Chương II Luật Lực lượng dự bị động viên 2019: Xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên
Số hiệu: | 76/2020/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Tạ Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 14/08/2020 | Ngày hiệu lực: | 30/09/2020 |
Ngày công báo: | 05/09/2020 | Số công báo: | Từ số 851 đến số 852 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Thuế - Phí - Lệ Phí, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập Kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của đơn vị.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của địa phương.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền lập kế hoạch huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của đơn vị Quân đội nhân dân.
1. Nội dung kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên bao gồm:
a) Tổ chức biên chế đơn vị dự bị động viên;
b) Quản lý đơn vị dự bị động viên;
c) Tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị;
d) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
đ) Công tác đảng, công tác chính trị;
e) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính.
2. Nội dung kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:
a) Thông báo quyết định huy động, lệnh huy động;
b) Tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;
c) Công tác đảng, công tác chính trị;
d) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính;
đ) Chỉ huy, điều hành việc huy động lực lượng dự bị động viên;
e) Bảo vệ trong quá trình tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.
3. Nội dung kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị động viên bao gồm:
a) Quyết định về việc thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận lực lượng dự bị động viên;
b) Tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;
c) Công tác đảng, công tác chính trị;
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
2. Bộ Quốc phòng thẩm định; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
3. Ban chỉ huy quân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thẩm định; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của đơn vị thuộc quyền.
4. Cơ quan Bộ Quốc phòng thẩm định; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của quân khu, kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
5. Cơ quan quân khu thẩm định; Tư lệnh Quân khu phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về kế hoạch và đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan có liên quan thẩm định; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
7. Cơ quan cấp trên trực tiếp thẩm định; Thủ trưởng cấp trên trực tiếp, phê duyệt kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của đơn vị thuộc quyền trong Quân đội nhân dân.
1. Hằng năm, cơ quan, đơn vị được giao lập kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên phải rà soát kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên; trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Luật này quyết định việc điều chỉnh, hoặc lập mới kế hoạch trong trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được điều chỉnh trong trường hợp có sự thay đổi nội dung nhưng chưa đến mức phải lập mới.
3. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được lập mới trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi chỉ tiêu về quân nhân dự bị hoặc phương tiện kỹ thuật dự bị từ 30% trở lên;
b) Thay đổi địa phương giao hoặc đơn vị nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.
1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thực hiện đăng ký quân nhân dự bị cho công dân cư trú tại địa phương.
Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký quân nhân dự bị cho công dân đang lao động, học tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban chỉ huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đang lao động, học tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký quân nhân dự bị tại nơi cư trú.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thực hiện quản lý quân nhân dự bị cư trú tại địa phương.
3. Ban chỉ huy quân sự cấp huyện phối hợp với cơ quan, tổ chức quản lý quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức trên địa bàn.
4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký quân nhân dự bị quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Cơ quan đăng ký quyền sở hữu phương tiện hàng không dân dụng, phương tiện hàng hải, phương tiện thủy nội địa của Bộ Giao thông vận tải và cơ quan đăng ký tàu công vụ thủy sản, tàu kiểm ngư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm định kỳ hằng năm cung cấp thông tin đăng ký phương tiện kỹ thuật dự bị cho Bộ Quốc phòng để đăng ký, quản lý.
2. Cơ quan đăng ký quyền sở hữu phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cơ quan quản lý phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị vật tư y tế ở địa phương có trách nhiệm định kỳ hằng năm cung cấp thông tin đăng ký phương tiện kỹ thuật dự bị cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của chủ phương tiện để đăng ký, quản lý.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức định kỳ hằng năm báo cáo, cung cấp thông tin về phương tiện kỹ thuật dự bị không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của chủ phương tiện hoặc nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở để đăng ký, quản lý.
4. Chính phủ quy định Danh mục phương tiện kỹ thuật dự bị và việc đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị.
1. Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Căn cứ chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, việc giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định quy mô, loại hình tổ chức và số lượng đơn vị dự bị động viên cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định chỉ tiêu tiếp nhận lực lượng dự bị động viên và quy định động viên trong từng trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho đơn vị Quân đội nhân dân;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
1. Quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân được tổ chức thành các đơn vị dự bị động viên.
2. Đơn vị dự bị động viên phải duy trì đủ quân số quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, có số lượng dự phòng từ 10% đến 15% và dự trữ vũ khí, trang bị kỹ thuật theo phân cấp.
1. Sắp xếp quân nhân dự bị đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, có chuyên nghiệp quân sự đúng với chức danh biên chế; gắn địa bàn tuyển quân với địa bàn động viên; trường hợp thiếu thì sắp xếp quân nhân dự bị có chuyên nghiệp quân sự gần đúng với chức danh biên chế.
2. Sắp xếp quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được thực hiện theo thứ tự quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một trước, trường hợp thiếu thì sắp xếp binh sĩ dự bị hạng hai.
3. Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên thuộc đơn vị bộ đội chủ lực trước, đơn vị bộ đội địa phương sau.
1. Độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:
a) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu;
b) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.
1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ; giáng chức, cách chức; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; giải ngạch sĩ quan dự bị thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Việc phong, thăng quân hàm và giải ngạch quân nhân chuyên nghiệp dự bị thực hiện theo quy định của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
3. Việc bổ nhiệm chức vụ; giáng chức, cách chức; phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm; tước danh hiệu quân nhân và giải ngạch hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị thực hiện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ tiêu đào tạo sĩ quan dự bị hằng năm.
2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định số lượng từng nhóm, ngành sĩ quan dự bị cần đào tạo giao cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
3. Chính phủ quy định đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, đơn vị dự bị động viên hằng năm cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, việc giao chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao chỉ tiêu cụ thể cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Việc gọi quân nhân dự bị huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.
4. Quân nhân dự bị được hoãn tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp sau đây:
a) Trùng với thời gian thi tuyển công chức, viên chức; thi nâng bậc thợ, nâng ngạch công chức, viên chức; thi kết thúc học kỳ, thi kết thúc khóa học được cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc xác nhận;
b) Bị ốm đau hoặc hoàn cảnh gia đình, bản thân khó khăn đột xuất không thể tham gia, được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi quân nhân dự bị cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc xác nhận.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định điều động có thời hạn phương tiện kỹ thuật dự bị đã xếp trong đơn vị dự bị động viên thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phục vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều động số lượng, thời hạn phương tiện kỹ thuật dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên phục vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc điều động từng phương tiện kỹ thuật dự bị.
6. Việc huấn luyện đơn vị dự bị động viên thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thực hiện tại cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh.
Việc huấn luyện đơn vị dự bị động viên không thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
7. Chính phủ quy định về cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh quy định tại khoản 6 Điều này.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức sinh hoạt cho quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ tiểu đội trưởng và tương đương trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tổ chức sinh hoạt cho quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định hình thức, nội dung, thời gian sinh hoạt của quân nhân dự bị.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị huy động ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh huy động đơn vị dự bị động viên ở từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, lệnh huy động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, việc huy động lực lượng dự bị động viên được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự quyết định gọi quân nhân dự bị nhập ngũ;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định điều động phương tiện kỹ thuật dự bị trong đơn vị dự bị động viên do cơ quan mình xây dựng;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định huy động phương tiện kỹ thuật dự bị ở địa phương; trường hợp đơn vị Quân đội nhân dân không có người vận hành, điều khiển thì được quyết định huy động người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc huy động phương tiện kỹ thuật dự bị, người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị.
1. Huy động lực lượng dự bị động viên khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ bao gồm những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 24 của Luật này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị trong trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 24 của Luật này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.
3. Người chỉ huy đơn vị Quân đội nhân dân được giao quản lý địa phương thiết quân luật quyết định huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.
1. Quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên phải thông báo đúng thời hạn, chính xác. Việc thông báo được tiến hành theo hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở và từ Bộ Quốc phòng đến cơ quan quân sự các cấp, đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân.
2. Trách nhiệm thông báo quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên được quy định như sau:
a) Bộ Tổng Tham mưu thông báo lệnh huy động đơn vị dự bị động viên của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và chỉ đạo việc thông báo lệnh huy động đến cơ quan quân sự địa phương, đơn vị cơ sở của Quân đội nhân dân;
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ đến đơn vị thuộc quyền và chỉ đạo việc thông báo quyết định huy động đến đơn vị cơ sở;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến cơ quan, đơn vị thuộc quyền, các đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thông báo lệnh huy động đơn vị dự bị động viên của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh và lệnh gọi sĩ quan dự bị nhập ngũ của cấp có thẩm quyền đến cơ quan quân sự cấp huyện;
d) Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo quyết định huy động quân nhân dự bị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đến Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Cơ quan quân sự cấp huyện thông báo quyết định huy động phương tiện kỹ thuật dự bị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, lệnh gọi sĩ quan dự bị nhập ngũ của cấp trên và thông báo lệnh gọi quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị nhập ngũ của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện đến Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển lệnh gọi nhập ngũ của cấp trên đến từng quân nhân dự bị, quyết định huy động phương tiện kỹ thuật dự bị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến từng chủ phương tiện kỹ thuật dự bị;
e) Cơ quan quân sự địa phương và đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân có nhiệm vụ giao nhận lực lượng dự bị động viên phải thông báo cho nhau về việc giao nhận lực lượng dự bị động viên.
3. Thời hạn hoàn thành thông báo quyết định huy động và lệnh huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị được xác định trong kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc thông báo quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực, hiện việc tập trung, vận chuyển, bàn giao lực lượng dự bị động viên cho đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân; tổ chức tiếp nhận lực lượng dự bị động viên sau khi thực hiện xong nhiệm vụ.
2. Đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được bổ sung; bàn giao lực lượng dự bị động viên cho Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức sau khi thực hiện xong nhiệm vụ.
3. Địa điểm tập trung lực lượng dự bị động viên do Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định. Địa điểm tiếp nhận lực lượng dự bị động viên do đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân xác định.
Chapter II
ESTABLISHMENT, MOBILIZATION AND RECEPTION OF MILITARY RESERVE FORCES
Section 1. PLAN FOR ESTABLISHMENT, MOBILIZATION AND RECEPTION OF MILITARY RESERVE FORCES
Article 8. Planning authority
1. The Ministry of National Defence shall lead and cooperate with the Ministry of Planning and Investment, other Ministries, Ministry-level agencies and Governmental organs in development of the State Plan for establishment and mobilization of military reserve forces.
2. Ministries, Ministry-level agencies and Governmental organs tasked with establishing and mobilizing reserve forces shall develop plans for establishment and mobilization of military reserve forces under their jurisdiction.
Affiliates directly controlled by Ministries, Ministry-level agencies and Governmental organs tasked with establishing and mobilizing reserve forces shall develop plans for establishment and mobilization of military reserve forces under their respective jurisdiction.
3. Provincial or district-level People’s Committees shall develop plans for establishment and mobilization of local reserve forces.
4. The Minister of National Defense shall be accorded authority to develop plans for mobilization and reception of military reserve forces under the control of People’s Military units.
Article 9. Plan contents
1. Plan for establishment of a military reserve force shall have the following subject matters:
a) Personnel organization structure of each reserve unit;
b) Organization structure of administration over each reserve unit;
c) Conscription and training of reserve officers;
d) Drilling, practice, mobilization and fighting readiness assessments;
dd) Information related to Party’s and political affairs;
e) Logistical, technical and financial accommodations and arrangements.
2. Plan for mobilization of a military reserve force shall have the following subject matters:
a) Notification of mobilization decisions or commands;
b) Concentration, movement, embarkation and debarkation of reservists and reserve technical equipment;
c) Information related to Party’s and political affairs;
d) Logistical, technical and financial accommodations and arrangements;
dd) Command or direction over mobilization of military reserve forces;
e) Protection and security measures for concentration, movement, embarkation and debarkation of reservists and reserve technical equipment.
3. Plan for reception of a military reserve force shall have the following subject matters:
a) Decisions regarding implementation of duties to receive reserve forces;
b) Reception of reservists and reserve technical equipment;
c) Information related to Party’s and political affairs;
d) Logistical, technical and financial accommodations and arrangements.
Article 10. Plan assessment and approval
1. The Ministry of National Defence shall lead and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in submission of the State Plan for establishment and mobilization of military reserve forces to the Prime Minister to seek his approval decision.
2. The Ministry of National Defense shall carry out assessment; the Prime Minister shall make his decision on approval of the plans for establishment and mobilization of reserve forces submitted by Ministries, Ministry-level agencies or Governmental bodies.
3. Military Command Committees of Ministries, Ministry-level agencies and Governmental bodies shall carry out assessment; Ministers and heads of Ministry-level agencies and Governmental bodies shall be accorded authority to make approval decisions of plans for establishment and mobilization of reserve forces under their respective remit.
4. In-charge Departments of the Ministry of National Defense shall carry out assessment; the Minister of National Defense shall be accorded authority to make decisions on approval of plans for mobilization and reception of reserve forces after receipt thereof from military zones, plans for establishment and mobilization of reserve forces submitted by Hanoi People’s Committee.
5. In-charge Departments of military zones shall carry out assessment; the Commanders of military zones shall be accorded authority to make decisions on approval of plans for establishment and mobilization of reserve forces after receipt thereof from provincial-level People’s Committees.
6. Hanoi Capital High Command, Ho Chi Minh city’s High Command or other provincial-level Military Command Committees shall lead and cooperate with entities specialized in planning and investment activities under the control of provincial-level People's Committees, and other relevant entities, in assessment; Chairpersons of provincial-level People’s Committees shall be accorded authority to make decisions on approval of plans for establishment and mobilization of reserve forces after receipt thereof from district-level People’s Committees.
7. Senior agencies shall directly carry out assessment; heads of these senior agencies shall directly make decisions on approval of plans for reception of reserve forces submitted by units under their jurisdiction in the People’s Army.
Article 11. Review, revision and formulation of plans
1. Every year, entities and units assigned to prepare plans for establishment, mobilization and reception of reserve forces must review these plans; must submit them to competent entities prescribed in Article 10 herein to seek their decisions on any modification of existing ones or preparation of new ones in the cases specified in clause 2 and 3 of this Article.
2. Plans for establishment, mobilization and reception of reserve forces shall be revised if there is any change in their contents to the extent of making these plans replaced by new ones.
3. Plans for establishment, mobilization and reception of reserve forces must be replaced by new ones if:
a) The number of reservists or reserve technical equipment is changed at least 30%;
b) Localities of embarkation or units of debarkation of reservists or reserve technical equipment are changed.
Section 2. ESTABLISHMENT OF MILITARY RESERVE FORCES
Article 12. Registration and management of reservists
1. Commune-level Military Command Committees or those ones of districts where none of commune-level administrative units exists shall consider granting local citizens registration as reservists.
Military Command Committees of entities or organizations shall grant reservist registration to citizens currently working, learning or on duty at their workplace. In cases where entities or organizations do not operate any Military Command Committees, heads or legal representatives of these entities or organizations shall be responsible for enabling citizens working, learning or on duty at their workplace to have access to reservist registration at their local residence.
2. Commune-level People’s Committees or People’s Committees of districts where none of commune-level administrative units exists shall carry out administration of local reservists residing within their respective jurisdiction.
3. District-level Military Command Committees in collaboration with entities and organizations shall manage reservists currently working, learning and on duty at these entities and organizations within their respective remit.
4. The Government shall regulate documentation requirements and procedures for registration of reservists as provided in clause 1 of this Article.
Article 13. Registration and management of reserve technical equipment
1. Registration offices in charge of granting registration for ownership of means of civil aviation transport, water transport or inland water transport, which are affiliated to the Ministry of Transport, and registration offices in charge of granting registration for public fishery and fishery resources surveillance vessels, which are under the control of the Ministry of Agriculture and Rural Development, shall be responsible for annually providing information about registration of reserve technical equipment for the Ministry of National Defense for registration and management purposes.
2. Local registration offices in charge of granting registration for ownership of means of inland water transport, road transport or means of communication or medical equipment or supplies shall be responsible for annually providing information about registration of reserve technical equipment for People’s Committees of districts where owners thereof reside for registration and management purposes.
3. Commune-level People’s Committees, entities or organizations shall, on an annual basis, provide reports and information on reserve technical equipment not falling into the cases specified in clause 1 and 2 of this Article to People’s Committees of districts where owners thereof reside or these entities or organizations are based for registration and management purposes.
4. The Government shall regulate the List of reserve technical equipment and registration or management of these reserve technical equipment.
Article 14. Allocation of targets for establishment of military reserve forces
1. The Prime Minister shall set targets for establishment of reserve forces for Ministries, Ministry-level agencies, Governmental bodies, provinces or centrally-affiliated cities.
2. Based on targets set and allocated by the Prime Minister, allocation of targets for establishment of reserve forces shall be regulated as follows:
a) Minister of National Defence shall make decisions on the organizational size, type of each reserve unit and the number of reserve units that Ministries, Ministry-level agencies, Governmental bodies or provincial-level People’s Committees must follow; shall make decisions on reception targets of reserve forces and adopt regulations on mobilization of reserve forces in response to different states of readiness for combat under the commands of People's Military units;
b) Ministers, Heads of Ministry-level agencies and Governmental bodies shall allocate targets for establishment of reserve forces to their subordinate entities or affiliates;
c) Chairpersons of provincial-level People’s Committees shall allocate targets for establishment of reserve forces to their subordinate entities or affiliates and district-level People's Committees. Chairpersons of district-level People’s Committees shall allocate targets for establishment of reserve forces to commune-level People’s Committees.
Article 15. Personnel organization structures of reserve units
1. Reserve servicemen or technical equipment listed in plans for provision of additional personnel for standing forces of the People’s Army shall be divided into reserve units.
2. Reserve units must ensure the adequate number of reserve personnel, reserve technical equipment and the number thereof on standby accounting for between 10% and 15% of the existing number, and must keep adequate stock of weapons and technical equipment for future use under their assigned duty.
Article 16. Placement of reserve servicemen into reserve units
1. Place reserve servicemen meeting health standards and having military careers into positions corresponding to specific ranks in respective personnel structures; combine conscription areas with mobilization areas; in case of reserve personnel shortage, reservists whose military careers are similar to ranks in the personnel structures may be placed into demanding reserve units.
2. Place reserve servicemen, non-commissioned officers or reserve soldiers according to the hierarchical system under which reserve servicemen, non-commissioned officers or class-I reserve soldiers are placed first while class-II reserve soldiers are placed later in case of reserve personnel inadequacy.
3. Place reservists into reserve units under the control of major combat operations first and into local combat operations later.
Article 17. Age of reserve servicemen placed into reserve units during peacetime
1. Age of reserve officers placed into reserve units shall be subject to regulations laid down in the Law on Officers of the People’s Army.
2. Age of reserve career servicemen, non-commissioned officers and soldiers placed into reserve units shall be subject to the following regulations:
a) Male reserve career servicemen who are aged 40 years or less, and reserve non-commissioned officers or soldiers who are aged 35 years or less, are eligible for being placed into combat operations;
b) Male reserve career servicemen, non-commissioned officers or soldiers aged 45 years or less, and female reserve servicemen aged 40 years or less, are eligible for being placed into combat support operations.
Article 18. Placement of reserve technical equipment into reserve units
Reserve technical equipment placed into reserve units must have operational functions to meet specific demands of the People’s Military units; in case of none of such technical equipment, technical equipment having similar operational functions must be provided.
Article 19. Authority over placement of reserve reservists and reserve technical equipment into reserve units
Provincial-level or district-level People’s Committees shall lead and cooperate with standing units of the People’s Army that have to meet targets for reception of reserve forces in placement of reservists and reserve technical equipment into respective reserve units.
Article 20. Appointment to and discharge from office; degradation or dismissal; appointment, promotion, demotion or deprivation of military rank; stripping of servicemen title or removal from the reserve active-status list
1. Appointment to and discharge from office; degradation or dismissal; appointment, promotion, demotion or deprivation of military rank; removal of reserve officers from the reserve active-status list, shall be subject to regulations enshrined in the Law on Officers of the People’s Army of Vietnam.
2. Appointment or promotion in military rank or removal of career servicemen from the reserve active-status list shall be subject to the Law on Career Servicemen and National Defence Workers and Employees.
3. Appointment to office; degradation or dismissal; appointment, promotion or demotion in military rank; stripping of servicemen title or removal of reserve non-commissioned officers or soldiers from the reserve active-status list, shall be subject to regulations enshrined in the Law on Military Service.
Article 21. Conscription and training of reserve officers
1. The Prime Minister shall be accorded authority to decide annual targets for training of reserve officers.
2. Based on the Prime Minister’s decisions, the Minister of National Defence shall decide targets in the number of reserve officers to be trained in specific disciplines, and allocate them to Ministers, Ministry-level agencies, Governmental bodies and provincial-level People’s Committees to get them completed.
3. The Government shall regulate eligible candidates and standards for conscription and training of reserve officers.
Article 22. Training, practice, mobilization or combat readiness assessment of reserve servicemen or technical equipment or reserve units
1. The Prime Minister shall decide annual targets for training, practice, mobilization and combat readiness assessment of reserve servicemen, technical equipment or reserve units, and allocate them to Ministries, Ministry-level agencies, Governmental bodies, provinces and centrally-affiliated cities.
2. Based on the Prime Minister’s decisions, allocation of targets in training, practice, mobilization or combat readiness assessment of reserve servicemen or technical equipment or reserve units shall be subject to the following regulations:
a) Ministers, Heads of Ministry-level agencies or Governmental bodies may allocate targets in training, practice, mobilization or combat readiness assessment to entities or units under their jurisdiction;
b) Chairpersons of provincial-level People’s Committees may allocate targets in training, practice and mobilization or combat readiness assessments to district-level People's Committees. Chairpersons of district-level People’s Committees shall allocate specific targets to commune-level People’s Committees.
3. Calling up reserve servicemen for participation in training, practice or mobilization or combat readiness assessments shall be subject to regulations enshrined in the Law on Officers of the People’s Army of Vietnam, the Law on Career Servicemen, National Defence Workers and Employees, or the Law on Military Service.
4. Reserve servicemen may be granted suspension of training, practice, mobilization or combat readiness assessments in the following cases:
a) Such training, practice or assessment coincides with entrance examinations of public servants and employees; tests for promotion in technician grade, public servant or employee rank; tests at end of academic semesters or courses, all of which are confirmed by entities or organizations where reserve servicemen are working, learning or on duty;
b) Reserve servicemen are unable to participate in the aforesaid events because of getting sick or falling into difficult family or personal situations, which is certified by People's Committees of communes or districts where there is none of commune-level administrative subdivisions in which these reserve servicemen are residing, or entities or organizations where these reserve servicemen are working, learning or on duty.
5. Ministers, Heads of Ministry-level or Governmental bodies shall make decisions on fixed-term assembly of reserve technical equipment already placed into reserve units under the control of Ministries, Ministry-level agencies or Governmental bodies for the purposes of training, practice and mobilization or combat readiness assessments.
Provincial-level People’s Committees shall decide to the number and assembly duration of reserve technical equipment already placed into reserve units to serve training, practice, mobilization or combat readiness assessment purposes.
Chairpersons of district-level People’s Committees shall supervise implementation of decisions issued by Chairpersons of provincial-level People’s Committees on assembly of specific reserve technical equipment.
6. Training reserve units under the control of the Hanoi capital's High Command, Ho Chi Minh city's High Command and provincial-level Military Command Committees shall be organized at provincial-level reserve force training establishments.
Training reserve units not under the control of the Hanoi capital's High Command, Ho Chi Minh city's High Command and provincial-level Military Command Committees shall be subject to regulations adopted by the Minister of National Defence.
7. The Government shall regulate provincial-level reserve force training establishments referred to in clause 6 of this Article.
Article 23. Daily routine of reservists
1. District-level People’s Committees shall take charge of daily routine of establishing reserve servicemen holding reserve unit commander ranks, including squad commanders and those holding equivalent ranks.
2. Commune-level People’s Committees and People’s Committees of districts where commune-level administrative subdivisions do not exist shall take charge of establishing daily routine of reserve servicemen already placed into reserve units.
3. The Minister of National Defense shall regulate forms, contents and time of daily routine of reserve servicemen.
Section 3. MOBILIZATION AND RECEPTION OF MILITARY RESERVE FORCES
Article 24. Cases of mobilization of reserve forces
1. Reserve forces shall be mobilized under general or local mobilization commands.
2. Reserve forces shall be mobilized under martial law orders.
3. Reserve forces shall be mobilized if there is any threat to national security, social order or safety which is not so serious that a state of emergency needs to be declared.
4. Reserve forces shall be mobilized to prevent, control and mitigate consequences of calamities, natural disasters or dangerous diseases.
Article 25. Mobilizing reserve forces under general or local mobilization commands
1. The Prime Minister shall decide the number of reservists and reserve technical equipment to be mobilized by Ministries, Ministry-level agencies, Governmental bodies, provinces and centrally-affiliated cities.
2. Based on the Prime Minister’s decisions, the Minister of National Defense shall order mobilization of reserve units under the command of Ministries, Ministry-level agencies, Governmental bodies and provinces or centrally-affiliated cities.
3. Based on the Prime Minister’s decisions, orders of mobilization given by the Minister of National Defense or mobilization of reserve forces shall be subject to the following regulations:
a) Authorized persons specified in the Law on Officers of the People’s Army of Vietnam, the Law on Career Servicemen, National Defence Workers or Employees and the Law on Military Service shall decide to call up reservists to active military duty;
b) Ministers, Heads of Ministry-level agencies or Governmental bodies shall decide to assemble or concentrate reserve technical equipment from reserve units under their jurisdiction;
c) Chairpersons of provincial-level People’s Committees shall decide to mobilize reserve technical equipment within their remit; if units of the People's Army do not have operators, they may decide to mobilize reservists to be appointed to operators of such equipment.
Chairpersons of district-level People’s Committees shall supervise implementation of decisions issued by Chairpersons of provincial-level People’s Committees on mobilization and assembly of reserve technical equipment and operators thereof.
Article 26. Mobilizing reserve forces in response to the situations in which general or local mobilization commands are not needed
1. Mobilizing reserve forces in response to the situations in which general or local mobilization commands are not needed shall include cases specified in clause 2, 3 and 4 of Article 24 herein.
2. Chairpersons of provincial-level People’s Committees shall decide to mobilize reserve servicemen and technical equipment in cases referred to in clause 3 and 4 of Article 24 herein.
Chairpersons of district-level People’s Committees shall supervise implementation of decisions issued by Chairpersons of provincial-level People’s Committees on mobilization of reserve servicemen and technical equipment.
3. Commanders of units of the People’s Army authorized to take charge of localities under martial law shall make decisions on mobilization of reserve servicemen and technical equipment.
4. The Government shall elaborate on this Article.
Article 27. Notification of reserve force mobilization decisions and commands
1. Reserve force mobilization decisions and commands must be informed in a timely and accurate manner. Such notification must be issued according to the administrative system from central to grassroots level and from the Ministry of National Defense to military units at all levels or standing bodies of the People’s Army.
2. Responsibilities for notification of reserve force mobilization decisions or commands shall be subject to the following regulations:
a) The General Staff shall inform the decisions on mobilization of reserve units issued by the Minister of National Defense to Ministries, Ministry-level agencies, Governmental bodies, provincial-level People’s Committees, and affiliates of the Ministry of National Defense, and shall direct notification of mobilization commands to local military entities and grassroots units of the People’s Army;
b) Ministries, Ministry-level agencies and Governmental bodies shall inform decisions on mobilization of reserve units issued by Ministers, Heads thereof to units under their jurisdiction, and shall direct notification of mobilization decisions to grassroots-level units;
c) Provincial-level People’s Committees shall inform decisions on mobilization of reserve units issued by Chairpersons thereof to entities or units under their authority, related associations and district-level People’s Committees.
Hanoi capital’s High Command, Ho Chi Minh city’s High Command and provincial-level Military Command Committees shall inform reserve force mobilization commands of Commanders thereof and orders of calling up reserve officers to active military duty which are given by jurisdictional authorities to district-level military bodies;
d) District-level People’s Committees shall inform decisions on mobilization of reserve servicemen issued by Chairpersons thereof to commune-level People’s Committees, related entities or organizations.
District-level military bodies shall inform decisions on mobilization of reserve technical equipment issued by Chairpersons of provincial-level People's Committees, commands of calling up reserve officers to active military duty issued by senior entities, and inform orders of calling up reserve career servicemen, non-commissioned officers or soldiers to active military duty issued by Commanders of district-level Military Command Committees, to commune-level People's Committees and other related entities or organizations;
dd) Commune-level People’s Committees and People's Committees of districts where none of commune-level administrative subdivisions exist, responsible entities or organizations shall be responsible for sending commands of calling up reservists to active military duty issued by senior entities to all owners of reserve technical equipment;
e) Local military bodies and standing units of the People's Army having the duty to embark and disembark reserve forces shall have to inform each other about such embarkation and debarkation of reserve forces.
3. Duration of completion of notification of decisions and commands over mobilization of reserve servicemen and technical equipment must be documented in the plans for mobilization of reserve forces.
4. The Minister of National Defense shall regulate notification of reserve force mobilization decisions and commands.
Article 28. Concentration, transportation, embarkation and debarkation of reserve forces
1. District-level or commune-level People’s Committees, entities or organizations shall, within their duties and authority, carry out concentration, transportation and handover of reserve forces to standing bodies of the People’s Army; shall receive reserve forces going back after completion of their duties.
2. Standing bodies of the People’s Army shall receive reserve forces that they accept as their additional manpower; shall hand over reserve forces to all-level People's Committees, entities or bodies after they have fulfilled their duties.
3. Reserve force mustering venues shall be decided by district-level People’s Committees. Reserve force debarkation venues shall be decided by standing bodies of the People’s Army.
4. The Minister of National Defense shall provide specific regulations on this Article.