Chương III Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023: Xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Số hiệu: | 56/2021/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Tô Lâm |
Ngày ban hành: | 15/05/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2021 |
Ngày công báo: | 04/07/2021 | Số công báo: | Từ số 655 đến số 656 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Công an ban hành Thông tư 56/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú.
Theo đó, ban hành 16 biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú, đơn cử như:
- Mẫu CT01:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú được sử dụng khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, xóa đăng ký thường trú, tách hộ, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, xác nhận thông tin về cư trú.
- Mẫu CT02:
Tờ khai đề nghị cấp văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú được sử dụng khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam thường trú thực hiện thủ tục đề nghị cấp văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú tại cơ quan Quản lý xuất, nhập cảnh.
- Mẫu CT03:
Phiếu khai báo tạm vắng được sử dụng để cấp cho công dân khai báo tạm vắng theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú.
- Mẫu CT04:
Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được cơ quan đăng ký cư trú lập để giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến cư trú.
Xem chi tiết biểu mẫu về cư trú được ban hành kèm theo Thông tư 56/2021.
Thông tư 56/2021/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 và thay thế Thông tư 36/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Công dân Việt Nam có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:
1. Từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi; trường hợp trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã;
2. Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Trường hợp đã chấp hành xong bản án của Tòa án thì phải được xóa án tích; đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì phải hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật;
3. Có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên. Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học;
4. Đang thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này thì phải đang thường trú hoặc tạm trú tại nơi nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
5. Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
1. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định của Luật này.
2. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Địa bàn phụ trách của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là một hoặc một số thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc tại huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.
3. Căn cứ tình hình, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô dân số, diện tích tự nhiên của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi quản lý đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
5. Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đề nghị của Công an cấp xã quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và từng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
1. Căn cứ yêu cầu về bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này.
2. Việc tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật.
3. Ưu tiên tuyển chọn công dân đã có thời gian phục vụ trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an xã bán chuyên trách đã kết thúc nhiệm vụ, công dân am hiểu về phong tục, tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư hoặc đã từng tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
1. Tổ bảo vệ an ninh, trật tự gồm có Tổ trưởng, Tổ phó và Tổ viên.
2. Công an cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ra quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, quyết định công nhận thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và được niêm yết công khai.
3. Tại thôn, tổ dân phố đã bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, Công an cấp xã căn cứ năng lực, trình độ chuyên môn của người đã được bổ nhiệm để đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định công nhận là Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
4. Nhiệm vụ của thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được quy định như sau:
a) Tổ trưởng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự quản lý, điều hành hoạt động của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Công an cấp xã về hoạt động của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; phân công nhiệm vụ cho thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự;
b) Tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; quản lý, điều hành hoạt động của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự khi chưa có Tổ trưởng, Tổ trưởng vắng mặt hoặc được Tổ trưởng ủy quyền;
c) Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo sự quản lý, phân công của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự;
d) Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thực hiện nhiệm vụ của Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, công nhận thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
1. Điều chỉnh số lượng thành viên, số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trong các trường hợp sau đây:
a) Bổ sung thành viên trong trường hợp chưa đủ số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; bổ sung Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trong trường hợp chưa thành lập đủ số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Do yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự hoặc thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố, cần điều chỉnh tăng, giảm số lượng thành viên, số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự so với số lượng đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Việc bổ sung thành viên, bổ sung Tổ bảo vệ an ninh, trật tự quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 15 và khoản 2 Điều 16 của Luật này. Việc điều chỉnh tăng, giảm số lượng thành viên, số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này.
3. Các trường hợp cho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bao gồm:
a) Có đơn xin thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
b) Không bảo đảm sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật;
c) Không chấp hành nhiệm vụ được giao theo sự phân công, huy động của Công an cấp xã từ 02 lần trở lên mà không có lý do chính đáng, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và đã bị Công an cấp xã nhắc nhở bằng văn bản từ 02 lần trở lên mà vẫn tiếp tục vi phạm;
d) Vi phạm pháp luật hình sự đã có quyết định khởi tố bị can hoặc bị áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh số lượng thành viên, số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, cho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được huấn luyện, bồi dưỡng về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, tham gia diễn tập, hội thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
1. Kinh phí bảo đảm hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do ngân sách nhà nước bảo đảm và các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hằng năm, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí địa điểm, nơi làm việc cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại địa điểm, nơi sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố hoặc địa điểm, nơi làm việc của Công an cấp xã hoặc địa điểm, nơi làm việc khác phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và khả năng bảo đảm của địa phương.
1. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
2. Việc quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
1. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị, sử dụng trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận, phương tiện, thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
2. Việc cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, quản lý, sử dụng biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
1. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng hỗ trợ, bồi dưỡng khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ. Mức hỗ trợ, bồi dưỡng được quy định như sau:
a) Khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện được hưởng bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ nghĩa vụ Công an nhân dân;
b) Khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động được hưởng mức tiền bồi dưỡng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
c) Khi làm nhiệm vụ tại những nơi thuộc khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc tại đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm về quốc phòng được hưởng mức tiền bồi dưỡng ngày công lao động tăng thêm do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
d) Khi được điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ ngoài địa bàn phụ trách thì được cơ quan điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phương tiện đi lại, hỗ trợ ăn, nghỉ trong thời gian làm nhiệm vụ.
1. Người đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thì được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
2. Người chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
3. Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí.
4. Người bị thương, chết khi thực hiện nhiệm vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ chi của Bộ Công an do ngân sách trung ương bảo đảm, bao gồm:
1. Trang bị phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
2. Công tác huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập, hội thi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do Bộ Công an tổ chức;
3. Sơ kết, tổng kết, tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do Bộ Công an tổ chức.
1. Nhiệm vụ chi của địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm, bao gồm:
a) Hỗ trợ mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị; công tác tập huấn, diễn tập, hội thi do địa phương tổ chức; bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
b) Trang bị trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
c) Thực hiện chi các nội dung quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Luật này;
d) Sơ kết, tổng kết, tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do địa phương tổ chức;
đ) Các khoản chi khác cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức chi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.