Chương III Thông tư 68/2019/TT-BTC: Xây dựng, quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử
Số hiệu: | 68/2019/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 30/09/2019 | Ngày hiệu lực: | 14/11/2019 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử đã gửi người mua bị sai sót
Đây là nội dung được nêu tại Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Theo đó, hóa đơn điện tử (HĐĐT) có mã của cơ quan thuế đã lập và gửi cho người mua mà phát sinh sai sót thì xử lý như sau:
1. Trường hợp sai về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế:
- Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót;
- Người bán thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 119 về việc hủy HĐĐT có mã đã lập có sai sót;
- Không phải lập lại hóa đơn.
2. Trường hợp sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng:
- Người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót;
- Người bán thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04;
- Người bán lập HĐĐT mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới.
Lưu ý: HĐĐT mới thay thế HĐĐT đã được cấp mã có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn… số hóa đơn..., ngày... tháng... năm”.
Thông tư 68/2019/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 14/11/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hệ thống thông tin về hóa đơn điện tử phải được xây dựng và quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin.
2. Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử phải bảo đảm phục vụ kịp thời cho công tác quản lý thuế, quản lý khác của nhà nước; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm tính an toàn, bảo mật và an ninh quốc gia.
3. Các thông tin, dữ liệu về hóa đơn điện tử được thu thập, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng thường xuyên; đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan.
4. Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu về hóa đơn phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời.
5. Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử được xây dựng và kết nối, chia sẻ trên môi trường điện tử phục vụ quản lý, khai thác, cung cấp, sử dụng thông tin, dữ liệu thuận tiện, hiệu quả.
6. Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử phải đảm bảo đúng mục đích, tuân theo các quy định của pháp luật.
7. Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử được kết nối và khai thác dựa trên quy chế phối hợp, trao đổi thông tin với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan, giữa Trung ương với cấp tỉnh, giữa cấp tỉnh với cấp huyện (nếu đáp ứng điều kiện).
1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hóa đơn điện tử bao gồm tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), hệ thống đường truyền, thiết bị kết nối mạng, thiết bị (hoặc phần mềm) an ninh an toàn mạng và cơ sở dữ liệu, thiết bị lưu trữ, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ.
2. Hệ thống phần mềm để quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử gồm: hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng.
1. Xây dựng hệ thống thông tin về hóa đơn điện tử
a) Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử là tập hợp các dữ liệu hóa đơn điện tử được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
b) Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế xây dựng phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và bao gồm các thành phần nội dung: đăng ký sử dụng thông tin, thông báo hủy hóa đơn, thông tin về hóa đơn điện tử người bán có trách nhiệm gửi cho cơ quan thuế; thông tin về khai thuế giá trị gia tăng liên quan đến hóa đơn điện tử.
2. Thu nhập, cập nhật thông tin về hóa đơn điện tử
Thông tin về hóa đơn được thu thập dựa trên các thông tin mà người bán có trách nhiệm gửi cho cơ quan thuế, thông tin từ các cơ quan khác gửi đến có liên quan đến hóa đơn điện tử, thông tin thu được từ công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.
3. Xử lý thông tin về hóa đơn điện tử
Tổng cục Thuế có trách nhiệm xử lý thông tin, dữ liệu trước khi được tích hợp và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu quốc gia để đảm bảo tính hợp lý, thống nhất. Nội dung xử lý thông tin, dữ liệu gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy định, quy trình trong việc thu thập thông tin, dữ liệu;
b) Kiểm tra, đánh giá về cơ sở pháp lý, mức độ tin cậy của thông tin, dữ liệu;
c) Tổng hợp, sắp xếp, phân loại thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung quy định;
d) Đối với các thông tin, dữ liệu được cập nhật từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành đó có trách nhiệm đảm bảo về tính chính xác của thông tin, dữ liệu.
4. Quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn điện tử
Tổng cục Thuế có trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn điện tử theo quy định sau:
a) Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử và thực hiện dịch vụ công về hóa đơn điện tử nếu cần thiết;
b) Tích hợp kết quả điều tra và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến hóa đơn điện tử do các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan cung cấp;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử tại cơ quan thuế địa phương;
d) Xây dựng và ban hành quy định về phân quyền truy cập vào hệ thống thông tin hóa đơn điện tử; quản lý việc kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương;
đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các phần mềm trong hệ thống thông tin hóa đơn điện tử.
1. Trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Việc cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử, cung cấp dữ liệu điện tử về giao dịch thanh toán qua tài khoản thực hiện theo định dạng dữ liệu chuẩn theo nguyên tắc hướng dẫn tại Điều 5 của Thông tư này.
DEVELOPMENT AND MANAGEMENT OF ELECTRONIC INVOICE DATABASE
Article 18. Rules for development, management and use of electronic invoice data and information
1. Electronic invoice information systems shall be uniformly developed and managed by central and local authorities following information technology technical regulations and standards.
2. The electronic invoice database shall facilitate tax administration and other state management tasks; facilitate socio-economic development; ensure safety, security and national security.
3. Electronic invoice information and data shall be collected, updated, maintained and used on a regular basis; be accurate and objective.
4. The development, management, use and update of the electronic invoice database shall be accurate, scientific, objective and in a timely manner.
5. The electronic invoice database shall be developed, connected and shared electronically in order to ensure convenient and effective management, provision and use of information and data.
6. Electronic invoice information and data shall be used for their intended purposes and in accordance with regulations of law.
7. The electronic invoice database shall be connected and used in accordance with regulations on cooperation and exchange of information between information systems and databases of relevant Ministries, authorities and local authorities, between central and local authorities, between provincial and district authorities (if qualified).
Article 19. Development information technology infrastructure and software systems serving management and use of the electronic invoice information system
1. The information technology infrastructure consists of computers (servers), networking equipment, network security hardware or software, database, storage devices, peripheral devices, auxiliary devices and local networks.
2. The software system serving management and use of the electronic invoice information system consists of the operation system, database management system and software applications.
Article 20. Development, collection, processing and management of the electronic invoice information system
1. Development of the electronic invoice information system
a) The electronic invoice database is a collection of organized electronic invoice data that can be accessed via electronic devices.
b) The electronic invoice database developed by General Department of Taxation shall be compatible with the architecture of Vietnam’s Electronic Government, including the following functions: registration, invoice cancellation, information about electronic invoices to be sent to sellers to tax authorities; information about VAT declaration.
2. Collection and update of electronic invoice information
Invoice information shall be collected according to the information that the sellers have to send to tax authorities, information relevant to electronic invoices from other authorities, information collected during tax administration by tax authorities.
3. Processing electronic invoice information
General Department of Taxation shall process information and data before they are stored in the national database; ensure rationality and uniformity. Processing tasks include:
a) Inspection and assessment of conformity to regulations and procedures during collection of information and data;
b) Inspection and assessment of legality and reliability of information and data;
c) Compilation, arrangement, classification of information and data according to regulations;
d) For information and data updated from specialized databases, their managing authorities shall be responsible for the accuracy of the information and data.
4. Management of the electronic invoice information system
General Department of Taxation shall manage the electronic invoice information system as follows:
a) Develop, manage, operate and use the electronic invoice information system and provide public electronic invoice-related services where necessary;
b) Integrate survey results, relevant data and information about electronic invoices provided by relevant Ministries and authorities;
c) Provide instructions, inspect and supervise the management and use of the electronic invoice information system by local tax authorities;
d) Introduce regulations on accessibility to the electronic invoice information system; manage the connection, sharing and provision of data for databases of Ministries, local and central authorities;
dd) Take charge and cooperate with relevant units in development of software programs in the electronic invoice information system.
Article 21. Responsibility for sharing and connecting information and data
1. Responsibility for sharing and connecting information and data are specified in Article 26 of Decree No. 119/2018/ND-CP.
2. Electronic invoice data and electronic data about payments via accounts shall be provided in the formats specified in Article 5 of this Circular.
Article 22. Access, provision and use of electronic invoice information
The access, provision and use of electronic invoice information shall comply with Article 27, Article 28 and Article 29 of Decree No. 119/2018/ND-CP.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực