Chương II Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Hà Công Tuấn, Vũ Thị Mai, Lê Quý Vương, Nguyễn Hải Phong, Lê Chiêm |
Ngày ban hành: | 29/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2018 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Được ghi âm, ghi hình người tới tố giác tội phạm
Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được ban hành ngày 29/12/2017.
Theo đó:
- CQĐT, VKS, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận;
- Nếu cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận;
- Cơ quan tiếp nhận có thể ghi âm hoặc ghi hình quá trình tiếp nhận tin tố giác tội phạm khi thấy cần thiết.
Xem nội dung quy định chi tiết tại Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2018).
Văn bản tiếng việt
1. Cơ quan điều tra phải tổ chức trực ban hình sự 24/24 giờ, Viện kiểm sát các cấp phải tổ chức trực nghiệp vụ 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (kể cả tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng); phân loại và chuyển ngay cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Địa điểm tiếp nhận phải đặt ở nơi thuận tiện, có biển ghi tên cơ quan và thông báo rộng rãi để mọi người biết.
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Các cơ quan, tổ chức khác khi có tố giác, tin báo về tội phạm thì phải phân công người tiếp nhận.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận. Nếu cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận. Có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp người phạm tội đến tự thú, đầu thú thì thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
1. Cơ quan điều tra sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải tiến hành phân loại trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền thì giải quyết theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này. Nếu có căn cứ xác định tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi có căn cứ xác định. Trong trường hợp không thể chuyển ngay thì phải thông báo bằng các hình thức liên lạc nhanh nhất cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền biết.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (trừ Đội An ninh ở Công an cấp huyện) sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm phải tiến hành phân loại trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền thì giải quyết theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này. Nếu có căn cứ xác định tố giác, tin báo về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi có căn cứ xác định. Trong trường hợp không thể chuyển ngay thì phải thông báo bằng các hình thức liên lạc nhanh nhất cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền biết.
3. Viện kiểm sát sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận. Trong trường hợp không thể chuyển ngay thì phải thông báo bằng hình thức liên lạc nhanh nhất cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền biết.
4. Đội An ninh ở Công an cấp huyện khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận. Trong trường hợp không thể chuyển ngay thì phải thông báo bằng hình thức liên lạc nhanh nhất cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền biết.
5. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận.
Công an xã khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu, thông báo và chuyển tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Đối với các xã ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo, điều kiện đi lại khó khăn thì thời hạn chuyển tố giác, tin báo về tội phạm không quá 48 giờ kể từ khi tiếp nhận.
Trạm Công an khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận.
Trường hợp khẩn cấp, cấp bách, cần ngăn chặn ngay tội phạm, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải báo ngay đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền bằng hình thức liên lạc nhanh nhất và thực hiện các biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
6. Tòa án, cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm có trách nhiệm chuyển và thông báo ngay tin đã nhận được cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại và hình thức khác nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
7. Đối với tin báo về tội phạm được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng đã xác định được dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó ghi nhận và giải quyết. Trường hợp chưa xác định được nơi xảy ra sự việc hoặc liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà tin báo về tội phạm phản ánh thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi có trụ sở chính của phương tiện thông tin đại chúng (nơi có địa chỉ rõ ràng) có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý ban đầu.
1. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết, Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc quyền thụ lý, giải quyết hoặc ra Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tổ chức, chỉ đạo thụ lý, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu của tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết, cấp trưởng Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 trực tiếp chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, phân công Cán bộ điều tra thuộc quyền hoặc ra Quyết định phân công cấp phó trong việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Đối với tố giác, tin báo về tội phạm sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu của tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì cấp trưởng ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Kết thúc quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan đã thụ lý, giải quyết phải ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Việc tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 148, Điều 149 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 159, Điều 160 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này, Viện trưởng Viện kiểm sát trực tiếp tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hoặc ra Quyết định phân công Phó Viện trưởng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và gửi ngay một bản cho Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đã rõ về dấu hiệu của tội phạm mà Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự thì Viện trưởng Viện kiểm sát trực tiếp tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hoặc ra Quyết định phân công Phó Viện trưởng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
1. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công), cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý, giải quyết có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết.
2. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh, chậm nhất 05 ngày trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công), cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý, giải quyết phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị nêu trên, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phải xem xét, quyết định. Trường hợp đề nghị của cơ quan đang thụ lý, giải quyết là có căn cứ thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (trong trường hợp được Viện trưởng ủy quyền hoặc phân công) ra Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh; thời hạn gia hạn kiểm tra, xác minh là không quá 02 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp xét thấy đề nghị của cơ quan đang thụ lý, giải quyết là không có căn cứ thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (trong trường hợp được Viện trưởng ủy quyền hoặc phân công) ra văn bản thông báo nêu rõ lý do cho cơ quan đang thụ lý, giải quyết và cơ quan đang thụ lý, giải quyết phải dừng việc kiểm tra, xác minh, ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
3. Thời hạn giải quyết tiếp trong trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan đang thụ lý, giải quyết là không quá 01 tháng kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố nhận được quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.
Thời hạn giải quyết tiếp trong trường hợp cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi.
1. Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra nhưng có nội dung liên quan đến nhiều đơn vị có chức năng giải quyết thuộc Cơ quan điều tra thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thể quyết định tách tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố để phân công. Văn bản phân công phải gửi cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm vừa có tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của mình, vừa có tội phạm không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì chuyển đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền toàn bộ nội dung tiếp nhận.
3. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cùng một nội dung được gửi đến nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền giải quyết thì xử lý như sau:
a) Trường hợp Cơ quan điều tra và Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cùng có thẩm quyền giải quyết thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm giải quyết;
b) Trường hợp Cơ quan điều tra cấp trên và Cơ quan điều tra cấp dưới cùng có thẩm quyền giải quyết thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên quyết định; trường hợp Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cấp trên và Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cấp dưới cùng có thẩm quyền giải quyết thì cấp trưởng Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cấp trên quyết định.
4. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đề nghị cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khác tiến hành một số hoạt động xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Văn bản đề nghị phải ghi rõ yêu cầu và gửi cho cơ quan có thẩm quyền, Viện kiểm sát cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền đó.
Cơ quan nhận được đề nghị phải thực hiện đầy đủ những việc được đề nghị trong văn bản mà cơ quan đang thụ lý, giải quyết đề nghị và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện. Trường hợp không thực hiện được việc thực hiện yêu cầu thì phải có văn bản nêu rõ lý do gửi cơ quan đã gửi đề nghị.
Viện kiểm sát cùng cấp với cơ quan được đề nghị có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiến hành hoạt động xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan được đề nghị và phải chuyển ngay kết quả cho Viện kiểm sát cùng cấp với cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
5. Trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì thực hiện theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
1. Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Khi Viện kiểm sát có yêu cầu cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố chuyển hồ sơ có liên quan để Viện kiểm sát trực tiếp thụ lý, giải quyết thì cơ quan đang thụ lý, giải quyết phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu.
Trường hợp cơ quan đang thụ lý giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không nhất trí với yêu cầu của Viện kiểm sát thì vẫn phải thực hiện nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố,Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết.
2. Khi kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải gửi kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại các điều 148, 154, 158 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
3. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết kết quả giải quyết vụ việc.
4. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
1. Khi người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và người bị hại có yêu cầu, đề nghị về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình giải quyết yêu cầu, đề nghị đó và báo cho họ biết kết quả. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị thì Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát thì người tham gia tố tụng có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
1. Đối với vụ việc tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do cơ quan có thẩm quyền thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan đã ra quyết định phải sao hồ sơ để lưu và chuyển hồ sơ, tài liệu (bản chính), tang vật, phương tiện của vụ vi phạm (nếu có) và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan đã giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố chuyển đến. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Article 7. Receipt of crime reports and petitions for prosecution
1. Every investigating authority and Procuracy shall have a team which operates 24/24 to receive every crime report and petition for prosecution (including those through mass media); categorize and transfer them to competent authorities for handling. The receiving authority must have a convenient location and a signboard.
b) Agencies assigned to investigate, polices authorities of communes and police stations shall assign officers in charge of receiving crime reports.
Other organizations shall assign a person to receive such information on demand.
2. Investigating authorities and agencies assigned to investigate shall record crime reports and requests for charges sent by post, by phone or other media in their logbooks. Information that is provided in person shall be written in a logbook and a record. Audio or video recording is permissible.
When a criminal turns himself/herself in, the procedures specified in Article 152 of the Criminal Procedure Code 2015 shall be followed.
Article 8. Classification of crime reports and petitions for prosecution
1. A crime report or petition for prosecution shall be classified within 24 hours from its receipt. Such crime report or petition for prosecution shall be handled if it is within the competent of the receiving authority according to Article 9 of this Joint Circular. A crime report or petition for prosecution beyond the competence of the receiving authority shall be immediately transferred to a competent investigating authority within 24 hours from its receipt. Otherwise, the competent investigating authority must be notified as fast as possible.
2. The agency assigned to investigate (except for security teams of district police authorities) shall classify a crime report within 24 hours from its receipt. Such crime report shall be handled if it is within the competent of the receiving authority according to Article 9 of this Joint Circular. A crime report beyond the competence of the receiving authority shall be immediately transferred to a competent investigating authority within 24 hours from its receipt. Otherwise, the competent investigating authority must be notified as fast as possible.
3. The Procuracy shall transfer a crime report or petition for prosecution to the competent investigating authority within 24 hours from its receipt. Otherwise, the competent investigating authority must be notified as fast as possible.
4. When the police authority of a district receives a crime report that is within the competence of the police authority of the province, it shall prepare a record, take statements and transfer the crime report and relevant documents or items to a competent authority within 24 hours from its receipt. Otherwise, the competent investigating authority must be notified as fast as possible.
5. When the police authority of an urban commune or commune-level town or a police station receives a crime report, its shall prepare a record, carry out initial verification and transfer the crime report together with relevant documents or items to a competent investigating authority within 24 hours from its receipt.
When the police authority of a commune or police station receives a crime report, its shall take statements and transfer the crime report together with relevant documents or items to a competent investigating authority within 24 hours from its receipt. For communes in remote areas where traveling is difficult, a crime report may be transferred within 48 hours from its receipt.
When a police post receives a crime report, its shall prepare a record and transfer the crime report together with relevant documents or items to a competent investigating authority within 24 hours from its receipt.
In case of urgency where the crime must be prevented, evidence must be collected and the crime scene must be protected, the aforementioned receiving authority shall inform a competent investing authority as fast as possible and take appropriate measures as prescribed by law.
6. Courts, press agencies and other organizations shall transfer crime reports to competent investigating authorities as soon as they are received. In case of urgency, the investigating authority may be informed by phone or otherwise informed, and a written notification may be sent later.
7. Crime reports that have been broadcasted shall be handled by competent investigating authorities. In the cases where the location of a crime is yet to be identified or the case involves more than one province, the investigating authority of the same district as that of the broadcasting agency shall perform the initial handling.
Article 9. Handling crime reports and petitions for prosecution
1. Within 03 days from the receipt of a crime report or petition for prosecution within its competence, the chief of the investigating authority shall assign its investigators or detectives to handle the case, or issue a decision to assign the deputy of the investigating authority to handle the case and send a written notification to the Procuracy at the same level or another competent Procuracy.
If there is ample evidence to bring a charge, the investigating authority shall issue a decision to bring a charge and follow the procedures specified in the Criminal Procedure Code 2015 but is not required to issue a decision to assign people handling the crime report or petition for prosecution.
2. Within 03 days from the receipt of the crime report or petition for prosecution within its competence, the head of the agency assigned to investigate specified in Clause 2 Article 35 of the Criminal Procedure Code 2015 shall direct the handling of the case; assign its investigators or deputy to handle the case and send a written notification to the Procuracy at the same level or another competent Procuracy.
If there is ample evidence to bring a charge, the chief shall issue a decision to bring a charge and follow the procedures specified in the Criminal Procedure Code 2015 but is not required to issue a decision to assign people handling the crime report or petition for prosecution.
3. When the process of handling the crime report or petition for prosecution is complete, the handling authority shall issue one of the decisions specified in Clause 1 Article 147 of the Criminal Procedure Code 2015.
The suspension or restoration of the process of handling crime reports and petitions for prosecution shall comply with Article 148 and Article 149 of the Criminal Procedure Code 2015.
Article 10. Exercising the Procuracies’ rights to receipt and handling of crime reports and petitions for prosecution
1. Duties and entitlements of Procuracies regarding receipt and handling of crime reports and petitions for prosecution are specified in Article 159 and Article 160 of the Criminal Procedure Code 2015.
2. Within 03 days from the receipt of decision to assign the handler of the crime report or petition for prosecution from the investigating authority, the agency assigned to investigate and the Procuracy shall direct the exercising of the Procuracies’ rights regarding the receipt and handling of the crime report or petition for prosecution; assign procurators or inspectors, or request the deputy of the Procuracy, in writing, to perform these tasks, and send one copy to the investigating authority or the agency assigned to investigate which issued such decision.
If the investigating authority or agency assigned to investigate has issued a decision to bring a charge, the chief of the Procuracy shall directly direct the process of charge, investigation, assign procurators or inspectors or the deputy of the Procuracy to Within 2015 days from the receipt of decision to assign the handler of the crime report or petition for prosecution from the investigating authority, the agency assigned to investigate and the Procuracy shall direct the exercising of the Procuracies’ rights regarding the receipt and handling of the crime report or petition for prosecution; assign procurators or inspectors, or request the deputy of the Procuracy, in writing, to perform these tasks in accordance with the Criminal Procedure Code 2015.
Article 11. Time limit for handling a crime report or petition for prosecution
1. A crime report or petition for prosecution shall be handled within 20 days from the day on which it is received by a competent authority. In complicated cases that require verification at multiple locations, the chief or deputy (if authorized by the chief) of the handling authority may extend the aforementioned time limit to up to 02 months.
2. At least 05 days before the deadline mentioned in Clause 1 of this Article, the chief or deputy (if authorized by the chief) of the handling authority must send a written request to the Procuracy of the same level or a competent Procuracy for extension of the deadline. Within 03 days from the receipt of such request, the Procuracy shall make a decision. If the request is considered justifiable, the chief or deputy of the Procuracy (if authorized by the chief) shall issue a decision to extend the deadline for up to 02 more months. If the request is considered unjustifiable, the chief or deputy of the Procuracy (if authorized by the chief) shall issue a request that the handling authority must suspend the case, provide explanation, and issue one of the decisions specified in Clause 1 Article 147 of the Criminal Procedure Code 2015.
3. In the cases where the Procuracy cancel the decision to suspend the case, the case must be resumed within 01 month from the day on which the decision on cancellation is received.
In the cases where the handling authority issues a decision to resume the case, the case must be resumed within 01 months from the issuance date of such decision.
Article 12. Handling of a case that involve more than one handling units
1. Regarding a crime report or petition for prosecution that is meant to be handled by an investigating authority and involves more than one handling units of the investigating authority, the chief of the according to may divide the crime report or petition for prosecution into multiple parts, each of which will be handled by a separate unit. The decision to assign handling units must be sent to a competent Procuracy.
2. When the agency assigned to investigate receives a crime report that contains a crime within its competence and a crime beyond its competence, it shall transfer the case to an investigating authority that has the power to handle both of them.
3. In the cases where the same crime report or petition for prosecution is sent to more than one competent authority:
a) If the case is within the competence of an investigating authority and an agency assigned to investigate, the former shall handle it;
b) If the case is within the competence of a superior investigating authority and its inferior investigating authority, the chief of the superior authority shall make decision; the same is applied to agencies assigned to investigate.
4. Where necessary the authority handling a crime report or petition for prosecution may request another competent authority, in writing, to verify it. The request shall be sent to the requested authority and the Procuracy at the same level as the requested authority.
The requested authority must comply with the request and take responsibility for the verification result. If the request cannot be granted, the requested authority shall send a written explanation to the requesting authority.
The Procuracy at the same level as the requested authority shall exercise its rights regarding verification of the crime report or petition for prosecution being handled by the requesting authority and send the verification result to the Procuracy at the same level as the requesting authority.
5. In case of disagreement, Article 150 of the Criminal Procedure Code 2015 shall be complied with.
Article 13. Responsibility of investigating authorities and agencies assigned to investigate to comply with requests and decisions of Procuracies regarding receipt and handling of crime reports and petitions for prosecution
1. Investigating authorities and agencies assigned to investigate shall comply with requests and decisions of Procuracies regarding receipt and handling of crime reports and petitions for prosecution.
2. Whenever the Procuracy requests the authority handling a crime report or petition for prosecution to transfer the case to the Procuracy, the handling authority shall transfer relevant documents to the Procuracy within 05 days from the day on which such a request is made by the Procuracy.
If the handling authority does not concur with such request, it still has to comply with it and may send a petition to superior Procuracy. Whenever the Procuracy requests the authority handling a crime report or petition for prosecution to transfer the case to the Procuracy, the handling authority shall transfer relevant documents to the Procuracy within 10 days from the day on which such a request is made by the Procuracy.
Article 14. Notification of receipt of crime reports and petitions for prosecution
1. Within 03 working days from the receipt of a crime report or petition for prosecution, the receiving authority shall send a written notification to the Procuracy at the same level or a competent Procuracy, and the organization or individual that submits the report or petition.
2. When the process of handling the crime report or petition for prosecution is complete, the handling authority shall send a notification to the Procuracy that exercised its rights regarding the handling of the case in accordance with Article 148, Article 154, Article 158 of the Criminal Procedure Code 2015.
3. Within 03 days from the day on which the handling of the crime report or petition for prosecution is complete, the handling authority shall send a notification of the result to the organization or individual that submits the report or petition.
4. Within 03 days from the issuance date of the decision to resume a case, the handling authority shall send such decision to the Procuracy at the same level or a competent Procuracy and the organization or individual that submits the report or petition.
Article 15. Handling requests of the crime informer, the accused and the victim
1. When the crime informer, the accused or the victim has a request regarding the crime report or petition for prosecution, the investigating authority or agency assigned to investigate or Procuracy shall consider it and notify them of the result. If the request is rejected, the investigating authority or agency assigned to investigate or Procuracy shall prepare a written explanation.
2. If the requesting person does not concur with the result, he/she may file a complaint. The complaint and settlement thereof shall comply with Chapter XXXIII of the Criminal Procedure Code 2015.
Article 16. Converting a criminal case into a civil case
1. If the authority handling a crime report or petition for prosecution issues a decision not to bring a criminal charge and finds that there are administrative violations, it shall prepare and retain copies of documents, prepare a request for imposition of administrative penalties and transfer the original documents and evidence (if any) to a person having the power to impose administrative penalties.
2. Administrative penalties shall be imposed according to the case documents transferred by the handling authority. Where necessary, the person having the power to impose administrative penalties shall perform further verification as the basis for issuance of the decision on imposition of administrative penalties.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực