Chương 4 Thông tư liên tịch 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC: Miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại
Số hiệu: | 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Đặng Quang Phương, Trần Công Phàn, Lê Quý Vương, Nguyễn Thành Cung |
Ngày ban hành: | 16/08/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2012 |
Ngày công báo: | 10/09/2012 | Số công báo: | Từ số 589 đến số 590 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
26/11/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Miễn, giảm thời hạn cải tạo không giam giữ
Thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ có thể được giảm 1 lần/năm, mỗi lần từ 03 đến 09 tháng; và giảm đến 2 lần trong năm nếu mắc bệnh hiểm nghèo hoặc lập được công
Đó là quy định tại Thông tư liên tịch 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ban hành ngày 16/08/2012 hướng dẫn Luật thi hành án hình sự năm 2010 về miễn, giảm hình phạt cải tạo không giam giữ; miễn hình phạt cấm cư trú, quản chế.
Những quy định này về cơ bản giống với các quy định cũ tại Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP. Theo đó, để được giảm, người bị kết án phải đảm bảo 1/3 mức hình phạt đã tuyên; hoặc 1/4 đối với người chấp hành là người chưa thành niên và phải có nhiều tiến bộ. Người chấp hành có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải đảm bảo thời gian chấp hành thực tế là 1/2, hoặc 2/5 đối với người chưa thành niên. Để được miễn, người bị kết án nhưng chưa thi hành phải thỏa 2 điều kiện: lập được công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, và không còn gây nguy hiểm cho xã hội.
Điều kiện, thủ tục, quy trình để miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế cũng được quy định trong thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người chấp hành án phạt cấm cư trú, quản chế có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã chấp hành được một phần hai thời hạn án phạt.
2. Cải tạo tiến bộ.
1. Người chấp hành án phạt cấm cư trú hoặc quản chế có đủ các điều kiện quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch này và có đơn xin miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại, thì Trưởng Công an cấp xã nơi người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế chấp hành án có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp để lập hồ sơ và đề nghị Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại cho họ.
2. Hồ sơ đề nghị xem xét việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại bao gồm:
a) Bản sao bản án; bản sao quyết định thi hành án;
b) Văn bản đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Đơn xin miễn chấp hành án của người chấp hành án phạt cấm cư trú hoặc quản chế;
d) Tài liệu liên quan khác (nếu có).
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, nếu thấy việc miễn chấp hành thời hạn án phạt cấm cư trú, quản chế còn lại cho người chấp hành án không ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 86 hoặc khoản 1 Điều 95 của Luật thi hành án hình sự và làm văn bản đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại gửi Tòa án cùng cấp nơi người chấp hành án cư trú xem xét, quyết định. Đồng thời, sao gửi hồ sơ đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú phải thành lập Hội đồng xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại và phân công Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Thẩm phán được phân công phải ấn định ngày mở phiên họp xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp. Thời hạn mở phiên họp không quá mười lăm ngày, kể từ ngày Tòa án nhận được hồ sơ đề nghị. Trường hợp cần phải bổ sung hồ sơ hoặc hồ sơ chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu cơ quan đề nghị bổ sung hoặc làm rõ thêm. Trong trường hợp này, thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày Tòa án nhận được tài liệu bổ sung hoặc ý kiến bằng văn bản về vấn đề cần làm rõ thêm.
2. Hội đồng xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại gồm ba Thẩm phán hoặc hai Thẩm phán và một Hội thẩm (đối với Tòa án cấp huyện không có đủ ba Thẩm phán), có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.
3. Trình tự xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại:
a) Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị;
b) Đại diện Viện kiểm sát phát biểu;
c) Hội đồng thảo luận và quyết định.
4. Trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại quyết định:
a) Chấp nhận đề nghị miễn chấp hành thời hạn án phạt còn lại;
b) Không chấp nhận đề nghị miễn chấp hành thời hạn án phạt còn lại;
5. Nội dung quyết định miễn hoặc không chấp nhận miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Thành phần của Hội đồng xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại;
d) Họ và tên người được đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại, nơi chấp hành án;
đ) Nhận định của Tòa án và các căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại; trường hợp quyết định không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực