Số hiệu: | 65/2020/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Tô Lâm |
Ngày ban hành: | 19/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 05/08/2020 |
Ngày công báo: | 20/07/2020 | Số công báo: | Từ số 705 đến số 706 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2023 |
04 trường hợp CSGT được phép dừng phương tiện để kiểm soát
Đây là nội dung tại Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT.
Theo đó, Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong 04 trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm ANTT, đấu tranh phòng chống tội phạm;
- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông.
Thông tư 65/2020/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 05/8/2020.
Thông tư này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và trình tự tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là Cảnh sát giao thông) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm).
2. Công an các đơn vị, địa phương.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Yêu cầu đối với Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ
1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, xử lý vi phạm hành chính, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật, kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
3. Khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, phải có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.
4. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định.
5. Bảo đảm các yêu cầu, quy định khác của Bộ Công an.
Điều 4. Phụ lục và biểu mẫu dùng trong hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ
1. Ban hành kèm theo Thông tư này: Phụ lục các tuyến giao thông đường bộ phân công, phân cấp cho Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau:
a) Thông báo công khai nội dung kế hoạch tuần tra, kiểm soát (Mẫu số 01);
b) Thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Mẫu số 02);
c) Phiếu gửi thông báo đến Công an xã, phường, thị trấn (Mẫu số 03);
d) Sổ tiếp nhận thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Mẫu số 04);
đ) Thông báo thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Mẫu số 05).
Thông tư này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và trình tự tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là Cảnh sát giao thông) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm).
2. Công an các đơn vị, địa phương.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, xử lý vi phạm hành chính, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật, kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
3. Khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, phải có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.
4. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định.
5. Bảo đảm các yêu cầu, quy định khác của Bộ Công an.
1. Ban hành kèm theo Thông tư này: Phụ lục các tuyến giao thông đường bộ phân công, phân cấp cho Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau:
a) Thông báo công khai nội dung kế hoạch tuần tra, kiểm soát (Mẫu số 01);
b) Thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Mẫu số 02);
c) Phiếu gửi thông báo đến Công an xã, phường, thị trấn (Mẫu số 03);
d) Sổ tiếp nhận thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Mẫu số 04);
đ) Thông báo thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Mẫu số 05).