TOP 10 đề thi Giữa Học kì 1 GDCD 9 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 GDCD 9 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục công dân lớp 9 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 370 03/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 70k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 GDCD 9 (Kết nối tri thức) có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: GDCD 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

Phần I. Trắc nghiệm nhiều sự lựa chọn (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Khi sống có lý tưởng, con người sẽ

A. không phải đối mặt với những khó khăn.

B. tìm kiếm được những mục tiêu trong cuộc sống.

C. kiến tạo được một thế giới hoàn hảo.

D. xóa bỏ được mọi áp lực từ xã hội.

Câu 2. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của lí tưởng sống?

A. Sống buông thả, không có mục đích, kế hoạch rõ ràng.

B. Có kế hoạch học tập cụ thể và điều chỉnh khi cần thiết.

C. Nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt.

D. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Câu 3. Một trong những lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam là

A. tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

B. luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

C. sống khép kín, hướng nội, hạn chế tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

D. luôn tự tin vào năng lực của bản thân; hạ thấp vai trò và giá trị của người khác.

Câu 4. Hành động nào sau đây là biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp?

A. Trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

B. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.

C. Ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.

D. Sống buông thả, không có mục đích, kế hoạch.

Câu 5. Một trong những ý nghĩa của việc sống có lí tưởng là

A. góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.

B. thu được nhiều lợi ích vật chất cho bản thân và gia đình.

C. tạo lập được một không gian sống gọn gàng, đơn giản hơn.

D. tăng thu nhập; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu 6. Sống có lí tưởng được hiểu là việc: mỗi người xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch, hành động của bản thân, phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm

A. tạo lập một không gian sống gọn gàng, đơn giản hơn.

B. xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa với mọi người.

C. đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

D. tận hưởng những điều tốt đẹp đang diễn ra xung quanh mình.

Câu 7. “Rộng lòng tha thứ” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Khoan dung.

B. Từ bi.

C. Nhân ái.

D. Cảm thông.

Câu 8. Câu ca dao tục ngữ nào nói về lòng khoan dung?

A. Nhất tự vi sư bán tự vi sư.

B. Có công mài sắt có ngày nên kim

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

D. Bàn tay có ngón dài ngón ngắn.

Câu 9. Một trong những biểu hiện của khoan dung là

A. lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác.

B. quan tâm, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, họa nạn.

C. tự làm lấy mọi công việc bằng khả năng, sức lực của mình.

D. tự tin, bản lĩnh, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

Câu 10. Hành động nào sau đây là biểu hiện của khoan dung?

A. Kì thị, phân biệt giữa các vùng miền.

B. Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt.

C. Giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.

D. Tự tin đương đầu với khó khăn, thử thách.

Câu 11. Người có lòng khoan dung sẽ

A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

B. bị người khác lừa gạt, lợi dụng.

C. bị mọi người kì thị, xa lánh.

D. được mọi người yêu mến, tin cậy.

Câu 12. Câu tục ngữ “thương nhau chín bỏ làm mười” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào của con người?

A. Khoan dung.

B. Nhân ái.

C. Đoàn kết.

D. Dũng cảm.

Câu 13. Đoạn trích sau trong Bình Ngô đại cáo cho biết điều gì?

Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng.

Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng;

Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh.

Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay, phách lạc.

Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run

Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng;

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”

(Theo Bùi Văn Nguyên (Chủ biên), 2000, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.24)

A. Truyền thống nhân đạo, khoan dung của dân tộc Việt Nam.

B. Những chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.

C. Tội ác của quân Minh gây ra đối với nhân dân Đại Việt.

D. Ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 14. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của khoan dung?

A. Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

B. Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác.

C. Kì thị, phân biệt giữa các vùng miền, dân tộc.

D. Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.

Câu 15. Trước thái độ và hành động hẹp hòi, thiếu khoan dung, chúng ta cần

A. học tập, noi gương.

B. khuyến khích, cổ vũ.

C. phê phán, ngăn chặn.

D. thờ ơ, vô cảm.

Câu 16. Nhận định nào sau đây là đúng khi bàn về vấn đề khoan dung?

A. Không bao giờ phê bình người khác là một trong những biểu hiện của khoan dung.

B. Nhờ có lòng khoan dung mà cuộc sống và các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

C. Khoan dung là tha thứ cho người khác ngay cả khi họ không biết hối hận.

D. Người có lòng khoan dung sẽ chịu nhiều thiệt thòi và luôn bị người khác lợi dụng.

Câu 17. Gia đình bà A luôn không tuân thủ các quy định chung của tập thể, hay to tiếng với mọi người trong khu phố. Mặc dù, tổ trưởng dân phố đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình bà A vẫn không thay đổi. Qua thời gian, bà A nhận thấy hàng xóm lạnh nhạt, xa lánh thì cảm thấy ngượng ngùng và hối lỗi. Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà A đã có lời xin lỗi với bà con tổ dân phố và hứa sẽ sửa đổi.

Nếu em là hàng xóm của bà A, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Đồng ý tha thứ nhưng sẽ thường xuyên càm ràm, nhắc lại lỗi của gia đình bà A.

B. Không tha thứ cho gia đình bà A vì cảm thấy lời xin lỗi của bà A thiếu chân thành.

C. Không quan tâm vì việc đó không liên quan, không ảnh hưởng gì đến mình.

D. Tha thứ và động viên gia đình bà A tuân thủ nghiêm túc các quy định của tập thể.

Câu 18. Để trở thành người khoan dung, mỗi người cần phải

A. luôn thể hiện sự thân thiện, sống chân thành, rộng lượng, biết tha thứ.

B. tự tin vào năng lực của bản thân; hạ thấp vai trò và giá trị của người khác.

C. đặt lợi ích bản thân và gia đình lên trên lợi ích của người khác.

D. sống khép kín, hướng nội, hạn chế tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

Câu 19. Hoạt động nào sau đây là hoạt động cộng đồng?

A. Phong trào mùa hè Xanh.

B. Đóng thuế thu nhập cá nhân.

C. Kinh doanh mặt hàng thời trang.

D. Cho vay tiền với lãi suất cao.

Câu 20. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động cộng đồng?

A. Đền ơn đáp nghĩa.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Cho vay với lãi suất cao.

D. Hiến máu nhân đạo.

Câu 21. Thông điệp nào dưới đây phản ánh về hoạt động hiến máu nhân đạo?

A. “Một giọt máu đào, hơn ao nước lã”.

B. “Một thế giới trong sạch, vạn tâm hồn trong xanh”.

C. “Nước là máu của sự sống”.

D. “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”.

Câu 22. Hoạt động cộng đồng nào được đề cập đến trong bức tranh sau?

3 Đề thi Giữa kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

A. Bảo tồn di sản văn hóa.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Hiến máu nhân đạo.

Câu 23. Chủ thể nào sau đây đã có thái độ và hành vi thiếu tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?

A. Học sinh lớp 9A quyên góp, ủng hộ cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt.

B. Anh X ngăn mẹ tham gia các hoạt động của địa phương vì bà đã lớn tuổi.

C. Học sinh trường THCS H sôi nổi tham gia phong trào trồng cây gây rừng.

D. Chị K tham gia hỗ trợ phát cơm miễn phí cho bệnh nhân, người nghèo.

Câu 24. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có thái độ và hành vi thiếu tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?

Tình huống. Bà X là thành viên của Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi và rất tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương. Thấy bà dành thời gian quá nhiều cho hoạt động cộng đồng, anh T (con trai bà) đã khuyên ngăn bà với lý do “mẹ tuổi đã cao, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi”. Chị M (hàng xóm nhà bà X) cũng nói thêm vào: “Úi xời, cháu thấy: những việc đấy bà không tham gia thì vẫn có người khác làm. Thế thì hơi đâu mà bà phải mua việc vào người, bà cứ ở nhà nghỉ ngơi, chăm lo cho bản thân và gia đình là được bà ạ”.

A. Bà X, anh T, chị M.

B. Anh T và bà X.

C. Chị M và bà X.

D. Anh T và chị M.

Phần 2. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Thế nào là hoạt động cộng đồng? Em hãy cho biết sự cần thiết của việc tham gia các hoạt động cộng đồng?

Câu 2 (2 điểm). Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm nào dưới đây? Vì sao?

a) Tất cả những người sống có mục đích đều là những người sống có lí tưởng.

b) Cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì lí tưởng sống của thanh niên cũng giống nhau.

c) Những ai tích cực làm giàu đều là người sống có lí tưởng.

d) Học sinh tích cực học tập để mai sau lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương, đất nước chính là sống có lí tưởng.

................................

................................

................................

1 370 03/10/2024
Mua tài liệu