Sưu tầm hình ảnh, video clip và các tư liệu về nét văn hóa truyền thống đặc sắc của một dân tộc ở Tây Nguyên
Lời giải Vận dụng 2 trang 175 Địa Lí 9 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 9.
Giải Địa lí 9 Cánh diều Bài 15: Vùng Tây Nguyên
Vận dụng 2 trang 175 Địa Lí 9: Sưu tầm hình ảnh, video clip và các tư liệu về nét văn hóa truyền thống đặc sắc của một dân tộc ở Tây Nguyên.
Trả lời:
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá và đặc sắc này là 17 dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á và Nam đảo sống trên khu vực cao nguyên trung bộ của Việt Nam.
Chứa đựng bên trong mỗi chiếc chiêng, chiếc cồng là một vị thần. "Cồng chiêng càng già thì thần linh càng mạnh và càng thiêng". Hầu như nhà nào cũng có cồng chiêng, thậm chí có gia đình có tới vài bộ. Điều này thể hiện sự giàu có và quyền thế, đồng thời cũng là vật che chắn, bảo vệ cho gia đình. Bao ngàn đời nay, cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả, v.v. cho đến lễ cúng máng nước, mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà rông mới,… Từng thành viên trong dàn nhạc nhớ rõ từng tiết tấu của từng bài chiêng trong mỗi nghi lễ và kết hợp hài hòa với các nhạc công khác cùng chơi. Tùy theo từng nhóm dân tộc, cồng chiêng được đánh bằng dùi hoặc bằng tay; mỗi dàn cồng chiêng có khoảng từ 2 đến 13 chiếc có đường kính dao động từ 25 đến 120 cm.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại, bên cạnh niềm tự hào là một trách nhiệm hết sức nặng nề và to lớn. Cồng chiêng vốn là tài sản vô giá, được các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên sáng tạo và không ngừng phát huy, trao truyền lại bao đời nay.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Địa lí 9 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 168 Bài 15 Địa Lí 9: Tây Nguyên là vùng có nhiều tiềm năng, tuy nhiên cũng có không ít những khó khăn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội...
Câu hỏi trang 168 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin và hình 15.1, hãy: - Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên...
Câu hỏi trang 170 Địa Lí 9: Đọc thông tin, hãy nhận xét về đặc điểm dân cư của vùng Tây Nguyên.
Câu hỏi trang 171 Địa Lí 9: Đọc thông tin, hãy nhận xét đặc điểm văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.
Câu hỏi trang 174 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin và hình 15.2, hãy: - Trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp của Tây Nguyên...
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Địa lí 9 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Duyên hải Nam Trung Bộ
Bài 17: Thực hành: Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 9 – Cánh diều
- Giải sbt Toán 9 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 9 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 9 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 9 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều