Chương III Thông tư 58/2014/TT-BCT: Hiệu lực, thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Số hiệu: | 58/2014/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Cao Quốc Hưng |
Ngày ban hành: | 22/12/2014 | Ngày hiệu lực: | 06/02/2015 |
Ngày công báo: | 15/02/2015 | Số công báo: | Từ số 241 đến số 242 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:
a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
- Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.
b) Cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm trực thuộc cơ sở sản xuất có công suất thiết kế sản xuất theo quy định tại điểm a Khoản này; cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân phân phối, bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đối với:
a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.
3. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại cùng một địa điểm theo phân cấp thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của cả Bộ Công Thương và Sở Công Thương thì Bộ Công Thương sẽ thụ lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
1. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Thông tư này. Thời hạn của Giấy chứng nhận cấp mới được tính từ khi Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó hết hiệu lực.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 5 của Thông tư này, hiệu lực của Giấy chứng nhận cấp lại được tính theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
3. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 của Thông tư này, Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm kể từ ngày ký cấp lại.
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quy định tại Điều 6 của Thông tư này và cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới cấp Giấy chứng nhận.
3. Số lần kiểm tra không quá 01 (một) lần/năm đối với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận và có chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000 và tương đương của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
4. Số lần kiểm tra không quá 02 (hai) lần/năm đối với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp.
1. Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
2. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận
a) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới đã cấp.
EFFECTS, COMPETENCE FOR ISSUANCE, REVOCATION OF CERTIFICATE OF FOOD SAFETY
Article 6. Competence for the issuance
1. The Ministry of Industry and Trade is entitled to carry out the issuance to:
a) The establishments that produce:
- Alcohols: at least 03 million liters per year;
- Beer: at least 50 million liters per year;
- Soft drinks: at least 20 million liters per year;
- Processed milk: at least 20 million liters per year;
- Vegetable oil: at least 50 thousand tonnes per year;
- Confectionery: at least 20 thousand tonnes per year;
- Flour and starch: at least 100 thousand tonnes per year;
- Instruments and materials particularly for wrapping of such products.
b) Food-trading establishments inferior to the establishment defined in point a of this Clause; food trading establishments of traders who distribute, trade or act as agent in multiple provinces.
2. Services of Industry and Trade of provinces are entitled to carry out the issuance to:
a) Food producers whose production is lower than the one of the establishments defined in clause 1 of this Article;
b) Food sellers of traders who trade or act as agent in single province; establishment retailing food in single province.
3. With regard to establishment that is within the power of issuance of both the Ministry of Industry and Trade and the Service of Industry and Trade, the application shall be handled by the Ministry of Industry and Trade according to the regulation.
Article 7. Duration of the Certificate
1. The Certificate is effective for 03 years. If the applicant continues their business, an application for reissuance shall be submitted prior to 06 months before the day on which the Certificate expires according to Clause 3 Article 4 of this Circular. The duration of the new Certificate begins from the day on which the old certificate expires.
2. If the Certificate is reissued for the reason defined in Clause 2, 4 Article 5 of this Circular, the expiration date of the new Certificate the same as that of the old one.
3. If the Certificate is reissued for the reason defined in Clause 3, 5 of this Circular, the duration of the new Certificate is 03 years from the day on which it is signed.
Article 8. Post-certification inspection
1. The competent licensing agencies prescribed in Article 6 of this Circular and the inspecting agencies are in charge of carrying out the post-certification examination.
2. Superior agencies are entitled to examine the establishment whose Certificate is issued by an inferior licensing agency.
3. An establishment that has been issued with the Certificate of Food safety and GMP Certificate, HACCP Certificate, ISO 22000 Certificate or other similar certificates issued by a competent agency shall undergo not more than 01 inspection in a year.
4. An establishment that has been issued with the Certificate of Food Safety shall undergo not more than 01 inspection in a year.
Article 9. Revocation of the Certificate
1. The revocation of the Certificate of Food safety shall be performed in accordance with the regulation in Article 13 of the Decree No. 38/2012/NĐ-CP dated April 25, 2012 by the Government detailing the implementation of some articles of the Law on Food safety.
2. Power to revoke Certificates
a) Licensing agencies are entitled to revoke the Certificates they issued;
b) A superior agency is entitled to revoke a Certificate issued by its inferior licensing agency.