TOP 10 đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 9 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 9 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 9 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,037 26/09/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 9 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 9 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học ...

Môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

[…]

Cho gươm mời đến Thúc Lang,

Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run(1).

Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non,

Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?

Sâm, Thương(2) chẳng vẹn chữ tòng,

Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?

Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân.

Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là.

Vợ chàng quỷ quái, tinh ma,

Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau!

Kiến bò miệng chén chưa lâu,

Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.”

[…]

Thoạt trông, nàng đã chào thưa:

“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều!

Hoạn Thư hồn lạc, phách xiêu,

Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.

Rằng: “Tôi chút dạ đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Nghĩ cho khi các(3) viết kinh,

Với khi khỏi cửa, dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng, riêng cũng kính yêu,

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!

Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng!”.

Khen cho: “Thật đã nên rằng,

Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.

Tha ra thì cũng may đời,

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

Đã lòng tri quá(4) thời nên”.

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay…

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học, 2018)

Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc). Sau khi chịu bao đau khổ, tủi nhục, đọa đày, Thúy Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng đền ơn trả oán. Đây là đoạn trích tả cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán.

(1) Dẽ run: người run lên như chim dẽ (có khi viết là giẽ hoặc rẽ), vì chim dẽ có cái đuôi luôn phay phảy như run.

(2) Sâm, Thương: sao Sâm và sao Thương, sao này mọc thì sao kia lặn, vì vậy thường dùng để so sánh với tình cảnh chia cách không bao giờ có thể gặp mặt.

(3) Gác Quan Âm ở nhà Hoạn Thư, nơi Hoạn Thư để cho Kiều ra đó viết kinh.

(4) Tri quá: biết lỗi.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm) Trong câu thơ: “Cho gươm mời đến Thúc Lang”, Thúc Lang ở đây là ai?

Câu 3 (1,0 điểm) Câu thơ: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!” gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa?

Câu 4 (1,0 điểm) Qua lời nói và hành động của Kiều với Thúc Sinh, anh/chị thấy Kiều là người như thế nào?

Câu 5 (1,0 điểm) Anh/chị có đồng tình với hành động “tha bổng” Hoạn Thư của Thúy Kiều hay không? Vì sao?

II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung bài đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về lòng biết ơn.

Câu 2 (4,0 điểm) Anh/ chị hãy viết bài văn phân tích bài thơ sau:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ

Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả

Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông

Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng

Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến

Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển

Vẫn trở về lưu luyến bên sông

Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng...

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc

Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc

Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng "miền Nam"

Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng

Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc

Tôi nhớ cả những người không quen biết...

Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây

Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy

Hình ảnh con sông quê mát rượi

Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới

Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông

Tình Bắc Nam chung chảy một dòng

Không gành thác nào ngăn cản được

Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước

Tôi sẽ về sông nước của quê hương

Tôi sẽ về sông nước của tình thương

Tháng 6/1956

(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)

* Bài thơ được sáng tác khi tác giả tập kết ra miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp, Tế Hanh, Lòng miền Nam, NXB Văn nghệ, 1956

..............................................

..............................................

..............................................

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề 2)

Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu

Thoại Khanh - Châu Tuấn là một truyện thơ Nôm khuyết danh nổi tiếng với nhân dân Nam Bọ. Chuyện kể về nàng Thoại Khanh là con gái của quan thừa tướng nước Tống đẹp người, đẹp nết. Mồ côi cha mẹ sớm, nàng gặp chàng thư sinh Châu Tuấn và kết duyên cùng chàng (Gặp gỡ). Gia biến và lưu lạc: Châu Tuấn đi thi đỗ trạng nguyên, do từ chối hôn sự mà bị đi đày 17 năm. Thoại Khanh bị bạn chồng dụ dỗ và đuổi đi. Hai me con dắt nhau đi tìm tìm Châu Tuấn, trải qua nhiều kiếp nạn. Đói khát, nàng cắt thịt mình cho mẹ chồng ăn, lấy mắt mình nộp cho dâm thần để hắn khỏi giết mẹ. Đoàn tụ: Thoại Khanh gặp lại Châu Tuấn, nàng được Phật cho mắt sáng trở lại. Châu Tuấn làm vua 2 nước, đầy đủ hạnh phúc, báo ân báo oán công bằng.

Dưới đây là trích đoạn “Thoại Khanh thay chồng nuôi mẹ”, em hãy đọc kĩ và trả lời câu hỏi:

“Này đoạn Thoại Khanh ở nhà,

Chồng đi ứng cử (1) kể đà bảy năm.

Phận đành cần kiệm khó khăn,

Bữa no bữa đói, thiết thân cơ hàn.

Quần áo rách rưới lang thang,

Làm thuê nuôi mẹ, phần nàng ăn rau

Hai hàng nước mắt thấm bâu(2),

Tóc rối bù đầu, chẳng gỡ chẳng trâm..

Đêm đông gió lạnh căm căm,

Ôm mẹ vào lòng cho ấm mẹ ngơi.

Tóc dài lại đắp phía ngoài,

Giả làm mềm chiếu, chi làm tấm thân.

Nàng rằng muốn xuống âm cung,

Cho tròn đạo chồng, mất thảo mẹ cha.

Biết ai nuôi dưỡng mẹ già,

Hai hàng nước mắt nhỏ sa ròng ròng...”

Tương Tử bạn học cùng chồng

Đi thi chẳng đỗ, uổng công, về nhà.

Cửa hàng phú quý vinh hoa,

Vàng ròng mười nén mua mà chức sang.

Quyền đặng thái thú cao quan(3)

Mua cho chú chàng thái thú tại gia.

Tương Tử xem thấy mặt hoa phải lòng.

Muốn sao cho được một phòng,

Vàng ròng hai nén nói trong với nàng:

“Chồng nàng qua chốn Tề bang,

Thác bảy năm tràng còn chực làm chi?

Ta thì phú quý vinh quy,

Cửa nhà giàu có thiếu chi bạc vàng!

Tội chi rách rưới lang thang

Về ta cấp dưỡng cho an phận nàng.

Trời đã định chữ nhơn duyên,

Ta nay đã có vợ hiền tốt thay.

Qua(4) cưới bậu đặng về rày:

Chia đôi sự nghiệp làm hai cửa nhà”

Thoại Khanh thôi mới nói ra:

“Và người bạn học cũng là đồng song(5)

Sử kinh người đã làu thông(6)

Sao người lại dám ra lòng tà tây?(7)

Dụ tôi làm chuyện chẳng ngay,

Thật là súc vật chẳng hay đạo người.

Của người đem dụ lòng tôi

Tôi thà đói lạnh, của người chẳng ham

Của chàng trả lại cho chàng,

Tôi thà dắt mẹ đi tìm bạn xưa”.

(Trích Kho tàng truyện Nôm khuyết danh, tập 2, Nhiều tác giả,NXB Văn học, 2000)

Chú thích:

(1) ứng cử: ở đây có thể được hiểu là ứng thi, dự thi

(2) thấm bâu: thấm áo

(3) thái thú: chức quan tương đương tri huyện/ ở đây ý nói chức quan mua danh chứ không có thực tài.

4) Qua: ta, tôi/ bậu: nàng (xưng hô thân thiết ở Nam Bộ xưa)

(5) đồng song: cùng học với nhau 1 trường

(6) làu thông: hiểu sâu sắc

(7) tà tây: không chính đáng.

Câu hỏi:

Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0.5 điểm)

Câu 2. Tác giả đã khắc hoạ vẻ đẹp của nàng Thoại Khanh bằng những cách nào? (1 điểm)

Câu 3. Trong văn bản, Trương Tử hiện lên là con người như thế nào? (0.5 điểm)

Câu 4. Thoại Khanh đã làm gì để bảo vệ hạnh phúc gia đình? Từ đó, em hãy nhận xét về cảm hứng nhân đạo của tác phẩm. (1,5 điểm)

Câu 5. Từ câu chuyện của nàng Thoại Khanh, câu chuyện Thuý Kiều bán mình chuộc cha và câu chuyện nàng Vũ Thị Thiết nuôi mẹ chồng khi chồng đi chinh chiến, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam? (0,5 điểm)

Phần II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1: Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, kết hợp với những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lòng tự trọng trong cuộc sống.

Câu 2: Em hãy phân tích văn bản truyện ngắn sau:

BỐ TÔI

Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.

Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.

Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Bà ơi, con mình vừa gửi thư về”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?”. Ông nói:“Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt[...]

Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.

(Theo Bố tôi - Nguyễn Ngọc Thuần, NXB Hội nhà văn, 1992)

Chú thích: Nguyễn Ngọc Thuần (sinh năm 1972- quê: Bình Thuận) là nhà văn đương đại với nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi hay, đạt được nhiều giải thưởng văn chương trong và ngoài nước. Các tác phẩm của ông mang đến một thế giới trong trẻo, tươi mới, ấm áp, đầy chất thơ như: Giăng giăng tơ nhện, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng, …

................................

................................

................................

1 1,037 26/09/2024
Mua tài liệu