TOP 10 đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Việt 5 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 418 14/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 180k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 1)

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

CON THÍCH LÀM NÔNG DÂN

TOP 10 đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

Cuối tuần, An được mẹ dẫn đi chơi công viên. Ở các tòa nhà trong thành phố, người ta dán rất nhiều áp phích về xây dựng nông thôn mới. Trông thấy thế, An tò mò hỏi mẹ: “Mẹ ơi, ai sẽ xây dựng nông thôn mới ạ?”. Mẹ An cười và đáp: “Các bác nông dân sẽ xây dựng nông thôn mới con ạ.”.

- Vậy tại sao bố mẹ không làm nông dân ạ? - An hồn nhiên hỏi.

- Vì bố mẹ đã làm giáo viên rồi, con yêu!

- Mẹ nhẹ nhàng nói. - Vậy bố mẹ và các bác nông dân ai giỏi hơn ạ?

Mẹ ngẫm nghĩ một lúc, ân cần giảng giải cho An nghe: “Bố mẹ và các bác ấy sẽ giỏi ở những lĩnh vực khác nhau con trai à! Các bác nông dân sống ở nông thôn, giống như ông bà nội nhà mình. Các bác ấy chính là người trồng ra lúa gạo. Không có các bác, thì chúng ta sẽ không có cơm để ăn hằng ngày. Còn bố mẹ, mỗi ngày sẽ dạy học cho con và các bạn nhỏ này!”.

- A! Con hiểu rồi ạ. Vậy là nghề nào cũng giỏi phải không mẹ?

- An thích thú reo lên.

- Đúng rồi con trai. - Mẹ xoa đầu An và nói.

- Sau này, con thích làm nông dân như ông bà nội ạ. - An tươi cười.

Mẹ dịu dàng nắm tay An, âu yếm nhìn con: “Ừ! Chỉ cần con yêu thích và cố gắng làm tốt công việc của mình, thì nghề nào cũng quý con ạ.”. Thế rồi, hai mẹ con vui vẻ rảo bước trong công viên đầy nắng.

Theo Nhung Ly

Câu 1: (0,5 điểm). An đã hỏi mẹ điều gì khi thấy tấm áp phích về xây dựng nông thôn mới?

A. Ai là người xây dựng nông thôn mới?

B. Bố mẹ và bác nông dân ai giỏi hơn?

C. Sao bố mẹ lại không làm nông dân?

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 2: (0,5 điểm). Công việc hằng ngày của bố mẹ bạn nhỏ là gì?

A. Là xây dựng nông thôn mới.

B. Là chủ trang trại ở nông thôn mới.

C. Là dạy học cho các bạn nhỏ.

D. Là giáo viên dạy Tiếng Việt.

Câu 3: (0,5 điểm). Khi nghe mẹ giải thích các thắc mắc của mình, bạn nhỏ đã hiểu ra điều gì?

A. Cần làm việc theo đúng sự phân công.

B. Nghề nào cũng giỏi, nghề nào cũng quý.

C. Chỉ cần làm tốt công việc của riêng mình là đủ.

D. Công việc của mỗi người là khác nhau, không nên so bì.

Câu 4: (0,5 điểm). Theo bài đọc, công việc của các bác nông dân có vai trò gì đối với đời sống hằng ngày của chúng ta?

A. Là người góp phần xây dựng nông thôn mới.

B. Là người tạo ra lương thực, thực phẩm cho chúng ta.

C. Là người tạo ra lúa gạo, cơm ăn hằng ngày cho chúng ta.

D. Là người tạo nên gạo, lúa mì, khoai,... phục vụ bữa ăn hằng ngày của chúng

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Tra từ điển để chọn câu dùng từ đúng trong từng cặp câu sau:

a.

Mùi chè thơm ngọt, dễ chịu.

Mùi chè thơm ngọt, dễ dàng.

b.

Em dễ chịu thực hiện được công việc đó.

Em dễ dàng thực hiện được công việc đó.

c.

Tình thế không thể cứu vãn nổi

Tình thế không thể cứu vớt nổi.

Câu 6 (2,0 điểm). Gạch dưới các cặp kết từ trong những câu sau:

a. Nếu ngày mai không mưa thì lớp tôi sẽ ra sân bóng.

b. Vì tôi đã chuẩn bị bài rất kĩ nên bài thi Toán hôm nay tôi làm đúng hết.

c. Em tôi tuy còn nhỏ nhưng đã rất tự lập.

d. Trường tôi những rộng mà còn được trang trí rất đẹp.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác lao công ở trường em.

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

C

B

C

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm)

a.

Mùi chè thơm ngọt, dễ chịu.

Mùi chè thơm ngọt, dễ dàng.

b.

Em dễ chịu thực hiện được công việc đó.

Em dễ dàng thực hiện được công việc đó.

c.

Tình thế không thể cứu vãn nổi

Tình thế không thể cứu vớt nổi.

Câu 6 (2,0 điểm):

a. Nếu ngày mai không mưa thì lớp tôi sẽ ra sân bóng.

b. tôi đã chuẩn bị bài rất kĩ nên bài thi Toán hôm nay tôi làm đúng hết.

c. Em tôi tuy còn nhỏ nhưng đã rất tự lập.

d. Trường tôi không những rộng mà còn được trang trí rất đẹp.

C. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu 7 (4,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)

- Câu mở đầu: Người mà em yêu quý là ai?

- Nội dung

+ Người đó có đặc điểm gì về ngoại hình khiến em ấn tượng nhất?

+ Người đó có những đức tính tốt nào?

+ Em và người đó có kỉ niệm đẹp nào với nhau mà em thấy nhớ nhất.

- Câu kết đoạn: Em có tình cảm/ cảm xúc/ suy nghĩ như thế nào đối với người đó.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

Bài làm tham khảo

Bác bảo vệ ở trường em là người mang lại cho chúng em nhiều niềm vui và an tâm hơn mỗi ngày. Bác không chỉ đảm bảo an ninh, an toàn cho tất cả mọi người trong trường, mà còn là những người bạn đồng hành đáng tin cậy. Mỗi buổi sáng khi bước vào trường, em luôn nhìn thấy nụ cười thân thiện và sự nhiệt tình của bác, đem lại cho em một tâm trạng vui vẻ và sảng khoái để bắt đầu ngày mới. Bác bảo vệ không ngừng làm việc chăm chỉ và tận tâm, từ việc kiểm tra an ninh, tuần tra đến việc giải quyet các vấn đề nhỏ nhặt trong trường. Bác luôn sẵn lòng lắng nghe và giúp đỡ khi chúng em cần. Điều đó khiến cho môi trường học tập trở nên ấm áp và gần gũi hơn và giúp cho em cảm thấy tự tin và yên tâm khi đi học. Sự hiện diện của bác bảo vệ không chỉ đem lại sự an toàn mà còn làm cho mỗi ngày của em trở nên đầy ý nghĩa và hạnh phúc hơn. Em rất biết ơn và trân trọng công việc của bác bảo vệ, và luôn nhớ mãi tình cảm và sự quan tâm mà bác dành cho mọi người.

=============================

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 2)

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

GẤP GIẤY (trích)

Thầy Đa-vít chậm rãi bước lên bục giảng. Đột nhiên, thầy rút từ trong túi xách ra một tờ giấy A4 và khẽ gấp đôi lại.

- Các bạn nói xem, tờ giấy này còn gấp được nữa không? - Thầy Đa-vít hỏi.

- Dạ có ạ. - Cả lớp học đồng thanh.

Thầy Đa-vít gật đầu tán thành. Sau đó, thầy tiếp tục gấp đôi mảnh giấy.

10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

- Nào, còn gấp được nữa không các em?

- Dạ, gấp được ạ. - Cả lớp hô vang.

Thầy Đa-vít cười nhẹ, tỏ vẻ đồng ý, rồi thầy lại từ từ gấp tiếp mảnh giấy. - Bây giờ thì sao?

- Dạ, vẫn gấp được nữa ạ.

Sau những tiếng trả lời rôm rả của học trò, thầy Đa-vít cứ gấp tiếp, gấp tiếp... đến khi tờ giấy A4 ban đầu đã trở thành một cục nhỏ và chắc chắn, thầy thong thả bước xuống bục giảng và bảo: “Bây giờ, em nào có thể gấp tiếp cục giấy này cho thầy nào!”. Lớp học chợt sôi động, thi nhau xung phong lên gấp giấy cho thầy. Thế nhưng, kết quả là cục giấy ấy cứng đờ và không thể gấp lại được nữa.

Lúc bấy giờ, thầy mới ôn tồn giảng giải: “Các em thấy không, khi chỉ là một tờ giấy, các em có thể thỏa sức gấp nó. Thế nhưng, khi đã có nhiều nếp giấy gấp lại rất chắc chắn, như cục giấy trên tay thầy đây, các em sẽ không thể làm gì được nữa. Cũng giống như trong cuộc sống, nếu các em làm việc gì đó một mình, thì sẽ rất khó khăn. Nhưng nếu ta chung sức, đồng lòng, thì chúng ta sẽ là một khối đoàn kết giành được mọi chiến thắng.”.

Thầy vừa dứt lời, cả lớp vỗ tay rào rào thán phục và cảm ơn bài học đáng quý của thầy.

Theo Nhung Ly

Câu 1 (0,5 điểm). Khi bước lên bục giảng, thầy Đa-vít đã có hành động gì?

A. Thầy gấp tờ giấy A4 trở thành một cục nhỏ.

B. Thầy phát cho mỗi bạn học sinh một tờ giấy A4.

C. Thầy rút từ trong túi sách ra một tờ giấy A4 và gấp đôi lại.

D. Thầy hỏi các bạn học sinh tờ giấy trên tay thầy còn gấp được không.

Câu 2 (0,5 điểm). Thầy Đa-vít đã gấp được gì từ tờ giấy A4?

A. Một cục giấy nhỏ cứng đờ, không gấp lại được nữa.

B. Thầy Đa-vít không gấp được gì từ tờ giấy A4 đó.

C. Một cục đá nhỏ cứng đờ, rất chắc chắn.

D. Một cục giấy to, tròn và rất chắc chắn.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao các bạn nhỏ không thể gấp được cục giấy của thầy Đa-vít?

A. Vì cục giấy đó đã tạo thành một khối, cứng đờ, rất chắc chắn.

B. Vì các bạn nhỏ không biết cách gấp cục giấy đó.

C. Vì cục giấy đó rất to, cứng và chắc chắn.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao thầy Đa-vít lại bảo các bạn nhỏ tiếp tục gấp giấy hộ thầy?

A. Vì thầy bị đau tay nên không gấp được.

B. Vì thầy muốn các bạn được trải nghiệm gấp giấy.

C. Vì thấy muốn dạy các bạn nhỏ cách giải một bài toán khó.

D. Vì thầy muốn dạy các bạn nhỏ về sự đoàn kết trong cuộc sống.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Khoanh vào đại từ trong các câu sau và cho biết chúng được dùng để làm gì.

a. Các bạn ở đây

Ai giúp một tay

Cày bừa ruộng đất?

(Võ Quảng)

b. Mẹ cho con mấy quyển vở ạ?

Câu 6 (2,0 điểm) Muốn tra nghĩa của từ cắm trong từ điển, em làm thế nào? (Đánh số thứ tự các bước vào ô trống)

☐ Đọc nghĩa của từ cắm

☐ Chọn từ điển phù hợp

☐ Tìm từ cắm

☐ Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ C

☐ Đọc ví dụ để hiểu nghĩa và cách dùng từ cắm

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ “Tiếng chổi tre”.

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

A

A

D

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm)

a. Các bạn ở đây

Ai giúp một tay

Cày bừa ruộng đất?

(Võ Quảng)

b. Mẹ cho con mấy quyển vở ạ?

Câu 6 (2,0 điểm):

4. Đọc nghĩa của từ cắm

1. Chọn từ điển phù hợp

3. Tìm từ cắm

2. Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ C

5. Đọc ví dụ để hiểu nghĩa và cách dùng từ cắm

C. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu 7 (4,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)

– Nêu tên câu chuyện (hoặc bài thơ) và ấn tượng chung của em về câu chuyện (bài thơ) đó.

– Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một số chi tiết, hình ảnh nổi bật.

– Nêu ý nghĩa của câu chuyện (bài thơ), liên hệ thực tế.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

Bài làm tham khảo

Bài thơ "Tiếng Chổi Tre" đã làm cho em cảm thấy như đang được đắm chìm trong một không gian tĩnh lặng, nơi mà những hình ảnh và từ ngữ được sắp xếp một cách tinh tế để gợi lên trong lòng em những cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa. Hình ảnh của người phụ nữ làm việc cần cù với chiếc chổi tre vào những đêm hè và đêm đông gió rét đã khắc sâu trong trí não và lòng tự hào của em. Điều đó đã gợi lên trong em sự khâm phục và tôn trọng sâu sắc đối với những người lao động bền bỉ, những người không ngừng hy sinh và đóng góp cho cộng đồng. Mỗi câu thơ trong bài thơ đều là một cảm xúc thăng trầm, từ hình ảnh của những đêm dài vắng bóng dưới ánh trăng sáng tỏ, đến tiếng chổi tre vang vọng như một nhịp điệu của cuộc sống. Em không chỉ cảm nhận được sự bền bỉ và sức mạnh của người phụ nữ trong bài thơ, mà còn cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm sâu sắc đối với môi trường và cộng đồng. Mỗi từ, mỗi hình ảnh trong bài thơ đều khiến em cảm thấy sâu lắng và biết ơn, và nó đã thôi thúc em suy ngẫm về giá trị của lao động và sự đồng cảm với những người xung quanh.

................................

................................

................................

1 418 14/11/2024
Mua tài liệu