bảo vệ mẹ. Phùng ngạc nhiên và sững sờ, anh không chịu được cảnh đó liền tiến đến và ngăn cản người đàn ông thì bị người đó đánh bị thương.

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 2

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu sáng tác năm 1983. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngừ của người nghệ sĩ Phùng với vợ chồng người đàn bà làng chài. Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung – nơi anh đã từng chiến đấu để chụp một tấm ảnh thuyền biển, bổ sung cho cuốn lịch năm mới. Sau nhiều ngày “phục kích”, Phùng đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp về chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào gần bờ, anh kinh ngạc chứng kiến cảnh gã đàn ông vũ phu đánh vợ một cách dã man mà người vơ không chống lại cũng không tìm cách chạy trốn. Đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh lại cha mình. Thấy vậy, Phùng đã ra tay can thiệp để cảnh tượng đó không tiếp diễn. Phùng đã nán lại mấy ngày theo lời mời của chánh án Đẩu - đồng đội cũ của anh, tình cờ Phùng được nghe câu chuyện cuộc đời của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện. Anh càng ngạc nhiên hơn khi người đàn bà ấy đã từ chối sự giúp đỡ của anh và Đẩu, một mực xin không phải li dị lão chồng vũ phu và bị lí lẽ của người đàn bà đó thuyết phục. Tấm ảnh Phùng chụp, mãi sau này vẫn là một tác phẩm được yêu thích. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ta từ tấm ảnh rồi hòa lẫn trong đám đông.

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 3

Theo lời trưởng phòng đi thực hiện bộ ảnh cho tờ lịch năm mới, Phùng đã chụp được một bức ảnh đắt giá ở vùng biển miền Trung. Đó là cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương mờ ảo. Ấy thế mà khi thuyền cập bến, anh thấy cảnh một người đàn ông đang đánh đập vợ mình. Người đàn bà ấy được mời lên chánh án huyện, Phùng khuyên ngăn nhưng người đàn bà nhất quyết không bỏ chồng và kể cho mọi người nghe câu chuyện về cuộc đời mình. Phùng rời đi với bộ ảnh tuyệt đẹp nhưng anh biết rằng đằng sau đó là một sự thật không hề đẹp đẽ.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa (2024) hay, ngắn gọn - Cánh diều (ảnh 1)

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 4

Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" được nhà văn Nguyễn Minh Châu sáng tác vào năm 1983. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng với vợ chồng người đàn bà làng chài. Theo yêu cầu của trưởng phòng tòa soạn, Phùng đến một vùng ven biển miền Trung – nơi mà anh đã từng chiến đấu để săn tìm nghệ thuật và chụp một tấm ảnh thuyền biển, bổ sung cho cuốn lịch năm mới. Sau nhiều ngày "phục kích, săn tìm", Phùng đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp về một chiếc thuyền ngoài xa đang lên đênh trên biển với làn sương mờ. Nhưng khi chiếc thuyền cập bến, anh đã vô cùng kinh ngạc khi chứng kiến cảnh gã đàn ông vũ phu đang đánh vợ một cách dã man bằng chiếc thắt lưng mà người vợ vẫn cam chịu, không hề chống lại cũng không tìm cách chạy trốn. Đứa con trai vì muốn bảo vệ mẹ mà chạy vào đã đánh lại cha mình. Thấy vậy, Phùng đã chạy đến can thiệp để cảnh tượng đó không tiếp diễn. Phùng quyết định chưa trở về vội mà nán lại mấy ngày theo lời mời của chánh án Đẩu – người bạn cũ của anh. Khi Đẩu mời người đàn bà đó lên tòa án huyện, Phùng và Đẩu hết sức khuyên giải chị ta ly hôn để giải thoát khỏi cuộc sống đau khổ ấy, thì điều khiến hai người ngạc nhiên hơn đó là người đàn bà ấy lại van lạy Đẩu đừng bắt chị ta bỏ chồng. Sau khi nghe câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà và con người trước kia của người đàn ông, hai người mới vỡ lẽ. Sau khi trở về, tấm ảnh Phùng chụp được chọn và được treo ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh đó, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và đằng sau đó là hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ, giàu lòng nhân hậu vị tha ấy bước ra từ tấm ảnh rồi hòa lẫn trong đám đông.

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 5

Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh được trưởng phòng giao nhiệm vụ thực hiện bộ ảnh cho cuốn lịch. Anh quay trở lại một vùng đất quen thuộc, miền Trung ven biển, nơi anh đã từng trải qua những trận chiến đấu. Sau một thời gian tìm kiếm khắp nơi, Phùng đã phát hiện và chụp được cảnh đắt giá: một chiếc thuyền ngoài xa xuất hiện trong khung cảnh sớm mờ sương. Từ xa, đó là một cảnh đẹp hiếm có, tạo nên một bức tranh hấp dẫn. Tuy nhiên, khi chiếc thuyền cập bến, Phùng bị sốc khi chứng kiến hiện thực của cuộc sống. Anh chứng nhận cảnh người chồng vũ phu tàn bạo đánh đập vợ một cách tàn nhẫn, trong khi người vợ chịu đựng mà không chống lại hay tìm cách trốn thoát. Thậm chí, đứa con của họ còn đứng ra bảo vệ mẹ và đánh lại cha. Cảnh đánh đập này diễn ra lặp đi lặp lại, làm Phùng cảm thấy không thể chịu đựng được. Chánh án Đẩu, người bạn cũ của Phùng, nhận ra tình hình và mời người đàn bà hàng chài đến tòa án huyện. Phùng và Đẩu cố gắng khuyên bảo người đàn bà ly hôn để thoát khỏi cảnh bạo lực gia đình, nhưng họ bất ngờ khi người đàn bà này từ chối sự giúp đỡ của họ. Chị kể câu chuyện về cuộc sống hiện tại của gia đình mình và biểu đạt không thể rời xa người đàn ông là trụ cột của đình. Trở về nơi công tác, Phùng hoàn thành tác phẩm nhiếp ảnh mà anh rất hài lòng. Tuy nhiên, mỗi khi anh ngắm nhìn tấm ảnh, anh luôn thấy bên ngoài vẻ đẹp màu hồng sương mai, hiện lên hình ảnh của người đàn bà nghèo khổ, lam lũ cùng với gia đình của mình. Đó là hình ảnh mà anh không thể quên, một hình ảnh thể hiện sự đau khổ, nhân hậu và vị tha của người phụ nữ đó, một hình ảnh chôn sâu trong tâm trí và tâm hồn của Phùng.

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 6

"Chiếc thuyền ngoài xa" là một câu chuyện gửi gắm những nỗi niềm trăn trở giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống. Nhân vật chính trong truyện là Phùng, một nhiếp ảnh gia đã đến vùng biển miền Trung để tìm kiếm những bức ảnh đẹp của thiên nhiên để bổ sung cho bộ lịch năm mới. Sau nhiều ngày chờ đợi và công sức săn lùng, cuối cùng Phùng cũng đã có được bức ảnh đắt giá, đó là một bức ảnh thể hiện một chiếc thuyền trên biển, ẩn hiện trong làn sương sớm của bình minh. Bức ảnh này được cho là hoàn mỹ, mang đến sự cảm nhận về vẻ đẹp và sự thanh bình của thiên nhiên. Tuy nhiên, đằng sau bức ảnh hoàn hảo ấy là một hiện thực đau lòng mà Phùng phải đối diện. Anh phát hiện ra cảnh tượng một người đàn bà bị chồng hành hạ và đánh đập, nhưng lại nhất quyết không bỏ chồng vì cuộc sống của họ còn có nhiều điều mà người ngoài không thể hiểu được. Từ trải nghiệm này, Phùng nhận ra rằng để hiểu được một sự vật, một tình huống, ta cần nhìn nhận chúng bằng một cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài của một hiện tượng, một hình ảnh, mà cần tìm hiểu sâu hơn về bản chất và những cảm xúc, khó khăn mà người khác đang trải qua. Điều này giúp Phùng thấu hiểu giá trị sâu sắc của cuộc sống và nhận thức rằng mọi thứ không chỉ đơn giản như vẻ bề ngoài mà còn chứa đựng nhiều mặt trái ngược và phức tạp hơn. Thông qua câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật đằng sau nó, "Chiếc thuyền ngoài xa" truyền tải một thông điệp quan trọng về cách nhìn nhận và hiểu biết về cuộc sống và con người. Tác giả khuyến khích độc giả sẽ sử dụng một cái nhìn đa chiều, tỉnh táo và không nhận định một cách cảm quan trước những hiện tượng, để có thể hiểu rõ hơn về bản chất thực sự của mọi sự vật và tìm ra giá trị ẩn chứa bên trong chúng.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa (2024) hay, ngắn gọn - Cánh diều (ảnh 1)

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 7

Chiếc thuyền ngoài xa là một câu chuyện gửi gắm nỗi niềm trăn trở giữa nghệ thuật và cuộc sống đạo đức. Phùng - một nhiếp ảnh đã đến vùng biển miền Trung để săn được những bức ảnh đẹp của thiên nhiên. Sau nhiều ngày chờ đợi, anh cũng đã có được bức ảnh đắt giá. Nhưng đằng sau bức ảnh ấy là một hiện thực mà Phùng phải suy ngẫm, người đàn bà bị chồng hành hạ và đánh đập nhưng lại không bỏ chồng vì cuộc sống của họ còn có nhiều điều người ngoài không thể biết được. Phùng nhận ra rằng luật pháp và chánh án cũng không thể giúp đỡ cuộc sống của người đàn bà này. Anh nhận ra giá trị sâu sắc về cuộc sống, rằng mình phải nhìn nhận sự vật nhiều chiều chứ không phải chỉ qua một cái nhìn đầy cảm quan từ vẻ bề ngoài của nó.

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 8

Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án toà án huyện, Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng đã chụp được một bức ảnh thật đẹp và toàn bích. Nhưng chính từ chiếc thuyền ngoài xa thật đẹp ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài, lão đàn ông thẳng tay quật vợ chỉ để giải toả nỗi uất ức, buồn khổ của mình. Thằng Phác, con lão che chở người mẹ đáng thương. Biết Phùng chứng kiến sự tàn bạo của cha mình, thằng bé Phác đâm ra căm ghét anh. Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cô chị gái tước đoạt con dao găm mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Phùng xông ra buộc lão phải chấm dứt hành động độc ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của toà án huyện. Ở đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao cảm thông và ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Anh hiểu: không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.

Từ câu chuyện về một bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 9

Người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng trong một chuyến đi thực tế đã quay về biển miền Trung nơi anh từng chiến đấu để có tấm lịch nghệ thuật. Sau thời gian tìm kiếm anh đã có bộ ảnh tuyệt đẹp và ưng ý đó là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa.

Khi vào bờ anh bắt gặp hình ảnh người đàn ông đánh đánh đập người đàn bà, người phụ nữ chỉ biết cam chịu, đứa con vì thương và muốn bảo vệ mẹ đã đánh lại cha mình. Những ngày sau đó sự việc tiếp diễn, nghệ sĩ Phùng lao vào can ngăn thì bị người đàn ông đánh bị thương.

Chánh án Đẩu đã mời người đàn bà lên tòa án huyện, khuyên giải nên bỏ chồng nhưng người đàn bà nhất định từ chối, người đàn bà bắt đầu kể về cuộc đời và giải thích lí do vì nghèo khổ mà chồng chị trở thành con người như vậy. Qua câu chuyện đã giúp Phùng và Đẩu có thêm nhiều bài học về cuộc đời.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã có những bức ảnh ưng ý nhưng có cái nhìn khác về cuộc sống, đó là phải nhìn nhận một cách tinh tế hơn để phát hiện bản chất của sự việc, hiện tượng.

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 10

Cắm trại trên biển nhiều ngày, Phùng đã chụp được những bức ảnh đắt giá về cảnh thuyền và biển cho bộ lịch năm mới. Tưởng chừng Phùng sẽ rời đi với tâm trạng vui vẻ và chiến lợi phẩm nộp lại cho trưởng phòng, thế nhưng trước mặt anh lúc này là một hiện thực phũ phàng. Con thuyền mà anh cho là có vẻ đẹp đắt giá là nơi người chồng đang hành hạ, đánh đập vợ mình một cách dã man. Đứa con của họ vì thương mẹ nên cũng đánh lại cha. Phùng ra tay ngăn cản nhưng không thành, người phụ nữ lúc này được mời lên chánh án. Phùng khuyên người đàn bà bỏ chồng nhưng không được. Người đàn bà ấy kể cho họ nghe lí do vì sao chị không thể bỏ người chồng vũ phu, tệ bạc ấy. Phùng hiểu rằng mọi thứ mình nhìn thấy không phải là toàn bộ câu chuyện. Anh rời đi với nỗi tiếc nuối, dù sau này, những tấm ảnh của Phùng được mọi người rất yêu thích nhưng anh vẫn luôn thấy ở đó những hình ảnh hiện thực đau thương đến không thể quên.

Tìm hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

1. Thể loại

- Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa thuộc thể loại: truyện ngắn.

2. Xuất xứ

- Tác phẩm được trích trong Nguyễn Minh Châu Toàn tập 3, NXB Văn học, Hà Nội, 2001)

3. Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được viết vào tháng 8 năm 1983.

- Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn cùng tên (1987).

4. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

5. Ý nghĩa nhan đề

“Chiếc thuyền ngoài xa” là một nhan đề mang tính biểu tượng, hé mở tình huống truyện, thể hiện chủ đề của tác phẩm. Nhan đề bao gồm đối tượng quan sát là “Chiếc thuyền “, cự li quan sát là “ngoài xa”, người quan sát là nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Cùng một người quan sát, cùng một đối tượng quan sát, nhưng ở các cự li khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau, dẫn đến nhận thức khác nhau. Chiếc thuyền ngoài xa xuất hiện trong truyện ngắn trước hết hướng người đọc về một hình ảnh tuyệt đẹp, đó là con thuyền thu lưới trong biển sớm mờ sương, nó toàn bích như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Vẻ đẹp ấy khiến cho người nghệ sĩ bối rối, xúc động, cảm thấy “khám phá thấy chân lí của cái toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Nhưng khi con thuyền tới gần, phía sau vẻ đẹp toàn bích ấy là bao ngang trái, đau khổ, phũ phàng. Cuộc sống của những người dân chài bị giam cầm bởi đói nghèo tâm tối và bạo lực gia đình.

Vậy là qua mâu thuẫn giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh với hiện thực phũ phàng của cuộc sống, nhà văn mang đến cho người đọc một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống con người: phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, tránh cái nhìn giản đơn, sơ lược, hời hợt, nhìn hình thức, phát hiện ra bản chất thực sự sau bề ngoài của sự vật, hiện tượng.

Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” là một khái quát giản dị về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật đích thực luôn gắn bó khăng khít với hiện thực cuộc sống, người nghệ sĩ phải có bản lĩnh trung thực để khám phá những hiện thực, dẫu là tàn nhẫn của cuộc sống con người. Nguyễn Minh Châu đã khẳng định về trách nhiệm của người nghệ sĩ:” nhà văn không có quyền nhìn sự việc một cách đơn giản mà nhân vật cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”. Chỉ khi nào người nghệ sĩ có trách nhiệm trong cái nhìn hiện thực cuộc sống, có “mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh” thì khi ấy tác phẩm nghệ thuật mới đạt được giá trị cao nhất. Ấy là “giá trị nhân đạo”.

“Chiếc thuyền ngoài xa” đã trở thành tấm ảnh đẹp treo ở nhiều nơi, nhất là ở trong các gia đình sành nghệ thuật, nhưng có ai hiểu được câu chuyện con người trên chiếc thuyền ấy. Chỉ có nghệ sĩ Phùng, mỗi khi ngắm nhìn tấm ảnh bao giờ cũng thấy”người đàn bàn ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”, một người đàn bà lam lũ, cam chịu, giàu tình thương và lòng vị tha. Đó cũng là thông điệp tác giả gửi tới người đọc: nghệ thuật luôn gắn liền với cuộc đời.

6. Bố cục Chiếc thuyền ngoài xa

- Truyện chia làm 4 phần:

+ Phần 1 : “Lúc bấy giờ...Ở lại chơi thêm vài bữa” : Phùng phát hiện ra bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở vùng phá.

+ Phần 2 : “Ngay lúc ấy...chiếc thuyền lưới vó đã biến mất” : Cảnh bạo lực gia đình của gia đình hàng chài.

+ Phần 3: “Tôi thầm cảm ơn Đẩu...mẹ nó không bị đánh” : Câu chuyện về người đàn bà hàng chài và thằng Phác.

+ Phần 4 : Đoạn còn lại : Khung cảnh chiếc thuyền trước sóng gió và những suy tư của nhân vật Phùng về bức ảnh được chọn.

7. Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa

Chiếc thuyền ngoài xa là một câu chuyện gửi gắm nỗi niềm trăn trở giữa nghệ thuật và cuộc sống đạo đức. Phùng - một nhiếp ảnh đã đến vùng biển miền Trung để săn được những bức ảnh đẹp của thiên nhiên. Sau nhiều ngày chờ đợi, anh cũng đã có được bức ảnh đắt giá. Nhưng đằng sau bức ảnh ấy là một hiện thực mà Phùng phải suy ngẫm, người đàn bà bị chồng hành hạ và đánh đập nhưng lại không bỏ chồng vì cuộc sống của họ còn có nhiều điều người ngoài không thể biết được. Phùng nhận ra rằng luật pháp và chánh án cũng không thể giúp đỡ cuộc sống của người đàn bà này. Anh nhận ra giá trị sâu sắc về cuộc sống, rằng mình phải nhìn nhận sự vật nhiều chiều chứ không phải chỉ qua một cái nhìn đầy cảm quan từ vẻ bề ngoài của nó.

8. Giá trị nội dung

- Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không thể đánh giá con người, sự vật qua vẻ bề ngoài của nó.

- Đồng thời, câu chuyện trong bức ảnh nghệ thuật cũng đặt ra một vấn đề về nghệ thuật cho người nghệ sĩ. Đó là không nên nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng mà cần phải lăn xả vào hiện thực để nhìn nhận nó một cách đúng đắn. Phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và nghệ thuật, trả nghệ thuật về đúng với ý nghĩa thực của nó.

9. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo: Tác giả đã dựng nên tình huống nghịch lí giữa hình ảnh của con thuyền khi ở ngoài xa với con thuyền lúc đến gần để tạo ra tình huống nhận thức cho nhân vật của mình, cũng là cho người đọc.

- Cách khắc họa nhân vật, cốt truyện hấp dẫn kết hợp với ngôn ngữ sử dụng rất linh hoạt, sáng tạo góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm

- Giọng điệu: chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở phù hợp với tình huống nhận thức. Đồng thời cũng làm nên nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu

1 264 02/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: