Chương 3 Thông tư 46/2013/TT-BYT: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 46/2013/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 31/12/2013 | Ngày hiệu lực: | 27/02/2014 |
Ngày công báo: | 28/02/2014 | Số công báo: | Từ số 235 đến số 236 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về cơ sở phục hồi chức năng
Ngày 31/12/2013, Bộ trưởng Bộ Y Tế đã ban hành thông tư số 46/2013/TT-BYT quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng (PHCN)
Cơ sở PHCN có các hình thức đó là Bệnh viện PHCN, phòng khám PHCN, và khoa, trung tâm PHCN thuộc cơ sở khám chữa bệnh.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ sở trên được quy định cụ thể trong thông tư, nhằm đảm bảo cho quá trình điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh
Bác sỹ chuyên khoa PHCN phải được đào tạo chuyên khoa PHCN trở lên, được cấp chứng chỉ hành nghề chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật khám chữa bệnh.
Các chức danh chuyên môn khác đáp ứng các điều kiện theo quy đinh tại thông tư này nhằm đảm bảo cho quá trình khám chữa bệnh và PHCN.
Ngoài ra, thông tư cũng quy định về việc thực hiện, trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan liên quan trong công tác khám chữa bệnh, PHCN cho người bệnh
Thông tư có hiệu lực từ ngày 27/02/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công tác chỉ đạo tuyến chuyên ngành PHCN được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ Y tế ban hành quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.
2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công chỉ đạo tuyến về PHCN như sau:
a) Nếu có bệnh viện PHCN trên địa bàn thì bệnh viện PHCN làm đầu mối thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng tại địa phương;
b) Nếu chưa thành lập bệnh viện PHCN thì khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN của bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm đầu mối thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng tại địa phương.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc sự quản lý của Bộ, ngành thì việc chỉ đạo tuyến về PHCN theo sự phân công của cơ quan quản lý nhà nước về y tế của Bộ, ngành.
4. Việc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở PHCN thực hiện theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế.
Cơ sở PHCN được tiếp nhận người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
1. Khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN có trách nhiệm:
a) Cử bác sỹ, kỹ thuật viên chuyên khoa PHCN đến khoa lâm sàng để khám bệnh, đánh giá nhu cầu PHCN của người bệnh khi nhận được thông báo của khoa lâm sàng;
b) Phối hợp với khoa lâm sàng để lập kế hoạch, hướng dẫn và hỗ trợ điều dưỡng, kỹ thuật viên khoa lâm sàng thực hiện PHCN cho người bệnh tại khoa lâm sàng;
c) Tiếp nhận và PHCN cho người bệnh từ khoa khác chuyển đến.
2. Các khoa lâm sàng có trách nhiệm:
a) Thông báo cho khoa PHCN biết người bệnh tại khoa có nhu cầu PHCN;
b) Phối hợp và tạo điều kiện cho bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên khoa PHCN đến khám bệnh, hướng dẫn, hỗ trợ điều dưỡng, kỹ thuật viên khoa lâm sàng thực hiện PHCN cho người bệnh.
c) Thực hiện PHCN cho người bệnh tại khoa lâm sàng với sự trợ giúp của bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên khoa PHCN.
d) Tùy theo yêu cầu chuyên môn, bác sĩ lâm sàng và bác sĩ chuyên khoa PHCN phải tổ chức hội chẩn theo quy định.
3. Việc phối hợp giữa khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN và khoa, phòng khác trong bệnh viện được thực hiện theo quy định chung của bệnh viện.
1. Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan để xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên ngành PHCN, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y dược và các cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y, dược tổ chức đào tạo các loại hình, các cấp đào tạo chuyên ngành PHCN.
2. Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan để xây dựng chế độ, chính sách bảo đảm tuyển dụng, sử dụng, duy trì nguồn nhân lực về PHCN cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Hội PHCN Việt Nam trong việc tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế về chế độ, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu chuyên môn và kế hoạch phát triển chuyên ngành PHCN.
2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phối hợp với Hội PHCN Việt Nam và Hội PHCN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quá trình hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và PHCN.
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc.
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Bệnh viện PHCN, phòng khám PHCN, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN phải có kế hoạch tuyển dụng, bố trí nhân lực, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế để đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này.
4. Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các nội dung về PHCN theo quy định tại Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2011 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế các xã giai đoạn 2011-2020.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực