Sách bài tập Địa lí 9 Chủ đề 3 (Cánh diều): Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Với giải sách bài tập Địa lí 9 Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Địa lí 9 Chủ đề 3.

1 240 12/08/2024


Giải SBT Địa lí 9 Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Câu 1 trang 98 SBT Lịch Sử & Địa Lí 9: Chứng cứ lịch sử từ xa xưa khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam không được thể hiện qua nguồn tư liệu nào sau đây?

A. Nguồn sử liệu thành văn.

B. Phim truyền hình.

C. Hệ thống bản đồ cổ.

D. Nguồn sử liệu hiện vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Chứng cứ lịch sử từ xa xưa khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam không được thể hiện qua nguồn tư liệu phim truyền hình.

Câu 2 trang 98 SBT Lịch Sử & Địa Lí 9: Nguồn sử liệu thành văn sớm nhất là chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sách

A. Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn.

B. Lịch triều hiến chương loại chi của Phan Huy Chú.

C. Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn.

D. Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Nguồn sử liệu thành văn sớm nhất là chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn.

Câu 3 trang 99 SBT Lịch Sử & Địa Lí 9: Tài liệu bản đồ xưa nhất khẳng định quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là

A. Toàn tập Thiên Nam tử chi lộ đồ thư.

B. Đại Nam nhất thống toàn đồ.

C. bản đồ số 106 trong bộ Át-lát Thế giới.

D. bản đồ hành chính thời Minh Mạng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tài liệu bản đồ xưa nhất khẳng định quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là Toàn tập Thiên Nam tử chi lộ đồ thư.

Câu 4 trang 99 SBT Lịch Sử & Địa Lí 9: Năm 1949, Chính phủ Pháp đã chuyển giao quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam thông qua văn bản nào sau đây?

A. Hiệp định Xan Phran-xi-xcô.

B. Hiệp định Ê-ly-dê.

C. Nghị định số 4702-CP.

D. Nghị định số 156-SC.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Năm 1949, Chính phủ Pháp đã chuyển giao quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam thông qua Hiệp định Ê-ly-dê.

Câu 5 trang 99 SBT Lịch Sử & Địa Lí 9: Năm 1956, chính quyền Sài Gòn ra văn bản nào sau đây quy định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?

A. Sắc lệnh số 143/VN.

B. Quyết định số 193-HĐBT.

C. Nghị định số 4702-CP.

D. Nghị định số 156-SC.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Năm 1956, chính quyền Sài Gòn ra văn bản quy định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là Sắc lệnh số 143/VN.

Câu 6 trang 99 SBT Lịch Sử & Địa Lí 9: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ thời điểm nào sau đây?

A. Tháng 7-1954.

B. Đầu năm 1956.

C. Tháng 4-1974.

D. Tháng 4-1975.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ tháng 4 - 1975.

Câu 7 trang 100 SBT Lịch Sử & Địa Lí 9: Vai trò chiến lược về tiềm năng phát triển kinh tế của biển, đảo Việt Nam ở Biển Đông được thể hiện qua những lĩnh vực nào sau đây?

A. Giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, xây dựng, nông lâm nghiệp.

B. Giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, du lịch.

C. Tài nguyên sinh vật biển và công nghiệp khai thác khoáng sản quý như vàng, bạc.

D. Du lịch trên các đảo, quần đảo và các ngành công nghiệp sản xuất hàng dân dụng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Vai trò chiến lược về tiềm năng phát triển kinh tế của biển, đảo Việt Nam ở Biển Đông được thể hiện qua những lĩnh vực sau: Giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, du lịch.

Câu 8 trang 100 SBT Lịch Sử & Địa Lí 9: Một trong những vai trò chiến lược về hợp tác quốc tế của biển, đảo của Việt Nam ở Biển Đông là

A. khai thác khoáng sản như vàng, bạc.

B. phát triển công nghiệp dân dụng.

C. khai thác thuỷ sản và du lịch biển, đảo.

D. phát triển công nghệp hóa chất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Một trong những vai trò chiến lược về hợp tác quốc tế của biển, đảo của Việt Nam ở Biển Đông là khai thác thuỷ sản và du lịch biển, đảo.

Câu 9 trang 100 SBT Lịch Sử & Địa Lí 9: Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.

“Các thuyền được phải đi Hoàng Sa, mỗi thuyền mang 10 cọc gỗ [mỗi cọc dài 4 đến 5 thước, dày 1 tấc] khắc sâu dòng chữ to: Minh Mệnh [Minh Mạng] thập thất niên. Năm Binh Thân, các viên Cai đội thuỷ quân vâng mệnh đi Hoàng Sa khảo sát, đến đó thì cắm mốc đánh dấu. Hãy tuân mệnh”.

(Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Mục lục châu bản triều Nguyễn, Tập 2, NXB Văn hoa - Thông tin, Hà Nội, 2010, tr. 127)

A. Nhiệm vụ của đội Hoàng Sa là cắm mốc, đánh dấu chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.

B. Đoạn tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa từ thế kỉ XIV - XV.

C. Nội dung tư liệu khẳng định, việc quản lí và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam diễn ra từ sớm, liên tục và bằng phương pháp hoà bình.

D. Đoạn tư liệu phản ánh về quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, D

Nhận định B chưa đúng. Vì, đoạn tư liệu chỉ đề cập đến hoạt động cắm mốc, đánh dấu chủ quyền vào thời vua Minh Mạng (1835), thuộc thế kỉ XIX. Do đó, không thể khẳng định chủ quyền từ thế kỉ XIV - XV dựa trên thông tin này.

Câu 10 trang 101 SBT Lịch Sử & Địa Lí 9: Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.

“Luật này quy định về đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phản quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lí và bảo vệ biển, đảo”.

(Điều 1, Chương 1, Luật Biển Việt Nam)

A. Đoạn tư liệu khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền hợp pháp của Việt Nam về biển, đảo theo luật pháp quốc tế.

B. Đây là một trong những cơ sở pháp lí quan trọng của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

C. Đoạn tư liệu khẳng định chủ quyền quốc gia và quyền quản lí cũng như phát triển kinh tế biển của Việt Nam ở Biển Đông.

D. Đoạn tư liệu khẳng định Việt Nam là quốc gia duy nhất được kiểm soát các tuyến đường biển trên Biển Đông.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, B, C

Nhận định D chưa đúng. Vì, đoạn trích không đề cập đến việc kiểm soát các tuyến đường biển trên Biển Đông. Quyền kiểm soát các tuyến đường biển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm luật pháp quốc tế, thực tiễn thực thi và quan hệ quốc tế.

Xem thêm giải Sách bài tập Địa lí 9 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bài 19: Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo

Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

1 240 12/08/2024