Chương II Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH: Một số chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động
Số hiệu: | 28/2021/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Đào Ngọc Dung |
Ngày ban hành: | 28/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2022 |
Ngày công báo: | 11/02/2022 | Số công báo: | Từ số 229 đến số 230 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Các trường hợp được bồi thường:
a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên).
2. Nguyên tắc bồi thường:
a) Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:
- Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
- Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
3. Mức bồi thường:
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này được tính như sau:
a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:
Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}
Trong đó:
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
- 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
- a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Ví dụ 1:
- Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:
Tbt = 1,5 + {(15 - 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).
- Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:
Tbt = 20 x 0,4 = 8,0 (tháng tiền lương).
1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).
2. Nguyên tắc trợ cấp: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Ví dụ 2:
- Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).
- Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:
Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).
1. Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này và tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động hoặc thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.
2. Mức tiền lương tháng quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo từng đối tượng như sau:
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì mức tiền lương tháng bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tiền lương (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung).
b) Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong hợp đồng lao động.
c) Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có mức lương học nghề, tập nghề thì mức lương tháng là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận; trong trường hợp không có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ bồi thường, trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này là mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố tại địa điểm người học nghề, tập nghề làm việc.
d) Đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự thì mức lương tháng là tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
đ) Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì mức lương tháng là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Lao động áp dụng.
1. Đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:
a) Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động c ấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.
b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích.
c) Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
d) Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về (nếu có), đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Nội dung văn bản xác nhận tham khảo theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:
a) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp củ a cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp) và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền.
c) Quyết định bồi thường bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó:
a) Người sử dụng lao động giữ một bộ.
b) Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một bộ.
c) Một bộ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.
1. Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với những vụ tai nạn lao động nặng hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp trung ương tổ chức cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tại cơ sở đối với những vụ tai nạn lao động chết người.
2. Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người lao động hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định bồi thường, trợ cấp.
1. Đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế, thì người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho họ.
2. Đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho họ thì khoản tiền tương ứng với chế độ chi trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thay cho cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:
a) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần bằng mức quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
b) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bằng mức quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất được thì thực hiện hình thức chi trả theo yêu cầu của người lao động.
3. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại thời điểm không đăng ký đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo thời hạn được pháp luật quy định thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi đối với người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động và khoản 3 Điều này.
4. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tháng đó.
5. Đối với người lao động sau khi đã nghỉ việc hoặc đã về hưu người sử dụng lao động mới lập hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động trong thời gian người lao động làm việc thì người sử dụng lao động chuyển hồ sơ đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi người lao động đang cư trú hoặc nơi chi trả lương hưu và trong trường hợp này hồ sơ không gồm sổ bảo hiểm xã hội.
6. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 40 của Luật An toàn, vệ sinh lao động là trường hợp người lao động bị tai nạn do sử dụng ma túy, chất gây nghiện theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
7. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì đơn vị nơi phân công nhiệm vụ, công việc cho người lao động dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chịu trách nhiệm lập hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
8. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn trên đường đi từ nơi làm việc của đơn vị này đến nơi làm việc của đơn vị khác trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý mà được xác định là tai nạn hưởng chế độ tai nạn lao động, thì đơn vị nơi người lao động đến làm việc được xác định là đơn vị nơi người lao động bị tai nạn và người sử dụng lao động của đơn vị đó phải chịu trách nhiệm lập hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động.
BENEFITS FOR WORKERS SUFFERING FROM OCCUPATIONAL ACCIDENTS OR DISEASES TO BE PROVIDED BY EMPLOYERS
Article 3. Compensation for occupational accidents and diseases
1. Eligibility for compensation:
a) Workers suffering from occupational accidents causing at least 5% work capacity reduction or death partially caused by these workers; except for cases prescribed in clause 1 Article 4 hereof.
b) Workers suffering from occupational diseases causing at least 5% work capacity reduction or death upon working to employers or before retiring, leaving work, or transferring to work for other employers (excluding cases that workers suffering from occupational diseases resulting from working for other employers).
2. Compensation rules:
a) Compensation for occupational accidents shall be given immediately after each accident and not be totaled up;
b) Compensation for workers suffering from occupational diseases shall be given on the basis of:
- Percentage (%) of work capacity reduction (whole person impairment – WPI) for the first medical examination in the first accident.
- Increased percentage (%) of work capacity reduction to compensate differential part between the increase in percentage (%) of work capacity reduction compared to the previous result from the second accident onwards.
3. Rate of compensation:
Compensation for workers suffering from occupational accidents is prescribed in points a and b clause 1 of this Article as follows:
a) At least a 30 months’ salary shall be paid for workers suffering from a work capacity reduction of at least 81% or for relatives of workers who died in occupational accidents or diseases.
b) At least a 1,5 month’s salary shall be paid for workers suffering from a work capacity reduction of between 5% and 10%; if workers suffer from a work capacity reduction of from 11% to 80%, a 0,4 month’s salary shall be added according to the following formula or Appendix I issued together with this Circular for every 1% increase in work capacity reduction percentage:
Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}
Whereas:
- Tbt: amount of compensation for workers suffering from at least 11% work capacity reduction (unit: months’ salary);
- 1,5: amount of compensation for workers suffering from a work capacity reduction of from 5% to 10%;
- a: percentage (%) of work capacity reduction of workers suffering occupational accidents or diseases;
- 0,4: Coefficient of compensation when work capacity reduction percentage increases by 1%.
Example 1:
- Mr. A has suffered from an occupational disease and taken the first medical assessment to confirm a 15% work capacity reduction. The first compensation for Mr. A shall be calculated as follow:
Tbt = 1,5 + {(15- 10) x 0,4}= 3,5 (months’ salary).
- Periodically, Mr. A had 35% work capacity reduction in the second medical assessment (the work capacity reduction had increased by 20% compared to the first medical assessment). The second compensation for Mr. A shall be calculated as follow:
Tbt = 20 x 0,4 = 8,0 (months’ salary).
Article 4. Benefits for occupational accidents
1. Workers suffering from occupational accidents causing at least 5% work capacity reduction or workers’ relatives dying in occupational accidents shall be entitled to benefits for occupational accidents caused by these workers (based on conclusions of the minute of investigation of occupational accidents).
2. Benefit rules: Benefits for occupational accidents shall be given immediately after each accident and not be totaled up.
3. Rate of benefits:
a) At least a 12 months’ salary shall be paid for workers suffering at least 81% work capacity reduction or for relatives of workers dying in occupational accidents or diseases;
b) At least a 0,6 month’s salary shall be paid for workers suffering from a work capacity reduction of between 5% and 10%; if workers suffer from a work capacity reduction of from 11% to 80%, the following formula or Appendix I issued together with this Circular shall be applied:
Ttc = Tbt x 0,4
Whereas:
- Ttc: Rate of benefits for workers suffering at least over 10% work capacity reduction (unit: months’ salary);
- Tbt: amount of compensation for workers suffering at least 10% work capacity reduction (unit: month’s salary);
Example 2:
- Mr. B has suffered from an occupational accident caused by himself due to violations against regulations on occupational safety. Mr. B took a medical assessment to confirm a 15% work capacity reduction after this accident. The first benefit for Mr. B: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 = 1,4 (month’s salary).
- Then Mr. B has suffered from another accident when he was returning home after work (this case is investigated and confirmed to be entitled to benefits according to clause 1 of this Article). Mr. B has took a medical assessment to confirm a 20% work capacity reduction after this accident. The second benefit for Mr. B shall be calculated as follow:
Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (months’ salary).
Article 5. Salary as the basis for calculating compensations and benefits for workers leaving work due to occupational accidents and diseases
1. Salary as the basis for calculating compensations and benefits prescribed in Articles 3 and 4 hereof and salary as the basis for calculating expenses payable for treatment and functional recovery prescribed in clause 3 Article 38 of the Law on Occupational Safety and Hygiene shall be the average amount of consecutive 6 months’ salary before the month on which occupational accidents or diseases occur. If the period of working or apprenticeship period is less than 6 months, the salary as the basis for calculating compensations and benefits is the average salary amount of months preceding the month on which occupational accidents occur or the month on which occupational diseases are confirmed.
2. Monthly salary prescribed in clause 1 of this Article shall be determined according to each entity below:
a) For officials, public employees and people working for the people military forces or the people public security forces, their monthly salaries shall include salaries based on their ranks, positions and salary allowances (if any) (position based allowances, seniority allowances and seniority allowances beyond the frame).
b) For workers working under employment contracts, monthly salary shall include salaries, allowances and other additional amount that two parties has confirmed in their employment contracts.
c) For apprentices, who are entitled to pay, working for employers, their monthly salaries shall be their apprenticeship salaries agreed by two parties; in case of no pay, salary as the basis applied to calculate compensations and benefits prescribed in clause 1 of this Article shall be the minimum salary publicized by the Government in places at which apprentices work.
d) For apprenticeship officials and public employees, their monthly salaries shall be their apprenticeship salaries according to decisions of competent authorities.
dd) For apprenticeship workers, their monthly salaries shall be their apprenticeship salaries agreed by two parties according to regulations of the Labor Code.
Article 6. Applications for compensations and benefits
1. For a worker who is entitled to compensation and benefit for an occupational accident, his/her employer shall be responsible for preparing an application including:
a) A minute of incident investigation, a meeting report on publicizing the minute of incident investigation of an Incident Investigation Team at the grassroots or province level, or at the central level.
b) A report on medical assessment (a written confirmation of the work capacity deduction percentage resulting in an occupational accident or WPI caused by the occupational accident) or a written confirmation report of worker’s death of a medical authority or a declaration of death of a missing worker of a court.
c) A decision on compensation or benefit for the occupational accident of the employer (according to the form specified in Appendix II issued together with this Circular).
d) A written confirmation of accident on way (if any), for cases prescribed in point c clause 5 Article 35 of the Law on Occupational Safety and Hygiene. Contents of the written confirmation may follow the form specified in Appendix IV issued together with this Circular.
2. For a worker who is entitled to compensation for an occupational accident, his/her employer shall be responsible for preparing an application including:
a) A dossier of occupational diseases of the worker as prescribed by current laws.
b) A written confirmation report of worker’s death of a medical authority or a medical assessment report (a written confirmation of the percentage of work capacity reduction resulting in the occupational disease) and a conclusion of a competent Medical Assessment Council.
c) A decision on compensation for the occupational disease from the employer (according to form specified in Appendix II issued together with this Circular).
3. The application shall be made into 03 copies, including:
a) A copy is given to the employer.
b) Another one is given to the worker suffering the occupational accident or disease (or a relative of a worker who died due to an occupational accident or disease).
c) The last one is sent to a Department of Labor-War Invalids and Social Affairs of the area at which the enterprise or authority or organization's headquarters is located within 10 days since the day on which the decision on compensation for the occupational accident or disease or decision on benefit for the occupational accident is issued.
Article 7. Time limits for compensations and benefits
1. Decision on compensations or benefits of employers to their workers suffering occupational accidents or diseases must be completed within 05 working days from the days of receiving medical assessment reports of Medical Assessment Councils on percentage of work capacity reduction for serious occupational accidents or from the days on which Incident Investigation Teams of provinces or central authorities organize meetings about publicizing minutes of grassroots-level incident investigation for fatal accidents.
2. Compensations and benefits must be provided once for workers or their relatives within 05 days from the days on which their employers make decisions on compensation and benefit.
Article 8. Provision of occupational accident and disease benefits in special cases
1. For a worker who suffering from an occupational accident or disease has not participated in the health insurance, his/her employer must pay all medical expenses from the time of the first aid or emergency to the time of treatment stability for the worker.
2. In case a worker is subject to the compulsory social insurance but his/her employer does not pay social insurance premiums for the worker, the employer must pay an amount of money equivalent to the benefits prescribed in clause 2 Article 42 of the Law on Occupational Safety and Hygiene to the worker suffering from occupational accident or disease instead of the social insurance authority as follows:
a) For a worker undergoing from 5% to 30% work capacity reduction, his/her employer must fully pay a lump-sum benefit equal to the amount prescribed in clause 2 Article 48 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.
a) For a worker undergoing at least 31% work capacity reduction, his/her employer must monthly pay benefits equal to the amount prescribed in clause 2 Article 49 of the Law on Occupational Safety and Hygiene. The payment may be taken once or monthly according to an agreement between the employer and worker. In case they can not reach the agreement, the payment is taken according to requests of the worker.
3. In case a worker is subject to the compulsory social insurance and has suffered from an occupational accident or disease at the time that he/she does not register the payment to the occupational accident or disease insurance fund (hereinafter referred to as “the fund”) according to the time limit prescribed by laws, his/her employer has responsibilities to settle the worker’s rights as prescribed in clause 4 Article 39 of the Law on Occupational Safety and Hygiene and clause 3 of this Article.
4. In case a worker has an accident on the way to or from the workplace in the appropriate period and way, immediately in the first month in which he/she pay for insurance to the fund or in the first month of return to work in which the worker pay for insurance to the fund after the interrupted period of insurance payment resulting in the termination of employment contract, the employer must pay the insurance premiums of that month to the fund.
5. In case a worker had left or retired before the time in which his/her employer makes an application for providing social insurance benefits in terms of occupational accidents in the period of working, the employer shall transfer the application to a social insurance authority where the worker is staying or where retirement salary is provided; and in this case the social insurance register is not required.
6. In case a worker who is not entitled to occupational accident benefits as prescribed in point c clause 1 Article 40 of the Law on Occupational Safety and Hygiene and has suffered from an accident due to use of narcotic materials according to the List issued together with Decree No. 73/2018/ND-CP dated May 15, 2018 of the Government on lists of narcotic materials and precursors.
7. In case a worker who enters into employment contracts with multiple employers has an occupational accident or disease, the unit at which the worker is assigned tasks that leading to the occupational accident or disease must be responsible for making the application for enjoyment of benefits in terms of the occupational accident or disease for the worker.
8. In case a worker who enters into employment contracts with multiple employers has an occupational accident on the way from a workplace of a unit to another unit, in the period of appropriate period and way, and the accident is determined that is entitled to occupational accident benefits, the unit at which the worker goes to work is determined as the unit where the worker has the accident and the employer of that unit must be responsible for making the application for providing benefits in terms of the occupational accident for the worker.