TOP 10 đề thi Học kì 1 Địa lí 12 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 1 Địa lí 12 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Địa lí 12 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 94 20/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 1 Địa lí 12 (Chân trời sáng tạo) có đáp án

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Trong nội bộ từng ngành công nghiệp, xu thế chuyển dịch hiện nay ở nước ta là

A. tăng tỉ trọng các sản phẩm được sản xuất bởi sức người, truyền thống.

B. tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và có sức cạnh tranh.

C. giảm tỉ trọng sử dụng các sản phẩm chất lượng thấp và sản phẩm ngoại.

D. giảm tỉ trọng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm xanh.

Câu 2. Vị trí địa lí của nước ta

A. nằm hoàn toàn ở khu vực ngoại chí tuyến.

B. gần trung tâm của khu vực Tây Nam Á.

C. rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương.

D. giáp với Biển Đông và Đại Bình Dương.

Câu 3. Tài nguyên không thể thay thế của ngành trồng trọt là

A. đất đai.

B. khí hậu.

C. nước.

D. địa hình.

Câu 4. Nghề nuôi cá tra và cá basa phát triển nhất ở tỉnh nào sau đây?

A. Bến Tre.

B. Kiên Giang.

C. Long An.

D. An Giang.

Câu 5. Chăn nuôi lợn, gia cầm tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây của nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

Câu 6. Nhà nước chú trọng đánh bắt xa bờ không phải vì

A. nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt.

B. có nhiều phương tiện đánh bắt hiện đại.

C. ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

D. nâng cao hiệu quả đời sống cho ngư dân.

Câu 7. Cảnh quan đặc trưng của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là đới rừng

A. cận xích đạo gió mùa.

B. nhiệt đới gió mùa.

C. cận nhiệt đới gió mùa.

D. ôn đới gió mùa.

Câu 8. Vùng nông nghiệp nào sau đây có nhiều đất phèn, đất mặn?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 9. Mật độ sông ngòi ở nước ta dày đặc với nguồn nước dồi dào không mang lại thuận lợi nào sau đây?

A. Giao thông đường thuỷ phát triển.

B. Trữ năng thuỷ điện dồi dào.

C. Cung cấp nước cho sản xuất.

D. Xây dựng được nhiều cầu cống.

Câu 10. Cây công nghiệp phát triển mạnh ở nước ta trong những năm qua chủ yếu là do

A. mở rộng thị trường, công nghiệp chế biến phát triển.

B. diện tích đất rộng lớn và nguồn lao động chất lượng.

C. nguồn vốn đầu tư lớn, khí hậu thuận lợi, ít thiên tai.

D. mạng lưới sông ngòi dày đặc, đất rộng và nhiều vốn.

Câu 11. Theo cách phân loại hiện hành, nhóm công nghiệp chế biến và chế tạo của nước ta có

A. 1 ngành.

B. 4 ngành.

C. 5 ngành.

D. 24 ngành.

Câu 12. Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là

A. xây dựng khu công nghiệp và khu chế xuất.

B. phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước.

C. tăng cường cho hợp tác quốc tế về lao động.

D. đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Câu 13. Vấn đề cấp bách đặt ra trong phát triển ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay là

A. lấn chiếm đất sản xuất nông nghiệp.

B. mai một nhiều ngành truyền thống.

C. gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

D. giảm tình trạng chênh lệch giàu nghèo.

Câu 14. Nước ta phân thành các đô thị trực thuộc Trung ương và các đô thị trực thuộc tỉnh là dựa vào phương diện nào sau đây?

A. Tỉ lệ phi nông nghiệp.

B. Phương diện quản lí.

C. Mật độ dân số đô thị.

D. Chức năng từ đô thị

Câu 15. Gia tăng dân số nhanh ở nước ta đã tạo nên sức ép chủ yếu nào sau đây?

A. Khó khăn cho giải quyết việc làm, chậm nâng cao thu nhập.

B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội, cạn kiệt tài nguyên.

C. Suy giảm tài nguyên thiên nhiên, trình độ lao động rất thấp.

D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, đô thị hoá diễn ra tự phát.

Câu 16. Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống phân bố tương đối rộng chủ yếu do

A. trình độ lao động tăng, mức sống dân cư nâng cao.

B. nguyên liệu nhập phong phú, nguồn vốn đa dạng.

C. lao động rất dồi dào, nguồn nguyên liệu đa dạng.

D. nguyên liệu tại chỗ phong phú, thị trường rộng lớn.

Câu 17. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực ở nước ta không phải là

A. tài nguyên đất đa dạng, phong phú.

B. chính sách phát triển, vốn đầu tư.

C. tài nguyên nước dồi dào, rộng khắp.

D. khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ.

Câu 18. Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu và khí ở nước ta phân bố chủ yếu ở

A. miền nam.

B. miền bắc.

C. miền trung.

D. khắp nơi.

Câu 19. Khí tự nhiên ở nước ta được dùng làm nguyên liệu chủ yếu cho

A. sản xuất giấy.

B. luyện kim màu.

C. luyện kim đen.

D. sản xuất phân đạm.

Câu 20. Khu công nghiệp ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có ranh giới địa lí xác định rõ ràng.

B. Tập trung khá nhiều cơ sở sản xuất.

C. Có cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

D. Phân bố gần với nguồn nguyên liệu.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Nông nghiệp Việt Nam trong xu hướng phát triển mới được tạo nên bởi ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời là nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó, nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 56)

a) Ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời trong xu hướng phát triển mới của nông nghiệp Việt Nam là nông dân, nông sản và nông thôn.

b) Nông nghiệp gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

c) Nông dân là lực lượng sản xuất gián tiếp tạo ra sản phẩm nông nghiệp.

d) Một trong những tiêu chí trong xu hướng phá triển mới của nông nghiệp là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Vùng này có khí hậu nhiệt đới xavan, chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Do ảnh hưởng của độ cao, khí hậu ở vùng có sự biến động từ mát mẻ đến nóng và khô. Không chỉ vậy, vùng đất này có thổ nhưỡng đất đỏ bazan phù hợp với các cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, điều và cao su, và có trữ lượng khoáng sản bô xít lớn và là khu vực còn nhiều rừng với thảm sinh vật đa dạng.”

(Nguồn: dẫn theo “Các đặc điểm của 7 vùng sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam”- Trang https://luatduonggia.vn/, 01/09/2024)

a) Đoạn thông tin nhắc đến vùng sinh thái nông nghiệp Tây Nguyên.

b) Vùng có khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm.

c) Vùng có hai mùa chính là mùa hạ và mùa đông.

d) Vùng có khí hậu biến động từ đông sang tây.

Câu 3. Quan sát biểu đồ và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành ở nước ta năm 2010 và năm 2021

(Đơn vị: %)

Năm

Ngành công nghiệp

2010

2021

Khai khoáng

10,2

3,0

Chế biến, chế tạo

86,2

93,0

Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

3,0

3,3

Cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải

0,6

0,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, năm 2022)

a) Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.

b) Tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp khai khoáng giảm mạnh theo hướng phát triển bền vững.

c) Tỉ trọng của nhóm ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng mạnh nhất.

d) Cơ cấu công nghiệp phân theo ngành đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá và phát triển các ngành công nghiệp truyền thống.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Trung tâm công nghiệp thường nằm gần hoặc trong phạm vi của các đô thị, thị trấn hoặc thành phố lớn. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và vận chuyển hàng hóa và lao động. Sự gắn liền với đô thị thường đi kèm với hệ thống giao thông phát triển, bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng và sân bay, để thuận tiện cho vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Trung tâm công nghiệp thường có cơ sở hạ tầng công nghiệp hoàn chỉnh, như: nhà máy, nhà xưởng, kho bãi, hệ thống năng lượng, cấp nước, để hỗ trợ các hoạt động sản xuất. Tóm lại, trung tâm công nghiệp là một phần quan trọng của khu vực đô thị, với sự tập trung vào hoạt động công nghiệp và sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng lân cận và địa phương.”

(Nguồn: dẫn theo “Đặc điểm cơ bản của trung tâm công nghiệp là?”- Trang https://luatminhkhue.vn/, 01/09/2024)

a) Trung tâm công nghiệp thường có cơ sở hạ tầng công nghiệp kém phát triển hơn các loại hình công nghiệp khác.

b) Trung tâm công nghiệp là hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế vùng và địa phương.

c) Trung tâm công nghiệp có hệ thống giao thông phát triển thuận lợi để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.

d) Trung tâm công nghiệp thường nằm xa hoặc trong phạm vi của các đô thị, thị trấn hoặc thành phố lớn.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2.

Câu 1. Biết ở nước ta năm 2021, GDP đạt 8 487,5 nghìn tỉ đồng, tổng số dân nước ta là 98,5 triệu người. Tính GDP bình quân trên đầu người của nước ta năm 2021 (đơn vị tính: nghìn đồng/người, làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Câu 2. Năm 2021, tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta là 8,8 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác thuỷ sản là 3,9 triệu tấn. Tính tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của nước ta năm 2021. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %)

Câu 3. Cho bảng số liệu:

Sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất điện tử, máy vi tính nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

(Đơn vị: triệu cái)

Năm

Sản phẩm

2010

2015

2021

Điện thoại di động

37,5

235,6

183,3

Ti vi lắp ráp

2,8

5,5

20,6

Tủ lạnh, tủ đông dùng trong gia đình

1,5

1,6

2,7

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2016, 2022)

Tính tốc độ tăng trưởng của điện thoại di động ở nước ta năm 2021 (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

Câu 4. Cho bảng số liệu:

Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

Năm

Sản xuất

2010

2015

2020

2021

Thủy sản ướp đông (nghìn tấn)

1278,3

1666,0

2194,1

2070,4

Sữa tươi (triệu lít)

520,6

1027,9

1296,8

1288,2

Gạo xay sát (nghìn tấn)

33473,0

40770,0

43530,1

39542,8

Cà phê bột và hòa tan (nghìn tấn)

68,1

87,6

134,5

141,4

Chè chế biến (nghìn tấn)

211,0

167,8

154,2

135,0

Nước tinh khiết (triệu lít)

1342,9

2390,1

2606,2

2729,0

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, 2022)

Trong giai đoạn 2010 – 2021, sản phẩm công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống nào ở nước ta có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất?

ĐÁP ÁN

PHẦN I.

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

A

D

C

B

B

A

D

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

D

C

B

B

D

B

A

D

D

PHẦN II.

(Mỗi lựa chọn đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Nội dung a

Nội dung b

Nội dung c

Nội dung d

Câu 1

S

Đ

S

Đ

Câu 2

Đ

Đ

S

S

Câu 3

Đ

Đ

S

S

Câu 4

S

Đ

Đ

S

PHẦN III.

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu 1. 8617nghìn đồng/người.

Câu 2. 56%.

Câu 3. 488,8%.

Câu 4. Sữa tươi.

==========================

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề 2)

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta là

A. tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp.

B. tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước.

C. phát triển các vùng chuyên canh.

D. một số hoạt động dịch vụ mới ra đời.

Câu 2. Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về độ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là

A. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

B. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Lào.

C. Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc.

D. Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia.

Câu 3. Nguồn cung cấp thịt chủ yếu trên thị trường nước ta hiện nay là từ

A. chăn nuôi lợn.

B. chăn nuôi gia cầm.

C. chăn nuôi trâu.

D. chăn nuôi bò.

Câu 4. Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở miền Trung là

A. sông ngòi dày đặc.

B. hệ thống đầm phá.

C. kênh rạch chằng chịt.

D. nhiều ao, hồ rất lớn

Câu 5. Các cây công nghiệp lâu năm được trồng ở nước ta hiện nay là

A. hồ tiêu, hồi, dâu tằm.

B. chè, hồ tiêu, cà phê.

C. cao su, điều, thuốc lá.

D. chè, quế, đậu tương.

Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở nước ta ngày càng phát triển do

A. dịch vụ hậu cần nghề cá, mua bán ngư cụ phát triển.

B. số lượng cơ sở chế biến thuỷ sản, cảng cá tăng nhanh.

C. phương tiện khai thác, bảo quản ngày càng hiện đại.

D. lao động có kinh nghiệm, trình độ kĩ thuật nâng cao.

Câu 7. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là

A. Đới rừng xích đạo gió mùa.

B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa.

C. Rừng nhiệt đới thường xanh.

D. Đới rừng lá kim và hỗn hợp.

Câu 8. Nước ta không có vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm nào sau đây?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là

A. vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến.

B. vị trí địa lí gần trung tâm của gió mùa mùa đông.

C. hướng các dãy núi có dạng hình cánh cung đón gió.

D. phần lớn diện tích của miễn là địa hình đồi núi thấp.

Câu 10. Năng suất lúa của nước ta tăng trong những năm gần đây chủ yếu do

A. chú trọng công nghiệp chế biến sâu.

B. thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí hơn.

C. áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.

D. nâng cao trình độ người lao động.

Câu 11. Cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta hiện nay

A. tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp khai thác.

B. chỉ tập trung phát triển các ngành mũi nhọn.

C. tăng tỉ trọng ngành sử dụng nhiều lao động.

D. có sự chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá.

Câu 12. Một trong các giải pháp để phát triển dân số ở nước ta là

A. vận động các dân tộc thiểu số giảm mức sinh tối đa.

B. phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số.

C. đẩy nhanh quá trình dịch chuyển sang cơ cấu dân số già.

D. đưa gia tăng dân số tự nhiên về mức dưới 0 %.

Câu 13. Biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp ép nước ta hiện nay là

A. đẩy mạnh khai thác.

B. đổi mới công nghệ.

C. tăng thêm lao động.

D. tìm thị trường mới.

Câu 14. Hai đô thị đặc biệt của nước ta là

A. Hải Phòng, Đà Nẵng.

B. Hà Nội, Hải Phòng.

C. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

D. Hà Nội, Cần Thơ.

Câu 15. Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là

A. nguồn lao động đồi dào.

B. tác phong công nghiệp.

C. trình độ chuyên môn cao.

D. phân bố khá đồng đều.

Câu 16. Nhận định nào sau đây đúng với tình hình phát triển của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta hiện nay?

A. Là ngành còn non trẻ, chiếm tỉ trọng còn thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.

B. Phát triển nhờ lợi thế về nguồn lao động phổ thông dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

C. Phân bố và phát triển mạnh ở những vùng thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

D. Sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng và phát triển các ngành kinh tế ở trong nước.

Câu 17. Một trong những đặc điểm phát triển của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay là

A. chú trọng hình thức chăn nuôi trang trại.

B. đàn trâu có xu hướng tăng liên tục qua các năm.

C. chăn nuôi bò sữa chỉ phát triển ở ven các thành phố lớn.

D. luôn chiếm tỉ trọng trong trị giá sản xuất cao hơn ngành trồng trọt.

Câu 18. Các cơ sở công nghiệp chế biến thuỷ sản nước ta tập trung chủ yếu tại

A. các vùng nguyên liệu.

B. đô thị đông dân cư.

C. đầu mối giao thông lớn.

D. nơi có lao động đông.

Câu 19. Than bùn ở nước ta tập trung nhiều nhất ở

A. TD&MNBB.

B. Bắc Trung Bộ.

C. ĐBSCL.

D. DBSH.

Câu 20. Các vùng nào sau đây ở nước ta tập trung nhiều khu công nghiệp?

A. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Quan sát biểu đồ và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 1990 – 2020

6 Đề thi Học kì 1 Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)

a) Năng suất và sản lượng lúa cả năm đều có xu hướng tăng.

b) Sản lượng lúa cả năm có tốc độ tăng trưởng cao hơn diện tích.

c) Diện tích, sản lượng lúa đều tăng liên tục với tốc độ cao.

d) Năng suất có tốc độ tăng trưởng chậm hơn diện tích.

Câu 2. Đọc bảng số liệu và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Vùng sinh thái này có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhờ có hệ thống sông ngòi dày đặc, đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Không chỉ vật, đồng bằng sông Cửu Long còn được coi là “vựa lúa” của cả nước, vì sản lượng lúa gạo chiếm hơn 50% tổng sản lượng của cả nước. Ngoài ra, vùng này còn có nhiều loại cây trồng khác như cây ăn trái, cây công nghiệp, rau màu, hoa kiểng, cũng như nuôi trồng thủy sản đa dạng và phong phú. Đồng bằng sông Cửu cũng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và duy trì sự cân bằng sinh thái của khu vực Đông Nam Á.”

(Nguồn: dẫn theo “Các đặc điểm của 7 vùng sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam”- Trang https://luatduonggia.vn/, 01/09/2024)

a) Vùng sinh thái có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là cây lúa mì.

b) Vùng sinh thái phát triển nuôi trồng thủy sản đa dạng và phong phú.

c) Vùng sinh thái có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và duy trì sự cân bằng sinh thái của khu vực Đông Nam Á.

d) Vùng sinh thái có nông nghiệp phát triển nhờ khí hậu nhiệt đới xavan, chia làm hai mùa là mùa mưa và mùa khô.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Kinh tế Nhà nước quản lí các ngành công nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng gắn với tài nguyên và an ninh quốc phòng như: công nghiệp khai thác than, dầu thô và khí tự nhiên; sản xuất điện;... Kinh tế ngoài Nhà nước tập trung phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng và lợi thế trong nước như: dệt, may và giày, đép; sản xuất chế biến thực phâm và sản xuất đồ uống;... Kinh tế khu vực có vốn đầu từ nước ngoài chú trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn, đẩy mạnh xuất khẩu như: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính,..”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 64-65)

a) Các nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay là trình độ lao động nâng cao, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

b) Kinh tế ngoài Nhà nước tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng.

c) Trong Kinh tế khu vực có vốn đầu từ nước ngoài tập trung phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, giá trị tăng nhanh, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu.

d) Kinh tế Nhà nước ngày nay không còn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng vẫn đóng vai trò qua trọng.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Những vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp không những mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất nhỏ lẻ từ 1,5 đến 2 lần trở lên mà còn góp phần nâng cao trình độ sản xuất của người dân, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết sản xuất, từ việc tổ chức, chỉ đạo sản xuất; thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch; áp dụng khoa học - kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Thời gian tới, để phát triển vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững, các địa phương cần dựa trên thế mạnh, điều kiện đặc thù, nhu cầu thị hiếu của thị trường để định hướng việc hình thành những vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp phù hợp.”

(Nguồn: dẫn theo “Hiệu quả những vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp”- Trang https://vaas.vn/vi/, 14/03/2022)

a) Vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao trình độ sản xuất và thu hút vốn đầu tư.

b) Vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp phát triển không dựa vào lợi thế của từng địa phương và vùng miền.

c) Vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp ở nước ta kém phát triển.

d) Vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững lâu dài.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2.

Câu 1. Cho bảng số liệu:

GDP của nước ta giai đoạn 2010 – 2020

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

GDP

2010

2015

2018

2020

Nông nghiệp, lâm nghiệp,
thuỷ sản

421 253

489 989

535 022

565 987

Công nghiệp, xây dựng

904 775

1 778 887

2 561 274

2955 806

Dịch vụ

1 113 126

2 190 376

2 955 777

3 365 060

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp
sản phẩm

300 689

470 631

629 411

705 470

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, năm 2022)

GDP của nước ta năm 2020 tăng gấp bao nhiêu lần so với năm 2010? (Làm tròn đến hàng đơn vị)

Câu 2. Cho bảng số liệu:

Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồngccủa vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 – 2021

(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

Tiêu chí

2010

2015

2020

2021

Sản lượng nuôi trồng

1 986,6

2 471,3

3 320,8

3 410,5

Sản lượng khai thác

1 012,5

1 232,1

1 513,4

1 508,1

(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2016, năm 2022)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết trong giai đoạn 2010 – 2021, tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản khai thác bao nhiêu %. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %)

Câu 3. Cho bảng số liệu:

Sản lượng quần áo của công nghiệp dệt, may và giày, dép ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

Năm

Sản phẩm

2010

2015

2020

2021

Quần áo (triệu cái)

2604,5

4320,0

5539,5

5539,5

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, 2022)

Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm quần áo năm 2021 so với năm 2010 tăng bao nhiêu %? (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

Câu 4. Cho bảng số liệu:

Sản lượng khai thác dầu thô và khí tự nhiên ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021

Năm

Tiêu chí

2010

2015

2020

2021

Dầu thô (triệu tấn)

15,0

2015

11,4

10,9

– Khai thác trong nước

14,7

18,7

9,6

9,1

– Khai thác ở nước ngoài

0,3

16,8

1,8

1,8

Khí tự nhiên (tỉ m3)

9,4

1,9

9,1

7,4

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, 2022)

Sản lượng khai thác dầu thô năm 2021 gấp mấy lần sản lượng khai thác khí tự nhiên năm 2021 ở nước ta? (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

ĐÁP ÁN

PHẦN I.

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

D

A

B

B

C

B

A

C

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

B

B

C

A

C

A

A

C

A

PHẦN II.

(Mỗi lựa chọn đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Nội dung a

Nội dung b

Nội dung c

Nội dung d

Câu 1

Đ

Đ

S

S

Câu 2

S

Đ

Đ

S

Câu 3

S

S

Đ

Đ

Câu 4

Đ

S

S

Đ

PHẦN III.

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu 1. 3 lần.

Câu 2. 23%.

Câu 3. 112,7%.

Câu 4. 1,5 lần.

................................

................................

................................

1 94 20/11/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: