Thông tư 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 83/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 26/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2014 |
Ngày công báo: | 13/08/2014 | Số công báo: | Từ số 753 đến số 754 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
08/06/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Biểu thuế GTGT mới đối với hàng nhập khẩu
Từ 10/8/2014 sẽ áp dụng Biểu thuế GTGT mới ban hành theo Thông tư 83/2014/TT-BTC đối với hàng hoá ở khâu nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo Danh mục hàng hoá NK VN ban hành bởi Thông tư 156/2011/TT-BTC.
Một số hướng dẫn chung khi áp dụng Biểu thuế như sau:
- Biểu thuế trên áp dụng cho các mã hàng 08 chữ số theo Danh mục; các mặt hàng thuộc nhóm 04 chữ số được nêu tên cụ thể tại mục “Riêng” thì áp dụng mức thuế suất GTGT tại mục “Riêng”.
- Trường hợp hàng hoá là đối tượng không chịu thuế hoặc chịu mức thuế suất 5% hoặc 10% theo Luật thuế GTGT và các VB hướng dẫn khác thì thực hiện theo quy định của các văn bản đó. Trừ hàng hoá là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ hải sản; thiết bị, dụng cụ y tế thì thực hiện theo Thông tư này.
Thông tư này thay thế cho các Thông tư 131/2008/TT-BTC, 74/2009/TT-BTC, 84/2009/TT-BTC
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83/2014/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2014 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG THEO DANH MỤC HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/01/2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện việc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa ở khâu nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam theo danh mục hàng hoá nhập khẩu Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng;
2. Cơ quan quản lý thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Biểu thuế giá trị gia tăng
Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này gồm:
1. Danh mục Biểu thuế giá trị gia tăng được chi tiết theo mã hàng 08 chữ số, mô tả hàng hoá theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính và có chi tiết thêm mục “Riêng” với mô tả đặc tính hàng hoá theo đúng tên của hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là Luật thuế giá trị gia tăng) và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng.
2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng
a) Ký hiệu (*) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ: Ngựa thuần chủng để nhân giống (mã hàng 0101.21.00); Xe dành cho người tàn tật (mã hàng 8713.10.00 và 8713.90.00) có ký hiệu (*) tại cột thuế suất có nghĩa là các mặt hàng thuộc 03 mã hàng này là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
b) Ký hiệu (5) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% thống nhất ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại (bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bán mủ cao su sơ chế, nhựa thông sơ chế, bông sơ chế cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại).
Ví dụ: Mặt hàng mủ cao su thiên nhiên sơ chế (nhóm 40.01) có ký hiệu (5) tại cột thuế suất có nghĩa là mặt hàng này áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% thống nhất ở khâu nhập khẩu, sản xuất hay kinh doanh thương mại. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bán mủ cao su cơ chế cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại vẫn thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.
c) Ký hiệu (*,5) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu tự sản xuất, đánh bắt bán ra, ở khâu nhập khẩu và áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp được nêu tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
d) Ký hiệu (10) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% thống nhất ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
Ví dụ: Mặt hàng bồn tắm (mã hàng 3922.10.10) có ký hiệu (10) tại cột thuế suất có nghĩa là mặt hàng này áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% ở khâu nhập khẩu thì cũng áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 10% ở khâu sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
e) Ký hiệu (*,10) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng là vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác (nhóm 71.08) thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu nhưng phải chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại với mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.
Điều 4. Hướng dẫn chung về áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng theo danh mục Biểu thuế giá trị gia tăng
1. Truờng hợp hàng hoá được quy định cụ thể thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% hoặc 10% theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định tại các văn bản đó; trừ hàng hoá là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản; thiết bị, dụng cụ y tế thực hiện theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Ðiều 4 Thông tư này.
Ví dụ: Trong Biểu thuế giá trị gia tăng có ghi mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của nhóm 87.05 “Xe chuyên dùng có động cơ, trừ các loại được thiết kế chủ yếu dùng để chở người hay hàng hóa (ví dụ, xe cứu hộ, xe cần cẩu, xe cứu hỏa, xe trộn bê tông, xe quét đường, xe phun tưới, xe sửa chữa lưu động, xe chiếu chụp X-quang)” là 10% thì toàn bộ các mặt hàng nhập khẩu thuộc nhóm 87.05 áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% nhưng trong trường hợp có các mặt hàng xe thuộc nhóm 87.05 được xác định là khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định tại khoản 18 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng thì thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi cho từng mã hàng 08 chữ số được áp dụng cho các mặt hàng thuộc mã hàng đó, trừ các mặt hàng thuộc nhóm 04 chữ số được nêu tên cụ thể tại mục “Riêng” thì áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi tại mục “Riêng”.
Ví dụ: Mặt hàng “Thước” thuộc mã hàng 9017.20.10 áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% nhưng “Thước dùng để giảng dạy và học tập” thuộc nhóm 90.17 thì áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% ghi tại mục “Riêng” của nhóm 90.17.
3. Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt (các sản phẩm cây trồng, sản phẩm từ cây trồng); sản phẩm chăn nuôi (sản phẩm vật nuôi, sản phẩm từ vật nuôi, bao gồm cả nội tạng và phụ phẩm thu được sau giết mổ khác của động vật); lâm sản, thủy sản, hải sản (có nguồn gốc tự nhiên và nuôi trồng) tại các chương 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 18 của Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này thực hiện như sau:
a) Trường hợp là các sản phẩm qua chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, bao gồm các sản phẩm: mới được làm sạch, phơi, sấy khô, tách hạt, tách cọng, cắt, xay (trừ sản phẩm đã xay thuộc Chương 9, 10, 11, 12 của danh mục Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này), băm, bóc vỏ, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, vỡ mảnh, đánh bóng hạt, hồ hạt, đóng hộp kín khí hoặc được bảo quản thông thường như bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfurơ, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, bảo quản bằng muối (ướp muối, ngâm nước muối), bảo quản ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác hoặc hình thức bảo quản thông thường khác, thực hiện theo mức thuế suất (*, 5) ghi cụ thể tại Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này, trừ các trường hợp được nêu tại điểm b khoản này.
b) Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, thực phẩm tươi sống, ở khâu kinh doanh thương mại áp dụng như sau:
b.1) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, thực phẩm tươi sống cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng. Trên hoá đơn giá trị gia tăng, ghi dòng giá bán là giá không có thuế giá trị gia tăng, dòng thuế suất và thuế giá trị gia tăng không ghi, gạch bỏ.
Ví dụ: Tôm nguyên liệu (được làm sạch, để nguyên con hoặc lặt đầu, bóc vỏ, xẻ lưng, rút tim, cắt bụng, ép duỗi thẳng, xếp vào vỉ, hút chân không, đông lạnh); mực tươi (làm sạch, phân loại, cắt khúc, xếp khuôn, cấp đông); cá file; tôm, cá cấp đông; hạt điều (được phơi khô, sàng, hấp, cắt tách, sấy khô, bóc vỏ lụa, hun trùng); lúa (thóc) xay xát ra gạo, gạo đã qua công đoạn đánh bóng; phế phẩm, phụ phẩm của sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản như tấm, trấu, cám, đầu tôm vỏ tôm, đầu cá, xương cá, nội tạng và phế phẩm thu được sau giết mổ khác của động vật, mỡ tươi đều là sản phẩm chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu kinh doanh thương mại.
b.2) Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.
Ví dụ: Công ty lương thực B là cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nhập khẩu hoặc thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì mặt hàng gạo ở khâu nhập khẩu hoặc thu mua của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty XNK C thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng đối với số gạo bán cho Công ty XNK C.
Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty TNHH D (là doanh nghiệp sản xuất bún, bánh phở) thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng đối với số gạo bán cho Công ty TNHH D.
Trên hoá đơn giá trị gia tăng lập, giao cho Công ty XNK C, Công ty TNHH D, Công ty lương thực B ghi rõ giá bán là giá không có thuế giá trị gia tăng, dòng thuế suất và thuế giá trị gia tăng không ghi, gạch bỏ.
Công ty lương thực B bán trực tiếp gạo cho người tiêu dùng thì kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%.
c) Trường hợp không là sản phẩm qua sơ chế thông thường nêu tại điểm a khoản này thì xác định là loại đã qua chế biến và thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% thống nhất ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
4. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác (gọi chung là thức ăn chăn nuôi) thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ: mặt hàng gạo, ngô, khoai sắn, lúa mỳ chưa qua chế biến (kể cả làm thức ăn chăn nuôi) của tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra, ở khâu nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (không áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% ở tất cả các khâu như các thức ăn chăn nuôi khác).
5. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai; các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác thực hiện theo quy định tại Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/8/2014.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 131/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Thông tư số 74/2009/TT-BTC ngày 13/4/2009 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư số 131/2008/TT-BTC; Thông tư số 84/2009/TT-BTC ngày 28/4/2009 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư số 131/2008/TT-BTC;
3. Trường hợp có phát sinh vướng mắc hoặc thuế giá trị gia tăng áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hoá nhập khẩu và sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong nước thì khi kê khai, tính thuế giá trị gia tăng tại khâu nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư này, đồng thời tổ chức, cá nhân, cơ quan thuế, cơ quan hải quan phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để hướng dẫn thực hiện thống nhất./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF FINANCE |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, June 26, 2014 |
CIRCULAR
GUIDING THE APPLICATION OF VALUE-ADDED TAX ACCORDING TO VIETNAM’S LIST OF IMPORTS
Pursuant to June 3, 2008 Law No. 13/2008/QH12 on Value-Added Tax and June 19, 2013 Law No. 31/2013/QH13 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Value-Added Tax;
Pursuant to the Government’s Decree No. 209/2013/ND-CP of December 18, 2013, detailing and guiding a number of articles of the Law on Value-Added Tax;
Pursuant to the Government’s Decree No. 06/2003/ND-CP of January 22, 2003, prescribing the classification of imports and exports;
Pursuant to the Government’s Decree No. 215/2013/ND-CP of December 23, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the proposal of the director of the Tax Policy Department;
The Minister of Finance promulgates the Circular guiding the application of value-added tax according to Vietnam’s list of imports.
Article 1. Scope of regulation
This Circular guides the application of value-added tax (VAT) rates to goods at the stages of importation, production, trading and consumption in Vietnam according to Vietnam’s list of imports.
Article 2. Subjects of application
1. Organizations and individuals importing, producing or trading in VAT-liable goods.
2. Tax administration agencies and related organizations and individuals.
Article 3. VAT tariff
The VAT tariff promulgated together with this Circular comprises:
1. The VAT tariff detailed according to 8-digit headings and goods descriptions according to Vietnam’s list of imports promulgated together with the Ministry of Finance’s Circular No. 156/2011/TT-BTC of November 14, 2011, and added with the item “Particular” with descriptions of specifications according to names of goods liable or not liable to VAT specified in the Value-Added Tax Law and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Value-Added Tax Law (below collectively referred to as the Value-Added Tax Law) and guiding legal documents.
2. VAT rates
a/ Mark (*) in the tax rate column in the VAT tariff denotes commodity items not liable to VAT.
For example: The lines for pure-bred breeding horses (sub-heading 0101.21.00) and carriages for disabled persons (sub-headings 8713.10.00 and 8713.90.00) have mark (*) in the tax rate column. This means that commodity items under these 3 sub-headings are not liable to VAT.
b/ Mark (5) in the tax rate column in the VAT tariff denotes commodity items subject to the VAT rate of 5% at all stages of importation, production, processing and trading (including cases in which enterprises or cooperatives that pay VAT by the credit method sell preliminarily processed rubber latex, preliminarily processed pine resin or preliminarily processed cotton to other enterprises or cooperatives at the stage of trading).
For example: The line for preliminarily processed natural rubber latex (heading 40.01) has mark (5) in the tax rate column. This means that such goods item is subject to the VAT rate of 5% at all stages of importation, production and trading. Even in case an enterprise or a cooperative that pays VAT by the credit method sells preliminarily processed natural rubber latex to another enterprise or cooperative at the stage of trading, such goods item is still subject to the VAT rate of 5%.
c/ Mark (*, 5) in the tax rate column in the VAT tariff denotes commodity items not liable to VAT at the stages of self-production, fishing for sale and importation, but subject to the VAT rate of 5% at the stage of trading, except the cases specified at Point b, Clause 3, Article 4 of this Circular.
d/ Mark (10) in the tax rate column in the VAT tariff denotes commodity items subject to the VAT rate of 10% at all stages of importation, production, processing and trading.
For example: The line for bathtub (sub-heading 3922.10.10) has mark (10) in the tax rate column. This means that such goods item, subject to the VAT rate of 10% at the stage of importation, is also subject to the VAT rate of 10% at the stages of production, processing and trading.
e/ Mark (*, 10) in the tax rate column in the VAT tariff denotes the commodity item of imported gold in the form of bar or ingot not yet fashioned into fine-art articles, jewelry or other products (heading 71.08), which is not liable to VAT at the stage of importation but liable to VAT at the stages of production, processing and trading with the tax rate of 10%.
Article 4. General guidance on the application of VAT rates according to the VAT tariff
1. For goods which are not liable to VAT or to be subject to the VAT rate of 5% or 10% as specified in the Value-Added Tax Law and guiding documents, the provisions of such documents shall apply; particularly, cultivation, husbandry, aquatic and marine products; medical equipment or instruments must comply with the provisions of Clauses 3,4 and 5, Article 4 of this Circular.
For example: According to the VAT tariff, heading 87.05 “special-purpose motor vehicles, other than those principally designed for the transport of persons or goods (for example, breakdown lorries, crane lorries, fire engines, concrete-mixer lorries, road-sweeper lorries, spraying lorries, mobile workshops, mobile radiological units)” is specified to be subject to the VAT rate of 10%, so all imports under heading 87.05 are liable to the VAT rate of 10%. However, in case a vehicle under heading 87.05 is determined as military equipment exclusively used for national defense and security purposes as prescribed Clause 18, Article 5 of the Value-Added Tax Law, it will not be liable to VAT.
2. The VAT rate specified for each 8-digit sub-heading shall apply to all goods items under such sub-heading, except those under the 4-digit heading concerned with their names specified at the item “Particular” which are subject to the VAT rate specified at the item “Particular”.
For example: “Rulers” under sub-heading 9017.20.10 are subject to the VAT rate of 10%, but “rulers used for teaching and learning” under heading 90.17 are subject to the VAT rate of 5% as specified at item “Particular” of heading 90.17.
3. The VAT rates on cultivation products (plant products and products from plants); husbandry products (livestock products and products from livestock, including also offal and other byproducts obtained from slaughtered animals); forest, aquatic and marine products (from natural or planted forests) specified in Chapters 1 thru 12 and Chapter 18 of the VAT tariff promulgated together with this Circular are applied as follows:
a/ The tax rate (*, 5) specified in the VAT tariff promulgated together with this Circular shall apply to products not yet processed into other products or just preliminarily processed by ordinary methods, including those cleaned, sun-dried, heat-dried, pitted, stemmed, cut or ground (except ground products defined in Chapters 9, 10, 11 and 12 of the VAT tariff promulgated together with this Circular), chopped, husked, broken, polished, glazed, preserved in airtight boxes, or ordinarily preserved such as cold-preserved (frozen or chilled), preserved with sulfur dioxide, impregnated with preservative chemicals, preserved with salt (salted, soaked in bittern), soaked in sulfur solution or other preservative solutions or otherwise ordinarily preserved, except those specified at Point b of this Clause.
b/ The VAT rate applicable to unprocessed or preliminarily processed cultivation, husbandry or aquatic products, and fresh or raw foods at the stage of trading is as follows:
b.1/ Enterprises and cooperatives that pay VAT by the credit method and sell unprocessed or preliminarily processed cultivation, husbandry or aquatic products, and fresh or raw foods to other enterprises and cooperatives at the stage of trading are not required to declare, calculate and pay VAT. In value-added invoices, they shall write selling prices being VAT-exclusive prices and cross out the VAT rate and VAT amount lines.
For example: Material shrimps (cleaned, whole or headless, peeled, back-cut, deveined, straight-pressed, put in trays, vacuumed and chilled); fresh cuttlefishes (cleaned, classified, cut in pieces, put in trays and frozen); fish fillets, frozen shrimps and fishes; cashew nuts (sun-dried, screened, steamed, cut and split, heat-dried, husked and fumigated); paddy already milled and husked into rice, polished rice; discarded products and byproducts of cultivation, husbandry or aquatic products such as broken rice, rice husk and bran, shrimp heads and shells, fish heads and bones, offal and discarded products obtained from slaughtered animals and fresh grease which have not yet been processed into other products or have just been preliminarily processed by ordinary methods are not subject to declaration, calculation and payment of VAT at the stage of trading.
b.2/ Business households and individuals, enterprises, cooperatives and other economic organizations that pay VAT by the direct method and sell unprocessed or preliminarily processed cultivation, husbandry and aquatic products, and fresh and raw foods shall declare, calculate and pay VAT at the stage of trading at the rate of 1 % of turnover.
For example: Food company B pays VAT by the credit method. If the company imports or purchases rice directly from rice farmers, such rice is not liable to VAT at the stage of importation or purchase.
In case company B sells such rice to import-export company c, it shall not be required to declare, calculate and pay VAT on the rice quantity sold to company c.
In case company B sells such rice to limited liability company D (which produces rice vermicelli and noodle), it shall not be required to declare, calculate and pay VAT on the rice quantity sold to company D.
In value-added invoices made and handed to companies c and D, company B shall clearly write the selling prices which are VAT-exclusive prices and cross out the VAT rate and VAT amount lines.
In case company B sells such rice directly to consumers, it shall declare and pay VAT at the rate of 5%.
c/ Products which have not yet been preliminarily processed by ordinary methods as prescribed at Point a of this Clause shall be regarded as processed products and subject to the VAT rate of 10% at all stages of importation, production, processing and trading.
4. Cultivation, husbandry and aquatic products which have not yet been processed into other products or have just been preliminarily processed by ordinary methods sold by producing or fishing individuals and organizations themselves or imported for use as feed for cattle, poultry and other domestic animals (collectively referred to as animal feed) are not liable to VAT under Clause 1, Article 5 of the Value-Added Tax Law.
For example: Unprocessed rice, maize, potato, cassava and wheat (including also those used as animal feed) which are sold by producers or imported shall not be liable to VAT (the VAT rate of 5% shall not apply in all stages as for animal feed of other kinds).
5. Medical equipment and instruments, including special-use medical machinery and instruments such as scanners, screeners and radiography machines for medical examination and treatment; devices and instruments used exclusively in surgery and wound treatment; ambulances; blood pressure and cardiovascular meters, blood transfusion tools; syringes and needles; contraceptive devices and other special-use medical equipment, must comply with the VAT tariff promulgated together with this Circular.
Article 5. Organization of implementation
1. This Circular takes effect on August 10, 2014.
2. This Circular replaces the Ministry of Finance’s Circular No. 131/2008/TT-BTC of December 26, 2008, guiding the application of VAT rates according to the Preferential Import Tariff; Circular No. 74/2009/TT-BTC of April 13,2009, amending Circular No. 131/2008/TT-BTC; and Circular No. 84/2009/TT-BTC of April 28,2009, amending Circular No. 131/2008/TT-BTC;
3. In the course of implementation of this Circular, if there is any problem or inconsistency with regard to the application of VAT to a commodity item when it is imported and when it is domestically produced, traded or consumed, the declaration and calculation of VAT at the stage of importation must comply with this Circular, and at the same time, organizations, individuals, tax offices and customs offices shall promptly report the case to the Ministry of Finance for guidance and uniform implementation.-
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực