Số hiệu: | 31/2024/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đoàn Thái Sơn |
Ngày ban hành: | 30/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 21/07/2024 | Số công báo: | Từ số 825 đến số 826 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nguyên tắc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại
Ngày 30/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nguyên tắc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại
Theo đó hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
- Xây dựng trên cơ sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu thập được trong thời gian ít nhất 01 (một) năm liền kề trước năm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
- Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, đánh giá trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm; ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (nếu cần thiết);
- Có quy định các mức xếp hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao;
- Được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phê duyệt áp dụng.
Hồ sơ ban hành, sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại
Theo quy định trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng thương mại phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc phương tiện điện tử cho Ngân hàng Nhà nước các văn bản sau:
- Đối với trường hợp ban hành mới:
+ Văn bản báo cáo về việc ban hành, áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tài liệu mô tả về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, xếp hạng khách hàng;
+ Hướng dẫn sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm cả việc phân cấp, ủy quyền trong việc thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, xếp hạng khách hàng;
- Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung:
+ Văn bản báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, trong đó báo cáo rõ lý do sửa đổi, bổ sung;
+ Các văn bản sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và hướng dẫn sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Thông tư 31/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này để phục vụ cho công tác giám sát an toàn vi mô, kiểm tra, thanh tra;
b) Thanh tra, giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật;
c) Xử lý hồ sơ đề nghị của chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phép áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài và đề nghị của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng cho phép thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính.
2. Vụ Dự báo, thống kê đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về chế độ báo cáo thống kê việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
3. Vụ Tài chính - Kế toán căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ hạch toán có liên quan theo quy định của pháp luật.
4. CIC có trách nhiệm tổng hợp, cung cấp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này để phục vụ cho công tác giám sát an toàn vi mô, kiểm tra, thanh tra;
b) Thanh tra, giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng trên địa bàn theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực