Thông tư 35/2009/TT-BQP về Quy chế quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích kinh tế
Số hiệu: | 35/2009/TT-BQP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng | Người ký: | Phùng Quang Thanh |
Ngày ban hành: | 20/07/2009 | Ngày hiệu lực: | 03/09/2009 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
23/07/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ QUỐC PHÒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2009/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2009 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT QUY HOẠCH CHO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG CHƯA SỬ DỤNG NGAY CHO NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG VÀO MỤC ĐÍCH KINH TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Thực hiện Văn bản số 1869/TTg-KTN ngày 04/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế sử dụng đất quốc phòng;
Xét đề nghị của đồng chí Tổng Tham mưu trưởng,
THÔNG TƯ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích kinh tế.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quy chế ban hành kèm theo Thông tư này đều bãi bỏ.
Điều 3. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các Tổng cục, chỉ huy các cơ quan đơn vị trong toàn quân chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Quy chế này quy định về quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích kinh tế (sau đây gọi tắt là đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế), bao gồm:
1. Đất quốc phòng tại các doanh nghiệp quân đội thực hiện cổ phần hóa:
2. Đất quốc phòng tại các đơn vị và doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đang quản lý, sử dụng, không có tranh chấp nhưng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng (gồm cả loại đất quốc phòng đang sử dụng vào mục đích kinh tế khi chưa hoặc đã được Bộ Quốc phòng cho phép trước khi có Quy chế này);
3. Đất quốc phòng đang sử dụng nhưng cần điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo thỏa thuận thống nhất giữa Bộ Quốc phòng với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thực hiện chuyển mục đích sử dụng và đấu giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi tắt là đất chuyển mục đích sử dụng).
1. Doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa;
2. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi tắt là đơn vị);
3. Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Quốc phòng, gồm: Các Tổng Công ty, các Công ty độc lập; các doanh nghiệp cổ phần quân đội (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp).
Trong Quy chế này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. “Đất quốc phòng” là đất được Nhà nước giao cho Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng theo quy định của Luật Đất đai.
2. “Sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế” là:
a) Các doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa thuê đất quốc phòng để làm trụ sở hoặc sử dụng vào hoạt động kinh tế.
b) Các đơn vị và doanh nghiệp sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế theo phương thức tự đầu tư và triển khai thực hiện các ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng của từng đơn vị và doanh nghiệp. Chủ đầu tư phải là các đơn vị quân đội và doanh nghiệp quân đội.
3. “Đất quốc phòng giao cho các đơn vị và doanh nghiệp sử dụng vào mục đích kinh tế”, thực hiện như sau:
a) Đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng đang do các đơn vị và doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, không có tranh chấp nhưng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng;
b) Bộ Quốc phòng là chủ thể giao đất quốc phòng cho các đơn vị quân đội và doanh nghiệp quân đội sử dụng vào mục đích kinh tế;
c) Đối tượng được Bộ Quốc phòng giao đất để sử dụng vào mục đích kinh tế là các đơn vị và doanh nghiệp quân đội (quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 2 Quy chế này); các đơn vị và doanh nghiệp được sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế theo đúng quyền hạn và nghĩa vụ của mình (quy định tại Điều 16 Quy chế này);
d) Việc “giao đất” sử dụng vào mục đích kinh tế được quy định tại khoản 4, Điều 4 Quy chế này.
4. “Hoạt động kinh tế” là: Các hoạt động có thu, hoạt động sản xuất, kinh doanh cung ứng các sản phẩm hàng hóa, sản phẩm dịch vụ cho nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của xã hội theo đúng pháp luật Việt Nam và quy định của Bộ Quốc phòng.
“Hoạt động có thu” được hiểu là: Các hoạt động khai thác, sử dụng đất quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng do các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ thực hiện theo phương án sử dụng đất đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt, nhằm mục đích bổ sung nguồn thu cho ngân sách quốc phòng.
5. Đất quốc phòng tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng đang quản lý, sử dụng, không có tranh chấp nhưng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng được đưa vào hoạt động kinh tế, gồm:
a) Đất gắn với cơ sở hạ tầng các công trình có tính chất công cộng: nhà khách, nhà nghỉ, trạm an điều dưỡng, bệnh viện, kho trạm xăng dầu...;
b) Đất còn để trống chưa có cơ sở hạ tầng.
6. “Tình huống cấp thiết” được hiểu là: Khi có yêu cầu khẩn cấp sử dụng khu đất cho nhiệm vụ quốc phòng hoặc để xảy ra tranh chấp đất đai, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.
1. Đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế chịu sự quản lý tập trung, thống nhất của Bộ Quốc phòng.
2. Việc sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế không được làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác về quân sự, quốc phòng; không làm biến dạng, làm thay đổi mục đích sử dụng đất đã xác định.
3. Đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế phải bảo đảm đúng mục đích được xác định trong phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt, đúng pháp luật và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
4. Tất cả các trường hợp giao đất quốc phòng cho đơn vị và doanh nghiệp sử dụng vào mục đích kinh tế đều phải thực hiện bằng Quyết định giao đất và Quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế của Bộ Quốc phòng; doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa và doanh nghiệp cổ phần quân đội sử dụng đất quốc phòng phải thực hiện hợp đồng thuê đất, bên cho thuê là Bộ Quốc phòng.
5. Các đơn vị, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
6. Bộ Quốc phòng thu hồi lại đất mà không có bồi hoàn trong các trường hợp bất khả kháng, các tình huống cấp thiết hoặc khi có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến nguy cơ làm thay đổi mục đích sử dụng đất của Bộ Quốc phòng.
1. Mục đích.
a) Tăng cường công tác quản lý, sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả đất quốc phòng, tạo cảnh quan, môi trường và chống lấn chiếm.
b) Tạo nguồn thu từ việc khai thác đất cho Bộ Quốc phòng để cân đối, bổ sung ngân sách quốc phòng; chi cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất quốc phòng phải di chuyển; xây dựng, củng cố doanh trại và các mục đích sử dụng khác do Bộ Quốc phòng quy định.
2. Yêu cầu.
a) Có cơ chế quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế thống nhất từ Bộ Quốc phòng đến các đơn vị.
b) Thực hiện thống nhất chế độ thống kê, báo cáo quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.
c) Việc chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng và đấu giá quyền sử dụng đất phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Quốc phòng và địa phương, theo đúng quy định của pháp luật.
1. Bộ Quốc phòng ký hợp đồng cho doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần quân đội thuê đất quốc phòng để làm trụ sở và sử dụng vào hoạt động kinh tế.
2. Bộ Quốc phòng giao đất quốc phòng để đơn vị và doanh nghiệp sử dụng vào mục đích kinh tế.
3. Chuyển mục đích sử dụng và đấu giá quyền sử dụng đất.
1. Tổng hợp thống kê để quản lý đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế.
2. Quản lý giám sát phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế: thực hiện hợp đồng cho thuê đất đối với doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa và doanh nghiệp cổ phần quân đội; thu hồi, chuyển mục đích và đấu giá quyền sử dụng đất.
3. Thanh tra, kiểm tra việc quản lý, khai thác đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế.
Nguồn thu từ đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế được quản lý thống nhất theo quy định của Bộ Quốc phòng (có Thông tư hướng dẫn riêng).
1. Tự ý sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.
2. Sử dụng đất quốc phòng sai mục đích trong phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt.
3. Cho thuê lại; chuyển mục đích sử dụng (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 1 Quy chế này); mua bán, cầm cố, thế chấp hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
4. Khai thác đất, đá, tài nguyên trong lòng đất hoặc bất cứ hình thức nào trái với quyết định giao đất, hợp đồng cho thuê đất của Bộ Quốc phòng.
1. Trình tự.
a) Các doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa được thuê đất quốc phòng để làm trụ sở và cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1231/CP-ĐMDN ngày 12/9/2003 của Chính phủ và Văn bản số 2164/BQP ngày 06/5/2005 của Bộ Quốc phòng.
b) Các doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa khi trình xin thuê đất quốc phòng phải có ý kiến thống nhất với cơ quan nguyên là cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa.
2. Kiểm kê, rà soát đất quốc phòng.
Các doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa đã ký hợp đồng thuê đất quốc phòng trước khi có Quy chế này, nếu trong hợp đồng có những nội dung chưa phù hợp với quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 8 Quy chế này thì phải được kiểm kê, rà soát phân loại và xử lý như sau:
a) Diện tích đất xin thuê để tiếp tục sử dụng làm trụ sở công ty, nhà xưởng (đã được xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa);
b) Diện tích đất xin thuê để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
c) Diện tích đất quốc phòng doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa không sử dụng hợp lý, Bộ Quốc phòng sẽ thu hồi. Trong quá trình kiểm kê, rà soát doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa, phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan của Bộ Quốc phòng.
1. Giá thuê đất đối với loại đất quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 10 Quy chế này được thực hiện theo Văn bản số 1231/CP-ĐMDN ngày 12/9/2003 của Chính phủ.
2. Giá thuê đất đối với loại đất quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 10 Quy chế này, thực hiện trên cơ sở hai bên thống nhất thỏa thuận, phù hợp với mặt bằng giá khu vực tại thời điểm cho thuê, theo cơ chế thị trường (nhưng không thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành).
3. Giá thuê đất đối với doanh nghiệp cổ phần quân đội thực hiện theo khoản 1, khoản 2 Điều 11 Quy chế này.
1. Các đơn vị, doanh nghiệp (nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Quy chế này), nếu có nhu cầu sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế thì phải lập tờ trình kèm theo sơ đồ khu đất và các công trình hạ tầng báo cáo Bộ Quốc phòng.
2. Doanh nghiệp khi trình xin phép sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế phải có ý kiến của cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp.
Bộ Tổng Tham mưu chủ trì thẩm định, báo cáo Bộ Quốc phòng cho phép sử dụng khu đất vào mục đích kinh tế. Quyết định giao đất để sử dụng vào mục đích kinh tế bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:
1. Trích lục bản đồ địa chính hoặc sơ đồ, địa chỉ và diện tích khu đất;
2. Thời gian sử dụng tối đa đối với từng khu đất;
3. Tên đơn vị hoặc doanh nghiệp và cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp của đơn vị, doanh nghiệp sử dụng đất;
4. Quy mô đặc điểm công trình;
5. Các yêu cầu về việc khôi phục diện tích đất quốc phòng sau khi hết thời hạn cho phép sử dụng đất vào mục đích kinh tế;
6. Các nội dung khác có liên quan đến quản lý và sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.
Sau khi có Quyết định bằng văn bản của Bộ Quốc phòng đồng ý cho phép đơn vị, doanh nghiệp sử dụng khu đất quốc phòng vào mục đích kinh tế (quy định tại Điều 13 Quy chế này), đơn vị, doanh nghiệp sử dụng đất phải lập Phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế để báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy trình như sau:
1. Xác định nội dung sử dụng đất vào mục đích kinh tế.
Căn cứ điều kiện thực tế của đơn vị, doanh nghiệp để tự xác định nội dung sử dụng đất vào mục đích kinh tế theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 3 Quy chế này cho phù hợp.
2. Giải trình phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.
a) Nội dung cơ bản gồm: Nhu cầu thời gian sử dụng đất, loại công trình, tổng mức đầu tư; phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; phương án bảo toàn diện tích đất quốc phòng; bảo toàn công năng cơ sở hạ tầng của công trình công cộng khi đầu tư nâng cấp cải tạo (nếu có).
b) Đơn vị, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư và tự tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải xác định rõ tính chất phù hợp giữa chức năng nhiệm vụ của đơn vị, doanh nghiệp với ngành nghề sản xuất kinh doanh được tổ chức trên khu đất quốc phòng.
c) Dự kiến đơn giá sử dụng đất và phương án thực hiện chế độ thu nộp điều tiết lợi nhuận về Bộ Quốc phòng.
d) Xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phương án xử lý ô nhiễm môi trường, phòng chống cháy nổ, độc hại...
đ) Có khả năng thu hồi đất được ngay khi hết thời hạn cho phép sử dụng hoặc trong tình huống cấp thiết phải thu hồi đất trước thời hạn.
3. Thẩm định và phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.
Cơ quan được Bộ Quốc phòng giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan nghiên cứu phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế, tổng hợp ý kiến tham gia thẩm định, lập hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
1. Quyền.
a) Quyết định giao đất, thu hồi đất đối với đất quốc phòng khi sử dụng vào mục đích kinh tế; quyết định đối tượng sử dụng đất vào mục đích kinh tế;
b) Quyết định quản lý, phân bổ nguồn thu từ sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế;
c) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.
2. Nghĩa vụ
a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị, doanh nghiệp khi sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế;
b) Chịu trách nhiệm pháp lý việc sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế; giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đơn vị, doanh nghiệp khi sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế;
c) Có trách nhiệm giải quyết xử lý kịp thời các kiến nghị của đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế;
d) Giải quyết xử lý các vấn đề có liên quan đến địa phương ngoài phạm vi thẩm quyền của đơn vị, doanh nghiệp khi sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.
1. Quyền
a) Được phép khai thác sử dụng diện tích đất quốc phòng và cơ sở hạ tầng vào mục đích kinh tế (quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 3 Quy chế này) theo Quyết định giao đất và Quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế của Bộ Quốc phòng. Nếu thay đổi phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt, phải báo cáo Bộ Quốc phòng phê duyệt lại.
b) Được tự quyết định sử dụng các nguồn vốn tự có và vốn huy động khác theo quy định của pháp luật để tổ chức các hoạt động kinh tế theo phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt.
2. Nghĩa vụ.
a) Là pháp nhân duy nhất chịu trách nhiệm quản lý diện tích đất quốc phòng do Bộ Quốc phòng giao để sử dụng vào mục đích kinh tế, bảo đảm tuân thủ đúng các nguyên tắc quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế theo quy định tại Quy chế này;
b) Trong mọi trường hợp, phải nắm quyền kiểm soát khu đất quốc phòng được giao vào mục đích kinh tế; các hợp đồng liên quan đến góp vốn đầu tư vào khu đất quốc phòng để hoạt động kinh tế, đơn vị và doanh nghiệp phải bảo đảm luôn là chủ thể nắm quyền quản lý đất đai Bộ Quốc phòng giao, sẵn sàng chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong tình huống cấp thiết.
c) Chịu trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất và nộp điều tiết lợi nhuận từ sử dụng đất vào hoạt động kinh tế về Bộ Quốc phòng, theo các quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng.
d) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng về quản lý đầu tư xây dựng công trình và quản lý hoạt động kinh tế;
đ) Chấp hành chế độ báo cáo thống kê đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng và Nhà nước về quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.
e) Có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết giúp các cơ quan chức năng của địa phương kiểm tra giám sát đối với các hoạt động kinh tế trên khu đất quốc phòng, bảo đảm hoạt động kinh tế công khai, minh bạch và đúng pháp luật.
Đối với đất đang sử dụng cho mục đích quốc phòng cần điều chỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (theo thỏa thuận của Bộ Quốc phòng với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Sau khi thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau đó Bộ Quốc phòng phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
Tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, từ bán hoặc bồi thường tài sản trên đất (nếu có) do Bộ Quốc phòng quản, lý, sử dụng.
1. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quản lý, sử dụng đất quốc phòng chưa sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích kinh tế.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng đất quốc phòng tham gia hoạt động kinh tế trong những trường hợp đặc biệt.
1. Chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.
2. Phê duyệt quy hoạch phân khu chức năng sử dụng đất quốc phòng, xác định diện tích đất quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng có khả năng tham gia hoạt động kinh tế của cơ quan, đơn vị.
3. Chủ trì thẩm định các trường hợp cụ thể theo đề nghị của đơn vị, doanh nghiệp báo cáo Bộ Quốc phòng quyết định về nguyên tắc sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ra quyết định thu hồi, chuyển giao đất quốc phòng giữa các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để đưa vào hoạt động kinh tế.
4. Chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp đối với các trường hợp đang sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế (khi chưa có Quy chế) thực hiện thống nhất theo Quy chế này.
5. Thực hiện các nội dung ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về các vấn đề khác có liên quan đến quản lý, sử dụng đất quốc phòng chưa sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích kinh tế.
1. Hướng dẫn việc thu hồi đất, giao đất đối với đất quốc phòng chuyển mục đích sử dụng sau khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Chỉ đạo, ........................ chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng quy định tại khoản 3 Điều 1 Quy chế này.
3. Tham gia thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế của các đơn vị, doanh nghiệp và hồ sơ hợp đồng cho thuê đất đối với doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần quân đội.
1. Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan rà soát, quy hoạch đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế; hướng dẫn các cơ quan đơn vị thực hiện rà soát quy hoạch chi tiết những khu đất quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng có khả năng tham gia hoạt động kinh tế.
2. Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thẩm định hồ sơ, giúp Bộ Tổng Tham mưu báo cáo Bộ Quốc phòng quyết định giao đất để sử dụng vào mục đích kinh tế.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, đôn đốc các đơn vị rà soát các trường hợp đang sử dụng đất quốc phòng tham gia hoạt động kinh tế thực hiện thống nhất việc quản lý, sử dụng theo Quy chế này.
1. Là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, khai thác đất quốc phòng vào mục đích kinh tế theo trình tự, thủ tục được quy định tại Quy chế này. Xây dựng hệ thống báo cáo thống kê, quản lý hồ sơ đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt và thẩm định hồ sơ, tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký hợp đồng cho thuê đất đối với doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần quân đội.
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng trong việc xác định đơn giá tiền sử dụng đất, quản lý nguồn thu từ sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.
4. Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, định kỳ hàng năm kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất quốc phòng theo phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
1. Chịu trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về quản lý và sử dụng nguồn thu từ việc sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.
2. Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm quy định về quản lý nguồn thu từ sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế; chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng và đơn vị có liên quan trong việc xác định đơn giá tiền sử dụng đất và báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
3. Tham gia thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế của các đơn vị, doanh nghiệp và hồ sơ hợp đồng cho thuê đất đối với doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần quân đội.
4. Chủ trì phối hợp với các cơ quan của Bộ Quốc phòng và địa phương định giá đất, tài sản trên đất trong các trường hợp chuyển mục đích và đấu giá quyền sử dụng đất.
1. Chịu trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xử lý các công trình đã đầu tư xây dựng trên đất quốc phòng sau khi hết thời hạn hoạt động kinh tế chuyển giao lại cho quốc phòng.
2. Tham gia thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế của các đơn vị, doanh nghiệp và hồ sơ hợp đồng cho thuê đất đối với doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần quân đội.
Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về mặt pháp lý các hoạt động liên quan đến sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế; bảo đảm các hợp đồng cho thuê đất, quyết định giao đất và phương án hoạt động kinh tế đúng quy định của pháp luật và Quy chế này.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế theo quy định tại Quy chế này.
2. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị giải quyết khiếu nại, tố cáo và các vấn đề khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng đang tham gia hoạt động kinh tế theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
1. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về những đề xuất quản lý, sử dụng đất quốc phòng chưa sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích kinh tế trong phạm vi đơn vị mình quản lý.
2. Thực hiện các nội dung ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về các vấn đề có liên quan đến quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.
3. Có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc triển khai phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt, bảo đảm quản lý, sử dụng đất quốc phòng chặt chẽ và có hiệu quả.
4. Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế có liên quan đến sử dụng đất quốc phòng trong phạm vi đơn vị quản lý.
5. Giải quyết theo thẩm quyền các tranh chấp về đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế.
Tất cả các trường hợp đã và đang sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế trước khi có Quy chế này đều phải được kiểm tra, rà soát lập lại thủ tục theo quy định của Quy chế này.
1. Các đơn vị, doanh nghiệp căn cứ Quy chế này, có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, tổng hợp, báo cáo Bộ Quốc phòng qua Cục Tác chiến/Bộ Tổng Tham mưu, Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng.
2. Cục Tác chiến/Bộ Tổng Tham mưu cùng Tổng cục Hậu cần, Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng, Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, rà soát, phân loại các trường hợp đã và đang sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế khi chưa có Quy chế này, báo cáo Bộ Quốc phòng hướng xử lý, thực hiện theo Quy chế này./.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực