Chương II Thông tư 90/2014/TT-BGTVT: Quản lý, khai thác công trình đường cao tốc
Số hiệu: | 90/2014/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 31/12/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2015 |
Ngày công báo: | 16/03/2015 | Số công báo: | Từ số 357 đến số 358 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Lập, quản lý hồ sơ quản lý công trình đường cao tốc; công bố đưa công trình đường cao tốc vào khai thác, tạm dừng khai thác; tổ chức giao thông trên đường cao tốc; quản lý tài sản, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc; thẩm định an toàn giao thông; quản lý thông tin trên đường cao tốc; tuần đường; xử lý tai nạn, sự cố trên đường cao tốc.
1. Hồ sơ quản lý công trình đường cao tốc bao gồm:
a) Các văn bản pháp lý, các biên bản nghiệm thu có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng và hồ sơ hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng;
b) Bản vẽ hoàn công;
c) Các tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành, kiểm tra, bảo trì hệ thống thiết bị, dây chuyền công nghệ lắp đặt vào công trình;
d) Hồ sơ cọc mốc lộ giới, mốc giải phóng mặt bằng đã đền bù thực tế; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công trình hạ tầng phục vụ quản lý công trình đường cao tốc; hệ thống cọc mốc hành lang an toàn đường cao tốc;
đ) Hồ sơ tài liệu thẩm định an toàn giao thông (nếu thuộc trường hợp phải thẩm định an toàn giao thông);
e) Quy trình vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình;
g) Hồ sơ tài liệu về tổ chức giao thông;
h) Hồ sơ trạng thái ban đầu của các công trình cầu, hầm, nền đường đặc biệt;
i) Hồ sơ về bảo vệ môi trường theo quy định;
k) Nhật ký tuần đường, hồ sơ lý lịch cầu, hầm, hồ sơ đăng ký đường, bình đồ duỗi thẳng; các tài liệu thống kê báo cáo tình hình khai thác công trình đường cao tốc; các băng, đĩa ghi hình, chụp ảnh về tình trạng công trình và các tài liệu sao chụp khác;
l) Các biên bản, văn bản xử lý vi phạm hành chính liên quan đến đất dành cho đường cao tốc;
m) Các tài liệu liên quan đến kiểm tra, kiểm định, quan trắc, sửa chữa và các hoạt động khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc;
n) Số liệu đếm xe trên đường cao tốc, lưu lượng xe.
2. Trách nhiệm lập, cung cấp, tiếp nhận các hồ sơ tài liệu trong giai đoạn đầu tư xây dựng để phục vụ khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc:
a) Đối với công trình đường cao tốc được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng bằng nguồn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập, bàn giao đầy đủ hồ sơ tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i khoản 1 Điều này cho cơ quan quản lý đường cao tốc trước khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng;
b) Nhà đầu tư tổ chức lập và tự lưu giữ các hồ sơ tài liệu theo quy định tương tự tại điểm a khoản này đối với đường cao tốc do mình quản lý;
c) Đối với công trình đường cao tốc đang khai thác, đơn vị khai thác, bảo trì chịu trách nhiệm lập hồ sơ tài liệu theo quy định tại các điểm k, l, m, n khoản 1 Điều này và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý đường cao tốc, nhà đầu tư.
1. Trước khi đưa công trình đường cao tốc vào khai thác, chủ đầu tư, nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng hoặc cải tạo, nâng cấp công trình đường cao tốc tổ chức lập và gửi hồ sơ đề nghị đưa công trình đường cao tốc vào khai thác đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định cụ thể sau:
a) Bộ Giao thông vận tải công bố đối với đường cao tốc do Trung ương quản lý;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố đối với đường cao tốc do địa phương quản lý.
2. Hồ sơ đề nghị công bố đưa công trình cao tốc vào khai thác
Chủ đầu tư, nhà đầu tư gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị công bố đưa công trình vào khai thác trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị công bố đưa công trình đường cao tốc vào khai thác theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo thẩm định an toàn giao thông (nếu thuộc dự án phải thẩm định an toàn giao thông);
c) Phương án tổ chức giao thông được duyệt.
3. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra và xử lý như sau:
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, phải có văn bản yêu cầu nhà đầu tư, chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền công bố đưa công trình đường cao tốc vào khai thác tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, ra quyết định công bố đưa công trình vào khai thác. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm chủ đầu tư, cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề nghị công bố đưa công trình đường cao tốc vào khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều này, trình Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
1. Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng hoặc sự cố công trình làm đường cao tốc không thể sử dụng một chiều hoặc cả hai chiều của tuyến đường cao tốc; không thể thực hiện phương án tổ chức giao thông bình thường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông:
Đơn vị khai thác, bảo trì, nhà đầu tư thực hiện ngay phương án tổ chức giao thông đặc biệt, đồng thời báo cáo cơ quan quản lý đường cao tốc. Trường hợp tạm dừng khai thác đường cao tốc trên 24 giờ phải báo cáo và được Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp thuận.
2. Trường hợp tạm dừng khai thác đường cao tốc phục vụ yêu cầu quốc phòng, an ninh, đơn vị khai thác, bảo trì thực hiện tạm dừng khai thác và thực hiện phương án tổ chức giao thông đặc biệt đã được phê duyệt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc bao gồm các nội dung sau:
1. Phương tiện được phép lưu thông trên đường cao tốc;
2. Điều kiện sử dụng các làn đường cao tốc khi: Lưu thông bình thường; chuyển làn; quay đầu phương tiện trong trường hợp khẩn cấp; đi qua các trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe; gặp sự cố, tai nạn và trong những trường hợp đặc biệt;
3. Danh sách nút giao và các công trình đặc biệt;
4. Tốc độ lưu hành cho phép và khoảng cách an toàn giữa các xe;
5. Vị trí, thời gian và thời lượng chiếu sáng;
6. Tên, vị trí, lý trình và điều kiện sử dụng các trạm dừng nghỉ, nơi dừng, nơi đỗ xe, trạm thu phí và trạm kiểm soát tải trọng xe;
7. Quy định về cảnh báo an toàn giao thông khi thực hiện công việc quản lý, bảo trì;
8. Số điện thoại khẩn cấp;
9. Phương án cứu hộ, cứu nạn;
10. Các thông tin được cung cấp thông qua hệ thống giao thông thông minh: Vị trí các vụ tai nạn, sự cố, sự kiện, điều kiện thời tiết, công trường thi công, địa điểm đang hạn chế điều kiện khai thác, các vi phạm quy tắc giao thông, tư vấn hành trình và các nội dung khác;
11. Các thông tin khác: Hình thức, công nghệ thu phí; trạm kiểm tra tải trọng xe; tên và địa chỉ của các cơ quan, đơn vị liên quan đến quản lý, khai thác;
1. Lập, trình phương án tổ chức giao thông:
Chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư chịu trách nhiệm lập phương án tổ chức giao thông trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước khi đưa công trình vào khai thác.
2. Thẩm quyền phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc:
a) Bộ Giao thông vận tải phê duyệt phương án tổ chức giao thông đối với đường cao tốc do Trung ương quản lý theo đề nghị của chủ đầu tư, nhà đầu tư sau khi có báo cáo thẩm định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt phương án tổ chức giao thông do địa phương quản lý sau khi có báo cáo thẩm định của cơ quan chuyên môn trực thuộc và ý kiến thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án tổ chức giao thông
Chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư gửi 02 (hai) bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án tổ chức giao thông trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 2 Điều này. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình phê duyệt (bản chính) theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phương án tổ chức giao thông;
c) Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
4. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra và xử lý như sau:
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản yêu cầu nhà đầu tư, chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tổ chức giao thông giao cơ quan quản lý đường cao tốc tiến hành thẩm định hồ sơ. Thời gian thẩm định không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Sau khi có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện, ra quyết định phê duyệt phương án tổ chức giao thông trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm chủ đầu tư, cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án tổ chức giao thông theo quy định tại khoản 3 Điều này, trình Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
1. Trách nhiệm của nhà đầu tư và cơ quan quản lý đường cao tốc (khi trực tiếp quản lý tuyến cao tốc):
a) Kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm đơn vị khai thác, bảo trì;
b) Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất, đánh giá tình trạng hư hỏng, xuống cấp của công trình;
c) Cập nhật, tổng hợp tình hình hư hỏng các công trình thuộc phạm vi quản lý để xây dựng kế hoạch bảo trì hàng năm và tổ chức sửa chữa, khắc phục hư hỏng để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định đối với công trình do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
2. Trách nhiệm của đơn vị khai thác, bảo trì:
a) Thường xuyên, theo dõi và cập nhật tình trạng chất lượng công trình, kịp thời phát hiện các hiện tượng hư hỏng, xuống cấp của công trình được giao quản lý;
b) Báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất với nhà đầu tư hoặc cơ quan quản lý tuyến đường cao tốc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình trạng hư hỏng, xuống cấp của công trình được giao quản lý.
c) Thực hiện các công việc khác theo quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý công trình đường cao tốc.
1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý đường cao tốc:
a) Tổ chức tuần kiểm đường cao tốc theo các quy định về tuần kiểm (khi trực tiếp quản lý tuyến cao tốc) tại Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Thực hiện các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan; thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục lụt, bão theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan;
c) Kiểm tra, giám sát nhà đầu tư, đơn vị khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc thực hiện các quy định hiện hành.
2. Trách nhiệm của nhà đầu tư:
a) Kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc của đơn vị khai thác, bảo trì;
b) Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương ngăn chặn, xử lý các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 8 và khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Thực hiện trách nhiệm như quy định đối với cơ quan quản lý đường cao tốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với công trình đường cao tốc do mình quản lý. Đồng thời, có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý đường cao tốc kết quả quản lý, khai thác theo quy định.
3. Trách nhiệm của đơn vị khai thác, bảo trì:
a) Tổ chức tuần đường, kiểm tra và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc;
b) Thực hiện các nội dung khác về quản lý và bảo vệ công trình đường cao tốc theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Thực hiện các nội dung về quản lý, bảo vệ công trình đường cao tốc theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý công trình đường cao tốc và hợp đồng ký với cơ quan quản lý đường cao tốc, nhà đầu tư;
d) Thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục lụt, bão theo quy định.
1. Trách nhiệm của đơn vị khai thác, bảo trì:
a) Lập kế hoạch tuần đường phù hợp điều kiện tuyến đường;
b) Thực hiện công tác tuần đường trên đường cao tốc theo đúng quy định;
c) Xử lý kịp thời các vi phạm, tai nạn, sự cố theo thẩm quyền;
d) Báo cáo cơ quan quản lý đường cao tốc, nhà đầu tư đường cao tốc và các cơ quan chức năng có liên quan và đề nghị giải quyết, hỗ trợ giải quyết các vi phạm, tai nạn, sự cố vượt quá thẩm quyền;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện tuần đường, tình hình an toàn giao thông và tình hình vi phạm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo quy định.
2. Trách nhiệm của nhân viên tuần đường:
a) Phát hiện kịp thời tình trạng bất thường, sự cố của công trình đường cao tốc ảnh hưởng đến an toàn giao thông, các vi phạm quy định về an toàn giao thông, vi phạm phương án tổ chức giao thông, các tai nạn, sự cố giao thông và báo cáo kịp thời;
b) Đối với công trình đường cao tốc:
Thống kê, nắm rõ số lượng, vị trí, tình trạng chi tiết của công trình đường cao tốc trong đoạn tuyến được giao; kiểm tra thường xuyên để phát hiện hư hỏng, sự xâm hại công trình; báo cáo đơn vị khai thác, bảo trì đường cao tốc để có biện pháp xử lý kịp thời;
Trường hợp hư hỏng nhỏ, việc khắc phục không cần vật tư, thiết bị thì nhân viên tuần đường chủ động thực hiện hoặc yêu cầu công nhân bảo trì khắc phục ngay;
Trường hợp hư hỏng cần thiết có biện pháp báo hiệu cho người tham gia giao thông biết để kịp phòng tránh: tổ chức cảnh báo ngay khi phát hiện và đồng thời báo cáo đơn vị khai thác, bảo trì đường cao tốc để có biện pháp xử lý kịp thời.
c) Đối với giao thông trên đường cao tốc:
Phát hiện các vi phạm quy định về an toàn giao thông và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý, khắc phục kịp thời;
Phát hiện các vị trí có nguy cơ xảy ra ùn, tắc giao thông; hướng dẫn giao thông và báo cáo ngay về đơn vị khai thác, bảo trì để giải quyết khắc phục đối với các trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết;
Khi phát hiện tai nạn giao thông, báo cáo ngay các thông tin ban đầu về đơn vị khai thác, bảo trì để thông báo đến các đơn vị liên quan; tổ chức sơ, cấp cứu ban đầu và đề nghị vận chuyển người bị thương; bảo vệ hiện trường; tổ chức phân luồng giao thông trong khi lực lượng công an chưa có mặt tại hiện trường; bàn giao hiện trường và phối hợp hướng dẫn, điều hành giao thông;
Theo dõi việc thi công công trình trên đường cao tốc đang khai thác, yêu cầu nhà thầu thi công chấp hành phương án đảm bảo an toàn giao thông khi thi công; phát hiện và phối hợp xử lý đối với các hành vi gây mất an toàn giao thông theo thẩm quyền; báo cáo ngay cho về đơn vị khai thác, bảo trì để xử lý các trường hợp vượt quá thẩm quyền;
d) Công tác quản lý, bảo vệ phạm vi đất của đường cao tốc: Phát hiện kịp thời, lập biên bản và báo cáo đơn vị khai thác, bảo trì đường cao tốc;
đ) Đối với hành lang an toàn đường cao tốc
Thống kê, nắm rõ hệ thống cọc mốc giải phóng mặt bằng, cọc mốc lộ giới, hiện trạng phạm vi hành lang an toàn đường cao tốc của đoạn tuyến được giao quản lý;
Phát hiện kịp thời hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường cao tốc; lập biên bản và báo cáo đơn vị khai thác, bảo trì đường cao tốc;
e) Ghi chép kết quả tuần đường vào sổ nhật ký tuần đường; bảo quản hồ sơ, tài liệu tuần đường.
3. Yêu cầu đối với nhân viên tuần đường:
a) Có trình độ chuyên môn từ trung cấp nghề chuyên ngành cầu, đường bộ; được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tuần đường trên đường cao tốc; được đào tạo về sơ cấp cứu; hiểu biết pháp luật, có khả năng tuyên truyền, hướng dẫn và giải thích pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Khi thực hiện nhiệm vụ, nhân viên tuần đường phải được trang bị đồng phục có gắn vật liệu phản quang, có tên, phù hiệu của đơn vị khai thác bảo trì; phải đeo thẻ tên nhân viên tuần đường;
c) Đội tuần đường khi làm nhiệm vụ trên đường cao tốc có ít nhất hai người để bố trí một người thực hiện hành động cảnh báo trong khi người còn lại thực hiện các hoạt động nghiệp vụ.
4. Tuần đường trên đường cao tốc bằng xe ô tô, xe mô-tô chuyên dùng. Trên phương tiện tuần đường, ngoài các trang thiết bị chuyên dùng theo quy định, còn có trang thiết bị phục vụ sơ, cấp cứu ban đầu theo quy định của ngành y tế.
1. Xác định tải trọng xe trên đường cao tốc được thực hiện bằng thiết bị cân chuyên dùng. Kết quả kiểm tra tải trọng xe, tải trọng trục xe để xác định tình hình và mức độ vượt quá tải trọng phục vụ công tác quản lý và cung cấp cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
2. Kiểm tra khổ giới hạn xe trên đường cao tốc được thực hiện tại khu vực lối vào đường cao tốc bằng thiết bị chuyên dùng.
3. Xe vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn cầu, đường bắt buộc phải di chuyển ra ngoài phạm vi đường cao tốc để khắc phục vi phạm và bị xử lý theo quy định. Đơn vị khai thác, bảo trì có quyền từ chối phục vụ xe quá tải, quá khổ theo quy định đi vào đường cao tốc, đồng thời phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý kịp thời.
1. Thông tin cố định được cung cấp bằng hệ thống báo hiệu đường bộ trên đường cao tốc.
2. Quy định về hệ thống báo hiệu và việc bố trí lắp đặt trên đường cao tốc phải tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển báo hiệu trên đường cao tốc, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ và quy định của Bộ Giao thông vận tải.
3. Hệ thống báo hiệu đường bộ trên đường cao tốc phải tuân thủ phương án tổ chức giao thông của tuyến đường cao tốc được phê duyệt; cung cấp cho người tham gia giao thông các thông tin về: mạng lưới đường liên quan, hành trình, hướng đi ở các nút giao và chỗ ra vào đường cao tốc, cảnh báo đề phòng tai nạn, hệ thống dịch vụ dọc tuyến.
1. Thông tin thay đổi là những thông tin thay đổi theo thời gian thực, bao gồm: thời tiết, mật độ giao thông, tư vấn hành trình, thời gian hành trình dự kiến, thông tin về sự cố, tai nạn, tạm dừng khai thác và các thông tin khác liên quan đến giao thông trên đường cao tốc.
2. Thông tin thay đổi được cung cấp thông qua:
a) Biển báo hiệu trên đường cao tốc được bố trí khi có trường hợp đặc biệt. Những biển này phải tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển báo hiệu trên đường cao tốc;
b) Biển báo thông tin điện tử trên đường cao tốc phải tuân thủ các quy định hiện hành về biển báo thông tin điện tử trên đường cao tốc;
c) Các điểm cung cấp thông tin trên đường cao tốc: Trạm dừng nghỉ, trạm dịch vụ và các điểm cung cấp thông tin khác;
d) Sóng radio có tần số được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
đ) Trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý đường cao tốc;
e) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trên đường cao tốc khi thực hiện công tác bảo trì đường cao tốc, khi xử lý tai nạn hoặc các sự cố trên đường.
1. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực chịu trách nhiệm giám sát, điều hành hoạt động của các Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến và điều hành giao thông khu vực thuộc phạm vi quản lý.
2. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực có nhiệm vụ:
a) Thu thập, xử lý và quản lý thông tin giao thông do các Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến gửi về phục vụ mục đích giám sát, điều hành công tác đảm bảo an toàn giao thông các tuyến đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý;
b) Chỉ đạo trực tiếp các đơn vị khai thác, bảo trì tuyến đường cao tốc trong khu vực tham gia hỗ trợ giải quyết các tai nạn, sự cố, sự kiện nghiêm trọng. Giám sát việc cung cấp thông tin từ Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến trong quá trình thực hiện cứu hộ, cứu nạn;
c) Điều phối giao thông trên hệ thống đường cao tốc khu vực theo các phương án tổ chức giao thông đặc biệt được cấp thẩm quyền phê duyệt khi xảy ra các tình huống khẩn cấp, thiên tai thảm họa hoặc an ninh quốc phòng;
d) Phân phối thông tin cho các Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến để thực hiện điều tiết tránh ùn tắc giao thông giữa các tuyến đường cao tốc, đường bộ trong khu vực;
đ) Thực hiện việc tuần kiểm trên đường cao tốc theo phân công để kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuần đường; xử lý hoặc phối hợp xử lý các sai phạm theo thẩm quyền;
e) Cung cấp cho người tham gia giao thông thông tin tư vấn hành trình và tình trạng giao thông, các hạn chế khai thác của các tuyến đường khác trong khu vực thông qua các hình thức: trên biển báo điện tử, sóng radio, truyền hình, bản đồ số và các dịch vụ cung cấp thông tin khác;
g) Quản lý, lưu trữ dữ liệu liên quan đến giao thông đường cao tốc trong khu vực phục vụ công tác quản lý quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển và khai thác đường cao tốc do cơ quan quản lý đường cao tốc thực hiện.
3. Các Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực được kết nối với nhau để chia sẻ thông tin, có mối quan hệ bình đẳng và phối hợp.
1. Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến chịu sự giám sát, điều hành của các Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực; chịu trách nhiệm vận hành hệ thống quản lý giám sát, điều hành giao thông trên đường cao tốc cụ thể.
2. Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến có nhiệm vụ:
a) Thu thập và xử lý các loại thông tin giao thông trên tuyến bao gồm hình ảnh camera, dữ liệu dò xe, điều kiện thời tiết, thông tin phát hiện về tai nạn, sự cố, sự kiện và các hành vi vi phạm giao thông của người điều khiển phương tiện;
b) Giám sát và quản lý thông tin đối với các loại sự kiện liên quan xảy ra trên đường cao tốc dẫn đến ùn tắc giao thông, tai nạn, sự cố, thời tiết nguy hiểm; và các sự kiện có kế hoạch định trước như vị trí công trường, ngày lễ đặc biệt;
c) Cung cấp các loại thông tin chỉ dẫn thay đổi theo thời gian cho người tham gia giao thông như thời tiết, mật độ giao thông, tư vấn hành trình, thời gian hành trình dự kiến, thông tin về sự cố, tai nạn, tạm dừng khai thác và các thông tin liên quan đến giao thông trên đường cao tốc;
d) Tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin về tai nạn, sự cố phương tiện, sự cố công trình xảy ra trên đường cao tốc được báo về Trung tâm từ tất cả các nguồn cung cấp thông tin để điều động ngay lực lượng tuần đường, ứng cứu giao thông và thông báo cho cơ quan công an, các đội cứu hộ, cứu nạn và các lực lượng liên quan khẩn trương có mặt tại hiện trường thực hiện nhiệm vụ theo chức năng quy định;
đ) Lưu trữ tất cả các thông tin trên tuyến theo quy định hiện hành đối với các loại hồ sơ dạng văn bản. Lưu trữ vĩnh viễn đối với các thông tin điện tử về tai nạn, sự cố. Đối với các thông tin điện tử thường xuyên, tùy theo tính chất của thông tin, dữ liệu để lưu trữ đảm bảo mục tiêu quản lý theo quy định. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ điện tử phải được bảo quản an toàn trong môi trường thích hợp và chuyển đổi theo công nghệ phù hợp;
e) Chủ động thực hiện các biện pháp điều tiết giao thông từ xa nhằm đảm bảo an toàn giao thông như điều chỉnh làn xe chạy hoặc hạn chế tốc độ chạy xe trên đường cao tốc cho phù hợp với điều kiện giao thông thực tế;
g) Thu thập, lưu trữ và quản lý tập trung dữ liệu về giao thông của hệ thống thu phí và hệ thống kiểm tra tải trọng xe trên đường cao tốc;
h) Kết nối và truyền đầy đủ thông tin, dữ liệu giao thông về Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực;
i) Tiếp nhận và cung cấp thông tin, thực hiện các phương án tổ chức giao thông đặc biệt theo sự chỉ đạo trực tiếp của Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực trong các tình huống khẩn cấp;
k) Theo dõi hoạt động và bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị thuộc hệ thống quản lý giám sát, điều hành giao thông đường cao tốc.
1. Nội dung trao đổi dữ liệu giữa Trung tâm điều hành giao thông khu vực và Trung tâm điều hành giao thông tuyến, bao gồm: Dữ liệu hình ảnh giao thông, dữ liệu thời tiết, dữ liệu nhận dạng phương tiện, thông tin sự kiện giao thông, thông tin chỉ dẫn điều khiển giao thông và các thông tin khác khi có yêu cầu cụ thể.
2. Việc kết nối, trao đổi dữ liệu giữa các Trung tâm điều hành giao thông khu vực và Trung tâm điều hành giao thông tuyến thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
1. Các công trình bắt buộc phải có quy trình vận hành khai thác:
a) Cầu quay, cầu có sử dụng thiết bị nâng hạ, cầu treo dây võng, dây văng, cầu dầm liên tục cấp I trở lên, cầu có sử dụng kết cấu và công nghệ phức tạp;
b) Hầm có sử dụng các thiết bị phục vụ quản lý, khai thác công trình;
c) Thiết bị công nghệ lắp đặt tại trạm thu phí;
d) Thiết bị công nghệ lắp đặt tại trạm kiểm tra tải trọng xe;
đ) Hệ thống giám sát giao thông thông minh, thiết bị công nghệ điều khiển giao thông;
e) Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình.
2. Quy trình vận hành khai thác công trình trên đường cao tốc là các chỉ dẫn, hướng dẫn của tư vấn thiết kế, nhà cung cấp thiết bị, công nghệ quy định cách thức, trình tự, nội dung vận hành, khai thác và sử dụng công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình nhằm bảo đảm cho việc khai thác công trình đúng công suất, công năng, bảo đảm an toàn, duy trì tuổi thọ công trình, thiết bị công trình theo thiết kế.
3. Nội dung quy trình vận hành khai thác công trình trên đường cao tốc phải bảo đảm bao quát các quy định về tổ chức giao thông, tải trọng khai thác, tốc độ, thành phần xe, bố trí làn xe, trình tự vận hành thiết bị lắp đặt vào công trình, các quy định về cứu nạn, cứu hộ, an toàn cháy nổ và các nội dung khác có liên quan.
4. Trách nhiệm trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy trình vận hành khai thác, điều chỉnh quy trình vận hành khai thác thực hiện như đối với quy trình bảo trì công trình đường cao tốc.
5. Căn cứ lập quy trình vận hành khai thác, bao gồm:
a) Hồ sơ thiết kế;
b) Công năng, công suất, đặc điểm, tính chất thiết bị lắp đặt trong công trình;
c) Sổ tay, tài liệu hướng dẫn, đào tạo vận hành thiết bị và công trình;
d) Các quy định về bảo đảm giao thông, an toàn giao thông, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
đ) Các nội dung khác như đối với quy trình bảo trì công trình.
MANAGEMENT AND OPERATION OF HIGHWAY WORKS
Article 5. Subject matters of the management and operation of highway works
Formulation and management of highway works management documents; announcement about putting the Works into operation, temporary suspension of the Works; organization of traffic on highways; management of properties and protection of highway infrastructure; appraisal of traffic safety; management of information on highways; road patrol; handling of accidents and incidents on highways;
Article 6. Highway works management documents
1. Highway works management documents include:
a) Legal documents, inspection records relating to the investment and construction project, documents of completion on the works and putting it into operation;
b) As-built drawings;
c) User manuals and user guides for equipment system, technology line installed to the works;
d) Documents about right of way benchmarks, site clearance benchmarks; certificate of land use right of infrastructure works serving the management of highway works; highway safety corridor benchmarks;
dd) Traffic safety assessment documents (in case traffic safety assessment is required);
e) Process of operation and maintenance of the works;
g) Traffic organization documents;
h) Documents about initial conditions of special bridge, tunnel and floor works;
i) Environmental protection documents;
k) Daily records of road patrols, records of bridges, tunnels, road registration, topographical map; statistical documents about operation of highway works; tapes, discs of conditions of the works and other recording materials;
l) Reports and written records of handling of administrative violations concerning land intended for highways;
m) Documents about inspection, assessment, monitoring, repair, operation and maintenance of highway works;
n) Traffic count data on highways, flows of traffic;
2. Responsibilities for establishing, providing and receiving documents serving the operation and maintenance of highway works during initial phase of investment and construction:
a) As for highway works that are constructed, renovated, upgraded or expanded by state budget sources, the investor shall be responsible for establishing and handing over adequate documents as prescribed in Points a, b, c, d, dd, e, g, h, i, Clause 1 of this Article to the highway management agency before the works has been put into operation;
b) The investor shall establish and file documents itself as prescribed in Point a of this Clause for the highways under its management;
c) As for highway works that are in operation, the operation & maintenance agency shall be responsible for establishing the documents as prescribed in the Points k, l, m, n, Clause 1 of this Article and be subject to inspection by the highway management agency and the investor.
Article 7. Public announcement of putting highway works into operation
1. Before putting the highway works (constructed, renovated or upgraded) into operation, the investor shall establish the documents and make formal request to competent agencies for consideration and putting the works into operation as follows:
a) The Ministry of Transport shall make public announcement for central-managed highway works;
b) The People’s committees of central-affiliated cities and provinces shall make public announcement for local-managed highway works.
2. Request documents for putting highway works into operation
d) The investor submits a set of request documents direct, by post or via any manner as appropriate to competent agencies for handling as prescribed in Clause 1 of this Article. The request documents include:
a) A formal statement for putting the works into operation according to the form shown in the Appendix 1 enclosed herewith;
b) Reports on traffic safety appraisal (in case of projects in need of safety assessment);
c) Approved traffic safety plan
3. Competent agencies receive, examine and handle as follows:
If the documents are found inadequate as required, within two working days at the latest since receipt of the documents, the investor shall be notified in writing to make supplements for completion.
Within three working days since receipt of adequate documents as required, the competent agency shall make public announcement about putting the works into operation if the documents are found eligible and adequate as required. Otherwise, the competent agency shall issue a written notice with reasons stated.
4. As for highway construction projects invested by the Ministry of Transport, People’s committees of central-affiliated cities and provinces, the agencies, organizations that are appointed to use capital sources for the investment and construction of the works shall be responsible for establishing request documents for public announcement about putting the works into operation as prescribed in Clause 2 of this Article and making submission to the Ministry of Transport and People’s committees of central-affiliated cities and provinces for decision.
Article 8. Temporary suspension from operation of highways in special circumstances
1. Highways are put into temporary suspension from operation when a serious traffic accident or works failures result in blockage in either or both ways of highways, affecting usual traffic organization and traffic safety:
The operation & maintenance organization and the investor shall immediately carry out special traffic plans and report to the highway management agency. In case the highway is supposed to be temporarily suspended for 24 hours, a report must be made to the Ministry of Transport and People’s committees of central-affiliated cities and provinces for approval.
2. In case the highway is supposed to be temporarily suspended to serve requirements for national defense and security, the operation & maintenance organization shall carry out approved special traffic plans at the request of competent state agencies.
Article 9. Highway traffic organization plan
Highway traffic organization plan includes:
1. Vehicles eligible for traveling on highways;
2. Using lanes of highways involves normal circulation, lane switching, turning in case of emergency; passing a tollbooth, weight stations; having incidents, accidents and in special circumstances;
3. List of intersections and special works;
4. Allowed speed and safety distance between vehicles;
5. Position, time and duration of lighting;
6. Name, position and conditions for using halting-places, bus-stops, tollbooths and weight stations;
7. Regulations on traffic safety warnings in the implementation of management and maintenance;
8. Emergency phone numbers;
9. Relief and rescue plans;
10. Information communicated via smart traffic system: positions of accidents, incidents, events, weather conditions, construction site, restricted areas, traffic rules, journey consultancy and other issues;
11. Other information: toll collection method and technology; weight station; name and address of agencies, organizations relating to management and operation;
12. Special traffic organization;
Article 10. Sequence and procedures for establishment and approval of highway traffic organization plan
1. Establishment and submission of traffic organization plan:
The investor shall be responsible for establishing traffic organization plan and making submission to competent agencies for review and approval before putting the works into operation.
2. Powers to approve highway traffic organization plan
a) The Ministry of Transport shall approve central-managed highway traffic organization plan at the request of the investor after receipt of the appraisal report from Directorate for Roads of Vietnam.
b) The People’s committees of central-affiliated cities and provinces shall approve local-managed traffic organization plan after receipt of the appraisal report from affiliated professional agencies and agreement from the Ministry of Transport.
3. Request documents for approval of traffic organization plan
The investor submits two (02) sets of request documents directly, by post or any manner as appropriate to competent agencies for handling as regulated in Clause 2 of this Article The request documents include:
a) A formal statement for approval (original) according to the form shown in the Appendix 2 enclosed herewith;
b) Traffic organization plan;
c) Written records of inspection for acceptance and putting the works into operation.
4. Competent agencies receive, examine and handle as follows:
Competent agencies receive and handle the documents. If the documents are found inadequate as required, within two working days at the latest since receipt of the documents, the investor shall be notified in writing to make supplements for completion;
Competent agencies shall assign the highway management agency to carry out appraisal of documents. Time limit for appraisal must be within five working days since receipt of adequate documents as regulated. Within three working days receipt of the appraisal report, upon finding it satisfactory, the competent agency shall carry out approval of the traffic organization plan. Otherwise, the competent agency shall issue a written notice with reasons stated.
5. As for highway construction projects invested by the Ministry of Transport, People’s committees of central-affiliated cities and provinces, agencies, organizations that are appointed to use capital sources for the investment and construction of the works shall be responsible for establishing request documents for public announcement about putting the works into operation as prescribed in Clause 3 of this Article and making submission to the Ministry of Transport and People’s committees of central-affiliated cities and provinces for approval.
Article 11. Monitor and update conditions of damage, degradation of highway works
1. Responsibilities of the investor and highway management agency:
a) Examine fulfillment of responsibilities by operation & maintenance agencies;
b) Carry out regular, unregular inspection and assessment of conditions of damage and degradation of the works;
c) Update and summarize conditions of damage of the works within scope of management for the construction of annual maintenance plan, remedy the damage to ensure safety and smoothness of traffic, or make the report to competent agency with respect to the works managed by the Ministry of Transport.
2. Responsibilities of operation & maintenance agencies:
a) Regularly monitor and update quality conditions of the works, detect signs of damage, degradation of the works assigned;
b) Make monthly, quarterly or unregular reports to the investor or highway management agency, competent state agencies on conditions of damage, degradation of the works assigned.
c) Perform other undertakings according to technical standards of highway management.
Article 12. Management and protection of highway infrastructure
1. Responsibilities of highway management agency:
a) Organize patrol of highways according to the regulations on patrol set out in the Circular No. 47/2012/TT-BGTVT dated November 12, 2012 of the Minister of Transport regulating patrol, inspection and protection of road traffic infrastructure;
b) Execute regulations on management and protection of highway infrastructure according to provisions set out in the Decree No. 11/2010/NĐ-CP, Decree No. 100/2013/NĐ-CP and relevant law provisions; carry out floods, storms prevention and fighting tasks as stipulated hereof and relevant law provisions;
c) Examine and oversee the investor, operation & maintenance organizations executing applicable regulations;
2. Responsibilities of the Investor:
a) Examine and oversee the tasks of protecting highway infrastructure carried out by the operation & maintenance organization;
b) Actively cooperate with functional agencies, local authorities in preventing and handling prohibited acts as prescribed in Clauses 1, 2, 3, Article 8 and Clause 2, Article 35 of the Law on Road Traffic and violations of the regulations on management and protection of road traffic infrastructure;
c) Fulfill responsibilities as regulated for highway management agency as prescribed in Point b, Clause 1 of this Article with respect to highway works under its management; Be responsible for reporting results of management and operation of the works to highway management agency as regulated;
3. Responsibilities of operation & maintenance agencies:
a) Organize road patrol, examine and protect highway infrastructure;
b) Execute other regulations on management and protection of highway works according to provisions set out in the Law on Road Traffic, the Decree No. 11/2010/NĐ-CP, Decree No. 100/2013/NĐ-CP and relevant law provisions;
c) Execute management and protection of highway works according to technical regulations and standards of highway management and contracts signed with highway management agency and the investor;
d) Carry out floods, storms prevention and control, remedial work;
1. Responsibilities of operation & maintenance agencies:
a) Establish patrol plan corresponding to route conditions;
b) Implement highway patrol as regulated;
c) Handle violations, accidents and incidents within competence in a timely manner;
d) Make the report and formal request to highway management agency, the investor and relevant functional agencies for handling or supporting to handle violations, accidents and incidents beyond competence;
dd) Make the report on road patrol performance, traffic safety and violations of highway infrastructure protection as regulated;
2. Responsibilities of road patrol personnel:
a) Detect and make early report on any abnormality or problem of the works that may affect traffic safety, violations of traffic safety and traffic organization plan, traffic accidents and incidents;
b) Highway works:
Work out to grasp details (quantity, position, conditions...) in each assigned section of the highway works; carry out regular inspection to detect damage, encroachment on the works; make the report to the operation & maintenance organization for early handling measures;
In case the damage is not significant and remedial work does not require equipment or materials, remedial work may be done by patrol personnel themselves or maintenance workers may be asked to do it immediately;
In case any damage that needs to be informed to road users for awareness, warning must be made upon detection and the operation & maintenance organization must be reported to for early handling measure.
c) Traffic circulation on highways:
Detect traffic violations and cooperate with competent agencies in handling and carrying out early remedial work;
Detect positions where traffic congestion is likely to occur, direct traffic and make immediate report to the operation & maintenance organization for handling with respect to cases beyond competence;
Upon detecting traffic accidents, initial information must be reported immediately to the operation & maintenance organization for informing other relevant agencies; carry out first-aids and have accident victims transported; protect the site; direct traffic while police is yet to come; hand over the site and cooperate guidance and direction of traffic;
Monitor construction works carried out on highways in operation; request the construction contractor to comply with traffic safety assurance plan during construction; detect and cooperate in handling acts of causing loss of traffic safety within competence; immediately report to the operation & maintenance for handling with respect to cases beyond competence;
d) Detect and report violations concerning management and protection of highway lands to highway operation & maintenance organization;
dd) Highway safety corridor
Work out and clearly understand site clearance benchmarks, right-of-way benchmarks, current conditions of safety corridor range of the managed section of highway;
Detect violations of the regulations on management and protection of highway safety corridor; establish written records and make the report to the operation & maintenance organization;
e) Record road patrol results in patrol dairy; store and protect road patrol documents;
3. Requirements for road patrol personnel:
a) Obtain degrees in roads and bridges from trade schools; pass training in professional competence in highway patrol; pass training in first-aids; understand the law; be able to disseminate, guide and interpret the law on road traffic;
b) When performing duties, patrol staff must wear reflective uniforms attached with name tags of the operation & maintenance organization and names of patrol staff themselves;
c) When performing duties, a team of road patrol must consist of at least two staff. One makes the warnings and the other carries out professional competence.
4. Highway patrol tasks conducted in specialized cars, motorbikes On road patrol vehicles, in addition to specialized equipment as regulated, medical equipment serving first-aids is also required.
Article 14. Controlling overload, oversize vehicles traveling on highways
1. Determination of loads on highways is carried out through a specialized scale; Results of examination of vehicular load, vehicle axle load shall be used to determine current conditions and overload level and shall be reported to functional agencies for handling as regulated.
2. Examination of dimensional limits on highways is carried out by specialized equipment at the entrance of highways.
3. Any vehicle that violates regulations on vehicular loads, dimensional limits of bridges, roads must be moved out of the highway range for remedial work and handling according to law provisions. The operation & maintenance organization has the right to reject to serve overload, oversize vehicles and at the same time cooperate with competent agencies for early handling.
Article 15. Fixed information on highways
1. Fixed information is provided via a road signaling system on highways.
2. Regulations and installation of the road signaling system on highways must conform to National technical regulation on highway signals, road signals and regulations of the Ministry of Transport.
3. Highway signaling system must conform to the approved highway traffic organization plan, providing to road users information about related road network, courses, directions at intersections, entrance and exit of highways, warnings about accidents, service system along highways.
Article 16. Changeable information on highways
1. Changeable information is the information that may change by time including weather, traffic density, information about courses, accidents, incidents, temporary suspension of operation and other information relating to traffic on highways.
2. Changeable information shall be provided through:
a) Highway signs that are set up in special cases and such highway signs must conform to National technical regulation on road signs and highway signs;
b) Electronic information signs on highways and such signs must conform to applicable regulations on electronic information signs on highways;
c) Information supply points on highways such as halting-places, service stations and other information supply places;
d) Radio waves with frequency permitted by competent agencies;
dd) Electronic information pages of the highway management agency;
e) Commands from traffic conductors on highways while carrying out maintenance or handling accidents or incidents on highways;
Article 17. Regional traffic management center
1. Regional traffic management center shall be responsible for overseeing and managing activities of route-based traffic management centers and traffic management centers in the area within management.
2. Responsibilities of regional traffic management center
a) Collect, handle and manage information reported by route-based traffic management centers for the purposes of supervision and management ensuring traffic safety on highway routes within scope of management;
b) Directly instruct operation & maintenance organizations in the area to support the handling of accidents, incidents and serious cases. Supervise supply of information from route-based traffic management centers during relief, rescue operation;
c) Regulate traffic on highways according to special traffic organization plans approved by competent agencies in case of emergency, natural disasters or national security;
d) Distribute information to route-based traffic management centers for regulation of traffic aimed at preventing congestion on highways and roads in the area;
dd) Perform patrol on highways as assigned to investigate and supervise the implementation of road patrol; handle or cooperate in handling violations within competence;
e) Provide to road users information about courses and traffic conditions, restricted operation of other routes in the area via electronic signs, radio waves, television, digital maps and other information supply services;
g) Manage and store data concerning highway traffic circulation in the area serving the management of planning and constructing the highway development and operation plan undertaken by the highway management agency.
3. Regional traffic management centers in the area must be connected to one another for sharing information, have an equal and cooperative relationship.
Article 18. Route-based traffic management center
1. Route-based traffic management centers are under the supervision and management of regional traffic management centers; shall be responsible for operating the traffic management system on a particular highway.
2. Responsibilities of route-based traffic management center
a) Collect and handle traffic information on a particular highway route including images caught on camera, vehicle tracking data, weather conditions, detection of accidents, incidents, events and traffic violations committed by road users;
b) Supervise and manage information relating to occurrence of events on highways resulting in congestion, accidents, incidents and dangerous weather conditions as well as planned events such as location of construction works, special ceremonies;
c) Provide to road users changeable information including weather conditions, traffic density, information about courses, accidents, incidents, temporary suspension of operation and other information relating to traffic circulation on highways;
d) Receive and perform early handling of information relating to accidents, vehicle problems, works problems on highways reported from all sources of information in order to immediately mobilize road patrol forces, traffic responders and make the notification to police agencies, relief and rescue teams, and other relevant forces for early presence and action;
dd) Store all information on highway routes under applicable regulations for all types of documents; Permanently store electronic information relating to accidents, incidents; As for regular electronic information, storage shall depend on nature of information, data to meet management targets as regulated. Electronic documents must be stored in an appropriate environment and transferred via an appropriate technology;
e) Actively take remote control measures to ensure traffic safety such as regulating traffic lanes or restricting vehicle speed to a level appropriate for real-life circumstance;
g) Collect, store and manage concentrated traffic data from tollbooths and vehicle load control system on highways;
h) Connect and transmit sufficient traffic information, data to regional traffic management centers;
i) Receive and supply information, carry out special traffic organization plans under direct instruction of regional traffic management center in case of emergency;
k) Monitor the maintenance of equipment that belongs to highway traffic monitoring and management system;
Article 19. Connection between regional traffic management centers and route-based traffic management centers
1. Information exchanged between regional traffic management centers and route-based traffic management centers includes images caught on camera, weather, vehicle identification data, traffic events, traffic instruction and other information on request.
2. Connection and exchange of information, data between regional traffic management centers and route-based traffic management centers are carried out in accordance with technical regulations and standards issued by competent agencies.
Article 20. Operation process of works, facilities on highways
1. All the works must be accompanied by an operation process:
a) Swing bridge, bridges that use overhead lifting equipment, suspension bridges, cable-stayed bridges, continuous beam bridges from grade I and over, any bridge that uses complicated structure and technology;
b) Tunnels that use equipment serving management and operation of the works;
c) Technological equipment installed at tollbooths;
d) Technological equipment installed at weigh stations;
dd) Smart traffic monitoring system, traffic control technological equipment;
e) Other cases as regulated by competent state agencies, investors or owners of the works;
2. Operation process of the works on highways includes guidelines given by design consultants, regulations issued by facilities & technology suppliers on methods, sequence of operation and employment of the works, on equipment installed to the works to ensure proper operation of the works that then brings about safety and longevity of the works and equipment as designed.
3. Content of operation process of the works on highways must generally include regulations on traffic organization, operated loads, vehicle speed, vehicle components, lane arrangement, sequential operation of the equipment installed to the works, regulations on relief, rescue, fire & explosion safety and other relevant issues.
4. Responsibilities for establishment, assessment, approval and revision of operation process are the same as responsibilities for highway works maintenance process.
5. Bases for the establishment of operation process include:
a) Design documents;
b) Uses, capacity, characteristics and nature of equipment installed to the works;
c) Handbooks, user manuals, operator’s instruction of equipment and the works;
d) Regulations on traffic safety assurance, labor safety and environmental protection;
dd) Other issues the same as for highway works maintenance process;
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực