Chương III Thông tư 90/2014/TT-BGTVT: Bảo trì công trình đường cao tốc
Số hiệu: | 90/2014/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 31/12/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2015 |
Ngày công báo: | 16/03/2015 | Số công báo: | Từ số 357 đến số 358 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Bảo trì công trình đường cao tốc là tập hợp các công việc nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác, sử dụng. Nội dung bảo trì công trình đường cao tốc bao gồm các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa công trình, bảo vệ môi trường.
2. Các nội dung công tác kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa công trình đường cao tốc được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ và Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 5 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT.
1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc, việc thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
2. Đối với các công trình đã đưa vào khai thác nhưng chưa có quy trình bảo trì, trách nhiệm thẩm định, phê duyệt như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý;
b) Nhà đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì đối với các công trình đường cao tốc do mình đầu tư sau khi có ý kiến thỏa thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Hợp đồng.
3. Cơ quan có trách nhiệm phê duyệt quy trình bảo trì có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình trước khi phê duyệt.
Trong quá trình thực hiện, nếu thấy những yếu tố bất hợp lý, ảnh hưởng tới an toàn, khả năng khai thác, chất lượng và tuổi thọ công trình đường cao tốc, cơ quan quản lý đường cao tốc, chủ sở hữu công trình đường cao tốc chỉ đạo lập điều chỉnh quy trình bảo trì và trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 23 của Thông tư này phê duyệt điều chỉnh quy trình bảo trì.
Các nội dung quy định liên quan đến việc tổ chức thực hiện bảo trì công trình đường cao tốc áp dụng các quy định về các nội dung liên quan đến việc tổ chức thực hiện bảo trì công trình đường bộ được thực hiện theo quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 và Điều 25 Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT.
1. Phương án đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình bảo trì trên đường cao tốc đang khai thác, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành còn phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Các phương tiện, thiết bị thi công của đơn vị thi công:
Phải có phù hiệu thi công theo quy định, phải gắn đèn cảnh báo có phát tín hiệu chớp vàng, dán biểu tượng “xe thi công” có phản quang trước, sau và hai bên thành thiết bị;
Chỉ được phép di chuyển, làm việc trong giới hạn phạm vi công trường.
b) Nhân lực thực hiện công tác bảo trì:
Công nhân thi công mặc quần áo bảo hộ lao động có phản quang, đi giầy, đội mũ bảo hộ lao động;
Cán bộ giám sát thi công mặc đồng phục có phản quang, đi giày, đội mũ bảo hộ lao động;
Chỉ hoạt động trong giới hạn phạm vi công trường;
Các nhân lực không đáp ứng yêu cầu sẽ bị các lực lượng chức năng, lực lượng tuần tra cưỡng chế ra khỏi phạm vi công trường.
c) Phạm vi công trường phải được cảnh báo trước và trong suốt thời gian thi công trên đường cao tốc và được thông tin trước tới người tham gia giao thông;
d) Đối với công việc bảo trì bắt buộc phải sử dụng phương tiện, thiết bị di chuyển tốc độ thấp chỉ được thực hiện trong điều kiện ban ngày, tầm nhìn không bị hạn chế. Trong quá trình thực hiện phải sử dụng xe cảnh báo có bố trí đầy đủ các thiết bị, tín hiệu cảnh báo trên xe lưu hành cùng chiều, cùng tốc độ, cùng làn đường với xe thực hiện công việc bảo trì và cách phương tiện, thiết bị thực hiện bảo trì một đoạn dài tối thiểu 100 m về phía ngược chiều xe chạy; trừ trường hợp xe chuyên dùng cho đường cao tốc đã bố trí thiết bị cảnh báo an toàn giao thông.
2. Đối với công tác sửa chữa định kỳ:
a) Phương án đảm bảo an toàn giao thông được lập trong hồ sơ thiết kế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
b) Cơ quan quản lý đường cao tốc phê duyệt phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với đường cao tốc được giao trực tiếp tổ chức quản lý, bảo trì;
c) Nhà đầu tư phê duyệt phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với đường cao tốc do mình tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì; thông báo tới cơ quan quản lý đường cao tốc kết quả.
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo an toàn giao thông trong công tác bảo trì trên đường cao tốc đang khai thác trên phạm vi cả nước.
2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình bảo trì và việc chấp hành quy định trong giấy phép thi công trên đường cao tốc trong phạm vi quản lý;
b) Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện các hành vi vi phạm, không thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông theo quy định; đề nghị nhà đầu tư tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với công trình do nhà đầu tư tổ chức thực hiện bảo trì;
c) Phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông.
3. Trách nhiệm của nhà đầu tư:
a) Kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông của đơn vị khai thác, bảo trì trên đường cao tốc trong phạm vi quản lý;
b) Phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông.
4. Trách nhiệm của đơn vị khai thác, bảo trì:
a) Lập phương án đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình bảo trì trên đường cao tốc trình cơ quan quản lý đường cao tốc hoặc nhà đầu tư phê duyệt trước khi tổ chức thi công;
b) Thực hiện theo phương án đảm bảo an toàn giao thông được phê duyệt;
c) Cung cấp thông tin về kế hoạch bảo trì tới Trung tâm điều hành giao thông khu vực, Trung tâm điều hành giao thông tuyến và người tham gia giao thông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Article 21. Content of highway works maintenance
1. Highway works maintenance includes all the tasks to ensure and maintain normal and safe operation of the works according to design during the operation. Content of highway works maintenance includes inspection, monitoring, quality appraisal, regular care and repair of the works, environmental protection.
2. Inspection, monitoring, quality appraisal, regular care and repair of highway works shall be carried out in accordance with the Circular No. 52/2013/TT-BGTVT dated December 12, 2013 of the Minister of Transport regulating management, operation and maintenance of road construction works and the Circular No. 20/2014/TT-BGTVT dated May 30, 2014 amending and supplementing a number of articles of the Circular No. 52/2013/TT-BGTVT.
Article 22. Responsibilities and bases for establishment of highway works maintenance process
Responsibilities and bases for the establishment of highway construction works maintenance process shall be regulated as in the case of road construction works maintenance process as instructed Articles 6, 7 of the Circular No. 52/2013/TT-BGTVT.
Article 23. Assessment and approval of highway works maintenance process
1. As for highway construction projects, the assessment and approval of the maintenance process are instructed in Article 7 of the Circular No. 114/2010/NĐ-CP.
2. As for the works that are put into operation but yet accompanied by a maintenance process, responsibilities for assessment and approval are as follows:
a) The Ministry of Transport, People’s committees of central-affiliated cities and provinces shall organize assessment and approval of highway construction works maintenance process within scope of management;
b) The investor shall organize assessment and approval of highway works maintenance process with respect to the works of its own after reaching an agreement with competent state agencies.
3. Agencies that are responsible for approving the maintenance process may hire consultant to assess part or whole of the process before approval.
Article 24. Revision of highway works maintenance process
During the implementation, upon finding any factor that affects safety, operation capability, quality and longevity of highway works, the highway management agency, owner of the highway works shall instruct revision of the maintenance process and make the submission to competent agencies as prescribed in Clause 2, Article 23 hereof for approval.
Article 25. Implementation of highway works maintenance process
Implementation of highway construction works maintenance process shall be regulated as in the case of road construction works maintenance process as instructed in Articles 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, and 25 of the Circular No. 52/2013/TT-BGTVT.
Article 26. Traffic safety assurance plan during maintenance on highways in operation
1. Traffic safety assurance plan during the maintenance on highways in operation shall conform to not only the provisions set out in the Decree No. 11/2010/NĐ-CP but also the following provisions:
a) Facilities, equipment owned by construction contractors:
It is required to attach name tags, yellow flashing warning lights, a “vehicle is working” reflective notice in front, at the back and on two sides of the equipment;
Facilities, equipment are only allowed to move and work within the construction site.
b) Personnel in charge of maintenance task:
Construction workers are required to wear reflective protective clothing, shoes and caps;
Construction inspectors are required to wear reflective uniforms, protective shoes and caps;
Such personnel are only allowed to work within the construction site;
Any staff who fails to meet the requirements shall be forced out of the site by functional forces or patrol teams.
c) Notice or warnings about the scope of construction site must be made before and during the construction period on highways and must be communicated to road users in advance.
d) Any maintenance task that requires low-speed moving equipment must be performed at daytime without visibility restrictions. During the implementation, a warning vehicle with warning instruments adequately installed on it must be used, moving the same direction, speed and lane as the maintenance vehicle and keeping a distance of 100 meters from the maintenance vehicle in the opposite direction unless the specialized vehicles used for highways are installed with traffic safety warning devices.
2. As for regular repair work:
a) The traffic safety assurance plan must be included in design documents and submitted to competent agencies for approval as regulated;
b) The highway management agency shall approve the traffic safety assurance plan with respect to highways directly assigned to the operation & maintenance organization;
c) The investor shall approve the traffic safety assurance plan with respect to highways under its management and operation and notify the result to the highway management agency;
Article 27. Responsibilities of organizations, individuals for ensuring traffic safety during maintenance on highways in operation
1. Directorate for Roads of Vietnam shall organize investigation and inspection of the implementation of traffic safety assurance during the maintenance on highways in operation across the country;
2. Directorate for Roads of Vietnam, professional agency affiliated to People’s committees of central-affiliated cities and provinces shall:
a) Inspect and monitor the implementation of traffic safety assurance measures during the maintenance period and the compliance with the provisions set out in the highway construction license within scope of management;
b) Temporarily or permanently suspend the construction upon detection of violations or failures to fulfill traffic safety assurance measures as regulated;
c) Cooperate with functional forces in organizing the implementation of traffic safety assurance plan
3. Responsibilities of the Investor:
a) Inspect the implementation of traffic safety assurance tasks conducted by the operation & maintenance organization within scope of management;
b) Cooperate with functional forces in organizing the implementation of traffic safety assurance plan;
4. Responsibilities of operation & maintenance agencies:
a) Establish the traffic safety assurance plan during the maintenance on highways and make submission to the highway management agency or the investor for approval before commencement of construction;
b) Carry out the approved traffic safety assurance plan;
c) Provide information about maintenance plan to regional traffic management centers, route-based traffic management centers and road users via mass media.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực