TOP 10 đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 12 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 12 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 12 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 896 26/09/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 90k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 12 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học ...

Môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(Lược đoạn đầu: Đậm là người phụ nữ hai mươi chín tuổi. Vì trót bồng bột mà có con rồi phải bỏ nhà ra đi. Đến khi ba mất, má Đậm mới rước con về. Những ngày giáp Tết, cô bán dưa hấu ở chợ thị xã. Bên trái là vạt bông của ông Chín từ miệt Sa Đéc xuống. Chỉ mình Đậm bán dưa một mình, may có Quí, một anh chàng chạy xe lam gần nhà, ít hơn Đậm bốn tuổi, tới giúp. Thấy thế, già Chín cũng cười chéo mắt vui lây…)

(1) Thời gian bị người ta chở kĩu kịt đi. Khiếp, mới đó đã hai mươi chín Tết. Bánh mứt, dưa hành, quần mới, áo mới như nước tràn lên phố. Đây là thời điểm rộn rịp nhất, phơi phới nhất trong năm. Tết này không có ba mươi, hai chín rồi tới mùng một, như người ta bước hụt, thấy thiếu đi một ngày. Những khóm vàng hoa của ông Chín nở sớm từ hai bốn, hai lăm đã ngả màu vàng sậm. Bốn giờ sáng, ông đi qua bên kia đường gánh nước về tưới, than, "Thời tiết năm nay kỳ cục quá". Ông vấn điếu thuốc, phà khói, bảo: "Con biết không, nghề bán bông Tết cũng như bán lồng đèn Trung thu, qua rằm tháng Tám, có cho người ta cũng không thèm lấy. Buôn bán kiểu vậy như con gái có thì, qua rồi, khó lắm...”. Ông nói tới đây, thấy Đậm ngẩng đầu ngó sao muộn, ông thôi không nói nữa. Đậm nhớ con gái quá. Nghe Quí đem đồ về lại đem tin ra bảo, “Bộ đồ bé Lý mặc vừa lắm, nó đòi ra với Đậm, buôn bán như vầy cực quá, chở nó ra tội nghiệp...”. Rồi Quí bảo mớ bông mồng gà Đậm gieo sao mà khéo quá, bông đỏ bông vàng trổ ngay Tết.

(2) Đó là lúc chờ sáng, còn rỗi rãi xẻ dưa mời nhau, chứ ngày hai chín là một ngày tất bật, nói theo dân đá banh là thắng với thua. Người mua xúm xa xúm xít. Mới một buổi đã lử lả. Đậm một mình phải coi trước coi sau. Tưởng dưa hấu đắp đập ngăn sông mà đã vợi đi quá nửa. Nhưng chắc phải đợi cho tới giao thừa. Người ta chờ tới đó sẽ rẻ nữa. Chạy xong mấy chuyến xe buổi sáng, Quí lại giúp. Từ bến xe lam lại đằng chợ chừng một trăm mét. Quí kêu, "Có ai mua nhiều, Đậm hứa đi, tôi chở tới nhà cho". Đậm thấy vui, phần thì bớt lo dưa ế, phần thấy nao nao trong lòng. Cái không khí đẹp thế này, ấm thế này, không vui sao được. Quí hỏi, "Nhà Đậm có gói bánh tét không?". Đậm hỏi lại, "Có, mà chi?". "Tôi cho, má tôi gói nhiều lắm". Quí mặc áo đứt mất tiêu cái nút trên, lồ lộ ra mảng ngực ram ráp nắng. Trong Đậm nhiều khi dậy lên một cái gì rưng rức khó tả, chỉ mong nép đầu vào đó để quên nhọc nhằn, để quên nỗi cô độc lùi lũi trong đời.

(3) Lúc ngẩng lên được đã năm mới mất rồi. Nghe được tiếng trống giao thừa vọng về từ trung tâm thị xã. Ở đó có một lễ hội thật tưng bừng. Ông Chín đốt sáu nén nhang, chia cho Đậm nửa, biểu, "Con cúng giao thừa đi. Cầu an khang, sức khỏe, cầu năm tới giàu hơn năm nay". Mùi nhang thơm xà quần trong gió sực lên mũi Đậm một nỗi nhớ nhà. Dù đây về đấy chưa tới một tiếng đi xe. Ở chợ, người muốn về trước giao thừa thì đã bán thốc tháo để về, những người còn lại cũng cố dọn dẹp làm sao mùng một có mặt ở nhà, pha bình trà cúng tổ tiên. Ông Chín đứng chỉ huy cho con trai ông bưng mươi chậu hoa còn lại lên xe hàng, quyến luyến, "Hồi nãy con tặng bác dưa ăn, giờ bác tặng lại con với cậu nhỏ hai chậu cúc đại đóa này. Năm tới, bác có xuống không biết được ngồi gần con như vầy không. Cha, đây về Sa Đéc chắc phải nhâm nhi dài dài cho đỡ buồn quá".

- Dạ, bác về mạnh giỏi, ăn Tết cho thiệt vui.

Đậm vén tóc, cười, thấy thương ông quá. Ông Chín leo lên xe còn ngoắt Quí lại nói thì thào, "Ê cậu nhỏ, tôi nói cậu nghe, ông bà mình có câu “Ra đường thấy cánh hoa rơi - Hai tay nâng lấy, cũ người mới ta”. Mạnh dạn lên, cậu thương con gái người ta mà cà lơ phất phơ thấy rầu quá. Cháu Đậm, thấy vậy mà như trái dưa, xanh vỏ đỏ lòng". Nói rồi xe vọt đi, mấy người nữa lên xe vỗ vào thùng xe thùm thùm như gửi lại lời chào tạm biệt. Khói xe xoắn ra từng ngọn tròn tròn như con cúi.

(Lược đoạn cuối: Đậm quét dọn chỗ của mình rồi cùng Quí ra về. Quí cho xe chạy thật chậm, với ánh nhìn rất lạ về phía Đậm. Anh không biết vì một nỗi gì mà tới bây giờ anh chưa nói lời thương với người ta. Anh không ngại đứa con, anh không ngại chuyện lỡ lầm xưa cũ, tuổi tác cũng không thèm nghĩ đến. Còn Đậm thì luống cuống. Quí im lặng, dừng xe hẳn. Lúc này anh thấy cần nắm lấy bàn tay lạnh tái của Đậm, rất cần. Khi ấy giao thừa đã đi qua…).

(Nguyễn Ngọc Tư, Giao thừa, NXB Trẻ, TPHCM, 2022, tr.91-99)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của chi tiết: “Ông Chín leo lên xe còn ngoắt Quí lại nói thì thào, “Ê cậu nhỏ, tôi nói cậu nghe, ông bà mình có câu “Ra đường thấy cánh hoa rơi - Hai tay nâng lấy, cũ người mới ta”. Mạnh dạn lên, cậu thương con gái người ta mà cà lơ phất phơ thấy rầu quá. Cháu Đậm, thấy vậy mà như trái dưa, xanh vỏ đỏ lòng”.

Câu 3 (1,0 điểm): Nhận xét tình cảm của tác giả đối với nhân vật Đậm.

Câu 4 (1,0 điểm): Nếu có thể can thiệp vào câu chuyện, bạn muốn nói gì với nhân vật anh Quí?

Câu 5 (1,0 điểm): Từ nhân vật Đậm, bạn hãy nêu quan điểm về thái độ đối với phút sai lầm của tuổi trẻ.

Phần 2: Viết (5.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Hai lần chết của tác giả Thạch Lam và Dì Hảo của tác giả Nam Cao.

Đoạn trích 1:

HAI LẦN CHẾT

(Thạch Lam)

(Lược dẫn: Dung là con thứ bốn trong gia đình bị sa sút kinh tế. Nàng lớn lên trong sự hờ hững, lạnh nhạt của gia đình. Rồi bị mẹ già bán cho một nhà giàu để lấy mấy trăm đồng bạc.)

Khốn nạn cho Dung từ bé đến nay không phải làm công việc gì nặng nhọc, bây giờ phải tát nước, nhổ cỏ, làm lụng đầu tắt mặt tối suốt ngày. Đã thế lại không có người an ủi. Chồng nàng thì cả ngày thả diều, chả biết cái gì mà cũng không dám cãi lại bà cụ. Còn hai em chồng nàng thì ghê gớm lắm, thi nhau làm cho nàng bị mắng thêm.

Những lúc Dung cực nhọc quá, ngồi khóc thì bà mẹ chồng lại đay nghiến:

- Làm đi chứ, đừng ngồi đấy mà sụt sịt đi cô. Nhà tôi không có người ăn chơi, không có người cả ngày ôm lấy chồng đâu.

Rồi bà kể thêm:

- Bây giờ là người nhà tao rồi thì phải làm. Mấy trăm bạc dẫn cưới, chứ tao có lấy không đâu.

Dung chỉ khóc, không dám nói gì. Nàng đã viết ba bốn lá thư về kể nỗi khổ sở của nàng, nhưng không thấy cha mẹ ở nhà trả lời.

(Lược dẫn: Dung ăn trộm tiền của mẹ chồng để trốn về nhà nhưng bị mẹ đẻ đay nghiến. Sáng hôm sau, mẹ chồng xuống tìm nàng.)

Bị khổ quá, nàng không khóc được nữa. Nàng không còn hy vọng gì ở nhà cha mẹ nữa. Nghĩ đến những lời đay nghiến, những nỗi hành hạ nàng phải sẽ chịu, Dung thấy lạnh người đi như bị sốt. Nàng hoa mắt lên, đầu óc rối bời, Dung ước ao cái chết như một sự thoát nợ.

Nàng không nhớ rõ gì. Ra đến sông lúc nào nàng cũng không biết. Như trong một giấc mơ, Dung lờ mờ thấy cái thành cầu, thấy giòng nước chảy. Trí nàng sắc lại khi ước lạnh đập vào mặt, nàng uất ức lịm đi, thấy máu đỏ trào lên, rồi một cái màng đen tối kéo đến che lấp cả.

Bỗng nàng mơ màng nghe thấy tiếng nhiều người, tiếng gọi tên nàng, một làn nước nóng đi vào cổ. Dung ú ớ cựa mình muốn trả lời.

[…] Hai hôm sau, Dung mạnh khỏe hẳn. Bà mẹ chồng vẫn chờ nàng, hỏi có vẻ gay gắt thêm:

- Cô định tự tử để gieo cái tiếng xấu cho tôi à? Nhưng đời nào, trời có mắt chứ đã dễ mà chết được. Thế bây giờ cô định thế nào? Định ở hay định về?

Dung buồn bã trả lời:

- Con xin về.

(Trích “Hai lần chết”, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2008, tr. 75 -84)

Đoạn trích 2:

DÌ HẢO

(Nam Cao)

(Lược dẫn: Dì Hảo là con nuôi của bà tôi. Bố đẻ của dì chết đã lâu. Mẹ đẻ dì là bà xã Vận. Dù công việc buôn bán thuận lợi nhưng vì phải nuôi hai đứa con nheo nhóc cùng với đống nợ chồng chất nên bà để dì Hảo đi ở. Mới đầu về nhà mẹ nuôi, dì Hảo khóc ghê lắm nhưng rồi cũng quen dần và trở thành một người con gái rất ngoan đạo. Đến khi lấy chồng, dì dành cho chồng tất cả tình yêu thương nhưng chồng dì lại là một kẻ cờ bạc, rượu chè, vũ phu, không yêu dì.)

Hắn khinh dì là đứa con nuôi, còn hắn là con dòng cháu giống. Và tuy rằng nghèo xác, hắn nhất định không làm gì. Hắn lấy vợ để cho vợ nó nuôi. Dì Hảo cũng nghĩ đúng như thế ấy; dì làm mà nuôi hắn. Người vợ đảm đang ấy kiếm mỗi ngày được hai hào, dì ăn có năm xu. Còn một hào thì hắn dùng mà uống rượu. Và dì Hảo sung sướng lắm. Và gia đình vui vẻ lắm. Nhưng sự tai ác của ông trời bắt dì đẻ một đứa con.

Đứa con chết, mà dì thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi là một ngày không có hai hào. Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy.

Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm. người ta vẫn có thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say.

Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ đi bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.

(Trích “Dì Hảo”, Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB Văn học, 2017)

Chú thích:

* Thạch Lam (1910 - 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, là người đôn hậu tinh tế, rất thành công ở thể loại truyện ngắn. Thạch Lam chủ yếu khai thác thế giới nổi tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện ngắn như một bài thơ trữ tình.

* Nam Cao (1915 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, là nhà văn lớn của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945, là người có vẻ ngoài lạnh lùng nhưng đời sống nội tâm phong phú, có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Nam Cao luôn đi sâu khai thác đời sống nội tâm, tinh thần nhân vật, sử dụng phương pháp độc thoại nội dung đầy khéo léo, tinh tế.

................................

................................

................................

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề 2)

Phần 1: Đọc hiểu (5.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chính cha tôi. Tôi buộc lòng làm vậy, và xin người đọc nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi. Tình cảm này, tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình.

Cha tôi tên là Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải, tôi không tường mặt, chỉ nghe nói là một người đàn bà cay nghiệt vô cùng. Sống với dì ghẻ, cha tôi trong tuổi niên thiếu đã phải chịu đựng nhiều điều cay đắng. Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi. Ông vào bộ đội, ít khi về nhà.

Khoảng năm… cha tôi về làng lấy vợ. Chắc chắn cuộc hôn nhân này không do tình yêu. Mười ngày nghỉ phép bề bộn công việc. Tình yêu đòi hỏi điều kiện, trong đó thời gian cũng cần.

Khi lớn lên, tôi chẳng biết gì về cha mình cả. Tôi chắc mẹ tôi hiểu về cha tôi cũng ít. Cả đời cha tôi gắn với súng đạn, chiến tranh.

Tôi đi làm, lấy vợ, sinh con. Mẹ tôi già đi. Cha tôi vẫn đi biền biệt. Thỉnh thoảng cha tôi cũng ghé về nhà, nhưng những lần về đều ngắn. Cả những bức thư cha tôi gửi về cũng ngắn, dầu rằng dưới những dòng chữ, tôi biết ở đấy ẩn chứa nhiều tình thương cùng với âu lo.

Tôi là con một, tôi đã chịu ơn cha tôi về đủ mọi mặt. Tôi được học hành, được du ngoại. Cả những cơ sở vật chất gia đình cũng do cha tôi lo liệu. Ngôi nhà tôi ở ven nội, xây dựng trước khi cha tôi về hưu tám năm. Đấy là một biệt thự đẹp nhưng khá bất tiện, tôi đã xây cất dựa theo thiết kế của một chuyên gia kiến trúc trứ danh, bạn của cha tôi, ông này đại tá, chỉ thạo việc xây doanh trại.

Năm bảy mươi tuổi, cha tôi về hưu với hàm thiếu tướng.

Mặc dầu biết trước, tôi vẫn ngỡ ngàng khi cha tôi về. Mẹ tôi đã lẫn (bà hơn cha tôi sáu tuổi), vì vậy thực ra ở nhà chỉ có mình tôi có những tình cảm đặc biệt với sự kiện này. Mấy đứa con tôi còn bé. Vợ tôi biết ít về ông, vì hai chúng tôi lấy nhau khi mà cha tôi đang bặt tin tức. Bấy giờ đang có chiến tranh. Tuy thế, ở trong gia đình, cha tôi bao giờ cũng là hình ảnh của niềm vinh dự, tự hào. Cả ở trong họ, trong làng, tên tuổi cha tôi cũng được mọi người ngưỡng vọng.

Cha tôi về nhà, đồ đạc đơn sơ. Cha tôi khỏe. Ông bảo: “Việc lớn trong đời cha làm xong rồi!” Tôi bảo: “Vâng”. Cha tôi cười. Tâm trạng xúc động lây sang cả nhà, mọi người chuếnh choáng đến nửa tháng trời, sinh hoạt tùy tiện, có hôm mười hai giờ đêm mới ăn cơm chiều. Khách khứa đến chơi nườm nượp. Vợ tôi bảo: “Không để thế được”. Tôi cho mổ lợn, đi mời họ hàng làng nước đến để chia vui. Làng tôi tuy gần thành phố nhưng mà tập tục nông thôn còn giữ. Đúng một tháng sau, tôi mới có dịp ngồi với cha tôi bàn chuyện gia đình […].

(2) Cha tôi bảo: “Nghỉ rồi, cha làm gì?” Tôi bảo: “Viết hồi ký”. Cha tôi bảo: “Không!”. Vợ tôi bảo: “Cha nuôi vẹt xem”. Trên phố dạo này nhiều người nuôi chim hoạ mi, chim vẹt. Cha tôi bảo: “Kiếm tiền à?” Vợ tôi không trả lời. Cha tôi bảo: “Để xem đã!” Cha tôi cho mỗi người trong nhà bốn mét vải lính. Ông Cơ và cả cô Lài (ông Cơ và cô Lài là hai bố con được Thủy cho ở trong nhà như người giúp việc) cũng thế. Tôi cười: “Cha bình quân!” Cha tôi bảo: “Đấy là lẽ sống”. Vợ tôi bảo: “Cả nhà đồng phục thì thành doanh trại”. Mọi người cười ồ.

Cha tôi muốn ở một phòng dưới dãy nhà ngang giống như mẹ tôi. Vợ tôi không chịu. Cha tôi buồn. Việc để mẹ tôi ăn riêng, ở riêng làm ông bứt rứt. Vợ tôi bảo: “Tại mẹ lẫn”. Cha tôi đăm chiêu. Tôi cũng không hiểu sao hai đứa con gái của tôi ít gần ông nội. Tôi cho chúng học ngoại ngữ, học nhạc. Chúng lúc nào cũng bận. Cha tôi bảo: “Các cháu có sách gì mang cho ông đọc”. Cái Mi cười. Còn cái Vi bảo: “Ông thích đọc gì?” Cha tôi bảo: “Cái gì dễ đọc”. Hai đứa bảo: “Thế thì không có”. Tôi đặt báo hàng ngày cho ông. Cha tôi không thích văn học. Văn chương nghệ thuật bây giờ đọc rất khó vào.

Một hôm tôi đi làm về, cha tôi đứng ở dãy nhà vợ tôi nuôi chó và gà công nghiệp. Trông ông không vui. Tôi hỏi: “Có chuyện gì thế?” Ông bảo: “ông Cơ và cô Lài vất vả quá. Họ làm không hết việc, cha muốn giúp họ được không?” Tôi bảo: “Để con hỏi Thủy”. Vợ tôi bảo: “Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng. Cha là chỉ huy. Cha mà làm lính thì dễ loạn cờ”. Cha tôi không nói năng gì. Cha tôi nghỉ hưu nhưng khách khứa nhiều. Điều đó làm tôi ngạc nhiên, thậm chí thích thú. Vợ tôi bảo: “Đừng mừng… họ chỉ nhờ vả. Cha ạ, cha đừng làm gì quá sức”. Cha tôi cười: “Chẳng có gì đâu… cha chỉ viết thư. Thí dụ: “Thân gửi N. tư lệnh quân khu… Tôi viết thư này cho cậu… Hơn năm mươi năm, đây là lần đầu tôi ăn tết mồng ba tháng ba dưới mái nhà mình. Hồi ở chiến trường, hai đứa chúng mình đã từng mơ ước v. v… Cậu nhớ cái xóm ven đường, cô Huệ đã làm bánh trôi bằng bột mì mốc. Bột mì bê bết trên lưng v.v… Nhân đây M. là người tôi quen, muốn được công tác dưới quyền của cậ u v.v… “. Cha viết như thế được không?”. Tôi bảo: “Được”. Vợ tôi bảo: “Không được!”. Cha tôi gãi cằm: “Người ta nhờ mình”.

(Nguyễn Huy Thiệp, Tướng về hưu, https://vanvn.vn)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định người kể chuyện và đề tài được đề cập trong văn bản.

Câu 2 (1,0 điểm): Những biểu hiện nào trong phần (2) cho thấy nhân vật “cha tôi” lạc loài ngay trong chính gia đình mình?

Câu 3 (1,0 điểm): Nhận xét về ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp qua đoạn trích trên.

Câu 4 (1,0 điểm): Nếu là con trai của ông Thuấn trong câu chuyện, bạn sẽ làm gì khi bố được về hưu?

Câu 5 (1,0 điểm): Văn bản thể hiện giá trị nhân sinh nào? Em có đồng tình với quan điểm đó không?

Phần 2: Viết (5.0 điểm)

Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt” của Kim Lân là hai truyện ngắn đều viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Em hãy phân tích hai truyện ngắn trên trong mối quan hệ đối sánh để nêu bật đặc sắc riêng của từng tác phẩm.

................................

................................

................................

1 896 26/09/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: