Chương III Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT Danh mục cây trồng lâm nghiệp chính công nhận giống nguồn giống: Công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính
Số hiệu: | 30/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 08/03/2019 | Số công báo: | Từ số 271 đến số 272 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
12/02/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Giống đã qua khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này.
2. Kết quả khảo nghiệm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về giống được công nhận hoặc kết quả trồng sản xuất thử nghiệm có năng suất, chất lượng tương đương trở lên so với giống cùng loài hoặc nhóm loài đã công nhận được trồng cùng vùng sinh thái.
3. Được Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị công nhận.
1. Đối tượng khảo nghiệm: giống cây trồng lâm nghiệp chọn tạo trong nước; giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận, nhập khẩu lần đầu.
2. Hình thức khảo nghiệm: khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính.
3. Nội dung khảo nghiệm bao gồm: khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU) để đánh giá năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi theo các tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm.
1. Đối tượng trồng sản xuất thử nghiệm: giống cây bản địa, giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận, nhập khẩu lần đầu có năng suất, chất lượng cao tại nước xuất khẩu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phù hợp với điều kiện sinh thái nơi trồng sản xuất thử nghiệm.
2. Diện tích trồng sản xuất thử nghiệm từ 02 ha đến 05 ha.
3. Thời gian đánh giá kết quả sản xuất thử nghiệm: cây sinh trưởng nhanh là 03 năm; cây sinh trưởng chậm là 06 năm; cây lâm sản ngoài gỗ có sản phẩm được thu hoạch trong 02 vụ kế tiếp.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp:
a) Văn bản đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo kết quả khảo nghiệm giống hoặc trồng sản xuất thử nghiệm theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Hồ sơ, tài liệu đối với giống nhập khẩu gồm các thông tin về năng suất, chất lượng, điều kiện sinh thái nơi trồng hoặc nơi khảo nghiệm tại nước xuất khẩu.
3. Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.
4. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận giống cây trồng lâm nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Tổng cục Lâm nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Lâm nghiệp thành lập Hội đồng thẩm định, tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường, lập báo cáo thẩm định trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội đồng thẩm định gồm đại diện chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 03 Phụ lục II và Mục A Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không công nhận và nêu rõ lý do.
1. Quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:
a) Giống bị thoái hóa, suy giảm về năng suất, chất lượng so với tiêu chuẩn quốc gia về giống được công nhận;
b) Giống không đáp ứng nhu cầu và mục đích trồng rừng.
2. Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức đánh giá và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hủy bỏ quyết định công nhận giống cây lâm nghiệp; thông báo cho chủ sở hữu giống và các cơ quan liên quan.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận nguồn giống.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận nguồn giống:
a) Văn bản đề nghị công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.
4. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Chi cục Kiểm lâm. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm thành lập Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường và lập báo cáo thẩm định trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội đồng thẩm định gồm đại diện chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận nguồn giống theo Mẫu số 06 Phụ lục II và Mục B Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không công nhận và nêu rõ lý do.
5. Thời hạn của quyết định công nhận nguồn giống:
a) 15 năm đối với vườn giống;
b) 07 năm đối với rừng giống trồng;
c) 05 năm đối với rừng giống chuyển hóa, lâm phần tuyển chọn;
d) 10 năm đối với cây trội, vườn cây đầu dòng cung cấp vật liệu ghép;
đ) 03 năm đối với vườn cây đầu dòng cung cấp hom.
6. Sau thời hạn sử dụng quy định tại khoản 5 Điều này, các nguồn giống muốn tiếp tục sử dụng phải được đánh giá và công nhận lại theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này. Đối với vườn cây đầu dòng cung cấp hom không thực hiện công nhận lại.
1. Quyết định công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:
a) Nguồn giống bị thoái hóa, suy giảm về năng suất, chất lượng so với tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống được công nhận;
b) Nguồn giống không đáp ứng nhu cầu và mục đích trồng rừng.
2. Chi cục Kiểm lâm tổ chức đánh giá và trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hủy bỏ quyết định công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp; thông báo cho chủ sở hữu nguồn giống và các cơ quan liên quan.
1. Đối với lô hạt giống: lô hạt giống phải thu hái từ nguồn giống được công nhận còn thời hạn sử dụng; chất lượng hạt giống đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về hạt giống.
2. Đối với cây giống trong bình mô: cây giống trong bình mô phải sản xuất từ giống được công nhận, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây mầm mô.
3. Đối với lô cây giống: cây giống phải được sản xuất từ cây trong bình mô hoặc vật liệu nhân giống được thu hái từ nguồn giống đã công nhận còn thời hạn sử dụng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây giống.
1. Thành phần hồ sơ:
a) Đối với lô hạt giống: Bảng kê vật liệu giống; bản chụp quyết định công nhận nguồn giống; phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ khối lượng hạt giống và mã số của nguồn giống thu hái hạt giống;
b) Đối với cây giống trong bình mô: Bảng kê vật liệu giống; bản chụp quyết định công nhận giống hoặc hợp đồng mua giống; phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ số lượng cây mầm mô và tên, mã số của giống sản xuất;
c) Đối với lô cây giống: Bảng kê vật liệu giống; các hồ sơ liên quan khác của nguồn gốc vật liệu nhân giống để sản xuất cây giống (hóa đơn tài chính, phiếu xuất kho, quyết định công nhận nguồn giống).
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính lập bảng kê theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 hoặc Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nguồn gốc vật liệu giống tại bảng kê vật liệu giống.
1. Tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng vật liệu giống do mình sản xuất, kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu giống có trách nhiệm giao cho khách hàng hồ sơ liên quan đến vật liệu giống khi xuất bán để sử dụng trong quá trình vận chuyển, lưu thông và sử dụng vật liệu giống.
3. Bảng kê vật liệu giống và hồ sơ liên quan chứng minh nguồn gốc vật liệu giống hợp pháp phải được lưu giữ tại tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống.
RECOGNITION OF CULTIVARS AND CULTIVAR SOURCES; MANAGEMENT OF MAJOR FOREST TREE CULTIVAR MATERIALS
Section 1. RECOGNITION OF FOREST TREE CULTIVARS
Article 6. Criteria for recognition of a forest tree cultivar
1. The cultivar has undergone a test or a trial as prescribed in Articles 7 and 8 of this Circular.
2. The testing result shows that the cultivar has satisfied national standard for recognized cultivars or the trial result shows that the cultivar produces yield higher than or equal to and has quality better than or equal to the cultivar of the same species or recognized species planted in the same ecological zone.
3. The Vietnam Administration of Forestry applies for recognition of the cultivar.
Article 7. Testing for forest tree cultivars
1. Cultivars to be tested are forest tree cultivars domestically selected and produced; forest tree cultivars that have not yet been recognized or have been imported for the first time.
2. Regarding testing methods, species test, origin test, progeny test and clonal test shall be done.
3. Regarding tested items, Value of Cultivation and Use Testing (VCU testing) shall be done to assess yield, quality and resistance to pests and adverse conditions according to national testing standards.
Article 8. Forest tree cultivar planting trial
1. Cultivars to be undergone a trial: native cultivars, forest tree cultivars that have not yet been recognized or have been imported for the first time and produce high yield and have high quality in the exporting country, have clear origin and are relevant to local ecological conditions.
2. The planting trial area is from 02 ha to 05 ha.
3. The fast-growing species and slow-growing species trial shall be assessed 03 years and 06 years respectively after they are planted. The trial of non-timber forest plants that have products shall be assessed during the period the 02 successive crops are harvested.
Article 9. Procedures for recognition of forest tree cultivars
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall recognize forest tree cultivars.
2. An application for recognition of a forest tree cultivar includes:
a) An application form (Form No. 01 in the Appendix II hereof);
b) A report on cultivar test or cultivar planting trial results (Form No. 02 in the Appendix II hereof);
c) Documents about imported cultivar, including information about its yield, quality, ecological conditions of the planting area or trial area in the exporting country.
3. Applicants shall submit the application by post or through public postal services or online.
4. Procedures:
a) Any organization or individual that wishes to apply for recognition of a forest tree cultivar shall submit an application specified in Clause 2 of this Article to the Vietnam Administration of Forestry. If the application is unsatisfactory, within 03 working days from the receipt of the application, the Vietnam Administration of Forestry shall directly instruct or instruct the applicant in writing to complete the application;
b) Within 15 working days from the receipt of the satisfactory application, the Vietnam Administration of Forestry shall establish an appraisal council to appraise the application, carry out a site inspection, prepare and submit an appraisal report to the Ministry of Agriculture and Rural Development. The appraisal council includes experts, scientists and representatives of regulatory authorities;
c) Within 03 working days from the receipt of the appraisal report, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide to recognize the forest tree cultivar according to the Form No. 03 in the Appendix II and Section A Appendix III hereof, issue the decision on recognition of the forest tree cultivar to the applicant or respond and provide explanation in writing in case of rejection of the application.
Article 10. Invalidation of the decision on recognition of a forest tree cultivar
1. A decision on recognition of a forest tree cultivar shall be invalidated in the following cases:
a) The forest tree cultivar is degraded or its yield or quality is reduced, thereby failing to satisfy national standards for recognized cultivars;
b) The cultivar fails to serve forest planting demands and purposes.
2. The Vietnam Administration of Forestry shall carry out an assessment and request the Minister of Agriculture and Rural Development to invalidate the recognition decision and notify the cultivar owner and relevant authorities.
Section 2. RECOGNITION OF FOREST TREE CULTIVAR SOURCES
Article 11. Criteria for recognition of a forest tree cultivar source
1. The source satisfies national standards for recognized cultivar sources.
2. The Forest Protection Sub-department applies for recognition of the source.
Article 12. Procedures for recognition of forest tree cultivar sources
1. Provincial Departments of Agriculture and Rural Development shall recognize forest tree cultivar sources.
2. An application for recognition of a forest tree cultivar source includes:
a) An application form (Form No. 04 in the Appendix II hereof);
b) A technical report on cultivar source test (Form No. 05 in the Appendix II hereof).
3. Applicants shall submit the application by post or through public postal services or online.
4. Procedures:
a) Any organization or individual that wishes to apply for recognition of a forest tree cultivar source shall submit an application specified in Clause 2 of this Article to the Forest Protection Sub-department. If the application is unsatisfactory, within 03 working days from the receipt of the application, the Forest Protection Sub-department shall directly instruct or instruct the applicant in writing to complete the application;
b) Within 15 working days from the receipt of the satisfactory application, the Forest Protection Sub-department shall establish an appraisal council to appraise the application, carry out a site inspection, prepare and submit an appraisal report to the provincial Department of Agriculture and Rural Development. The appraisal council includes experts, scientists and representatives of regulatory authorities;
c) Within 03 working days from the receipt of the appraisal report, the provincial Department of Agriculture and Rural Development shall decide to recognize the cultivar source according to the Form No. 06 in the Appendix II and Section B Appendix III hereof, issue the decision on cultivar source recognition to the applicant or respond and provide explanation in writing in case of rejection of the application.
5. A decision on recognition of a forest tree cultivar source remains valid for:
a) 15 years, regarding the cultivar garden;
b) 07 years, regarding the planted cultivar stand;
c) 05 years, regarding the transformed cultivar stand and selected forest stand;
d) 10 years, regarding the plus tree and hedge orchard that provides propagating materials;
dd) 03 years, regarding the hedge orchard that provides cuttings.
6. After the effective period specified in Clause 5 of this Article, if wishing to keep using a cultivar source, it shall be re-assessed and re-recognized as prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article. The hedge orchards that provide cuttings shall not be re-recognized.
Article 13. Invalidation of the decision on recognition of forest tree cultivar sources
1. A decision on recognition of a forest tree cultivar source shall be invalidated in the following cases:
a) The cultivar source is degraded or its yield or quality is reduced, thereby failing to satisfy national standards for recognized cultivar sources;
b) The cultivar source fails to serve forest planting demands and purposes.
2. The Forest Protection Sub-department shall carry out an assessment and request the provincial Department of Agriculture and Rural Development to invalidate the recognition decision and notify the cultivar source owner and relevant authorities.
Section 3. MANAGEMENT OF MAJOR FOREST TREE CULTIVAR MATERIALS
Article 14. Requirements for major forest tree cultivar materials
1. Regarding seed lots, they must be harvested from the recognized cultivar source that has an effective recognition decision and the seed quality must satisfy national standard for seeds.
2. Regarding bottled tissue culture cultivars, they must be produced from recognized cultivars and satisfy national standard for bottled tissue culture cultivars.
3. Regarding cultivar lots, they must be produced from bottled tissue culture cultivars or propagating materials harvested from a recognized cultivar source that has an effective recognition decision and satisfy national standard for cultivars.
Article 15. Documents about major forest tree cultivar materials
1. Documents shall be composed of:
a) Documents about a seed lot include a packing list of seed materials, photocopy of the decision on seed source recognition; dispatch note and invoice specifying seed weight and number of the seed source;
b) Documents about bottled tissue culture cultivars include a packing list of cultivar materials, photocopy of the decision on cultivar recognition or cultivar sales contract; dispatch note and invoice specifying weight of bottled tissue culture cultivars and names and number of cultivars;
c) Documents about a cultivar lot include a packing list of cultivar materials and other relevant documents about origin of propagating materials used to produce cultivars (invoice, dispatch note and decision on cultivar source recognition).
2. Any producer or trader of forest tree cultivars shall make a packing list according to the Forms No. 07, 08 or 09 in the Appendix II hereof and be responsible to the lawsoft for the accuracy of origin of cultivar materials provided in the packing list.
Article 16. Publishing of standards for major forest tree cultivars
Producers and traders of major forest tree cultivars shall develop applicable standards, provided that they are not lower than the national standard.
Article 17. Management of production and trading in major forest tree cultivar materials
1. Producers and traders shall be responsible to the quantity and quality of their cultivar materials.
2. Producers and traders shall transfer documents concerning cultivar materials to customers upon dispatch and sale to serve the transport, circulation and use thereof.
3. Packing lists of cultivar materials and documentary evidences for origin of lawful cultivar materials must be retained by producers, traders and users of cultivars.