TOP 10 đề thi Học kì 1 Lịch sử 12 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 1 Lịch sử 12 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 12 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 124 26/11/2024


Bộ đề thi Học kì 1 Lịch sử 12 (Chân trời sáng tạo) có đáp án

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Văn kiện nào dưới đây của tổ chức Liên hợp quốc không được ban hành nhằm mục đích duy trì hòa bình, an ninh thế giới?

A. Công ước cấm vũ khí hóa học (1993).

B. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948).

C. Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hat nhân (1968).D. Hiệp ước của Liên hợp quốc cấm vũ khí hạt nhân (2017).

Câu 2. Theo quyết định của Hội nghị I-an-ta, ở châu Âu, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng những khu vực nào?

A. Tây Béc-lin, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu.

B. Vùng Tây Âu, Tây Béc-lin, và các nước Đông Âu.

C. Miền Tây nước Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu.

D. Miền Đông nước Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu.

Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Mỹ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do

A. khác nhau về mục tiêu và đường lối chiến lược.

B. mâu thuẫn gay gắt về vấn đề thị trường, thuộc địa.

C. sự cạnh tranh gay gắt về ngành công nghiệp vũ trụ.

D. mâu thuẫn trong việc phân chia phạm vi ảnh hưởng.

Câu 4. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, một trật tự thế giới mới được hình thành có tên gọi là

A. trật tự đa cực

B. Trật tự đơn cực

C. Trật tự hai cực I-an-ta

D. Trật tự Vécxai-Oasinhtơn.

Câu 5. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ năm 1991 đã

A. mở ra điều kiện thuận lợi để giải quyết hòa bình các xung đột, tranh chấp.

B. đưa tới sự hình thành của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

C. làm thay đổi so sánh lực lượng, tạo cho Mỹ có một ưu thế tuyệt đối và lâu dài.

D. củng cố hòa bình thế giới; ngăn chặn và giải quyết triệt để mọi cuộc xung đột.

Câu 6. Ngay khi thành lập (1967), tổ chức ASEAN đã

A. thông qua bản Hiến chương ASEAN.

B. đề ra ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.

C. kí Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.

D. ra Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập.

u 7. Một trong những sự kiện đánh dấu bước ngoặt của ASEAN trong giai đoạn 1967 - 1976 là

A. Hiệp ước Hợp tác và thân thiện được kí kết.

B. Hiến chương ASEAN được thông qua.

C. ASEAN thành lập khu vực trung lập.

D. Cộng đồng ASEAN được thành lập.

Câu 8. Sự kiện lịch sử nào sau đây đánh dấu Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập?

A. Các nước sáng lập ASEAN thông qua Tuyên bố Băng Cốc.

B. Các nhà lãnh đạo ASEAN kí Tuyên bố Cua-la Lăm-pua.

C. Hội nghị cấp cao ASEAN thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020.

D. Các nước ASEAN kí Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á.

Câu 9. Sự thành lập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 cho thấy

A. sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các cường quốc.

B. hợp tác, liên kết là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển.

C. sự vươn lên mạnh mẽ của các nước thuộc địa sau khi giành độc lập.

D. nhu cầu hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á trở nên cấp thiết.

Câu 10. Trong Cách mạng Tám năm 1945 ở Việt Nam, khởi nghĩa giành chính quyền ở những địa phương nào có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cả nước?

A. Bắc Giang, Hải Dương.

B. Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

C. Thanh Hóa, Nghệ An.

D. Hà Tiên, Đồng Nai Thượng.

Câu 11. Chiến thắng nào của quân đội nhân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự Nava của thực dân Pháp?

A. Ấp Bắc.

B. Điện Biên Phủ.

C. Vạn Tường.

D. Việt Bắc.

Câu 12. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) xác định Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

A. quyết định trực tiếp.

B. đặc biệt quan trọng.

C. quyết định cơ bản.

D. quyết định nhất.

Câu 13. Điều kiện khách quan thuận lợi để nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền là khi

A. cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

B. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

C. Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật.

D. Nhật Bản đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.

Câu 14. Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19-12-1946) vì lí do nào sau đây?

A. Thực dân Pháp đang mở rộng đánh chiếm Nam Bộ.

B. Thời gian “hai bên ngừng bắn” giữa Việt Nam và Pháp đã hết.

C. Thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm các đô thị phía Bắc.

D. Nền độc lập, chủ quyền của dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng.

Câu 15. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam đã

A. đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi hoàn toàn.

B. đánh dấu một bước phát triển của phong trào cách mạng.

C. buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài ở Đông Dương.

D. làm thất bại cuộc tiến công của Pháp lên Việt Bắc.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các hoạt động thực thi chủ quyền của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

B. Tăng cường tuần tra, chốt giữ, xây dựng bia chủ quyền.

C. Kiên quyết đấu tranh trước các hành động xâm lược.

D. Thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 17. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng

A. diễn ra nhanh, gọn, bằng phương pháp hòa bình.

B. giải phóng dân tộc có tính chất dân chủ điển hình.

C. bạo lực dựa vào lực lượng chính trị là chủ yếu.

D. giải phóng dân tộc không mang tính bạo lực.

Câu 18. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), các chiến dịch quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam đều

A. thực hiện mục tiêu bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám.

B. đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.

C. nhận được sự giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

D. có sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với hoạt động ngoại giao.

Câu 19. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) ở Việt Nam?

A. Là trận quyết chiến kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến.

B. Thực hiện phương châm lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều.

C. Là trận quyết chiến chiến lược huy động cao nhất sức mạnh nội lực.

D. Tấn công trực diện vào cơ quan đầu não của đối phương.

Câu 20. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay?

A. Làm thất bại ý đồ và hành động xâm lược, chống phá của các thế lực thù địch.

B. Tạo điều kiện để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.

C. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

D. Góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định ở Đông Dương và khu vực Đông Nam Á.

Câu 21. Nội dung nào sau đây không đúng về quan điểm đổi mới (từ tháng 12 - 1986) ở Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo?

A. Bắt đầu từ cái cách lĩnh vực hành chính.

B. Tiến hành đồng bộ và toàn diện, lâu dài.

C. Không thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

D. Việc đổi mới phải lấy kinh tế làm trọng tâm.

Câu 22. Một trong những thành tựu nổi bật trong quá trình đổi mới chính trị ở Việt Nam là

A. vai trò của Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể chính trị - xã hội được chú trọng phát huy.

B. hình thành hệ thống quan điểm lí luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

C. quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ từng bước được mở rộng.

D. Việt Nam tham gia nhiều hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về an ninh.

Câu 23. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới trong bối cảnh nào sau đây?

A. Chiến tranh lạnh đã chấm dứt.

B. Đất nước lâm vào khủng hoảng.

C. Trật tự hai cực Ianta đã sụp đổ.

D. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mĩ.

Câu 24. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam diễn ra

A. chậm chạp do những khó khăn, cản trở tác động từ bên ngoài.

B. trong bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam đang khủng hoảng sâu sắc.

C. từng bước, từ hội nhập văn hoá đến hội nhập kinh tế, chính trị, xã hội.

D. từng bước, từ hội nhập kinh tế quốc tế đến hội nhập toàn diện, sâu rộng.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG - SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng - Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Bảo Đại đọc xong [Chiếu thoái vị] thì trên kỳ đài lá cờ vàng từ từ hạ xuống và lá cờ nền đỏ thắm tươi long lanh năm cánh sao vàng được kéo lên giữa những tiếng vỗ tay... những tiếng hoan hô như sấm... rồi ông Trần Huy Liệu đọc bản tuyên bố của Đoàn đại biểu Chính phủ nêu rõ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của hàng mấy chục năm đấu tranh anh dũng, bền bỉ của nhân dân cả nước, tuyên bố chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ.”

A. Tư liệu trên nói về sự kiện vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị tại thành phố Huế vào ngày 30/8/1945

B. Cách mạng tháng Tám đã xóa bỏ hoàn toàn những tàn tích của chế độ phong kiến chuyên chế.

C. Chế độ quân chủ bị xóa bỏ là một trong những nội dung thể hiện tính chất dân chủ của cách mạng tháng Tám.

D. Cách mạng tháng Tám mang tính chất dân chủ sâu sắc, điển hình vì đã xóa bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến chuyên chế.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12-1947 khi thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc. Quân đội Việt Nam chủ động bao vây, tiến công đẩy lùi quân Pháp khỏi một số vị trí quan trọng Chợ Đồn, Chợ Rã, Đoan Hùng.

- Kết quả: Sau hai tháng, đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc; cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến được bảo vệ an toàn; bộ đội ta thu được nhiều vũ khí và ngày càng trưởng thành.

- Ý nghĩa: Đây là chiến dịch phản công lớn đầu tiên, đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.”

A. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông được mở ra khi thực dân Pháp đã bị mất quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.

B. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 là chiến dịch phản công quy7 mô lớn đầu tiên của lực lượng cách mạng Việt Nam.

C. Sau thất bại ở Việt Bắc, thực dân Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh, chuyển sang “đánh lâu dài” với Việt Nam.

D. Với chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược chuyển sang giai đoạn mới.

Câu 3. Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân-đế quốc ở Việt Nam, trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã mở ra kỷ nguyên mới của Việt Nam: kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.”

A. Tư liệu trên đã phản ánh đầy đủ ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

B. Kỉ nguyên độc lập, tự do được mở ra trong lịch sử dân tộc Việt Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

C. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước có ý nghĩa trọng đại với dân tộc Việt Nam.

D. Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm chung là đều xóa bỏ tình trạng đất nước bị chia cắt.

Câu 4. Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân tích những sai lầm, khuyết điểm trong đường lối xây dựng đất nước và đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nội dung của công cuộc Đổi mới được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) và được bổ sung, phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991). Trải qua hai kế hoạch 5 năm (1986-1990 và 1991-1995), công cuộc Đổi mới được triển khai trên lĩnh vực trọng tâm là đổi mới trên lĩnh vực kinh tế.”

A. Đại hội Đảng lần thứ VI đã chính thức mở đầu cho công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.

B. Trải qua hai kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990 và 1991-1995), công cuộc Đổi mới ở Việt Nam đã hoàn toàn thành công.

C. Công cuộc Đổi mới được tiến hành nhằm khắc phục hạn chế, sai lầm, khuyết điểm trong đường lối phát triển đất nước ở giai đoạn trước.

D. Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm

1-B

2-D

3-A

4-A

5-A

6-B

7-A

8-B

9-B

10-B

11-B

12-D

13-B

14-D

15-B

16-A

17-C

18-A

19-C

20-B

21-A

22-B

23-B

24-D

Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

- Thi sinh chi lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

Nội dung A

Nội dung B

Nội dung C

Nội dung D

Câu 1

Đúng

Sai

Đúng

Sai

Câu 2

Sai

Đúng

Đúng

Đúng

Câu 3

Sai

Sai

Đúng

Đúng

Câu 4

Đúng

Sai

Đúng

Đúng

1 124 26/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: