Chương III Thông tư 56/2014/TT-BCT: Trình tự đàm phán và kiểm tra hợp đồng mua bán điện
Số hiệu: | 56/2014/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Cao Quốc Hưng |
Ngày ban hành: | 19/12/2014 | Ngày hiệu lực: | 03/02/2015 |
Ngày công báo: | 22/01/2015 | Số công báo: | Từ số 141 đến số 142 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
22/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Đối với các nhà máy điện mới, trên cơ sở Hợp đồng mua bán điện mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Đơn vị phát điện đàm phán thỏa thuận, thống nhất Hợp đồng mua bán điện giữa hai bên.
2. Đối với các nhà máy điện đã có hợp đồng mua bán điện, trường hợp một trong hai bên muốn sửa đổi theo Hợp đồng mua bán điện mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, hai bên đàm phán, thỏa thuận, báo cáo Cục Điều tiết điện lực xem xét, kiểm tra, có ý kiến theo quy định tại Thông tư này.
1. Chủ đầu tư dự án nhà máy điện có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện gửi Bên mua để đàm phán và thực hiện các thủ tục thẩm định, phê duyệt để ký hợp đồng mua bán điện trước khi khởi công dự án.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện hợp lệ của chủ đầu tư, Bên mua có trách nhiệm tổ chức đàm phán hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư. Kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng mua bán điện, hai bên phải ký tắt dự thảo hợp đồng mua bán điện.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày dự thảo hợp đồng mua bán điện được ký tắt, Bên mua có trách nhiệm lập hồ sơ trình duyệt hợp đồng mua bán điện trình Cục Điều tiết điện lực kiểm tra.
4. Quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày Bên mua nhận được hồ sơ hợp lệ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện mà hai bên chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng, Bên mua có trách nhiệm lập báo cáo về các nội dung chưa thỏa thuận được trình Cục Điều tiết điện lực xem xét, có ý kiến. Đối với các vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương xem xét, có ý kiến.
1. Hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện cho các nhà máy điện mới gồm các tài liệu sau:
a) Công văn đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện;
b) Dự thảo hợp đồng mua bán điện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Quyết định đầu tư xây dựng công trình kèm theo thuyết minh và báo cáo thẩm định dự án đầu tư nhà máy của tư vấn độc lập, các tài liệu kèm theo;
d) Quyết định phê duyệt Tổng mức đầu tư lần đầu của dự án và các nội dung chính trong thiết kế cơ sở của dự án đầu tư có liên quan đến việc đàm phán hợp đồng mua bán điện, báo cáo thẩm định thiết kế cơ sở; báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm toán vốn đầu tư hoàn thành, quyết định phê duyệt kết quả quyết toán, kiểm toán vốn đầu tư hoàn thành của cơ quan có thẩm quyền (sau khi dự án hoàn thành);
đ) Thỏa thuận đấu nối nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia kèm theo phương án đấu nối của nhà máy điện; thỏa thuận SCADA/EMS và hệ thống thông tin điều độ; thỏa thuận hệ thống rơ le bảo vệ và tự động;
e) Hợp đồng vay vốn hoặc các văn bản, tài liệu có tính pháp lý giữa Chủ đầu tư và các các bên cho vay, kế hoạch hoặc thực tế giải ngân các nguồn vốn vay;
g) Hợp đồng cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện, quy định rõ giá nhiên liệu cho phát điện, cước vận chuyển nhiên liệu và các phụ phí kèm theo, điểm giao nhận nhiên liệu và thời hạn cung cấp nhiên liệu;
h) Tài liệu tính toán tổn thất công suất và điện năng của máy biến áp, đường dây truyền tải từ nhà máy điện đến điểm đấu nối với hệ thống điện quốc gia và tài liệu tính toán điện tự dùng trong nhà máy điện;
i) Tài liệu tính suất hao nhiên liệu đối với nhà máy điện than hoặc suất hao nhiệt đối với nhà máy điện khí;
k) Phương án giá bán điện được xác định theo phương pháp quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương II Thông tư này;
l) Các tài liệu liên quan khác.
2. Hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện cho các nhà máy điện hiện có gồm các tài liệu sau:
a) Công văn đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện;
b) Dự thảo hợp đồng mua bán điện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Hồ sơ hợp đồng mua bán điện hiện có;
d) Hồ sơ kỹ thuật của nhà máy, số liệu kỹ thuật hệ thống SCADA/EMS, hệ thống rơ le bảo vệ và tự động, đặc tính vận hành P-Q các tổ máy tới thời điểm hiện tại;
đ) Hợp đồng cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện;
e) Phương án giá bán điện của nhà máy được xác định theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương II Thông tư này;
g) Báo cáo tài chính có kiểm toán của nhà máy điện của năm gần nhất tính tới thời điểm đàm phán hợp đồng mua bán điện.
1. Hồ sơ đề nghị cho đàm phán lại giá điện và hợp đồng mua bán điện theo Vốn đầu tư quyết toán gồm:
a) Công văn đề nghị cho đàm phán lại giá điện và hợp đồng mua bán điện;
b) Quyết định phê duyệt Tổng mức đầu tư cuối cùng của dự án; báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm toán công trình; quyết định phê duyệt kết quả quyết toán, kiểm toán vốn đầu tư hoàn thành của cơ quan có thẩm quyền.
2. Hồ sơ trình kiểm tra hợp đồng mua bán điện gồm:
a) Văn bản đề nghị kiểm tra hợp đồng mua bán điện;
b) Dự thảo hợp đồng mua bán điện đã được hai bên ký tắt;
c) Bảng tính giá hợp đồng mua bán điện được lập dưới dạng excel;
d) Các tài liệu liên quan đến tính toán giá hợp đồng mua bán điện theo quy định tại Điều 21 Thông tư này;
đ) Thuyết minh giải trình các nội dung sửa đổi, bổ sung khác với hợp đồng mua bán điện mẫu được hai bên thỏa thuận đưa vào nội dung hợp đồng.
1. Sau khi kết thúc đàm phán hợp đồng mua bán điện, Bên mua có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị kiểm tra hợp đồng mua bán điện theo quy định tại Điều 22 Thông tư này trình Cục Điều tiết điện lực kiểm tra. Bên bán và Bên mua có trách nhiệm báo cáo, giải trình các nội dung liên quan.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra hợp đồng mua bán điện, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và có văn bản yêu cầu Bên mua và Bên bán bổ sung các tài liệu còn thiếu theo quy định.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra hợp đồng mua bán điện hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra và có ý kiến về hợp đồng mua bán điện.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày có ý kiến kiểm tra hợp đồng mua bán điện, hai bên có trách nhiệm ký chính thức hợp đồng mua bán điện. Trường hợp quá thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều này mà Cục Điều tiết điện lực chưa có ý kiến đối với hợp đồng mua bán điện, hai bên được phép ký chính thức hợp đồng mua bán điện theo các nội dung đã thỏa thuận. Bên mua có trách nhiệm gửi 01 (một) bản sao hợp đồng mua bán điện đã ký cho Cục Điều tiết điện lực để lưu và theo dõi thực hiện.
5. Hợp đồng mua bán điện được xem là đã được kiểm tra khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Giá phát điện của nhà máy điện nằm trong khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành;
b) Giá từng năm trong hợp đồng được xác định phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Điều 12 Thông tư này;
c) Các nội dung của hợp đồng mua bán điện phù hợp với nội dung của hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ Công Thương ban hành;
d) Giải trình đầy đủ các sửa đổi hoặc bổ sung các nội dung khác với nội dung quy định tại hợp đồng mua bán điện mẫu.
6. Trường hợp nhà máy điện có giá đàm phán vượt khung giá phát điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, hai bên có trách nhiệm giải trình cho Cục Điều tiết điện lực chi tiết các hạng mục chi phí đã thống nhất trong quá trình đàm phán. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền.
1. Trường hợp có thay đổi về pháp luật, chính sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp của bên bán và bên mua, căn cứ đề xuất của bên bán hoặc bên mua có văn bản đề nghị Cục Điều tiết điện lực cho phép đàm phán lại giá điện. Đối với các vấn đề vượt thẩm quyền, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, giải quyết.
Sau khi có văn bản đồng ý của Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, hai bên tiến hành đàm phán, thỏa thuận, thống nhất, ký tắt hợp đồng sửa đổi bổ sung của hợp đồng mua bán điện đã ký kết trước.
2. Sau khi kết thúc đàm phán hợp đồng sửa đổi bổ sung, bên mua có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Cục Điều tiết điện lực kiểm tra. Hồ sơ đề nghị kiểm tra hợp đồng sửa đổi bổ sung gồm:
a) Hợp đồng sửa đổi bổ sung hợp đồng mua bán điện đã ký tắt;
b) Giải trình các sửa đổi bổ sung của hợp đồng mua bán điện và các tài liệu chứng minh kèm theo;
c) Bảng tính giá hợp đồng mua bán điện mới được lập dưới dạng bảng excel (nếu có sửa đổi giá hợp đồng mua bán điện).
3. Thời hạn đàm phán, thời hạn kiểm tra hợp đồng sửa đổi bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 23 Thông tư này.
Chapter III
SEQUENCE OF NEGOTIATION AND INSPECTION OF PPA
Article 19. Application of specimen PPA
1. As for new power plants, in reliance on specimen PPA as prescribed in Appendix 3 enclosed herewith, Vietnam Electricity and generating units shall carry out negotiation on the PPA between the two parties.
2. As for power plants with a PPA signed, in case either of the two parties wishes to make amendments according to the specimen PPA as prescribed in Appendix 3 enclosed herewith, the two parties shall negotiate and reach agreement and make the report to Electricity Regulatory Authority for consideration, inspection and advices as prescribed hereof.
Article 20. Sequence of negotiation on PPA
1. The investor of the power plant project shall be responsible for sending documentary requests for negotiation on PPA to the Buyer for negotiation and fulfillment of procedures for appraisal and approval for the signing of PPA before the project starts.
2. Within 15 working days since the receipt of documentary requests for negotiation on PPA from the investor, the Buyer shall be responsible for organizing negotiation with the investor on PPA. When the process of negotiation closes, the two parties must initial the draft PPA.
3. Within five working days since the draft PPA is initialled, the Buyer shall be responsible for establishing the documents for approval of the PPA and making submission to Electricity Regulatory Authority for inspection.
4. After six months since the Buyer receives documentary requests for negotiation on PPA without any agreement reached, the Buyer shall be responsible for making the report on the matters not yet agreed to Electricity Regulatory Authority for consideration and advice. As for matters beyond authority, Electricity Regulatory Authority shall be responsible for making the report to the Ministry of Industry and Trade for consideration and advice.
Article 21. Documentary requests for negotiation on PPA
1. Documentary requests for negotiation on PPA of power plants include:
a) Written request for negotiation on PPA;
b) Draft PPA as prescribed in Appendix 3 enclosed herewith;
c) Decision on project investment and construction accompanied by explanations and investment project assessment report by independent consultants and other relevant documents;
d) Decision on approval of total first investment capital of the project and main issues in fundamental design of the investment project relating to PPA negotiation, fundamental design assessment report; reports on investment capital settlement and audits; the competent agency’s decision on approval of results of settlement and auditing of investment capital (after the project is completed).
dd) Agreement on connection of the power plant to the national electricity system according to the connection plan of the power plant; agreement on SCADA/EMS, automatic protection relay system;
e) Loan contracts or any document legally binding the investor and lenders, plans or reality of disbursement of loans;
g) Contract for supply of fuel to power plants specifying cost of fuel for generation of electricity, cost for transport of fuel and other charges, point of delivery and receipt of fuel, time limit for supply of fuel.
h) Documentary calculations about losses to transformer capacity and energy, transmission lines from the power plant to the point of connection with the national electricity system; calculations about auxiliary power in the power plant;
i) Documentary calculations about fuel loss rate of coal-fired power plant or heat loss rate of gas turbine power plant;
k) Electricity price plan is determined according to Sections 1 and 2, Chapter II hereof.
l) Other relevant documents;
2. Documentary requests for negotiation on PPA of existing power plants include:
a) Written request for negotiation on PPA;
b) Draft PPA as prescribed in Appendix 3 enclosed herewith;
c) Existing documents of PPA;
d) Technical documents of the plant, technical figures of SCADA/EMS, automatic protection relay system, characteristic performance (PQ) of the assemblies till present time;
dd) Contracts for supply of fuel to power plants;
e) Electricity price plan is determined according to Sections 1 and 2, Chapter II hereof.
g) Audited financial statement of the power plant of the most recent year till the date of PPA negotiation;
Article 22. Documentary requests for re-negotiation on electricity price, PPA and documents submitted for inspection of PPA
1. Documentary requests for re-negotiation on electricity price and PPA according to settled investment capital include:
a) Written request for re-negotiation on electricity price and PPA;
b) Decision on approval of total final investment capital of the project; reports on the project’s financial settlement and audits; the competent agency’s decision on approval of financial settlement and audits of investment capital;
2. Documents submitted for inspection of PPA:
a) Written request for inspection of PPA;
b) Draft PPA initialled by the two parties;
c) Tabular calculations of PPA price prepared in excel format;
d) Documentary calculations of PPA price as prescribed in Article 21 hereof;
dd) Documentary explanations about amendments, supplements outside specimen PPA agreed by the two parties to be included in the PPA;
Article 23. Sequence of inspection of PPA
After the negotiation on PPA closes, the Buyer shall be responsible for establishing documentary requests for inspection of PPA as prescribed in Article 22 hereof and making the submission to Electricity Regulatory Authority for inspection.
The Seller and Buyer shall be responsible for making reports and relevant explanations.
2. Within five working days since receipt of documentary requests for inspection of PPA, Electricity Regulatory Authority shall be responsible for inspecting eligibility of the documentary requests and issuing a written request to the Buyer and Seller for supplements (if any) as prescribed.
3. Within 30 working days since receipt of documentary requests for inspection of PPA, Electricity Regulatory Authority shall be responsible for inspection and providing advice on PPA.
4. Within 30 working days since receipt of advice on inspection of PPA, the two parties shall be responsible for executing the PPA officially. In case Electricity Regulatory Authority is yet to give official advice on the PPA after the time limit as prescribed in Clause 3 of this Article, the two parties shall be allowed to sign the PPA officially according to agreed terms and conditions. The Buyer shall be responsible for sending 01 (one) copy of the signed PPA to Electricity Regulatory Authority for filing and monitoring the implementation.
5. PPA is deemed as inspected when the following requirements are met:
a) Electricity generation cost of the power plant is within the cost frame promulgated by the Ministry of Industry and Trade;
b) Yearly price in the PPA is determined as conformable to the principles as prescribed in Article 12 hereof;
c) Subject matters of the PPA is conformable to those of specimen PPA promulgated by the Ministry of Industry and Trade;
d) Amendments or supplements to the PPA are adequately explained in writing.
6. In case negotiated price of the power plant exceeds the cost frame promulgated by the Minister of Industry and Trade, the two parties shall be responsible for explaining items and expenses agreed during the negotiation to Electricity Regulatory Authority. Electricity Regulatory Authority shall be responsible for making the report to the Minister of Industry and Trade for consideration and handling issues beyond authority.
Article 24. Supplements and amendments to PPA
1. In case changes to regulations and policies promulgated by competent state agencies have caused adverse effects on legitimate interests of the Buyer and Seller, in reliance on proposals from the Seller or written requests from the Buyer, Electricity Regulatory Authority shall be responsible for granting permission to the two parties for re-negotiation on electricity price. As for issues beyond authority, Electricity Regulatory Authority shall be responsible for making the report to the Minister of Industry and Trade for consideration and handling. After receipt of written approval from the Ministry of Industry and Trade, Electricity Regulatory Authority, the two parties shall carry out negotiation to reach agreement and initialling the amendments and supplements to the previously signed PPA.
2. After the negotiation on the amendments and supplements closes, the Buyer shall be responsible for establishing and making submission of documentary requests to Electricity Regulatory Authority for inspection. The documentary requests for inspection of amended and supplemented PPA include:
a) Initialled amended and supplemented PPA;
b) Documentary explanations about amendments and supplements to the PPA, and accompanied documentary evidence;
c) Tabular calculations about new PPA price prepared in excel format (in case of changes made to PPA price)
3. Time limit for negotiation and inspection of amended and supplemented PPA is instructed in Article 20, Article 23 hereof.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực