TOP 10 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 2 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Hội nhập kinh tế quốc tế
Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm KTPL lớp 12 Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Bài 2.
Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế - Kết nối tri thức
Câu 1. Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế thuộc cấp độ hội nhập nào dưới đây?
A. Hội nhập đa phương.
B. Hội nhập song phương.
C. Hội nhập khu vực.
D. Hội nhập toàn cầu.
Đáp án đúng là: D
Tổ chức Kinh tế thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế thuộc cấp độ hội nhập toàn cầu.
Câu 2. Đầu tư quốc tế được chia thành hai hình thức chủ yếu là
A. xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
B. đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
C. đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
D. thanh toán và tín dụng quốc tế.
Đáp án đúng là: B
Đầu tư quốc tế được chia thành hai hình thức chủ yếu là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Câu 3. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới thể hiện Việt Nam tham gia cấp độ hội nhập nào dưới đây?
A. Hội nhập khu vực.
B. Hội nhập đa phương.
C. Hội nhập song phương.
D. Hội nhập toàn cầu
Đáp án đúng là: D
Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới thể hiện Việt Nam tham gia cấp độ hội nhập toàn cầu.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế?
A. Giúp mỗi quốc gia mở rộng thị trường.
B. Giúp mỗi quốc gia thu hút vốn đầu tư.
C. Khiến các quốc gia phải hi sinh lợi ích của mình.
D. Tạo cơ hội việc làm cho các tầng lớp dân cư.
Đáp án đúng là: C
Khiến các quốc gia phải hi sinh lợi ích của mình là nhận định không chính xác khi nói về hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 5. Hoạt động nào sau đây không phải là dịch vụ thu ngoại tệ?
A. Giao thông vận tải quốc tế.
B. Xuất nhập khẩu lao động.
C. Du lịch quốc tế.
D. Du lịch nội địa.
Đáp án đúng là: D
Dịch vụ thu ngoại tệ bao gồm các dịch vụ quốc tế như du lịch, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, bảo hiếm, xuất nhập khẩu lao động, thanh toán và tín dụng, ... Có vai trò tạo nguồn thu ngoại tệ giúp cái thiện cán cân thanh toán quốc tế. Một số hoạt động còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như du lịch, thông tin liên lạc, ...
Câu 6. Hình thức hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở sự tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển là
A. hợp tác toàn cầu.
B. hợp tác đa phương.
C. hợp tác song phương.
D. hợp tác khu vực.
Đáp án đúng là: D
Hình thức hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở sự tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển là hợp tác khu vực.
Câu 7. Đoạn thông tin sau đề cập đến hình thức hội nhập kinh tế nào?
Thông tin. Là hiệp định được kí kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Đây là Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương đầu tiên của Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản đang là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hợp tác song phương giữa hai nước đã góp phần thúc đẩy liên kết đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp của hai quốc gia. Trong lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Nhật Bản đã hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với 4 978 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kí gần 69 tỉ USD tính đến tháng 12/2022, đứng thứ 3 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. |
A. Hội nhập kinh tế đa phương.
B. Hội nhập kinh tế khu vực.
C. Hội nhập kinh tế song phương.
D. Hội nhập kinh tế toàn cầu.
Đáp án đúng là: C
Đoạn thông tin sau đề cập đến hình thức hội nhập kinh tế song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam?
A. nghiêm cấm tư bản nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
B. siết chặt hàng rào thuế quan để bảo hộ thị trường nội địa.
C. hạn chế việc xuất khẩu lao động và xuất khẩu hàng hóa.
D. Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.
Đáp án đúng là: D
- Một số chính sách nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính;
+ Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài;
+ Gia tăng mức độ liên kết giữa các tỉnh, vùng, phát huy thế mạnh của từng địa phương, khuyến khích tạo điều kiện các địa phương chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế;
+ Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế;...
Câu 9. Xét về hình thức, có mấy cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế?
A. 3 cấp độ.
B. 1 cấp độ.
C. 2 cấp độ.
D. 4 cấp độ.
Đáp án đúng là: A
Xét về hình thức, có 3 cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế, lần lượt là: hội nhập kinh tế song phương; hội nhập kinh tế khu vực và hội nhập kinh tế toàn cầu.
Câu 10. Khái niệm nào được đề cập đến trong đoạn trích sau: “…. là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên cơ sở cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung”?
A. Đa dạng hóa - đa phương hóa.
B. Toàn cầu hóa.
C. Hội nhập kinh tế quốc tế.
D. Khu vực hóa.
Đáp án đúng là: C
- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên cơ sở cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Xem thêm các chương trình khác: