SBT Ngữ văn 10 Xuý Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham) - Cánh diều
Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Xuý Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham) sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.
Giải SBT Ngữ văn 10 Xuý Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham) - Cánh diều
Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Các phát biểu sau đây về chèo cổ là đúng hay sai? Hãy đánh dấu ü vào ô phù hợp.
Nội dung phát biểu |
Đúng |
Sai |
(1) Chèo cổ thuộc thể loại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa, phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. |
|
|
(2) Các vở chèo cổ đặc sắc gồm: Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình-Dương Lễ, Kim Nham, Tam nữ đồ vương, Đào Tam Xuân. |
|
|
(3) Kịch bản chèo (tích chèo) là phần nội dung chính của vở diễn, thường lấy từ các truyện cổ tích, truyện Nôm, truyện cười. |
|
|
(4) Nội dung của chèo cổ phản ánh đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến, phê phán các thói hư tật xấu, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn. |
|
|
Trả lời:
Nội dung phát biểu |
Đúng |
Sai |
(1) Chèo cổ thuộc thể loại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa, phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. |
ü |
|
(2) Các vở chèo cổ đặc sắc gồm: Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình-Dương Lễ, Kim Nham, Tam nữ đồ vương, Đào Tam Xuân. |
|
ü |
(3) Kịch bản chèo (tích chèo) là phần nội dung chính của vở diễn, thường lấy từ các truyện cổ tích, truyện Nôm, truyện cười. |
ü |
|
(4) Nội dung của chèo cổ phản ánh đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến, phê phán các thói hư tật xấu, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn. |
ü |
|
Câu 2 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Phương án nào dưới đây không phải là yêu cầu khi đọc hiểu kịch bản chèo?
A. Xác định sự việc, nhân vật và diễn biến cốt truyện
B. Chú ý đến các yếu tố thể hiện đặc trưng sân khấu để hình dung ra bối cảnh và hành động, tâm trạng của nhân vật
C. Phân tích đặc điểm của nhân vật thể hiện qua ngôn ngữ, hành động
D. Phân tích nghệ thuật vào vai nhân vật qua việc sử dụng ngôn ngữ, âm nhạc, vũ đạo,... của nghệ sĩ trên sân khâu chèo
Trả lời:
Chọn đáp án: D. Phân tích nghệ thuật vào vai nhân vật qua việc sử dụng ngôn ngữ, âm nhạc, vũ đạo,... của nghệ sĩ trên sân khâu chèo
Câu 3 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?
Trả lời:
Tâm trạng của Xúy Vân qua tiếng chờ đò, trong điệu hát con gà, trong lời than, lời hát ngược. Nàng day dứt về những việc mình làm, nhưng có khi tự thấy mình đã lỡ làng, dở dang, bẽ bàng, tự thấy mình lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa trong gia đình chồng, những nỗi thất vọng trước mâu thuẫn giữa ước mơ hạnh phúc gia đình đầm ấm với thực tế bị chồng xao nhãng, bỏ bê vì mải mê đèn sách. Nàng còn trách duyên trách phận, duyên phận dắt díu, ràng buộc họ với nhau, nhưng khát vọng của họ không gặp nhau. Chính vì thế nàng có cảm thấy ấm ức, cô đơn, quẫn bách, nỗi tủi phận vì những áp lực tứ phía, khó khăn đè lên đôi vai nàng trong khi ấy Xúy Vân không có một người người sẻ chia những điều đó. Những câu nói ngược, đầy những phi lí, nghịch dị khơi gợi về một thực trạng nội tâm xáo trộn, bất ổn, đầy trớ trêu. Xúy Vân dường như rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại, rối bời, mất phương hướng.
Câu 4 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo.
Trả lời:
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng phức tạp của Xúy Vân qua lời hát: Tâm trạng phức tạp của Xuý Vân thể hiện trong mâu thuẫn giữa hình thức bên ngoài với nội dung tâm trạng bên trong.
- Nội dung suy nghĩ, tâm trạng bên trong: Xuý Vân hoàn toàn tỉnh táo, cô luôn day dứt, oán hận, trách móc, cảm thấy cô đơn, lạc lõng...
- Hình thức bên ngoài cô phải đóng vai một người điên, hành động và lời nói giống như người điên dại.
- Nghệ thuật diễn tả: Tác giả đan xen các lời thật, lời điên để thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng. Sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.
Câu 5 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Em ấn tượng nhất với lời nói, câu hát nào của nhân vật Xuý Vân trong đoạn trích? Vì sao?
Trả lời:
Em ấn tượng với lời nói, câu hát:
- “Con cá rô nằm vũng chân trâu / Để cho năm bảy cần câu châu vào”. Biện pháp ẩn dụ gợi ra thân phận khổ đau, tình thế bế tắc, ngột ngạt của Xuý Vân: Không gian cạn hẹp, bó buộc, cỏn con, chỉ là cái “vũng chân trâu”; tình thế bị săn đuổi “năm bảy cái cần câu châu vào”, khó mà thoát khỏi “Như chim vào lồng, như cá cắn câu / Cá cắn câu biết đâu mà gỡ / Chim vào lồng biết thuở nào ra?”.
- Lời hát ngược ở phần cuối văn bản (tham khảo phần trả lời câu hỏi số 3). Em có thể chọn các câu hát khác trong bài và thực hiện tương tự.
Câu 6 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, nhân vật Xuý Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, Xúy Vân đáng thương hơn là đáng trách bởi vì:
- Nàng chấp nhận hôn nhân do cha mẹ là sắp đặt vội vàng không hoàn toàn có tình yêu. Khi nàng mới về nhà chồng cũng là một người vợ tốt, người phụ nữ đảm đang, khéo léo, đẹp người đẹp nết.
- Cô cũng từng là cô gái quê bình thường với những ước mơ, khát vọng nhỏ bé giản dị, cụ thể như là một gia đình có vợ có chồng đầm ấm, hạnh phúc, chồng cày vợ cấy, đến mùa lúa chín thì sẽ cùng chồng làm nương, làm ruộng. Nhưng những điều ấy lại không được, chồng và gia đình chồng nàng có mộng công danh, ước mơ đỗ đạt làm quan. Trong lúc lạc lõng nhất thì nàng gặp Trần Phương, cái người mà cô coi như tri kỉ, tri âm, người cảm thông với mình.
- Xúy Vân thông minh, khéo léo, đảm đang, khao khát hạnh phúc và dũng cảm tìm đến tình yêu nhưng cô phải giả dại để theo đuổi thứ tình yêu trăng gió ấy và rồi phải trả giá đắt. Khát vọng tình yêu tự do nhưng lại không thể thực hiện được bởi trong xã hội phong kiến, tư tưởng lạc hậu, quan niệm “tam tòng” đã trói buộc số phận người phụ nữ.
Câu 7 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Em hãy sưu tâm một vài tác phẩm văn học nghệ thuật lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Xuý Vân trong vở chèo. Chọn một tác phẩm em thấy thích nhất và chỉ ra trong sáng tác đó tác giả đã thể hiện cảm nhận, suy nghĩ như thế nào về hình tượng nhân vật Xuý Vân.
Trả lời:
Một số tác phẩm văn học nghệ thuật lấy cảm hứng từ hình tượng Xuý Vân:
- Bài thơ Vân dại của Đoàn Thị Tảo.
- Bài hát Chờ chàng của Trần Khánh Ly.
- Bộ tranh Xuý Vân trên giấy dó của hoạ sĩ Lý Trực Sơn,...
Trong chèo, Vân dại vụt một cành lá vào gió, nghiêng ngả, bước xiêu bước lệch ra bờ sông gọi đò và tiếng gọi “Đò ơi! Bớ đò!” xuyên qua nghìn năm bạc mệnh và nghìn năm thất tình của người đàn bà. Cái dáng đi thất thểu thất tha và tiếng gọi đò lạc giọng cùng với tiếng cành lá vụt vào gió đêm ấy thấm đẫm vô thanh trong từng từ từng câu trong bài thơ. Tột cùng nỗi đau sẽ không còn đau nữa, quá mức thác loạn sẽ trở lại bình thường chăng, nhưng giọng thơ khá bình tĩnh bên ngoài không che giấu được những lượng sóng ngầm cuồn cuộn bên trong. [...] Bài thơ không vào đầu mà chỉ có mở đầu, cũng không kết - mà toàn bài, kể cả từng câu đều tự mở tự kết như trong chèo Vân dại. Vân dại đi không từ nơi xuất phát để không đến và không có nơi đến, chỉ thấy một dáng người qua vung vít cành lá với tiếng gọi đò làm sởn gai ốc nghìn năm và khán giả đã tự mở tự kết cho nàng. ”.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều