TOP 10 đề thi Học kì 1 KTPL 12 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 1 KTPL 12 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Kinh tế pháp luật 12 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 200 26/11/2024


Bộ đề thi Học kì 1 KTPL 12 (Cánh diều) có đáp án

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Một trong những vai trò của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là

A. kích thích, điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

B. điều tiết quy mô sản xuất giữa các ngành trong nền kinh tế.

C. cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

D. kiểm soát, bình ổn hàng hoá, dịch vụ.

Câu 2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh

A. mức tăng chỉ số HDI của thời kì này so với thời kì trước.

B. mức tăng GNI bình quân đầu người của thời kì này so với thời kì trước.

C. mức tăng GDP bình quân đầu người của thời kì này so với thời kì trước.

D. mức tăng GDP hoặc GNI của thời kì này so với thời kì trước.

Câu 3. Đối với nước ta, một trong những điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu về kinh tế mà Đảng và Nhà nước phải nỗ lực không ngừng là

A. phát triển văn hoá.

B. điều chỉnh chính sách dân số.

C. đầu tư cho an ninh, quốc phòng.

D. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đọc thông tin và trả lời Câu hỏi 4

Phát triển vì con người là mô hình được Đảng và Nhà nước lựa chọn trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo đó, yêu cầu đặt ra là tăng trưởng và phát triển kinh tế hiệu quả phải gắn với việc phát triển con người. Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế tuy đã có tác động tích cực đến phát triển con người, nhưng hiệu ứng tác động tích cực đang có xu hướng giảm dần. Do đó, định hướng và những giải pháp cần thiết để hướng thành quả tăng trưởng kinh tế vào phát triển con người một cách hiệu quả nhất là cần thiết hiện nay để nhằm mục tiêu hướng đến các giá trị phát triển con người.

(Theo: Tạp chí Cộng sản, “Tác động của phát triển kinh tế đến phát triển con người ở Việt Nam:

Vấn đề và giải pháp”, ngày 29/8/2019)

Câu 4. Để tạo điều kiện cho mọi người đều có việc làm và thu nhập ổn định, có cuộc sống ấm no, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ..., Nhà nước kiên trì theo đuổi mục tiêu

A. đa phương hoá trong quan hệ quốc tế.

B. đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ.

C. ưu tiên, đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo.

D. tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Câu 5. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia phải dựa trên cơ sở

A. lợi ích cá nhân và áp đặt rào cản thương mại.

B. lợi ích cá nhân và tuân thủ các nguyên tắc riêng.

C. cùng có lợi và tuân thủ các quy định riêng.

D. cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung.

Câu 6. Để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các quốc gia phải cam kết thực hiện điều gì?

A. Từ chối giải quyết tranh chấp đầu tư.

B. Từ chối giải quyết trên lĩnh vực mới.

C. Tuân thủ toàn bộ các quy định toàn diện của CPTPP.

D. Tuân thủ toàn bộ các thoả ước cá nhân của mỗi bên.

Đọc thông tin và trả lời Câu hỏi 7

Năm 2023 đã chứng kiến nhiều cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ngoài việc thực hiện 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam còn kí kết FTA song phương với Israel (VIFTA) và hoàn tất đàm phán với UAE mở ra cánh cửa thị trường Trung Đông, với quy mô GDP khoảng 2 000 tỉ USD.

(Theo: Báo Mới, “Dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế năm 2023”, ngày 02/01/2024)

Câu 7. Việc Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế quốc tế với Israel (VIFTA) thể hiện cấp độ nào của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Cấp độ song phương.

B. Cấp độ đa phương.

C. Cấp độ khu vực.

D. Cấp độ toàn cầu.

Câu 8. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về bảo hiểm xã hội

A. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là người sử dụng lao động.

B. Người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất.

C. Bảo hiểm xã hội gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

D. Bảo hiểm xã hội nhằm mục đích lợi nhuận.

Câu 9. Việc công ty bảo hiểm sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp thể hiện vai trò nào sau đây của bảo hiểm?

A. Góp phần chuyển giao rủi ro.

B. Là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế.

C. Ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước.

D. Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Câu 10. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Vào năm 2015, ông T được tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội với số vốn ban đầu là 20 triệu đồng. Ông đã sử dụng số tiền được vay để mua bò giống. Đến năm 2022, từ hai con bò, đàn bò của gia đình ông đã tăng số lượng lên thành 10 con. Nhờ đó, đời sống của gia đình ông được cải thiện đáng kể.

Thông tin trên đề cập đến nội dung của chính sách an sinh xã hội nào sau đây?

A. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách trợ giúp xã hội.

D. Chính sách về dịch vụ xã hội cơ bản.

Câu 11. Hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động - đó là nội dung của chính sách an sinh xã hội nào dưới đây?

A. Chính sách trợ giúp xã hội. B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản. D. Chính sách việc làm.

Câu 12. Hỗ trợ người lao động nâng cao cơ hội tìm việc làm, tham gia thị trường lao động để có thu nhập, từng bước bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân… - đó là một trong những nội dung của chính sách an sinh xã hội nào sau đây?

A. Chính sách trợ giúp xã hội.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

D. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.

Câu 13. Trong trường hợp sau, gia đình anh A đã được hưởng chính sách an sinh xã hội nào?

Trường hợp. Trước năm 2018, gia đình anh A thuộc diện hộ nghèo. Với sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, anh A đã chịu khó tìm hiểu, vừa làm, vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm để chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Đến nay, gia đình anh A đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.

A. Chính sách trợ giúp xã hội.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

D. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.

Câu 14. Nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh không bao gồm

A. cơ hội kinh doanh.

B. ý tưởng kinh doanh.

C. mục tiêu kinh doanh.

D. chiến lược kinh doanh.

Câu 15. Bước tiếp theo trong quy trình lập kế hoạch kinh doanh sau khi đã xác định được mục tiêu kinh doanh là gì?

A. Xác định chiến lược kinh doanh.

B. Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.

C. Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí.

D. Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh.

Đọc thông tin và trả lời Câu hỏi 16

Nhân viên văn phòng thường có nhu cầu mua đồ ăn trưa cao, nên dịch vụ bán cơm văn phòng online có thể được coi là giải pháp hữu hiệu giúp người kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận. Khi bán cơm văn phòng, hãy chú ý thiết kế thực đơn đa dạng, thay đổi các món ăn mỗi ngày để phục vụ nhu cầu của thực khách. Các món ăn cần được nêm nếm hợp khẩu vị, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, việc in tờ rơi để quảng cáo tại các khu vực văn phòng, quán cà phê hoặc liên kết với các ứng dụng đặt đồ ăn sẽ giúp gia tăng số lượng khách hàng.

Câu 16. Ý tưởng kinh doanh cơm văn phòng online được xác định dựa trên yếu tố nào?

A. Sự đam mê của người kinh doanh.

B. Sự hiểu biết của người kinh doanh về sản phẩm.

C. Khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng,...).

D. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

Câu 17. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng góp cho việc thực hiện các mục tiêu xã hội và

A. các mục tiêu tài chính cá nhân.

B. sự phát triển nhanh chóng của quốc gia.

C. sự phát triển bền vững của cá nhân.

D. sự phát triển bền vững của đất nước.

Câu 18. Doanh nghiệp giữ chi phí ở mức tối thiểu, tối đa hoá doanh thu là thực hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào sau đây của doanh nghiệp?

A. Trách nhiệm pháp lí.

B. Trách nhiệm kinh tế.

C. Trách nhiệm đạo đức.

D. Trách nhiệm từ thiện, tình nguyện.

Câu 19. Trước những biểu hiện thiếu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp, mỗi công dân cần

A. khuyến khích, cổ vũ.

B. thờ ơ, vô cảm.

C. học tập, noi gương.

D. lên án, phê phán.

Câu 20. Một doanh nghiệp sản xuất giày dép quyết định giảm chi phí bằng cách cắt giảm lương của công nhân và giảm chất lượng nguyên liệu để tăng lợi nhuận. Hành động này của doanh nghiệp vi phạm trách nhiệm xã hội ở khía cạnh nào?

A. Trách nhiệm pháp lý

B. Trách nhiệm kinh tế

C. Trách nhiệm đạo đức

D. Trách nhiệm từ thiện, tình nguyện

Câu 21. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói đến ý nghĩa của việc quản lí thu, chi trong gia đình?

A. Kiểm soát được các nguồn thu, chi trong gia đình.

B. Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình.

C. Nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình.

D. Tạo ra những áp lực tài chính và các khoản nợ.

Câu 22. Trong các khoản chi sau, đâu là khoản chi không thiết yếu?

A. Mua sắm trang sức, phụ kiện đắt đỏ.

B. Mua nhu yếu phẩm và thanh toán tiền học phí.

C. Chi trả tiền thuốc men, chăm sóc sức khoẻ.

D. Chi phí nhà ở, tiền điện, nước, tiền xăng.

Câu 23. Đối với kế hoạch thu, chi, mỗi gia đình cần quan tâm đến nội dung nào sau đây khi thống nhất tỉ lệ phân chia khoản thu, chi?

A. Phân bổ số tiền cụ thể cho từng khoản chi.

B. Tuyệt đối không điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

C. Không cần thảo luận, thống nhất trong gia đình.

D. Phân bổ đồng đều cho chị thiết yếu và không thiết yếu.

Đọc thông tin và trả lời Câu hỏi

Gia đình bà H có nguồn thu nhập là 30 triệu đồng/tháng. Gia đình bà đã xây dựng kế hoạch thu, chi trong gia đình. Trong đó, gia đình bà phân chia khoản chi bao gồm: chi thiết yếu, chi không thiết yếu, tiết kiệm lần lượt theo tỉ lệ 50/20/30. Tuy nhiên, khi thực hiện kế hoạch, gia đình bà H đã đi liên hoan với bạn bè vượt mức đề ra 7 % của khoản chi không thiết yếu.

Câu 24. Gia đình bà H dự kiến tiết kiệm số tiền là bao nhiêu?

A. 10 triệu.

B. 6 triệu.

C. 9 triệu.

D. 12 triệu.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Xem biểu đồ và thực hiện yêu cầu:

TOP 10 đề thi Học kì 1 KTPL 12 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

Yêu cầu: Chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d

  1. Từ 2020 - 2022, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có xu hướng giảm. Tính chung trong cả giai đoạn, GPD của Việt Nam đã giảm: 5.15% (từ mức 8,02 % - năm 2020 xuống mức 2,87 - năm 2022).

  2. Năm 2020 - 2021: tốc độ tăng trưởng GDP giảm 0.31%

  3. Năm 2021 - 2022: tốc độ tăng trưởng GDP tăng 5,46%

  4. Từ 2020 - 2022, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có xu hướng tăng. Tính chung trong cả giai đoạn, GPD của Việt Nam đã tăng: 5.15% (từ mức 2,87% - năm 2020 lên mức 8,02 - năm 2022)

Câu 2. Đọc đoạn thông tin sau:

Hà Nội là nơi có nhiều danh thắng nổi tiếng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Với mong muốn tham gia hỗ trợ các hoạt động kinh tế, vào những dịp cuối tuần, B lại đến những địa điểm du lịch để làm hướng dẫn viên tình nguyện cho du khách trong và ngoài nước. Nhờ vậy, B có thêm nhiều người bạn mới và khả năng giao tiếp ngoại ngữ của B cũng được cải thiện đáng kể. B cũng tích cực tìm hiểu về nền kinh tế và sự đa dạng văn hoá của các nước trên thế giới để có thể chủ động trong giao tiếp và kết bạn với nhiều người hơn, mở ra những cơ hội mới trong tương lai.

a. Việc làm của B thể hiện trách nhiệm của công dân trong hội nhập kinh tế quốc tế.

b. Dịch vụ du lịch tại Hà Nội góp phần làm hài lòng du khách tham quan, không có vai trò trong hội nhập kinh tế quốc tế.

c. Trong quá trình tiếp xúc với du khách nước ngoài, B nên tranh thủ học tất cả các yếu tố khác nhau của các nước.

d. Việc B làm hướng dẫn viên tình nguyện cho du khách trong và ngoài nước là việc làm không phù hợp.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin sau:

Mục tiêu kinh doanh là kết quả cần đạt được khi triển khai ý tưởng kinh doanh. Xác định mục tiêu kinh doanh cũng chính là việc bạn sẽ phải trả lời những Câu hỏi sau: 1. Bạn sẽ đạt được điều gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? 2. Công cụ đo lường kết quả kinh doanh đó là gì (doanh thu, lợi nhuận ròng hay thị phần,...)? 3. Sau bao lâu thì có thể đo lường kết quả đó (1 năm, 2 năm hay 5 năm)? Bạn cũng có thể chia nhỏ mục tiêu chung thành các mục tiêu си thể và đo lường được. Nên nhớ, các mục tiêu cần tuân theo nguyên tắc SMART, trong đó S là Specific (cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (có thể đạt được), R là Realistic (thực tế) và T là Timely (thời hạn). Việc xác định đúng mục tiêu sẽ là điều kiện thuận lợi để bạn triển khai các bước tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh của mình.

a. Mục tiêu kinh doanh phản ánh ước mơ, khát khao, nhu cầu cá nhân của người kinh doanh.

b. Mục tiêu kinh doanh của mọi doanh nghiệp là gia tăng lợi nhuận.

c. Khi xác định mục tiêu kinh doanh, cần đảm bảo các mục tiêu rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi.

d. Mục tiêu là tiền đề quan trọng cho các bước tiếp theo trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin sau:

Đầu năm, vợ chồng anh H đặt mục tiêu tiết kiệm để mua xe máy. Kế hoạch diễn ra thuận lợi trong suốt 6 tháng đầu. Tuy nhiên, hai tháng sau đó anh H bị mất việc, thu nhập gia đình bị giảm sút, kinh tế gia đình eo hẹp, nhưng vợ anh quyết tâm thực hiện mục tiêu tiết kiệm đã đặt ra bằng cách cắt giảm một số khoản chi thiết yếu trong gia đình.

a. Chi thiết yếu là những khoản chi bắt buộc phải chi tiêu hằng tháng phục vụ các nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành,... bảo đảm nhu cầu vật chất của các thành viên trong gia đình.

b. Khi anh H bị mất việc, vợ anh cần điều chỉnh ngay kế hoạch chi tiêu sao cho phù hợp.

c. Để đạt được mục tiêu tiết kiệm trong tình huống trên, việc cắt giảm một số thanh khoản chi thiết yếu là cần thiết.

d. Vợ chồng anh H cần kiểm soát kế hoạch của mình bằng cách mượn tiền bạn bè để mua xe máy, từ từ tiết kiệm trả lại cho bạn sau.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Mỗi Câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm

  1. C

2-D

3-D

4-D

5-D

6-C

7-A

8-C

9-B

10-A

11-B

12-D

13-D

14-B

15-A

16-D

17-D

18-B

19-D

20-C

21-B

22-A

23-D

24-C

Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai

Điểm tối đa của 01 Câu hỏi là 1 điểm.

- Thi sinh chi lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 Câu hỏi được 0,1 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 Câu hỏi được 0,25 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 Câu hỏi được 0,50 điểm.

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 Câu hỏi được 1 điểm.

Nội dung A

Nội dung B

Nội dung C

Nội dung D

Câu 1

Sai

Sai

Sai

Đúng

Câu 2

Đúng

Sai

Sai

Sai

Câu 3

Đúng

Sai

Đúng

Sai

Câu 4

Đúng

Đúng

Sai

Sai

1 200 26/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: