SBT Ngữ văn 7 Đức tính giản dị của Bác Hồ - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Đức tính giản dị của Bác Hồ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.

1 957 08/08/2022
Tải về


Giải SBT Ngữ văn 7 Đức tính giản dị của Bác Hồ - Cánh diều

 (Phạm Văn Đồng)

Câu 1 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2 Xác định các ý trả lời đúng cho câu hỏi: Tại sao văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là một văn bản nghị luận?

a. Viết về cái hay và cái hấp dẫn trong thơ văn của Bác.

b. Phân tích và làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ

c. Kể chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ

d. Chỉ ra các biểu hiện giản dị trong đời sống của Bác Hồ

e. Ca ngợi tấm lòng yêu thương của Bác Hồ đối với mọi người

g. Khẳng định Bác giản dị trong cả đời sống và trong cả nói, viết

Trả lời:

Chọn đáp án: b. Phân tích và làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ

d. Chỉ ra các biểu hiện giản dị trong đời sống của Bác Hồ

g. Khẳng định Bác giản dị trong cả đời sống và trong cả nói, viết

Câu 2 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2 (Câu hỏi 2. SGK) Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nêu bố cục của văn bản

Trả lời:

Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ có bốn phần; phần đầu (1) như là mở bài: nêu vấn đề Bác Hồ rất vĩ đại nhưng lại vô cùng giản dị. Phần tiếp theo (2 và 3) như là thân bài, gồm hai ý: ý 1 (phần 2) nêu lên các biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác Hồ; ý 2 (phần 3) nêu lên ý nghĩa của lối sống giản dị của Bác Hồ: “Bác Hồ sống đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân.”. Phần cuối (4) như là kết bài: nêu lên sự giản dị trong lối sống của Bác còn thể hiện ở việc nói và viết. Và chính sự giản dị ấy có sức lay động và sức thuyết phục rất cao: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”.

Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2 (Câu hỏi 3. SGK) Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần (2). Điều gì làm nên sức thuyết phục của phần này?

Trả lời:

Trong phần (2), để làm sáng tỏ đời sống giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các bằng chứng cụ thể từ đời sống của Bác với các sinh hoạt bình thường như bữa ăn, nơi ở, công việc hằng ngày (từ việc lớn lao như cứu nước, cứu dân đến việc nhỏ như trồng cây, viết thư, …). Ngay cả việc đặt tên cho các đồng chí phục vụ cũng rất giản dị mà đầy ý nghĩa.

Phần này có sức thuyết phục do người viết nêu lên các lí lẽ, dẫn chứng rất cụ thể, sinh động và phù hợp với đề tài lối sống giản dị.

Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2 (Câu hỏi 4. SGK) Trong phần (4), để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?

Trả lời:

Trong phần (4), để giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạng của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục bằng cách chuyển từ lối sống giản dị trong sinh hoạt đời thường sang các biểu hiện giản dị trong viết và nói của Bác. Tác giả đã dẫn ra các câu nói, lời văn rất cụ thể và sinh động về cách viết, cách nói giản dị mà hết sức sâu sắc của Bác như: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.”. Từ các dẫn chứng cụ thể ấy, tác giả đã nêu lên nhận xét khái quát về sức mạnh của phẩm chất giản dị như: “Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị …” và: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”.

Câu 5 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2 (Câu hỏi 5. SGK) Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc lúc đó thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”?

Trả lời:

Kết thúc văn bản, tác giả viết: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.” Câu nói này muốn khẳng định sức mạnh to lớn trong cách nói, cách viết giản dị của Bác Hồ.

Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

          Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn, Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn, … Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác, người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!

a. Đoạn trích trên thuộc phần nào của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ? Nội dung chính của đoạn này là gì?

b. Trong đoạn trích, tác giả Phạm Văn Đồng đã dựa vào các biểu hiện nào để phân tích đức tính giản dị của Bác Hồ?

c. Qua đoạn trích này, em hiểu biểu hiện của đức tính giản dị là gì? Hãy nêu một ví dụ khác về đức tính giản dị chưa được nói tới trong đoạn trích.

Trả lời:

a. Đoạn trích trên nằm ở phần 2 của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Nội dung chính là sự giản dị trong tác phong sinh hoạt, đời sống của Bác Hồ.

b. Tác giả Phạm Văn Đồng đã dựa vào các biểu hiện cụ thể từ đời sống của Bác như bữa ăn, nơi ở, công việc hằng ngày (từ việc lớn lao cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ như trồng câu, …). Cách đặt tên cho các đồng chí phục vụ.

c. Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị với mỗi người thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hồn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.

Ví dụ: Người có lối sống giản dị: lời nói ngắn gọn; dễ nhớ; không tiêu xài hoang phí, ăn mặc giản dị phù hợp với lứa tuổi;…

Câu 7 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Đại tướng gương mẫu, làm gương về phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trung thực, đoàn kết, khiêm tốn, giản dị, chí công vô tư, gần gũi, hết mực thương yêu cán bộ, chiến sí và nhân dân. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đại tướng cũng thể hiện bản lĩnh của người chiến sĩ cộng sản trung kiên, giữ vững khí tiết, tư tưởng tiến công, ý chí tự lực tự cường, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó. Luôn đề cao công lao, sự hi sinh to lớn của nhân dân, quân đội, những người trực tiếp chiến đấu trên chiến trường và chỉ nhận mình là “hạt nước giữa đại dương”, bình đẳng với mọi người lính. Đại tướng từng nói: “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng như giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhung tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình. Tôi hoàn thành nhiệm vụ cũng như những người lính hoàn thành nhiệm vụ. Trên bình diện nhiệm vụ thì tôi cũng là người lính bình đẳng, cho nên tôi rất tôn trọng người lính.”.

          Với người bên kia chiến tuyến, Đại tướng, Tổng tư lệnh đã chỉ đạo toàn quân, toàn dân thực hiện nghiêm chính sách nhân đạo, khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về tù, hàng binh; qua đó, giác ngộ cho hộ về cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam và bản chất phản động của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Dù là người chiến bại, nhưng từ tướng lĩnh, sĩ quan đến binh sĩ luôn dành cho Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp sự tôn trọng, nể phục, như lời của tướng Pháp Đờ Cát-xto-ri (De Castries): “Tôi hân hạnh được làm đối thủ Tướng Giáp, để được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp; tôi ngưỡng mộ và kính phục ông.”.

          Danh tiếng, uy tín, phẩm chất đạo đức, nhân cách của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp không chỉ giới hạn ở Việt Nam mà đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, góp phần cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, chống áp bức, bóc lột, bất công ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ - La-tinh (Latin); được thế giới vinh danh và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình ngưỡng mộ, cảm phục.

(Theo Thái Doãn Tước, tuyengiao.vn)

a. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Nội dung ấy có liên quan đến bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) như thế nào?

b. Những lí lẽ và dẫn chứng nào trong đoạn trích nói về “phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trung thực, đoàn kết, khiêm tốn, giản dị, chí công vô tư, gần gũi, hết mực thương yêu cán bộ, chiến sĩ và nhân dân” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp?

c. Câu nói của tướng Pháp Đờ Cát-xto-ri thể hiện tình cảm, thái độ gì đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp?

d. Đoạn kết thúc “Danh tiếng, uy tín … cảm phục.” khẳng định điều gì?

Trả lời:

a. Nội dung chính của đoạn trích tập trung nêu khái quát những phẩm chất cao đẹp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những phẩm chất và đức tính tốt đẹp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất giống tư tưởng, tình cảm và con người Bác Hồ, trong đó có đức tính giản dị. Có thể nói, Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những con người rất vĩ đại mà luôn giản dị hết mực. Chính vì thế, nội dung đoạn trích có liên quan đến bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng).

b. Lí lẽ và dẫn chứng trong đoạn trích nói về “phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trung thực, đoàn kết, khiêm tốn, giản dị, chí công vô tư, gần gũi, hết mực thương yêu cán bộ, chiến sĩ và nhân dân” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong đoạn đầu, từ: “Là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quân đội” đến “Trên bình diện nhiệm vụ thì tôi cũng là người lính bình đẳng, cho nên tôi rất tôn trọng người lính”.

c. Câu nói của tướng Pháp Đờ Cát-xto-ri “Tôi hân hạnh được làm đối thủ Tướng Giáp, để được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp; tôi ngưỡng mộ và kính phục ông.” thể hiện sự nể phục, kính trọng vì sự tài giỏi, tài năng  Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

d. Đoạn kết thúc “Danh tiếng, uy tín … cảm phục.” khẳng định vị trí và tầm vóc quốc tế của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Ông không chỉ phụ thuộc về nhân dân Việt Nam mà còn là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhiều nước trên thế giới.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 957 08/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: