Chương II Thông tư 30/2016/TT-BTNMT: Phân loại, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu
Số hiệu: | 30/2016/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 12/10/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2016 |
Ngày công báo: | 17/11/2016 | Số công báo: | Từ số 1181 đến số 1182 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 30/2016/TT-BTNMT quy định tiêu chí phân loại khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu, hướng dẫn hoạt động cải tạo và phục hồi môi trường, kiểm tra, xác nhận hoàn thành việc cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu.
1. Phân loại khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu
2. Điều tra, đánh giá khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu
3. Quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường; kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các khu vực bị ô nhiễm được phân loại theo mức độ rủi ro dựa trên các tiêu chí: nguồn ô nhiễm tồn lưu, khả năng lan truyền ô nhiễm và đối tượng bị tác động.
2. Các tiêu chí được đánh giá thông qua điểm trọng số. Phương pháp xác định điểm trọng số được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc xác định mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm căn cứ vào tổng điểm trọng số của các tiêu chí.
Khu vực bị ô nhiễm được phân loại theo 03 (ba) mức độ rủi ro:
1. Mức độ rủi ro thấp là khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí dưới 40 điểm.
2. Mức độ rủi ro trung bình là khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí từ 40 điểm đến 60 điểm.
3. Mức độ rủi ro cao là khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí trên 60 điểm.
1. Việc điều tra, đánh giá sơ bộ nhằm xác định khu vực có hoặc không có chất gây ô nhiễm tồn lưu có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Việc điều tra, đánh giá sơ bộ bao gồm các nội dung:
a) Tổng hợp, rà soát các tài liệu liên quan đến khu vực có khả năng bị ô nhiễm;
b) Khảo sát hiện trường khu vực có khả năng bị ô nhiễm;
c) Tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu để xác định chất ô nhiễm tồn lưu, nguồn ô nhiễm tồn lưu và sơ bộ đánh giá mức độ ô nhiễm;
d) Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ.
3. Quy trình điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản lý. Căn cứ kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, tiến hành các hoạt động sau:
a) Trường hợp không phát hiện chất ô nhiễm tồn lưu có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì tiến hành công bố thông tin khu vực không bị ô nhiễm tồn lưu;
b) Trường hợp phát hiện chất gây ô nhiễm tồn lưu có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì tiến hành điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
c) Trường hợp khu vực bị ô nhiễm thuộc địa bàn 02 (hai) tỉnh, thành phố trở lên (sau đây gọi tắt là liên tỉnh) thì báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường.
1. Việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm nhằm xác định rõ các chất ô nhiễm tồn lưu; nguồn ô nhiễm tồn lưu; mức độ, quy mô, phạm vi ô nhiễm; khả năng lan truyền; các đối tượng bị tác động và trách nhiệm cải tạo và phục hồi môi trường.
2. Việc điều tra, đánh giá chi tiết bao gồm các nội dung:
a) Lập kế hoạch chi tiết khảo sát thực tế hiện trường;
b) Điều tra, khảo sát, lấy mẫu chi tiết tại hiện trường; thực hiện phân tích, đánh giá xác định chất gây ô nhiễm tồn lưu, mức độ ô nhiễm, quy mô, phạm vi ô nhiễm và đường lan truyền ô nhiễm;
c) Xây dựng bản đồ khu vực bị ô nhiễm (chất gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm, đường lan truyền ô nhiễm);
d) Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm.
3. Quy trình điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Kết quả điều tra, đánh giá chi tiết là căn cứ để xác định trách nhiệm cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm.
5. Kết quả điều tra, đánh giá chi tiết là cơ sở để phân loại mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
6. Kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá chi tiết được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường.
1. Đối với khu vực bị ô nhiễm có mức độ rủi ro thấp, tiến hành lập dự án cải tạo và phục hồi môi trường theo phương án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm (sau đây gọi là dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm) quy định tại Điều 9 Thông tư này.
2. Đối với khu vực bị ô nhiễm có mức độ rủi ro trung bình và mức độ rủi ro cao, tiến hành lập dự án xử lý ô nhiễm theo phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường (sau đây gọi là phương án xử lý ô nhiễm) quy định tại Điều 10 Thông tư này.
3. Ưu tiên thực hiện xử lý ô nhiễm đối với khu vực bị ô nhiễm có mức độ rủi ro cao.
4. Ưu tiên lựa chọn các công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện môi trường, chi phí xử lý thấp.
5. Việc lập phương án xử lý ô nhiễm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Nội dung kiểm soát khu vực bị ô nhiễm bao gồm:
a) Thông báo công khai, cảnh báo và duy trì cảnh báo khu vực bị ô nhiễm;
b) Khoanh vùng, cô lập, cách ly nhằm ngăn ngừa các chất gây ô nhiễm lan truyền ra môi trường xung quanh;
c) Truyền thông, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân liên quan, cộng đồng sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm;
d) Theo dõi, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường tại khu vực bị ô nhiễm và môi trường xung quanh; công bố thông tin về chất lượng môi trường.
2. Trách nhiệm lập, phê duyệt và triển khai dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm:
a) Tổng cục Môi trường chịu trách nhiệm lập, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh và giao Ủy ban nhân dân các tỉnh có khu vực bị ô nhiễm liên quan tổ chức thực hiện dự án;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản lý.
3. Kinh phí lập, phê duyệt và triển khai dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường.
1. Trách nhiệm lập phương án xử lý ô nhiễm:
a) Tổng cục Môi trường lập phương án xử lý ô nhiễm đối với khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án xử lý ô nhiễm đối với khu vực bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản lý quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt;
c) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất khu vực bị ô nhiễm theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP lập phương án xử lý ô nhiễm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt.
2. Nội dung chính của phương án xử lý ô nhiễm bao gồm:
a) Thông tin chung về khu vực bị ô nhiễm;
b) Kết quả điều tra và đánh giá mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm;
c) Lựa chọn phương thức xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định;
d) Biện pháp kỹ thuật, công nghệ giảm thiểu hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực bị ô nhiễm;
đ) Giám sát, kiểm soát trong và sau xử lý;
e) Lộ trình và kế hoạch thực hiện phương án xử lý ô nhiễm.
Nội dung chi tiết của phương án xử lý ô nhiễm được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tổ chức, cá nhân phải lập lại phương án xử lý ô nhiễm trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi quy hoạch sử dụng đất tại thời điểm triển khai thực hiện phương án xử lý ô nhiễm;
b) Thay đổi quy mô, phương thức, biện pháp kỹ thuật và công nghệ xử lý so với phương án xử lý ô nhiễm đã được phê duyệt.
4. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư bị tác động và phải có sự đồng thuận của cộng đồng dân cư bị tác động về phương án xử lý ô nhiễm.
5. Kinh phí lập phương án xử lý ô nhiễm của các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường. Kinh phí lập phương án xử lý ô nhiễm của trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do tổ chức, cá nhân tự chi trả.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định:
a) Văn bản đề nghị thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 07 (bảy) báo cáo phương án xử lý ô nhiễm theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Biên bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư bị tác động.
3. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này thành lập Hội đồng thẩm định phương án xử lý ô nhiễm. Thời gian thẩm định không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
4. Nội dung thẩm định bao gồm: tính chính xác của kết quả điều tra, khoanh vùng, xác định phạm vi và mức độ ô nhiễm; tính phù hợp của phương thức, kỹ thuật, công nghệ giảm thiểu hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực bị ô nhiễm được lựa chọn.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện phương án xử lý ô nhiễm theo thông báo kết quả của Hội đồng thẩm định và gửi lại cho cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt.
6. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do.
7. Kinh phí thẩm định phương án xử lý ô nhiễm được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của cơ quan thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm.
1. Hội đồng thẩm định được thành lập để thẩm định cho từng phương án xử lý ô nhiễm.
2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt về kết quả thẩm định.
3. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai.
4. Kết quả thẩm định được thể hiện theo 01 (một) trong 03 (ba) trường hợp sau đây:
a) Thông qua: khi tất cả thành viên Hội đồng thẩm định có phiếu đánh giá nhất trí thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
b) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung;
c) Không thông qua: khi có trên 1/3 (một phần ba) số thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá không thông qua hoặc Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua.
5. Điều kiện họp Hội đồng thẩm định:
a) Có sự tham gia (có mặt tại cuộc họp hoặc tham gia họp trực tuyến) tối thiểu từ 2/3 (hai phần ba) trở lên số lượng thành viên Hội đồng thẩm định theo quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định không đủ kiều kiện họp khi không có mặt của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (trường hợp được ủy quyền khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt).
b) Có sự tham gia của đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân hoặc người được ủy quyền.
6. Trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng:
a) Nghiên cứu phương án xử lý ô nhiễm và các hồ sơ, tài liệu liên quan do cơ quan tổ chức thẩm định cung cấp;
b) Tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định, các hoạt động điều tra, khảo sát được tổ chức trong quá trình thẩm định (nếu có);
c) Viết bản nhận xét gửi cơ quan thẩm định trước cuộc họp chính thức của Hội đồng thẩm định ít nhất 01 (một) ngày làm việc; trình bày bản nhận xét tại cuộc họp chính thức của Hội đồng thẩm định;
d) Ghi phiếu đánh giá;
đ) Quản lý các tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật và nộp lại các tài liệu này khi có yêu cầu của cơ quan thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
e) Chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định, phê duyệt và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định.
7. Quyền hạn của Ủy viên Hội đồng:
a) Đề nghị cơ quan thẩm định cung cấp các tài liệu liên quan đến hồ sơ đề nghị thẩm định để nghiên cứu, đánh giá;
b) Đề xuất với cơ quan thẩm định tổ chức các cuộc họp, hội nghị chuyên đề và các hoạt động khác để phục vụ trực tiếp việc thẩm định;
c) Được tham dự các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và các hoạt động khác để phục vụ việc thẩm định;
d) Trao đổi trực tiếp với tổ chức, cá nhân tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định; được bảo lưu ý kiến trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của Hội đồng thẩm định;
đ) Được hưởng thù lao theo quy định hiện hành khi thực hiện nhiệm vụ; được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn, ở và các chi phí khác theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động của Hội đồng thẩm định.
8. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm, quyền hạn quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này và có các trách nhiệm và quyền hạn sau:
a) Điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
b) Xử lý các ý kiến được nêu trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và kết luận các cuộc họp của hội đồng thẩm định;
c) Ký biên bản cuộc họp và chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định, phê duyệt về các kết luận đưa ra trong cuộc họp theo trách nhiệm và quyền hạn được giao;
d) Phó Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm và quyền hạn quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này và có trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
1. Phương án xử lý ô nhiễm đã được phê duyệt là căn cứ để lập và thực hiện dự án xử lý ô nhiễm khu vực bị ô nhiễm theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này có trách nhiệm huy động, tìm kiếm nguồn vốn và lựa chọn tổ chức có đủ năng lực lập và thực hiện dự án xử lý ô nhiễm khu vực bị ô nhiễm theo phương án xử lý ô nhiễm đã được phê duyệt.
1. Trách nhiệm kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản lý;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh.
2. Sau khi hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện dự án xử lý ô nhiễm có trách nhiệm lấy mẫu hoặc hợp đồng với 03 đơn vị có chức năng lấy mẫu và phân tích mẫu có đủ năng lực, đối chiếu với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phương án xử lý ô nhiễm đã được phê duyệt; tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư bị tác động; lập hồ sơ đề nghị cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường.
3. Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường gồm:
a) 01 (một) văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm theo mẫu tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 03 (ba) báo cáo hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Biên bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư về việc hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm.
4. Nội dung, trình tự kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường:
a) Xem xét nội dung báo cáo hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm theo quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Lựa chọn đơn vị đủ năng lực có chức năng lấy và phân tích mẫu theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá thực tế (thành phần có đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường).
5. Cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này tiến hành các nội dung kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường quy định tại khoản 4 Điều này để xem xét ban hành quyết định phê duyệt hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm theo mẫu tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp cần thiết có thể thành lập Hội đồng tư vấn xem xét việc xác nhận, hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường.
6. Kinh phí kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường.
CLASSIFICATION AND REMEDIATION OF CONTAMINATED SITE
Section 1. Criteria for classification of contaminated site
Article 4. Principles and criteria for classification of contaminated siteS
1. Contaminated sites shall be classified by level of risks according to the following indicators: sources of residual contamination, possibility of spread of contamination and affected subjects.
2. These above-mentioned indicators shall be evaluated by weighted point method. The method for determination of weighted points is presented in Annex 4 attached hereto.
3. The level of risk of a contaminated site shall be determined according to the total weighted point.
Article 5. Classification of contaminated sites
Contaminated sites shall be classified according to 03 levels of risk as follows:
1. Low: if the total weighted point is less than 40.
2. Medium: if the total weighted point varies from 40 to not exceeding 60.
3. High: if the total weighted point exceeds 60.
Section 2.INVESTIGATION AND ASSESSEMENT OF CONTAMINTED SITES
Article 6. Preliminary investigation and assessment of potentially-contaminated sites
1. A preliminary investigation and assessment is carried out to determine whether or not a site contains residual contaminants whose content exceeds the limit prescribed by the environmental technical regulations.
2. For the purposes of preliminary investigation and assessment, the organization in- charge shall:
a) Aggregate and review documents regarding potentially-contaminated sites;
b) Carry out site surveys on potentially-contaminated sites;
c) Collect and analyze samples to determine residual contaminants, sources of residual contamination and make preliminary assessment on the seriousness of contamination;
d) Make out preliminary investigation and assessment reports.
3. The procedure for preliminary investigation and assessment of potentially-contaminated sites is specified in Annex 2 attached hereto.
4. Every people’s Committee of provinces and direct-controlled municipalities (hereinafter referred to as “province”) shall take charge of preliminary investigation and assessment of potentially-contaminated sites within the province According to preliminary investigation and assessment results, the people’s Committee of the province shall:
a) Publish information on non-contaminated sites where no residual contaminant whose content exceeds the content limits prescribed in the environmental technical regulation is found;
b) Conduct detailed investigation and assessment as prescribed in Article 7 hereof where any residual contaminant whose content exceeds the limits prescribed in the environmental technical regulation is found;
c) Submit a report to the Ministry of Natural Resources and Environment where the contaminated site stretches across 02 or more provinces.
5. The preliminary investigation and assessment is funded from the environmental protection budget.
Article 7. Detailed investigation and assessment
1. A detailed investigation and assessment shall be carried out for the purpose of identifying residual contaminants, sources of residual contamination, the extent and seriousness of contamination, possibilities of the spread of contamination and affected subjects, and defining responsibilities for remediating the environment.
2. For the purpose of detailed investigation and assessment, the organization in charge shall:
a) Prepare detailed site survey plan;
b) Conduct site investigation, surveys and sampling; analysis and determination of residual contaminants, seriousness of contamination, and extent of contamination and means of spread of contamination;
c) Prepare maps of contaminated sites which present contaminants, the seriousness of contamination, extent of contamination and routes for spread of contamination;
d) Prepare detailed investigation and assessment reports.
3. The procedure for detailed investigation and assessment of contaminated sites is specified in Annex 3 attached hereto.
4. The detailed investigation and assessment result is considered as the basis for defining responsibilities for environmental remediation of contaminated sites.
5. The detailed investigation and assessment result is applied to classify the level of risk of contaminated sites as stipulated in Article 5 hereof.
6. The detailed investigation and assessment is funded from the environmental protection budget.
Section 3. ENVIRONMENTAL MANAGEMENT AND REMEDIATION; INSPECTION AND VERTIFICATION OF COMPLETION OF ENVIRONMENTAL REMEDIATION OF CONTAMINATED SITES
Article 8. Principles of management and remediation of contaminated sites
1. For low-level contaminated sites, the environmental remediation plans shall be made according to contamination control measures (hereinafter referred to as “contaminated site control project”) as stipulated in Article 9 hereof.
2. For medium and high-level contaminated sites, decontamination plans shall be made according to environmental remediation measures (hereinafter referred to as “decontamination plan”) as stipulated in Article 10 hereof.
3. High-level contaminated sites shall be prioritized to decontaminate.
4. Advanced, environmentally-friendly and competitive-pricing technologies should be applied.
5. Decontamination plans shall be made in conformity with the land-use planning approved by the competent authority.
Article 9. Contaminated site control projects
1. Contamination control includes:
a) Give and reiterate announcements, warnings of contaminated sites;
b) Zone and isolate contaminated sites to prevent the spread of contamination;
c) Disseminate information and raise awareness or relevant entities and residents in the vicinity of residual contamination;
d) Periodically monitor the environment at contaminated sites and their vicinity areas; make information on environmental quality publicly available.
2. Responsibilities for preparation, approval and execution of contaminated site control projects:
a) The Vietnam Environment Administration shall prepare and submit the inter-provincial contaminated site control project to the Ministry of Natural Resources and Environment for approval and request the People’s Committees of provinces where the contaminated site is located to execute the project.
b) Every Department of Natural Resources and Environment shall submit contaminated site control projects within their administration to the People’s committee of the province for approval and shall execute the approved project.
3. Preparation, approval and execution of contaminated site control project shall be funded with the environmental protection budget.
Article 10. Preparation of decontamination plans
1. Responsibilities for preparation of decontamination plans:
a) The Vietnam Environmental Administration shall draw up and submit decontamination plans for inter-provincial contaminated sites stipulated in clause 1 Article 13 of the Decree No.19/2015/ND-CP to the Ministry of Natural Resources and Environment for approval.
b) The People’s Committees of provinces shall draw up and submit decontamination plans for contaminated sites within their administration as stipulated in clause 1 Article 13 of the Decree No.19/2015/ND-CP to the Ministry of Natural Resources and Environment for approval;
c) Any entity having demand for land in contaminated sites as prescribed in clause 3 Article 13 of the Decree No. 19/2015/ND-CP shall submit a decontamination plan to the People’s Committee of the province for approval.
2. The decontamination plan shall include the following main contents:
a) General information on the contaminated site;
b) Results of investigation and assessment of the level of risk of the contaminated site;
c) Decontamination methods (whether on-site decontamination or off-site decontamination by transporting contaminants to a designated decontamination facility);
d) Decontamination techniques and technology solutions for mitigation or removal of residual contaminants from the contaminated site;
dd) Control and supervision during and after decontamination;
e) Decontamination itineraries and schedule.
Refer to Annex 6 attached hereto for detailed decontamination plan.
3. It is required to revise the decontamination plan if:
a) any change in land use planning is made at the time of implementation of the decontamination plan; or
b) any change in decontamination scale, techniques, methods or applicable technologies is made.
4. Entities prescribed in clause 1 of this Article shall conduct a poll for affected residents’ opinions and shall obtain those residents’ consent to the decontamination plan.
5. Preparation of decontamination plans by entities prescribed in point a and b clause 1 of this Article shall be funded with the environmental protection budget. Entities prescribed in point c clause 1 of this Article shall pay all expenses for preparation of their decontamination plans.
Article 11. Assessment and approval of decontamination plans
1. Every entity in clause 1 Article 10 hereof shall submit an application for assessment and approval for the decontamination plan to the competent authority.
2. The application shall include:
a) An application form made using form in Annex 5 hereto.
b) 07 decontamination reports made using Annex 06 attached hereto;
c) A consolidated record of affected residents’ opinions.
3. The competent authority that has the power to assess and approve the decontamination plan as prescribed in clause 1 Article 10 hereof shall set up a Board of Assessment. The assessment of a decontamination plan shall not exceed 45 working days from the date of receipt of the valid and complete application.
4. The assessment shall focus on the accuracy of results of investigation, zoning, extent and seriousness of contamination; compatibilities of techniques, methods and technological solutions for mitigating or removing residual contaminants from the selected contaminated site.
5. The applicant shall revise and complete their decontamination plan according to the announcement of the Board of Assessment and submit the revised plan to the competent authority for approval.
6. Within 15 working days from the date of receipt of an application for approval, the competent authority shall consider issuing a decision on approval using Annex 7 attached hereto. In case of rejection, the competent authority shall return the application to the applicant and specify reasons for rejection.
7. The competent authority shall be funded for assessment of decontamination plans from the environmental protection budget.
Article 12. Regulations on operation of Boards of Assessment
1. A Board of Assessment shall be set up to assess each decontamination plan.
2. Boards of Assessment shall give advices to the competent authority that has the power to assess and approve decontamination plans; and shall legally take responsibilities for assessment results towards the competent authority.
3. Boards of Assessment shall stick to the principle under which the assessment shall be discussed publicly.
4. The assessment conclusion may be:
a) Approved: a decontamination plan is approved if all members of the Board of Assessment, by unanimous vote, have voted in favor of the decontamination plan. No adjustment or supplement is deemed necessary.
b) Approved but adjustment or supplementation is required: if at least 2/3 members of the Board of Assessment voted for the decontamination plan or voted for with the proviso that adjustments or supplement must be made, including a vote for or vote with the proviso that adjustments or supplement must be made from the Chairman or authorized Deputy Chairman of the Board of Assessment;
c) Rejected: if more than 1/3 members of the Board of Assessment opposed to the decontamination plan from or it is against by the Chairman or authorized Deputy Chairman of the Board of Assessment
5. Requirements for Board of Assessment meetings
The meeting of the Board of Assessment shall take place if:
a) At least 2/3 members of a Board of Assessment stipulated in the Establishment Decision are present at the meeting or attend the meeting electrically A meeting of a Board of Assessment must not be convened in the absence of the Chairman or authorized Deputy Chairman (where the Chairman is absent).
b) Legal representatives of organizations, individuals or authorized person shall be in attendance.
6. Responsibilities of members of Boards of Assessment
Every Board of Assessment shall:
a) Study decontamination plans and relevant documents provided by the assessing authority;
b) Participate in meetings of the Board of Assessment, investigation and surveys (if any) conducted during the assessment;
c) Submit comments on the decontamination plan to the assessing authority at least 01 day ahead of the official meeting of the Board of Assessment; and present such comments at the official meeting;
d) Fill in assessment sheets;
dd) Keep provided documents and files in accordance with regulations of laws and submit them upon request of the assessing authority after the assessment is completed;
e) Take responsibilities for assessment, comments and assigned tasks towards laws and the assessing authority.
7. Rights of members of Board of Assessment
Every member has the power to:
a) request the assessing authority to provide documents in relation to applications for assessment;
b) Suggest the assessing authority to hold meetings, seminars and other activities for the purposes of assessment;
c) Attend meetings of the Board of Assessment and participate in other activities for assessment;
d) Directly communicate their ideas at meetings of the Board of Assessment and stick to their idea in case it conflicts with the conclusion of the Board of Assessment.
dd) Receive wages or salaries under current regulations of laws during the assessment; receive reimbursement for out-of-pocket expenses (such as expenses for travelling, meals, accommodations, and others) under regulations of laws if they participate in activities conducted by the Board of Assessment.
8. Every Chairman of Boards of Assessment shall have rights and take on responsibilities prescribed in clauses 6 and 7 of this Article and shall:
a) Preside over meetings of the Board of Assessment;
b) Clarify opinions raised in the meetings of the Board of Assessment and make conclusions by the end of each meeting of the Board of Assessment;
c) Sign meeting minutes and take responsibilities for conclusions made at meetings towards assessing authorities within the assigned rights and responsibilities;
d) Deputy chairman of the Board of Assessment shall have rights and take on responsibilities as prescribed in clauses 6 and 7 of this Article and shall undertake rights and responsibilities of the chairman if (s)he is authorized.
Article 13. Implementation of decontamination plans
1. The approved decontamination plan will lay a foundation for preparation and implementation of decontamination projects under regulation of laws.
2. Entities specified in clause 1 Article 10 hereof shall arrange capital, select qualified organization to draw up and implement decontamination projects according to the approved decontamination plan.
Article 14. Inspection and verification of completion of environmental remediation
1. Responsibilities for inspection and verification of completion of environmental remediation:
a) People’s Committees of provinces shall inspect and verify the completion of environmental remediation in contaminated sites within the administration;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall inspect and verify the completion of environmental remediation of inter-provincial contaminated sites.
2. After completion of environmental remediation, the entity that carried out the decontamination project shall sample or hire 03 sampling agencies to take and analyze samples, compare samples with the environmental technical regulation and approved decontamination plan; hold a referendum for affected residents’ opinions; submit an application for inspection and verification of environmental remediation to the competent authority prescribed in clause 1 of this Article.
3. The application for inspection and verification of completion of environmental remediation includes:
a) An application form made using Annex 8 attached hereto;
b) 03 environmental remediation reports made using the form in Annex 9 attached hereto;
c) A consolidated record that presents residents’ opinions of environmental remediation of the contaminated site.
4. The procedure for inspection and verification of completion of environmental remediation is as follows:
a) Study the environmental remediation report made using the form in Annex 9 attached hereto;
b) Select qualified sampling agencies to collect and analyze samples under regulations of laws;
c) Set up an inspectorate to conduct inspection and assessment with the participation of the representatives of the People’s Committees of communes where environmental remediation takes place.
5. The authority stipulated in clause 1 of this Article shall conduct inspection and verification of completion of environmental remediation of the contaminated site according to Annex 10 attached hereto.
A Consulting Board may be set up to examine the verification of completion of environmental remediation, where necessary.
6. Costs of inspection and certification of environmental remediation shall be funded from the environmental protection budget.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực