Số hiệu: | 26/2017/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 15/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 10/12/2017 | Số công báo: | Từ số 909 đến số 910 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
Ngày 15/11/2017, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 26/2017/TT-BNNPTNT về quy định theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng. Theo đó:
- Dữ liệu kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng (dạng giấy và dạng số) được quản lý lưu trữ hàng năm và lâu dài.
- Dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp xã được quản lý lưu trữ tại UBND cấp xã và Hạt Kiểm lâm, dạng số được quản lý lưu trữ tại các cấp huyện, tỉnh và Tổng cục Lâm nghiệp.
- Dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp huyện được quản lý lưu trữ tại Hạt Kiểm lâm và Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.
- Dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp tỉnh được quản lý lưu trữ tại Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh, Sở NNPTNN và Tổng cục Lâm nghiệp.
- Dữ liệu kết quả dạng giấy toàn quốc được lưu trữ tại Cục Kiểm lâm và Tổng cục Lâm nghiệp. Dữ liệu kết quả dạng số được tích hợp vào cơ sở dữ liệu trên Hệ thống thông tin ngành Lâm nghiệp đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp.
Thông tư 26/2017/TT-BNNPTNT có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018; Chỉ thị 32/2000/CT/BNN-KL ngày 27/3/2017, Quyết định 78/2002/QĐ-BNN-KL ngày 28/8/2002 hết hiệu lực từ ngày này.
1. Trách nhiệm của chủ rừng
a) Chủ rừng là tổ chức có trách nhiệm tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên diện tích được giao theo hướng dẫn của Hạt Kiểm lâm, cập nhật thông tin diễn biến cung cấp cho Hạt Kiểm lâm.
b) Chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn có trách nhiệm cập nhật thông tin biến động, cung cấp cho Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã.
2. Trách nhiệm của Hạt Kiểm lâm cấp huyện
a) Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo triển khai thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn huyện.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên diện tích được giao.
c) Giao nhiệm vụ cho Kiểm lâm phụ trách địa bàn cấp xã tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn xã; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng và tổ chức được giao quản lý rừng và đất quy hoạch phát triển rừng báo cáo thông tin biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo quy định.
d) Tổng hợp kết quả diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng báo cáo Chi cục Kiểm lâm và Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 10/01 năm sau.
Trường hợp trên địa bàn không thành lập Hạt Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện công tác theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.
đ) Quản lý lưu trữ hồ sơ theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
3. Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh
a) Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các cấp, ngành triển khai thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức triển khai và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Kiểm lâm địa bàn cấp xã, các chủ rừng và tổ chức được giao quản lý rừng thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.
c) Quản lý lưu trữ hồ sơ theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, chủ rừng, tổ chức được giao quản lý rừng tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng ở địa phương.
c) Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh.
d) Phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng của tỉnh, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
5. Tổng cục Lâm nghiệp
a) Tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nhiệm vụ theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc.
b) Giao nhiệm vụ cho Cục Kiểm lâm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tổ chức thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc.
c) Tổ chức triển khai Phần mềm cập nhật diễn biến rừng, quy trình kỹ thuật cập nhật Phần mềm diễn biến rừng và hướng dẫn cho địa phương để tổ chức thực hiện, đảm bảo duy trì được Phần mềm cập nhật diễn biến rừng sử dụng đồng bộ và thống nhất trong toàn quốc.
d) Tổng hợp kết quả diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc, lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc.
đ) Biên tập phát hành tài liệu hiện trạng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc, công bố trên cổng thông tin điện tử và Hệ thống thông tin ngành Lâm nghiệp, đảm bảo việc khai thác sử dụng hiệu quả và đúng quy định.
e) Quản lý lưu trữ cơ sở dữ liệu diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Chỉ thị số 32/2000/CT/BNN-KL ngày 27 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong cả nước; Quyết định số 78/2002/QĐ-BNN-KL ngày 28 tháng 8 năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy phạm kỹ thuật theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong lực lượng Kiểm lâm hết hiệu lực khi Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các địa phương, các tổ chức, cá nhân báo cáo, phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.