Chương III Thông tư 65/2020/TT-BCA: Trình tự tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Số hiệu: | 65/2020/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Tô Lâm |
Ngày ban hành: | 19/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 05/08/2020 |
Ngày công báo: | 20/07/2020 | Số công báo: | Từ số 705 đến số 706 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 trường hợp CSGT được phép dừng phương tiện để kiểm soát
Đây là nội dung tại Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT.
Theo đó, Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong 04 trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm ANTT, đấu tranh phòng chống tội phạm;
- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông.
Thông tư 65/2020/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 05/8/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
TRÌNH TỰ TUẦN TRA, KIỂM SOÁT, XỬ LÝ VI PHẠM
Mục 1. BAN HÀNH KẾ HOẠCH TUẦN TRA, KIỂM SOÁT VÀ THÔNG BÁO CÔNG KHAI KẾ HOẠCH
Điều 12. Thẩm quyền ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục Cảnh sát giao thông
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông:
a) Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong phạm vi toàn quốc;
b) Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kế hoạch hoặc trực tiếp ban hành kế hoạch thực hiện trong phạm vi toàn quốc sau đây:
Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ;
Kế hoạch cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;
Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề;
Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến đường cao tốc;
Kế hoạch phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ:
a) Tham mưu với Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các kế hoạch quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Xây dựng kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên hoặc đột xuất trên tuyến, địa bàn được phân công;
d) Phê duyệt kế hoạch công tác tuần của các Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc trực thuộc.
3. Đội trưởng Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc:
a) Tham mưu với Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Xây dựng kế hoạch công tác tuần (theo mẫu quy định của Bộ Công an) của đơn vị thực hiện các kế hoạch theo quy định, trình Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ phê duyệt;
c) Căn cứ kế hoạch công tác tuần đã được phê duyệt, lập kế hoạch cho Tổ Cảnh sát giao thông (theo mẫu quy định của Bộ Công an) của đơn vị và triển khai cho từng tổ trước khi thực hiện;
Chỉ được lập từng kế hoạch cho một Tổ Cảnh sát giao thông; khi thực hiện xong kế hoạch mới được lập kế hoạch thực hiện tiếp theo.
Điều 13. Thẩm quyền ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Công an cấp tỉnh
1. Giám đốc Công an cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông của địa phương tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong phạm vi quản lý;
b) Chỉ đạo, phối hợp với lực lượng tuần tra, kiểm soát của Cục Cảnh sát giao thông khi có yêu cầu;
c) Ban hành các kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư này trong phạm vi quản lý.
2. Trưởng phòng Cảnh sát giao thông:
a) Tham mưu với Giám đốc Công an cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc lực lượng Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;
c) Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các kế hoạch quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Xây dựng kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên hoặc đột xuất trên tuyến, địa bàn được phân công;
đ) Phê duyệt kế hoạch công tác tuần của các Đội Cảnh sát giao thông, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ, Đội Tuần tra, dẫn đoàn, Trạm Cảnh sát giao thông trực thuộc.
3. Trưởng Công an cấp huyện:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các kế hoạch quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Xây dựng kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên hoặc đột xuất trên tuyến, địa bàn được phân công;
c) Phê duyệt kế hoạch công tác tuần của Đội Cảnh sát giao thông - trật tự trực thuộc.
4. Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông đường bộ, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự, Đội trưởng Đội Tuần tra, dẫn đoàn, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát giao thông:
a) Tham mưu với Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm d khoản 2 hoặc điểm b khoản 3 Điều này;
b) Xây dựng kế hoạch công tác tuần (theo mẫu quy định của Bộ Công an) của đơn vị thực hiện các kế hoạch theo quy định, trình Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt;
c) Căn cứ kế hoạch công tác tuần đã được phê duyệt, lập kế hoạch cho Tổ Cảnh sát giao thông (theo mẫu quy định của Bộ Công an) của đơn vị và triển khai cho từng tổ trước khi thực hiện;
Chỉ được lập từng kế hoạch cho một Tổ Cảnh sát giao thông; khi thực hiện xong kế hoạch mới được lập kế hoạch thực hiện tiếp theo.
Điều 14. Thông báo công khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát
1. Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo công khai các kế hoạch tuần tra, kiểm soát theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gồm:
a) Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ;
b) Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông;
c) Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên trên tuyến, địa bàn được phân công phụ trách.
2. Hình thức thông báo công khai
a) Niêm yết tại trụ sở tiếp công dân của đơn vị;
b) Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông hoặc Cổng thông tin điện tử của Công an cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông;
c) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
d) Áp dụng các hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung thông báo công khai (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này)
a) Đơn vị làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;
b) Tuyến đường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;
c) Loại phương tiện, hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý;
d) Thời gian thực hiện kế hoạch.
Điều 15. Tổ chức thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát
1. Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông: Trước khi tuần tra, kiểm soát, Tổ trưởng phải phổ biến, quán triệt cho các tổ viên trong tổ về nội dung kế hoạch tuần tra, kiểm soát và những nội dung khác có liên quan; kiểm tra công tác chuẩn bị phục vụ việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; điểm danh quân số; kiểm tra trang phục; số hiệu Công an nhân dân và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; điều lệnh nội vụ; phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ; các biểu mẫu có liên quan; nhắc lại vị trí công tác, nhiệm vụ của từng tổ viên; phát lệnh tiến hành tuần tra, kiểm soát khi các điều kiện đã bảo đảm đầy đủ theo yêu cầu và an toàn.
2. Tổ viên: Nắm vững nội dung kế hoạch, nhiệm vụ, vị trí, hình thức thông tin liên lạc; chủ động thực hiện công tác chuẩn bị theo sự phân công của Tổ trưởng.
3. Phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí công cụ hỗ trợ trang bị cho một Tổ Cảnh sát giao thông phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; được thống kê cụ thể trong Sổ giao nhận và sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ (theo mẫu quy định của Bộ Công an).
Mục 2. TIẾN HÀNH TUẦN TRA, KIỂM SOÁT, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 16. Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát
1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
2. Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;
b) Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a Khoản này và yêu cầu sau đây:
Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng;
Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắp đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường bộ;
c) Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và yêu cầu sau đây:
Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực Trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;
Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm; tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.
Điều 17. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông
1. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau đây:
a) Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát;
b) Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.
2. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông:
a) Cảnh sát giao thông lựa chọn vị trí phù hợp, đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát;
Phát hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông ở khoảng cách bảo đảm an toàn; tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên và chỉ vào phương tiện giao thông cần kiểm soát, đồng thời thổi hồi còi dứt khoát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp để kiểm soát;
b) Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông.
3. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động
a) Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát
Cảnh sát giao thông cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải hoặc bên trái phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát (tùy theo phần đường, làn đường phương tiện giao thông cần kiểm soát đang lưu thông), sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất; sử dụng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp để kiểm soát;
Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông;
b) Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện giao thông cần kiểm soát
Cảnh sát giao thông sử dụng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp để kiểm soát;
Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông.
Khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn, thực hiện như sau:
1. Thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.
2. Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã), sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị... cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.
3. Khi tiếp nhận được các giấy tờ (nếu có), thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
4. Sau khi kiểm soát xong, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có), biện pháp xử lý và nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,… đã hợp tác với lực lượng Cảnh sát giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Đối với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.
5. Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
6. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Điều 19. Kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Cảnh sát giao thông vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, để phát hiện, ghi thu hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, tổ chức kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát giao thông.
2. Kết quả ghi thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; được thống kê, lập danh sách, in thành bản ảnh hoặc bản ghi thu về hành vi vi phạm và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an về công tác hồ sơ.
3. Khi kiểm soát thông qua hệ thống giám sát, máy đo tốc độ ghi hình ảnh, thiết bị ghi hình, phát hiện, ghi thu được hình ảnh của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, thủ trưởng đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền thực hiện như sau:
a) Tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông, để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được về hành vi vi phạm thì cho xem nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;
b) Trường hợp không dừng ngay được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm thì thực hiện như sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện giao thông (sau đây viết gọn là chủ phương tiện), gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc vi phạm (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Cập nhật thông tin của phương tiện giao thông vi phạm (loại phương tiện; biển số, màu biển số; thời gian, địa điểm vi phạm; đơn vị phát hiện vi phạm; số điện thoại liên hệ xử lý vi phạm) vào phần mềm trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông (để chủ phương tiện, người vi phạm biết, đến giải quyết theo quy định) và phần mềm cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát để nhận dạng, cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm (đối với đơn vị, địa phương đã được trang bị);
Trường hợp quá thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo vi phạm mà chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện hành vi vi phạm chưa đến trụ sở cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm để giải quyết vụ việc vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt tiếp tục thực hiện gửi thông báo đến Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) nơi chủ phương tiện cư trú, học tập, công tác hoặc nơi đặt trụ sở chính; đồng thời, gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm (đối với chủ phương tiện xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe máy chuyên dùng), để phối hợp thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Công an cấp xã có trách nhiệm mời chủ phương tiện đến trụ sở đơn vị để tiếp nhận thông báo và yêu cầu đến cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm để giải quyết vụ việc vi phạm; kết quả làm việc, thông báo lại cho cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này);
Sau khi người vi phạm đã đến trụ sở cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết; đồng thời, cập nhật thông tin đã xử phạt vào phần mềm trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và phần mềm cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát để kết thúc cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm.
Điều 20. Giải quyết, xử lý vi phạm hành chính
Việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây:
1. Xử lý vi phạm trong khi tuần tra, kiểm soát
a) Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: Thực hiện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thực hiện ngay quyết định xử phạt thì tạm giữ giấy tờ có liên quan theo quy định để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
b) Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản: Thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Khi lập xong biên bản vi phạm hành chính thì hướng dẫn và đề nghị người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm (sau đây gọi chung là người vi phạm) cung cấp số điện thoại liên hệ để nhận thông tin, xử phạt thông qua Cổng dịch vụ Công quốc gia, ký vào biên bản và giao cho họ 01 bản; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông mời đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc 02 người chứng kiến ký vào biên bản;
Trường hợp người vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải ghi rõ lý do vào biên bản và phải báo cáo thủ trưởng đơn vị bằng văn bản để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử phạt.
2. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính
a) Trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt, thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông phải quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật;
b) Khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì thông báo cho người vi phạm và những người có mặt tại đó biết, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính; ra quyết định tạm giữ hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật; lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện. Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì tiến hành niêm phong theo quy định của pháp luật;
Trường hợp có căn cứ để cho rằng, nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ;
Trường hợp, khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người điều khiển phương tiện giao thông không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, gây cản trở, không chấp hành thì lập biên bản tạm giữ, có chữ ký xác nhận của 02 người làm chứng, ra quyết định tạm giữ theo quy định; sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (máy ảnh, camera) ghi lại hình ảnh tang vật, phương tiện; sử dụng các biện pháp (trực tiếp điều khiển, cẩu, kéo) hoặc thuê tổ chức, cá nhân điều khiển, cẩu, kéo đưa tang vật, phương tiện về nơi tạm giữ; xác minh và gửi thông báo đến chủ phương tiện, yêu cầu người vi phạm đến giải quyết (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này); người vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc thuê đưa tang vật, phương tiện đó về nơi tạm giữ theo quy định của pháp luật;
Trường hợp giao phương tiện giao thông bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm quản lý, bảo quản thì thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;
c) Tạm giữ giấy tờ có liên quan đến người, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền thì tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự (trừ khi các giấy tờ đó có dấu hiệu nghi giả, cần xác minh để làm rõ hành vi vi phạm thì được giữ thêm giấy tờ khác có liên quan): Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định); các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt. Khi tạm giữ giấy tờ phải lập biên bản theo quy định.
3. Giải quyết, xử lý vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị
a) Tổ chức công tác xử lý vi phạm:
Công an các đơn vị, địa phương có thẩm quyền xử lý vi phạm bố trí cán bộ Cảnh sát giao thông và địa điểm giải quyết, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an;
Địa điểm giải quyết vụ việc vi phạm bố trí ở vị trí thuận lợi, có diện tích phù hợp, trang nghiêm, có chỗ ngồi cho người đến liên hệ giải quyết; niêm yết sơ đồ chỉ dẫn nơi làm việc, lịch tiếp dân; biển chức danh của cán bộ làm nhiệm vụ; số điện thoại; nội quy tiếp dân; hòm thư góp ý và nội dung một số văn bản có liên quan đến công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ;
b) Khi người vi phạm đến giải quyết vi phạm, thực hiện như sau:
Tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính từ người vi phạm và đối chiếu với hồ sơ vi phạm (trường hợp làm mất biên bản vi phạm hành chính, phải đối chiếu kỹ thông tin về nhân thân của người vi phạm với hồ sơ vi phạm); không giải quyết vụ việc đối với người trung gian (trừ trường hợp được ủy quyền theo quy định của pháp luật) hoặc ngoài vị trí quy định giải quyết vi phạm hành chính của đơn vị;
Thông báo hình thức, mức xử phạt, biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác, kết quả ghi thu được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định;
Giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người bị xử phạt hoặc người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền;
Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu biên lai thu tiền phạt (hoặc chứng từ thu, nộp tiền phạt khác theo quy định của pháp luật) với hồ sơ vi phạm hành chính và lưu hồ sơ.
Trả lại tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ theo thủ tục hành chính (trừ trường hợp bị tước quyền sử dụng hoặc bị tịch thu) cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nếu cá nhân, tổ chức nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy tờ thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định và lập biên bản theo quy định; trường hợp trả lại giấy tờ bị tạm giữ phải lập biên bản theo quy định;
Trường hợp giải quyết vụ việc theo thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên giấy thông báo, giấy tờ tùy thân; cho người vi phạm xem kết quả ghi thu được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; lập biên bản vi phạm hành chính và thực hiện xử lý vi phạm theo quy định;
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện xử phạt vi phạm hành chính qua tài khoản, dịch vụ bưu chính công ích, Cổng dịch vụ Công quốc gia thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và của Bộ Công an.
Điều 21. Ghi Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ
1. Khi giải quyết xong từng vụ việc vi phạm phải ghi ngay vào Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
2. Các vụ việc ghi ngắn gọn, rõ ràng và liên tục theo thứ tự thời gian, gồm: Thời gian (giờ, phút, ngày); địa điểm (km, địa danh, tuyến, địa bàn); kiểm tra phương tiện giao thông, biển số, người điều khiển phương tiện giao thông; hành vi vi phạm; biện pháp xử lý của Cảnh sát: Nhắc nhở, quyết định xử phạt cảnh cáo, phạt tiền (số thứ tự), biên bản đã lập (số thứ tự), việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác; vụ việc tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, hoạt động tội phạm và các vụ việc khác.
Điều 22. Kết thúc tuần tra, kiểm soát
Khi kết thúc thời gian tuần tra, kiểm soát, Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc sau:
1. Tổ trưởng phải họp tổ để rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tồn tại, đề xuất ý kiến, ghi vào nhật ký trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ về tình hình trật tự, an toàn giao thông, kết quả kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính, những vấn đề khác có liên quan, ký xác nhận.
2. Báo cáo tình hình, kết quả của tổ.
3. Bàn giao cho cán bộ quản lý của đơn vị: Hồ sơ các vụ việc vi phạm hành chính, các giấy tờ, phương tiện, tang vật bị tạm giữ, tiền phạt tại chỗ, các tài liệu, hình ảnh thu thập được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc các phương tiện khác; phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang bị khác. Việc bàn giao phải ghi vào sổ theo quy định, được người giao và người nhận ký, ghi rõ họ tên và phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị về việc bàn giao.
Mục 3. HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG PHỐI HỢP TUẦN TRA, KIỂM SOÁT, XỬ LÝ VI PHẠM; TIẾP NHẬN, XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 23. Huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an cấp xã phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
1. Trường hợp cần thiết huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an cấp xã phối hợp với Cảnh sát giao thông tham gia tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và các quy định sau:
a) Phải có quyết định hoặc kế hoạch huy động của cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định. Nội dung quyết định hoặc kế hoạch phải nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, nhiệm vụ cụ thể của Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khác và Công an cấp xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát;
b) Trước khi thực hiện, phải quán triệt cho các lực lượng tham gia nắm vững các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; quy định về tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; nội dung kế hoạch; phương án, kỹ năng giải quyết, xử lý các tình huống có thể xảy ra.
2. Khi nhận được văn bản đề nghị của Cảnh sát giao thông, Công an cấp xã có trách nhiệm phối hợp thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 19, điểm a khoản 5 Điều 24 Thông tư này.
Điều 24. Tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội
1. Thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là thông tin, hình ảnh) được tiếp nhận từ các nguồn sau:
a) Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);
b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
2. Thông tin, hình ảnh làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải phản ánh khách quan, rõ về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổ chức, cá nhân khi ghi nhận được thông tin, hình ảnh, thì có thể cung cấp cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc thông qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc trực tiếp đến trụ sở đơn vị để cung cấp. Tổ chức, cá nhân phải có tên, họ tên, địa chỉ rõ ràng, số điện thoại liên hệ (nếu có) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, hình ảnh đã cung cấp.
4. Tiếp nhận và xử lý thông tin, hình ảnh
a) Tiếp nhận thông tin, hình ảnh
Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; Phòng Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an cấp huyện có trách nhiệm:
Thông báo địa điểm, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin, hình ảnh để Nhân dân biết cung cấp;
Tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin, hình ảnh;
Bảo đảm bí mật tên, họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, bút tích và thông tin khác của tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, hình ảnh;
b) Xử lý thông tin, hình ảnh
Khi tiếp nhận thông tin, hình ảnh, cán bộ Cảnh sát giao thông phải xem xét, phân loại, nếu bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, thì ghi chép vào sổ (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này) và báo cáo thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thực hiện như sau:
Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang diễn ra trên tuyến, địa bàn phụ trách thì tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông, kiểm soát, phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định. Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát hoặc hành vi vi phạm được phản ánh đã kết thúc thì thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật;
Trường hợp không thuộc tuyến, địa bàn phụ trách của đơn vị thì thông báo cho đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Xác minh, thu thập tài liệu, tình tiết xác định vi phạm hành chính và xử lý vi phạm
a) Căn cứ yêu cầu cụ thể từng vụ việc, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện một hoặc các hình thức như sau:
Tiến hành xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện; gửi thông báo mời chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông đến cơ quan Công an để làm rõ vụ việc (theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp quá thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông chưa đến trụ sở cơ quan Công an đã ra thông báo để giải quyết vụ việc thì người có thẩm quyền xử phạt tiếp tục gửi thông báo đến Công an cấp xã theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 19 Thông tư này;
Làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc, người chứng kiến, biết vụ việc xảy ra; gửi văn bản đến cơ quan báo chí đã đăng tải, đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh đã đăng tải;
Trực tiếp xác minh hoặc phối hợp với Công an cấp xã thực hiện xác minh vụ việc;
Trưng cầu giám định thông tin, hình ảnh và các tài liệu liên quan; Các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Khi làm việc với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông và cá nhân, tổ chức có liên quan, phải lập thành biên bản. Các tài liệu, tình tiết tiếp nhận, thu thập được để xác định vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được lưu trong hồ sơ vụ việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an;
c) Căn cứ kết quả xác minh, tài liệu, tình tiết thu thập được, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện như sau:
Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh đúng, xác định có hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Thực hiện trình tự xử lý vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 Thông tư này;
Trường hợp thông tin, hình ảnh có dấu hiệu làm giả thì chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
Trường hợp thông tin, hình ảnh của tổ chức, cá nhân cung cấp mà qua xác minh, xác định không có hành vi vi phạm hoặc không đủ căn cứ để xác định hành vi vi phạm thì tiến hành kết thúc hồ sơ vụ việc và lưu theo quy định.
Điều 25. Tiếp nhận kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cung cấp
1. Đơn vị Cảnh sát giao thông được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, theo tuyến, địa bàn phụ trách, có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để thực hiện:
a) Phối hợp khai thác, sử dụng dữ liệu quản lý, điều hành giao thông của tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và đấu tranh phòng chống tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông theo quy định của pháp luật;
b) Tiếp nhận kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh, thiết bị ghi âm và ghi hình), để sử dụng làm căn cứ xác định hành vi vi phạm hành chính và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Sau khi tiếp nhận kết quả, thực hiện như sau:
Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm đang lưu thông trên tuyến, địa bàn phụ trách, thủ trưởng đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền, tổ chức lực lượng tiến hành dừng phương tiện giao thông, kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm đã di chuyển sang tuyến, địa bàn khác, thủ trưởng đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền, thực hiện việc xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện, gửi thông báo vi phạm và xử lý vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 19 Thông tư này.
2. Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông; Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
3. Khi tiếp nhận kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do các đơn vị được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cung cấp (gồm bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ), phải được ghi chép vào sổ theo dõi, ký giao nhận và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông:
a) Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong phạm vi toàn quốc;
b) Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kế hoạch hoặc trực tiếp ban hành kế hoạch thực hiện trong phạm vi toàn quốc sau đây:
Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ;
Kế hoạch cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;
Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề;
Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến đường cao tốc;
Kế hoạch phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ:
a) Tham mưu với Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các kế hoạch quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Xây dựng kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên hoặc đột xuất trên tuyến, địa bàn được phân công;
d) Phê duyệt kế hoạch công tác tuần của các Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc trực thuộc.
3. Đội trưởng Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc:
a) Tham mưu với Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Xây dựng kế hoạch công tác tuần (theo mẫu quy định của Bộ Công an) của đơn vị thực hiện các kế hoạch theo quy định, trình Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ phê duyệt;
c) Căn cứ kế hoạch công tác tuần đã được phê duyệt, lập kế hoạch cho Tổ Cảnh sát giao thông (theo mẫu quy định của Bộ Công an) của đơn vị và triển khai cho từng tổ trước khi thực hiện;
Chỉ được lập từng kế hoạch cho một Tổ Cảnh sát giao thông; khi thực hiện xong kế hoạch mới được lập kế hoạch thực hiện tiếp theo.
1. Giám đốc Công an cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông của địa phương tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong phạm vi quản lý;
b) Chỉ đạo, phối hợp với lực lượng tuần tra, kiểm soát của Cục Cảnh sát giao thông khi có yêu cầu;
c) Ban hành các kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư này trong phạm vi quản lý.
2. Trưởng phòng Cảnh sát giao thông:
a) Tham mưu với Giám đốc Công an cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc lực lượng Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;
c) Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các kế hoạch quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Xây dựng kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên hoặc đột xuất trên tuyến, địa bàn được phân công;
đ) Phê duyệt kế hoạch công tác tuần của các Đội Cảnh sát giao thông, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ, Đội Tuần tra, dẫn đoàn, Trạm Cảnh sát giao thông trực thuộc.
3. Trưởng Công an cấp huyện:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các kế hoạch quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Xây dựng kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên hoặc đột xuất trên tuyến, địa bàn được phân công;
c) Phê duyệt kế hoạch công tác tuần của Đội Cảnh sát giao thông - trật tự trực thuộc.
4. Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông đường bộ, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự, Đội trưởng Đội Tuần tra, dẫn đoàn, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát giao thông:
a) Tham mưu với Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm d khoản 2 hoặc điểm b khoản 3 Điều này;
b) Xây dựng kế hoạch công tác tuần (theo mẫu quy định của Bộ Công an) của đơn vị thực hiện các kế hoạch theo quy định, trình Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt;
c) Căn cứ kế hoạch công tác tuần đã được phê duyệt, lập kế hoạch cho Tổ Cảnh sát giao thông (theo mẫu quy định của Bộ Công an) của đơn vị và triển khai cho từng tổ trước khi thực hiện;
Chỉ được lập từng kế hoạch cho một Tổ Cảnh sát giao thông; khi thực hiện xong kế hoạch mới được lập kế hoạch thực hiện tiếp theo.
1. Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo công khai các kế hoạch tuần tra, kiểm soát theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gồm:
a) Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ;
b) Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông;
c) Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên trên tuyến, địa bàn được phân công phụ trách.
2. Hình thức thông báo công khai
a) Niêm yết tại trụ sở tiếp công dân của đơn vị;
b) Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông hoặc Cổng thông tin điện tử của Công an cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông;
c) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
d) Áp dụng các hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung thông báo công khai (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này)
a) Đơn vị làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;
b) Tuyến đường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;
c) Loại phương tiện, hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý;
d) Thời gian thực hiện kế hoạch.
1. Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông: Trước khi tuần tra, kiểm soát, Tổ trưởng phải phổ biến, quán triệt cho các tổ viên trong tổ về nội dung kế hoạch tuần tra, kiểm soát và những nội dung khác có liên quan; kiểm tra công tác chuẩn bị phục vụ việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; điểm danh quân số; kiểm tra trang phục; số hiệu Công an nhân dân và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; điều lệnh nội vụ; phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ; các biểu mẫu có liên quan; nhắc lại vị trí công tác, nhiệm vụ của từng tổ viên; phát lệnh tiến hành tuần tra, kiểm soát khi các điều kiện đã bảo đảm đầy đủ theo yêu cầu và an toàn.
2. Tổ viên: Nắm vững nội dung kế hoạch, nhiệm vụ, vị trí, hình thức thông tin liên lạc; chủ động thực hiện công tác chuẩn bị theo sự phân công của Tổ trưởng.
3. Phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí công cụ hỗ trợ trang bị cho một Tổ Cảnh sát giao thông phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; được thống kê cụ thể trong Sổ giao nhận và sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ (theo mẫu quy định của Bộ Công an).
1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
2. Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;
b) Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a Khoản này và yêu cầu sau đây:
Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng;
Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắp đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường bộ;
c) Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và yêu cầu sau đây:
Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực Trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;
Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm; tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.
1. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau đây:
a) Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát;
b) Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.
2. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông:
a) Cảnh sát giao thông lựa chọn vị trí phù hợp, đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát;
Phát hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông ở khoảng cách bảo đảm an toàn; tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên và chỉ vào phương tiện giao thông cần kiểm soát, đồng thời thổi hồi còi dứt khoát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp để kiểm soát;
b) Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông.
3. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động
a) Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát
Cảnh sát giao thông cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải hoặc bên trái phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát (tùy theo phần đường, làn đường phương tiện giao thông cần kiểm soát đang lưu thông), sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất; sử dụng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp để kiểm soát;
Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông;
b) Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện giao thông cần kiểm soát
Cảnh sát giao thông sử dụng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp để kiểm soát;
Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông.
Khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn, thực hiện như sau:
1. Thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.
2. Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã), sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị... cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.
3. Khi tiếp nhận được các giấy tờ (nếu có), thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
4. Sau khi kiểm soát xong, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có), biện pháp xử lý và nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,… đã hợp tác với lực lượng Cảnh sát giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Đối với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.
5. Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
6. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
1. Cảnh sát giao thông vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, để phát hiện, ghi thu hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, tổ chức kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát giao thông.
2. Kết quả ghi thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; được thống kê, lập danh sách, in thành bản ảnh hoặc bản ghi thu về hành vi vi phạm và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an về công tác hồ sơ.
3. Khi kiểm soát thông qua hệ thống giám sát, máy đo tốc độ ghi hình ảnh, thiết bị ghi hình, phát hiện, ghi thu được hình ảnh của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, thủ trưởng đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền thực hiện như sau:
a) Tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông, để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được về hành vi vi phạm thì cho xem nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;
b) Trường hợp không dừng ngay được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm thì thực hiện như sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện giao thông (sau đây viết gọn là chủ phương tiện), gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc vi phạm (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Cập nhật thông tin của phương tiện giao thông vi phạm (loại phương tiện; biển số, màu biển số; thời gian, địa điểm vi phạm; đơn vị phát hiện vi phạm; số điện thoại liên hệ xử lý vi phạm) vào phần mềm trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông (để chủ phương tiện, người vi phạm biết, đến giải quyết theo quy định) và phần mềm cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát để nhận dạng, cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm (đối với đơn vị, địa phương đã được trang bị);
Trường hợp quá thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo vi phạm mà chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện hành vi vi phạm chưa đến trụ sở cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm để giải quyết vụ việc vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt tiếp tục thực hiện gửi thông báo đến Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) nơi chủ phương tiện cư trú, học tập, công tác hoặc nơi đặt trụ sở chính; đồng thời, gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm (đối với chủ phương tiện xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe máy chuyên dùng), để phối hợp thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Công an cấp xã có trách nhiệm mời chủ phương tiện đến trụ sở đơn vị để tiếp nhận thông báo và yêu cầu đến cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm để giải quyết vụ việc vi phạm; kết quả làm việc, thông báo lại cho cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này);
Sau khi người vi phạm đã đến trụ sở cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết; đồng thời, cập nhật thông tin đã xử phạt vào phần mềm trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và phần mềm cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát để kết thúc cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm.
Việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây:
1. Xử lý vi phạm trong khi tuần tra, kiểm soát
a) Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: Thực hiện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thực hiện ngay quyết định xử phạt thì tạm giữ giấy tờ có liên quan theo quy định để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
b) Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản: Thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Khi lập xong biên bản vi phạm hành chính thì hướng dẫn và đề nghị người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm (sau đây gọi chung là người vi phạm) cung cấp số điện thoại liên hệ để nhận thông tin, xử phạt thông qua Cổng dịch vụ Công quốc gia, ký vào biên bản và giao cho họ 01 bản; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông mời đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc 02 người chứng kiến ký vào biên bản;
Trường hợp người vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải ghi rõ lý do vào biên bản và phải báo cáo thủ trưởng đơn vị bằng văn bản để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử phạt.
2. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính
a) Trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt, thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông phải quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật;
b) Khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì thông báo cho người vi phạm và những người có mặt tại đó biết, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính; ra quyết định tạm giữ hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật; lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện. Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì tiến hành niêm phong theo quy định của pháp luật;
Trường hợp có căn cứ để cho rằng, nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ;
Trường hợp, khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người điều khiển phương tiện giao thông không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, gây cản trở, không chấp hành thì lập biên bản tạm giữ, có chữ ký xác nhận của 02 người làm chứng, ra quyết định tạm giữ theo quy định; sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (máy ảnh, camera) ghi lại hình ảnh tang vật, phương tiện; sử dụng các biện pháp (trực tiếp điều khiển, cẩu, kéo) hoặc thuê tổ chức, cá nhân điều khiển, cẩu, kéo đưa tang vật, phương tiện về nơi tạm giữ; xác minh và gửi thông báo đến chủ phương tiện, yêu cầu người vi phạm đến giải quyết (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này); người vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc thuê đưa tang vật, phương tiện đó về nơi tạm giữ theo quy định của pháp luật;
Trường hợp giao phương tiện giao thông bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm quản lý, bảo quản thì thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;
c) Tạm giữ giấy tờ có liên quan đến người, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền thì tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự (trừ khi các giấy tờ đó có dấu hiệu nghi giả, cần xác minh để làm rõ hành vi vi phạm thì được giữ thêm giấy tờ khác có liên quan): Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định); các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt. Khi tạm giữ giấy tờ phải lập biên bản theo quy định.
3. Giải quyết, xử lý vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị
a) Tổ chức công tác xử lý vi phạm:
Công an các đơn vị, địa phương có thẩm quyền xử lý vi phạm bố trí cán bộ Cảnh sát giao thông và địa điểm giải quyết, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an;
Địa điểm giải quyết vụ việc vi phạm bố trí ở vị trí thuận lợi, có diện tích phù hợp, trang nghiêm, có chỗ ngồi cho người đến liên hệ giải quyết; niêm yết sơ đồ chỉ dẫn nơi làm việc, lịch tiếp dân; biển chức danh của cán bộ làm nhiệm vụ; số điện thoại; nội quy tiếp dân; hòm thư góp ý và nội dung một số văn bản có liên quan đến công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ;
b) Khi người vi phạm đến giải quyết vi phạm, thực hiện như sau:
Tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính từ người vi phạm và đối chiếu với hồ sơ vi phạm (trường hợp làm mất biên bản vi phạm hành chính, phải đối chiếu kỹ thông tin về nhân thân của người vi phạm với hồ sơ vi phạm); không giải quyết vụ việc đối với người trung gian (trừ trường hợp được ủy quyền theo quy định của pháp luật) hoặc ngoài vị trí quy định giải quyết vi phạm hành chính của đơn vị;
Thông báo hình thức, mức xử phạt, biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác, kết quả ghi thu được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định;
Giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người bị xử phạt hoặc người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền;
Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu biên lai thu tiền phạt (hoặc chứng từ thu, nộp tiền phạt khác theo quy định của pháp luật) với hồ sơ vi phạm hành chính và lưu hồ sơ.
Trả lại tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ theo thủ tục hành chính (trừ trường hợp bị tước quyền sử dụng hoặc bị tịch thu) cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nếu cá nhân, tổ chức nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy tờ thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định và lập biên bản theo quy định; trường hợp trả lại giấy tờ bị tạm giữ phải lập biên bản theo quy định;
Trường hợp giải quyết vụ việc theo thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên giấy thông báo, giấy tờ tùy thân; cho người vi phạm xem kết quả ghi thu được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; lập biên bản vi phạm hành chính và thực hiện xử lý vi phạm theo quy định;
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện xử phạt vi phạm hành chính qua tài khoản, dịch vụ bưu chính công ích, Cổng dịch vụ Công quốc gia thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và của Bộ Công an.
1. Khi giải quyết xong từng vụ việc vi phạm phải ghi ngay vào Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
2. Các vụ việc ghi ngắn gọn, rõ ràng và liên tục theo thứ tự thời gian, gồm: Thời gian (giờ, phút, ngày); địa điểm (km, địa danh, tuyến, địa bàn); kiểm tra phương tiện giao thông, biển số, người điều khiển phương tiện giao thông; hành vi vi phạm; biện pháp xử lý của Cảnh sát: Nhắc nhở, quyết định xử phạt cảnh cáo, phạt tiền (số thứ tự), biên bản đã lập (số thứ tự), việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác; vụ việc tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, hoạt động tội phạm và các vụ việc khác.
Khi kết thúc thời gian tuần tra, kiểm soát, Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc sau:
1. Tổ trưởng phải họp tổ để rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tồn tại, đề xuất ý kiến, ghi vào nhật ký trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ về tình hình trật tự, an toàn giao thông, kết quả kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính, những vấn đề khác có liên quan, ký xác nhận.
2. Báo cáo tình hình, kết quả của tổ.
3. Bàn giao cho cán bộ quản lý của đơn vị: Hồ sơ các vụ việc vi phạm hành chính, các giấy tờ, phương tiện, tang vật bị tạm giữ, tiền phạt tại chỗ, các tài liệu, hình ảnh thu thập được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc các phương tiện khác; phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang bị khác. Việc bàn giao phải ghi vào sổ theo quy định, được người giao và người nhận ký, ghi rõ họ tên và phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị về việc bàn giao.
1. Trường hợp cần thiết huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an cấp xã phối hợp với Cảnh sát giao thông tham gia tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và các quy định sau:
a) Phải có quyết định hoặc kế hoạch huy động của cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định. Nội dung quyết định hoặc kế hoạch phải nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, nhiệm vụ cụ thể của Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khác và Công an cấp xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát;
b) Trước khi thực hiện, phải quán triệt cho các lực lượng tham gia nắm vững các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; quy định về tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; nội dung kế hoạch; phương án, kỹ năng giải quyết, xử lý các tình huống có thể xảy ra.
2. Khi nhận được văn bản đề nghị của Cảnh sát giao thông, Công an cấp xã có trách nhiệm phối hợp thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 19, điểm a khoản 5 Điều 24 Thông tư này.
1. Thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là thông tin, hình ảnh) được tiếp nhận từ các nguồn sau:
a) Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);
b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
2. Thông tin, hình ảnh làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải phản ánh khách quan, rõ về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổ chức, cá nhân khi ghi nhận được thông tin, hình ảnh, thì có thể cung cấp cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc thông qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc trực tiếp đến trụ sở đơn vị để cung cấp. Tổ chức, cá nhân phải có tên, họ tên, địa chỉ rõ ràng, số điện thoại liên hệ (nếu có) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, hình ảnh đã cung cấp.
4. Tiếp nhận và xử lý thông tin, hình ảnh
a) Tiếp nhận thông tin, hình ảnh
Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; Phòng Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an cấp huyện có trách nhiệm:
Thông báo địa điểm, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin, hình ảnh để Nhân dân biết cung cấp;
Tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin, hình ảnh;
Bảo đảm bí mật tên, họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, bút tích và thông tin khác của tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, hình ảnh;
b) Xử lý thông tin, hình ảnh
Khi tiếp nhận thông tin, hình ảnh, cán bộ Cảnh sát giao thông phải xem xét, phân loại, nếu bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, thì ghi chép vào sổ (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này) và báo cáo thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thực hiện như sau:
Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang diễn ra trên tuyến, địa bàn phụ trách thì tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông, kiểm soát, phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định. Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát hoặc hành vi vi phạm được phản ánh đã kết thúc thì thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật;
Trường hợp không thuộc tuyến, địa bàn phụ trách của đơn vị thì thông báo cho đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Xác minh, thu thập tài liệu, tình tiết xác định vi phạm hành chính và xử lý vi phạm
a) Căn cứ yêu cầu cụ thể từng vụ việc, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện một hoặc các hình thức như sau:
Tiến hành xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện; gửi thông báo mời chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông đến cơ quan Công an để làm rõ vụ việc (theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp quá thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông chưa đến trụ sở cơ quan Công an đã ra thông báo để giải quyết vụ việc thì người có thẩm quyền xử phạt tiếp tục gửi thông báo đến Công an cấp xã theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 19 Thông tư này;
Làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc, người chứng kiến, biết vụ việc xảy ra; gửi văn bản đến cơ quan báo chí đã đăng tải, đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh đã đăng tải;
Trực tiếp xác minh hoặc phối hợp với Công an cấp xã thực hiện xác minh vụ việc;
Trưng cầu giám định thông tin, hình ảnh và các tài liệu liên quan; Các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Khi làm việc với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông và cá nhân, tổ chức có liên quan, phải lập thành biên bản. Các tài liệu, tình tiết tiếp nhận, thu thập được để xác định vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được lưu trong hồ sơ vụ việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an;
c) Căn cứ kết quả xác minh, tài liệu, tình tiết thu thập được, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện như sau:
Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh đúng, xác định có hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Thực hiện trình tự xử lý vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 Thông tư này;
Trường hợp thông tin, hình ảnh có dấu hiệu làm giả thì chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
Trường hợp thông tin, hình ảnh của tổ chức, cá nhân cung cấp mà qua xác minh, xác định không có hành vi vi phạm hoặc không đủ căn cứ để xác định hành vi vi phạm thì tiến hành kết thúc hồ sơ vụ việc và lưu theo quy định.
1. Đơn vị Cảnh sát giao thông được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, theo tuyến, địa bàn phụ trách, có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để thực hiện:
a) Phối hợp khai thác, sử dụng dữ liệu quản lý, điều hành giao thông của tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và đấu tranh phòng chống tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông theo quy định của pháp luật;
b) Tiếp nhận kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh, thiết bị ghi âm và ghi hình), để sử dụng làm căn cứ xác định hành vi vi phạm hành chính và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Sau khi tiếp nhận kết quả, thực hiện như sau:
Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm đang lưu thông trên tuyến, địa bàn phụ trách, thủ trưởng đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền, tổ chức lực lượng tiến hành dừng phương tiện giao thông, kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm đã di chuyển sang tuyến, địa bàn khác, thủ trưởng đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền, thực hiện việc xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện, gửi thông báo vi phạm và xử lý vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 19 Thông tư này.
2. Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông; Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
3. Khi tiếp nhận kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do các đơn vị được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cung cấp (gồm bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ), phải được ghi chép vào sổ theo dõi, ký giao nhận và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.