TOP 10 đề thi Học kì 1 KTPL 12 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 1 KTPL 12 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Kinh tế pháp luật 12 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 80 26/11/2024


Bộ đề thi Học kì 1 KTPL 12 (Kết nối tri thức) có đáp án

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh

A. mức tăng chỉ số HDI của thời kì này so với thời kì trước.

B. mức tăng GNI bình quân đầu người của thời kì này so với thời kì trước.

C. mức tăng GDP bình quân đầu người của thời kì này so với thời kì trước.

D. mức tăng GDP hoặc GNI của thời kì này so với thời kì trước.

Câu 2. Một trong những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là

A. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).

B. Chỉ số phát triển con người (HDI).

C. Chỉ số nghèo đa chiều (MPI).

D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).

Câu 3. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 3, 4

Phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Trong tiến trình phát triển của thế giới, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc mang tính phổ biến. Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị huỷ hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc.

Sự tăng trưởng kinh tế không phải lúc nào cũng cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội, có thể tăng trưởng kinh tế nhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế nhưng văn hoá, đạo đức bị suy đồi; tăng trưởng kinh tế làm giãn cách hơn sự phân hoá giàu - nghèo, dẫn tới sự bất ổn trong xã hội. Vì vậy, quá trình phát triển cần có sự điều tiết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trường hay phát triển bền vững đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới.

Câu 3. Một trong những mục tiêu mà nhân loại đang quan tâm, hướng đến và ưu tiên phát triển hiện nay là

A. phát triển bền vững.

B. giao lưu quốc tế.

C. thúc đẩy phân hoá giàu - nghèo.

D. gia tăng dân số.

Câu 4. Để phát triển bền vững, bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế thì các quốc gia cần phải đảm bảo yếu tố nào sau đây?

A. Đẩy mạnh chiến tranh.

B. Xúc tiến thương mại.

C. Tăng cường đối ngoại.

D. Bảo vệ môi trường.

Câu 5. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp quốc gia:

A. Giảm thiểu cạnh tranh.

B. Mở rộng thị trường và thu hút đầu tư.

C. Giữ nguyên thuế xuất khẩu.

D. Tăng cường bảo hộ ngành công nghiệp nội địa.

Câu 6. Chính sách nào sau đây không nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế?

  1. Đẩy mạnh toàn diện thể chế, cải cách hành chính.

  2. Hạn chế điều kiện cho địa phương tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

  3. Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.

  4. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.

Câu 7. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới thể hiện Việt Nam tham gia cấp độ hội nhập nào dưới đây?

A. Hội nhập song phương.

B. Hội nhập khu vực.

C. Hội nhập toàn cầu.

D. Hội nhập đa phương.

Câu 8. Bảo hiểm có bao nhiêu loại hình?

A. Một loại hình

B. Hai loại hình

C. Ba loại hình

D. Bốn loại hình

Câu 9. Người lao động được hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp nào?

  1. Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

  2. Đang hưởng lương hưu.

  3. Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

  4. Cả A, B và C đều đúng

Câu 10. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Bà V làm nghề buôn bán nhỏ, bỏ ra một khoản tiền trích từ thu nhập để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với mục đích có được khoản lương hưu, không phải phụ thuộc vào con cháu, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Loại hình bảo hiểm mà bà V tham gia do chủ thể nào cung cấp?

A. Nhà nước.

B. Doanh nghiệp.

C. Tổ chức phi chính phủ.

D. Ngân hàng.

Câu 11. Mục tiêu chính của an sinh xã hội là gì?

A. Tăng cường phát triển kinh tế.

B. Đảm bảo sự an toàn và phúc lợi cho mọi công dân.

C. Nâng cao chất lượng giáo dục.

D. Bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Câu 12. Chính sách trợ cấp thất nghiệp có tác dụng gì?

A. Đảm bảo người lao động không phải đi làm.

B. Hỗ trợ tài chính tạm thời cho người lao động bị mất việc.

C. Tăng thu nhập cho người lao động.

D. Giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.

Câu 13. Tại sao chính phủ cần có các chương trình an sinh xã hội?

A. Để tăng ngân sách quốc gia.

B. Để bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

C. Để giảm bớt sự phát triển kinh tế.

D. Để tăng cường kiểm soát dân số.

Câu 14. Phần nào của kế hoạch kinh doanh mô tả về tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp?

A. Phân tích thị trường.

B. Giới thiệu doanh nghiệp.

C. Chiến lược tiếp thị.

D. Kế hoạch tài chính.

Câu 15. Yếu tố nào sau đây KHÔNG phải là một phần của kế hoạch tiếp thị?

A. Xác định thị trường mục tiêu.

B. Chiến lược giá cả.

C. Kế hoạch tuyển dụng nhân sự.

D. Chiến lược quảng cáo.

Câu 16. Kế hoạch hành động trong kế hoạch kinh doanh là gì?

A. Chi tiết về các bước thực hiện cụ thể để đạt được mục tiêu kinh doanh.

B. Mô tả về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

C. Dự báo tài chính và dòng tiền.

D. Phân tích các xu hướng thị trường.

Câu 17. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không bao gồm các hình thức nào dưới đây?

A. Trách nhiệm tự chủ.

B. Trách nhiệm kinh tế.

C. Trách nhiệm đạo đức.

D. Trách nhiệm nhân văn.

Câu 18. Doanh nghiệp không có trách nhiệm xã hội khi

A. đóng góp vào các hoạt động từ thiện.

B. tăng cường bảo vệ môi trường sản xuất.

C. tuân thủ các quy định về an toàn lao động.

D. chỉ tập trung vào lợi nhuận mà bỏ qua các yếu tố đạo đức.

Câu 19. Trách nhiệm xã hội pháp lí được biểu hiện như thế nào qua hoạt động của công ty X trong trường hợp dưới đây?

Trường hợp. Hoạt động sản xuất xi măng luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm không khí, tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường tự nhiên. Vì vậy, công ty sản xuất xi măng X luôn xác định phát triển kinh doanh phải gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người lao động và cư dân địa phương. Công ty đã áp dụng nhiều sáng kiến, đầu tư hàng chục tỉ đồng để lắp đặt hệ thống lọc bụi, đảm bảo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

A. Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.

B. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

C. Không quảng cáo cường điệu, sai sự thật về sản phẩm.

D. Không đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ cạnh tranh.

Câu 20. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức thực hiện trách nhiệm pháp lí?

Tình huống. Gia đình ông P đã trang bị đầy đủ thiết bị cho việc đánh bắt thủy sản. Sau khi được cấp phép khai thác thủy sản trên vùng hoạt động ven bờ, anh K (con trai ông P) đã đề xuất dùng thuốc nổ để khai thác thủy sản. Tuy nhiên, ông P không đồng ý vì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường nước nơi đây.

A. Ông P.

B. Anh K.

C. Ông P và anh K.

D. Không có nhân vật nào.

Câu 21. Quản lí thu, chi trong gia đình là việc quản lí các khoản thu nhập, chi tiêu nhằm

A. đáp ứng toàn bộ những nhu cầu vật chất của các thành viên trong gia đình.

B. chi tiêu thỏa thích cho những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên.

C. đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên và phù hợp với thu nhập.

D. tiết kiệm tối đa, cắt giảm toàn bộ những chi tiêu cho hoạt động vui chơi, giải trí.

Câu 22. Sự cần thiết phải tiết kiệm và đầu tư khi quản lí thu chi trong gia đình thể hiện ở việc

A. quản lí và phân bổ thu nhập gia đình.

B. chủ động thực hiện kế hoạch tài chính.

C. tối ưu hoá sử dụng thu nhập của gia đình.

D. tăng quỹ tiền mặt cho hoạt động mua sắm.

Câu 23. Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu không hợp lí?

A. Bạn T luôn xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

B. Anh K chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

C. Chị X luôn chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.

D. Trước khi đi mua sắm, bạn M thường liệt kê đồ cần mua.

Câu 24. Vợ chồng anh K đều 35 tuổi, họ có hai người con là T lên 5 tuổi và Q lên 8 tuổi. Thu nhập của gia đình vợ chồng anh K là 25.000.000 đồng/tháng. Gia đình anh K vẫn đang phải thuê trọ hàng tháng. Để quản lí thu, chi trong gia đình, vợ chồng anh K đã lập kế hoạch thu, chi.

Nội dung nào dưới đây không nên có trong bản kế hoạch của vợ chồng anh K?

A. Ưu tiên cho các kì nghỉ của gia đình trước khoản tiết kiệm.

B. Lập ngân sách với khoản tiết kiệm dành cho việc mua nhà.

C. Lập ngân sách cho các chi phí học tập của hai người con.

D. Cân đối khoản chi cho bảo hiểm của các thành viên.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Đọc thông tin và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý A, B, C, D ở câu sau:

Thông tin. Tính chung thời kì thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 -2020), tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỉ USD năm 2010 lên 268,4 tỉ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020. Tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh, từ 14,2% năm 2010 xuống còn 7% năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015) và giảm từ 9,2% năm 2016 xuống còn 4,8% vào năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều). Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiếu số được tăng cường. Thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

(Theo Báo cáo Tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 của Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII)

A. Có 2 chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế được đề cập đến trong đoạn thông tin trên.

B. Đoạn thông tin trên cho thấy: tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước; tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

C. Trong giai đoạn 2010 - 2020, tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người đều sụt giảm.

D. Kết quả đạt được trong thời kì thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 -2020), cho thấy: công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng và nhà nước Việt Nam còn chậm và chưa đạt được hiệu quả.

Câu 2. Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

Thông tin: Bảo hiểm sức khỏe cá nhân bao gồm các dịch vụ y tế cơ bản như khám bệnh, chữa bệnh và phẫu thuật, cũng như bảo vệ chi phí điều trị nội trú và ngoại trú.

Yêu cầu: Chọn đúng hoặc sai trong mỗi câu hỏi sau:

a. Bảo hiểm sức khỏe cá nhân không bao gồm bảo vệ chi phí điều trị ngoại trú.

b. Bảo hiểm sức khỏe cá nhân cũng bao gồm bảo vệ chi phí mua thuốc chữa bệnh.

c. Bảo hiểm sức khỏe cá nhân chỉ áp dụng cho các bệnh lý nghiêm trọng.

d. Bảo hiểm sức khỏe cá nhân không liên quan đến việc bảo vệ chi phí khám bệnh định kỳ.

Câu 3. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý A, B, C, D ở câu sau:

Trường hợp. Ông M chuyên kinh doanh thiết bị điện tử gia dụng, có cửa hàng đặt tại huyện T là khu vực có tỉ lệ tội phạm cao. Nhận thấy nhu cầu về camera an ninh cho các hộ gia đình ngày càng lớn, trong khi trên địa bàn huyện T chưa có cơ sở nào kinh doanh mặt hàng này. Do đó, ông M lập kế hoạch kinh doanh thêm mặt hàng camera an ninh.

Ông M đã tuyển dụng được một nhân viên kĩ thuật có trình độ và tay nghề cao và tìm được đơn vị cung ứng sản phẩm chất lượng tốt; giá thành sản phẩm hợp lí. Tuy nhiên, do nguồn vốn ít, nhập hàng với số lượng nhỏ, nên ông chưa được hưởng chính sách ưu đãi về giá bán từ phía đơn vị cung ứng.

A. Nhân viên kĩ thuật có trình độ và sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lí là điểm mạnh có tính đột phá của cửa hàng do ông M quản lí.

B. Cửa hàng của ông M nằm trong khu vực có tỉ lệ tội phạm cao là một rủi ro dành cho hoạt động kinh doanh.

C. Thách thức của doanh nghiệp M là không tìm được nguồn hàng có chất lượng tốt.

D. Ông M đã có sự tìm hiểu, khảo sát thị trường, nhu cầu của khách hàng trước khi đưa ra kế hoạch kinh doanh.

Câu 4. Đọc trường hợp sau:

Gia đình anh K có 5 thành viên, tổng thu nhập hàng tháng là 30 triệu đồng. Gia đình quyết định chi 50% cho chi tiêu thiết yếu và 50% cho các khoản khác.

A. Gia đình anh K không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng.

B. Việc chi tiêu như vậy có thể dẫn đến thiếu hụt trong tương lai.

C. Mọi khoản chi đều cần được lập kế hoạch.

D. Gia đình anh K có sự phân chia hợp lý cho các khoản chi.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm

  1. D

2-A

3-A

4-D

5-B

6-B

7-C

8-D

9-D

10-A

11-B

12-B

13-B

14-B

15-C

16-A

17-A

18-D

19-A

20-A

21-C

22-B

23-C

24-A

Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

- Thi sinh chi lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

Nội dung A

Nội dung B

Nội dung C

Nội dung D

Câu 1

Đúng

Đúng

Sai

Sai

Câu 2

Sai

Đúng

Sai

Đúng

Câu 3

Đúng

Đúng

Sai

Đúng

Câu 4

Sai

Đúng

Đúng

Sai

1 80 26/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: