Số hiệu: | 31/2012/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đặng Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 26/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 14/12/2012 | Số công báo: | Từ số 735 đến số 736 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2024 |
1. Vốn điều lệ là số vốn ghi trong Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, bao gồm:
a) Vốn góp của các quỹ tín dụng nhân dân thành viên;
b) Vốn hỗ trợ của Nhà nước;
c) Vốn góp của các pháp nhân khác.
2. Thành viên tham gia góp vốn không được dùng vốn ủy thác, vốn vay dưới bất cứ hình thức nào để góp vốn thành lập ngân hàng hợp tác xã và phải xác định rõ nguồn vốn, cam kết, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.
3. Vốn tham gia thành lập ngân hàng hợp tác xã phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và đảm bảo các điều kiện sau:
a) Đối với pháp nhân được cấp giấy phép trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm: Việc góp vốn phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Đối với pháp nhân hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định: vốn góp theo cam kết tối đa không vượt quá vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định;
c) Đối với pháp nhân khác: vốn góp theo cam kết tối đa bằng vốn chủ sở hữu trừ đi chênh lệch giữa các khoản đầu tư dài hạn và nợ dài hạn (cách xác định cụ thể theo Phụ lục số 04 Thông tư này).
Vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã có thể được góp bằng đồng Việt Nam và tài sản khác.
Trường hợp vốn góp bằng tài sản khác phải là tài sản có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (là tài sản cần thiết phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ngân hàng hợp tác xã). Việc định giá và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
1. Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên khi tham gia ngân hàng hợp tác xã tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng.
2. Mức vốn góp thường niên đối với thành viên ngân hàng hợp tác xã tối thiểu là 1.000.000 (một triệu) đồng.
Mức vốn góp cụ thể do Đại hội thành viên quyết định. Các thành viên ngân hàng hợp tác xã không phải góp vốn thường niên trong năm tài chính đầu tiên kể từ khi tiến hành khai trương hoạt động. Việc góp vốn thường niên phải hoàn thành chậm nhất trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc Đại hội thành viên.
3. Tổng vốn góp (bao gồm: vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên) tối đa của một thành viên (kể cả vốn nhận chuyển nhượng) do Đại hội thành viên quyết định và được ghi vào Điều lệ ngân hàng hợp tác xã, nhưng không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã tại thời điểm góp vốn và nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp đối với phần vốn của Nhà nước tại ngân hàng hợp tác xã.
1. Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên thực hiện như sau:
a) Thành viên là quỹ tín dụng nhân dân: chỉ được chuyển nhượng một phần vốn góp của mình (nhưng phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên tối thiểu) cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 34 Thông tư này;
b) Thành viên không phải là quỹ tín dụng nhân dân: được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định lại Điều 34 Thông tư này. Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp thì thành viên phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên tối thiểu theo quy định tại Điều 31 Thông tư này.
2. Khi chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điều 35 Thông tư này, thành viên được chuyển nhượng vốn góp, quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho pháp nhân khác hoặc được trả lại vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) và các quyền lợi khác theo quy định tại các khoản 4 Điều này.
3. Khi chấm dứt tư cách thành viên, việc chuyển nhượng vốn góp cho các pháp nhân khác phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 34 Thông tư này.
4. Việc hoàn trả vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) cho thành viên phải căn cứ vào thực trạng tài chính của ngân hàng hợp tác xã khi quyết toán cuối năm và chỉ được xem xét khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Không làm giảm vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã xuống dưới mức vốn pháp định;
b) Không dẫn đến vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
c) Đảm bảo khả năng thanh khoản tại thời điểm đó;
d) Thành viên đã giải quyết dứt điểm nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng hợp tác xã bao gồm:
- Đã hoàn trả đầy đủ các khoản nợ vay (cả gốc và lãi);
- Đã bồi hoàn đầy đủ các khoản tổn thất phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm;
- Đã xử lý các khoản lo trong kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động tương ứng với tỷ lệ vốn góp mà thành viên cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên.
5. Việc hoàn trả, chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của thành viên phải được Đại hội thành viên thông qua.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực