Chương 2 Thông tư 46/2013/TT-BYT: Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng
Số hiệu: | 46/2013/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 31/12/2013 | Ngày hiệu lực: | 27/02/2014 |
Ngày công báo: | 28/02/2014 | Số công báo: | Từ số 235 đến số 236 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về cơ sở phục hồi chức năng
Ngày 31/12/2013, Bộ trưởng Bộ Y Tế đã ban hành thông tư số 46/2013/TT-BYT quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng (PHCN)
Cơ sở PHCN có các hình thức đó là Bệnh viện PHCN, phòng khám PHCN, và khoa, trung tâm PHCN thuộc cơ sở khám chữa bệnh.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ sở trên được quy định cụ thể trong thông tư, nhằm đảm bảo cho quá trình điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh
Bác sỹ chuyên khoa PHCN phải được đào tạo chuyên khoa PHCN trở lên, được cấp chứng chỉ hành nghề chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật khám chữa bệnh.
Các chức danh chuyên môn khác đáp ứng các điều kiện theo quy đinh tại thông tư này nhằm đảm bảo cho quá trình khám chữa bệnh và PHCN.
Ngoài ra, thông tư cũng quy định về việc thực hiện, trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan liên quan trong công tác khám chữa bệnh, PHCN cho người bệnh
Thông tư có hiệu lực từ ngày 27/02/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khoa PHCN là đơn vị lâm sàng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có chức năng khám bệnh, chữa bệnh và PHCN cho người bệnh.
1. Khám bệnh, chữa bệnh và PHCN tại khoa PHCN và các khoa khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các hình thức nội trú, ngoại trú và PHCN ban ngày.
2. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp cho người bệnh.
3. Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp.
1. Khoa PHCN thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tối thiểu phải có các bộ phận sau:
a) Hành chính;
b) Vật lý trị liệu;
c) Điều trị nội trú.
2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào quy mô giường bệnh và yêu cầu về hoạt động PHCN của cơ sở để tổ chức khoa PHCN có thêm một hoặc một số bộ phận sau đây:
a) Hoạt động trị liệu;
b) Tâm lý trị liệu;
c) Ngôn ngữ trị liệu.
1. Trung tâm PHCN là đơn vị lâm sàng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có chức năng khám bệnh, chữa bệnh và PHCN cho người bệnh.
2. Trung tâm PHCN có thể có con dấu riêng, tài khoản riêng.
1. Khám bệnh, chữa bệnh và PHCN tại trung tâm và tại các khoa khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các hình thức nội trú, ngoại trú và PHCN ban ngày.
2. Tổ chức sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp cho người bệnh.
3. Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp.
4. Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật.
5. Làm đầu mối của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng.
6. Thực hiện nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Trung tâm PHCN thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tối thiểu phải có các khoa, phòng sau:
a) Các khoa, phòng quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này;
b) Xưởng sản xuất dụng cụ trợ giúp (PHCN).
2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào quy mô giường bệnh và yêu cầu về hoạt động PHCN của cơ sở để tổ chức Trung tâm PHCN có thêm một hoặc một số bộ phận quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
3. Trung tâm PHCN chỉ được thành lập tại bệnh viện hạng I hoặc bệnh viện hạng đặc biệt.
1. Khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN phải có các chức danh chuyên môn quy định tại Điều 4 Thông tư này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn của đơn vị.
2. Căn cứ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, PHCN của nhân dân trên địa bàn, thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng đề án vị trí việc làm, xác định số lượng người làm việc và cơ cấu nhân lực của khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở tuyển dụng nhân lực phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động, Luật viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
1. Phòng khám PHCN có chức năng khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN cho người bệnh và người dân có nhu cầu.
2. Phòng khám PHCN là phòng khám chuyên khoa độc lập, có con dấu riêng và tài khoản riêng.
1. Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN theo các hình thức nội trú, ngoại trú và PHCN ban ngày.
2. Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp.
3. Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật.
4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Phòng khám PHCN tối thiểu phải có 01 bác sỹ chuyên khoa PHCN và 01 Điều dưỡng hoặc 01 kỹ thuật viên PHCN.
2. Ngoài quyết định tại Khoản 1 Điều này, phòng khám PHCN có thể có các chức danh chuyên môn khác quyết định tại Điều 4 Thông tư này phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.
3. Cơ cấu tổ chức của phòng khám PHCN tối thiểu phải có bộ phận chức năng sau đây:
a) Khám bệnh;
b) Vật lý trị liệu.
4. Tùy theo cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và phạm vi hoạt động chuyên môn, phòng khám PHCN có thể có thêm các bộ phận chuyên môn phù hợp khác.
1. Bệnh viện PHCN là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, PHCN và tổ chức an dưỡng cho người bệnh và đối tượng khác có nhu cầu.
2. Bệnh viện PHCN là bệnh viện chuyên khoa, có con dấu riêng và tài khoản riêng.
1. Khám bệnh, chữa bệnh, PHCN theo các hình thức nội trú, ngoại trú, PHCN ban ngày và tổ chức an dưỡng:
a) Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN;
b) Khám bệnh, chữa bệnh đa khoa;
c) Hồi sức, cấp cứu;
d) An dưỡng;
đ) Khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định;
e) Tham gia khám giám định xác định khuyết tật khi được trưng cầu.
2. Đào tạo nhân lực:
a) Là cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y và các cơ sở giáo dục đào tạo hợp pháp khác;
b) Thực hiện việc đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành PHCN và cấp giấy chứng nhận theo đúng chương trình đào tạo.
3. Nghiên cứu khoa học:
a) Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh và PHCN;
b) Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về công tác nghiên cứu khoa học trong khám bệnh, chữa bệnh và PHCN.
4. Chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng:
a) Chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng PHCN;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện PHCN dựa vào cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
c) Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về xây dựng, phát triển mạng lưới và hoạt động PHCN.
5. Phòng bệnh:
a) Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật;
b) Tham gia công tác phòng chống dịch bệnh theo quy định.
6. Truyền thông giáo dục sức khỏe:
a) Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân;
b) Truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể người dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác PHCN, PHCN dựa vào cộng đồng.
7. Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp, tạo cơ hội cho người bệnh tự lập trong cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
8. Thực hiện quy chế dược bệnh viện theo quy định hiện hành.
9. Quản lý kinh tế:
a) Quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác;
b) Thực hiện xã hội hóa trong hoạt động của bệnh viện theo quy định của pháp luật;
c) Tiếp nhận và sử dụng các nguồn viện trợ.
10. Hợp tác quốc tế:
a) Thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng;
b) Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng.
11. Thủ tục sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng hiệu quả dụng cụ trợ giúp cho người bệnh. Hướng dẫn người dân sản xuất và sử dụng dụng cụ trợ giúp đơn giản cho người bệnh tại cộng đồng.
12. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định và nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Lãnh đạo bệnh viện và người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện:
a) Giám đốc và các Phó giám đốc;
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện: Được người đứng đầu bệnh viện phân công bằng văn bản.
2. Các phòng chức năng:
a) Tổ chức cán bộ;
b) Kế hoạch tổng hợp;
c) Tài chính kế toán;
d) Hành chính - Quản trị;
đ) Vật tư - Thiết bị y tế;
e) Đào tạo và chỉ đạo tuyến (bao gồm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế);
g) Điều dưỡng;
3. Các khoa, phòng chuyên môn.
a) Khám chuyên khoa PHCN;
b) Khám bệnh đa khoa;
c) Cấp cứu, hồi sức;
d) Vật lý trị liệu;
đ) Hoạt động trị liệu;
e) Ngôn ngữ trị liệu;
g) Tâm lý trị liệu;
h) Nội;
i) Ngoại - Chỉnh hình;
k) Nhi;
l) Mắt - TMH - RHM;
m) Y học cổ truyền;
n) Dinh dưỡng;
o) Kiểm soát nhiễm khuẩn;
p) An dưỡng;
q) Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng;
r) Xét nghiệm;
s) Dược;
t) Xưởng sản xuất dụng cụ trợ giúp;
u) Các khoa khác.
4. Căn cứ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, PHCN của nhân dân trên địa bàn, thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực và phạm vi chuyên môn của bệnh viện, người đứng đầu bệnh viện phê duyệt cơ cấu tổ chức của bệnh viện phù hợp với quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực