Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 26/2016/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 01/09/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2016 |
Ngày công báo: | 14/11/2016 | Số công báo: | Từ số 1175 đến số 1176 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo Nghị định 51/2016/NĐ-CP.
1. Quản lý lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
2. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch, tạm ứng quỹ tiền lương
3. Xác định quỹ tiền lương thực hiện, phân phối tiền lương, tiền thưởng tại doanh nghiệp Nhà nước chiếm 100% vốn điều lệ
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2016/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2016 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN THƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (không bao gồm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng lao động) trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 51/2016/NĐ-CP).
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Điều 1 Nghị định số 51/2016/NĐ-CP (sau đây gọi chung là công ty).
Đối tượng áp dụng Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 51/2016/NĐ-CP.
Điều 3. Rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức, lao động
Hàng năm, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức rà soát cơ cấu tổ chức, lao động để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty:
1. Rà soát lại cơ cấu tổ chức, đầu mối quản lý để sắp xếp, điều chỉnh cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu sản xuất, kinh doanh, bảo đảm tinh gọn, không trùng lặp chức năng, nhiệm vụ và có sự kết nối giữa các bộ phận, tổ đội, phân xưởng sản xuất, kinh doanh, phòng (ban) chuyên môn, điều hành trực tiếp, hạn chế các khâu tổ chức trung gian.
2. Sắp xếp lại lao động trong từng bộ phận, tổ đội, phân xưởng sản xuất, kinh doanh, phòng (ban) chuyên môn, trong đó tổ chức theo vị trí việc làm hoặc chức danh công việc đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ; đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực hiện theo dây truyền, công nghệ của máy móc, thiết bị hoặc theo quy trình công việc thì xác định lao động và bố trí công việc theo định mức lao động.
3. Rà soát lại định mức lao động hoặc xây dựng định mức lao động mới đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.
Điều 4. Xây dựng kế hoạch lao động
1. Kế hoạch lao động hàng năm của công ty được xây dựng căn cứ vào cơ cấu tổ chức theo Điều 3 Thông tư này và yêu cầu thực hiện khối lượng, chất lượng, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tình hình sử dụng lao động năm trước, vị trí việc làm hoặc chức danh công việc và định mức lao động.
2. Kế hoạch lao động bao gồm: tổng số lao động cần sử dụng, số lượng, chất lượng lao động tuyển dụng mới theo chức danh, vị trí làm việc; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của từng loại lao động.
3. Trong điều kiện khối lượng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh kế hoạch không tăng hoặc đầu mối quản lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh của công ty không tăng so với thực hiện của năm trước liền kề thì số lao động bình quân kế hoạch không được vượt quá 5% so với số lao động bình quân thực tế sử dụng của năm trước liền kề. Số lao động bình quân thực tế sử dụng và lao động bình quân kế hoạch được xác định theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Báo cáo, phê duyệt kế hoạch lao động
1. Tổng giám đốc (Giám đốc) xây dựng kế hoạch lao động, trình Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho ý kiến trước khi phê duyệt kế hoạch lao động.
2. Sau khi phê duyệt kế hoạch lao động, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải gửi báo cáo kế hoạch lao động của công ty về cơ quan đại diện chủ sở hữu cùng với quỹ tiền lương kế hoạch (kèm số liệu theo biểu mẫu số 1 tại Thông tư này) để kiểm tra, giám sát. Đối với công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty hạng đặc biệt, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty Bảo đảm an toàn, hàng hải miền Bắc, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thì đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, giám sát chung.
3. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu về kế hoạch lao động của công ty.
Điều 6. Thực hiện kế hoạch lao động
1. Căn cứ vào kế hoạch lao động đã được phê duyệt, Tổng giám đốc (Giám đốc) bố trí, sử dụng lao động; tuyển dụng và giao kết hợp đồng lao động với người lao động mới được tuyển dụng.
2. Việc tuyển dụng, sử dụng lao động phải bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động và Điều lệ của công ty.
3. Tổng giám đốc (Giám đốc) không được tuyển dụng thêm lao động mới khi chưa được Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt kế hoạch lao động và phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về hiệu quả của việc tuyển dụng, sử dụng lao động.
Điều 7. Đánh giá tình hình sử dụng lao động
1. Hằng năm, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chỉ đạo Tổng giám đốc (Giám đốc) đánh giá tình hình sử dụng lao động theo kế hoạch lao động đã được phê duyệt.
2. Nội dung đánh giá phải phân tích rõ ưu điểm, tồn tại, hạn chế trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động, nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc) và đề xuất biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế.
3. Báo cáo đánh giá tình hình sử dụng lao động được gửi cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và cơ quan đại diện chủ sở hữu. Đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư này thì đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 8. Xử lý trách nhiệm trong tuyển dụng, sử dụng lao động
1. Trong quá trình thực hiện, nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc không có việc làm thì Tổng giám đốc (Giám đốc) phải thực hiện các biện pháp sắp xếp lại lao động hoặc bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại lao động. Trường hợp công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng vẫn không bố trí, sắp xếp được việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động thì phải giải quyết đầy đủ các chế độ, quyền lợi đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2. Đối với trường hợp tuyển dụng lao động vượt quá kế hoạch hoặc không đúng kế hoạch, dẫn đến người lao động không có việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động thì tùy theo trách nhiệm được phân công và hậu quả gây ra, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty không được hưởng tiền thưởng, không được tăng lương, kéo dài thời gian nâng lương, giảm mức tiền lương.
3. Đánh giá trách nhiệm thực hiện kế hoạch lao động là một nội dung để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý công ty theo quy định tại Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Mục 3. XÁC ĐỊNH QUỸ TIỀN LƯƠNG KẾ HOẠCH, TẠM ỨNG QUỸ TIỀN LƯƠNG
Điều 9. Mức tiền lương bình quân kế hoạch
Căn cứ mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh, công ty xác định mức tiền lương bình quân kế hoạch (tính theo tháng) để tính quỹ tiền lương kế hoạch gắn với năng suất lao động và lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề như sau:
1. Công ty có năng suất lao động bình quân tăng so với thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định như sau:
TLbqkh = TLbqthnt + TLbqthnt x x Htlns (1)
Trong đó:
- TLbqkh: Mức tiền lương bình quân kế hoạch.
- TLbqthnt : Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề, xác định trên cơ sở quỹ tiền lương thực hiện chia cho số lao động bình quân thực tế sử dụng của năm trước liền kề tính theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
- Wkh: Năng suất lao động bình quân kế hoạch; Wthnt: năng suất lao động bình quân thực hiện năm trước liền kề tính theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
- Htlns: Hệ số tiền lương tăng theo mức tăng năng suất lao động bình quân kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề do công ty quyết định gắn với lợi nhuận kế hoạch: Lợi nhuận kế hoạch cao hơn so với lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề thì Htlns tối đa không được vượt quá 1,0; Lợi nhuận kế hoạch bằng lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề thì Htlns tối đa không được vượt quá 0,8; Lợi nhuận kế hoạch thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề thì Htlns tối đa không được vượt quá 0,5.
Lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề là lợi nhuận tương ứng sau khi đã xác định tiền lương của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng.
2. Công ty có năng suất lao động bình quân bằng thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định như sau:
a) Trường hợp lợi nhuận kế hoạch cao hơn thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định theo công thức sau:
TLbqkh = TLbqthnt + TLln (2)
Trong đó:
- TLbqkh: Mức tiền lương bình quân kế hoạch.
- TLbqthnt: Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.
- TLln: Khoản tiền lương tăng thêm theo lợi nhuận, được xác định theo công thức sau:
TLln = TLbqthnt x x 0,2 (3)
Pkh: Lợi nhuận kế hoạch; Pthnt: lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề.
b) Trường hợp lợi nhuận kế hoạch bằng thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.
c) Trường hợp lợi nhuận kế hoạch thấp hơn thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định theo công thức sau:
TLbqkh = TLbqthnt - TLln (4)
Trong đó:
- TLbqkh: Mức tiền lương bình quân kế hoạch.
- TLbqthnt: Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.
- TLln: Khoản tiền lương giảm theo lợi nhuận, được xác định theo công thức:
TLln = TLbqthnt x x 0,2 (5)
Pkh: Lợi nhuận kế hoạch; Pthnt: lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề.
3. Công ty có năng suất lao động bình quân thấp hơn thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định như sau:
a) Trường hợp lợi nhuận kế hoạch cao hơn thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định theo công thức sau:
TLbqkh = TLbqthnt - TLns + TLln (6)
Trong đó:
- TLbqkh: Mức tiền lương bình quân kế hoạch.
- TLbqthnt: Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.
- TLns: Khoản tiền lương giảm theo năng suất lao động bình quân, được xác định theo công thức:
TLns = TLbqthnt x x 0,8 (7)
Wkh: Năng suất lao động bình quân kế hoạch; Wthnt: năng suất lao động bình quân thực hiện năm trước liền kề.
- TLln: Khoản tiền lương tăng thêm theo lợi nhuận, được tính theo công thức (3):
b) Trường hợp lợi nhuận kế hoạch bằng thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề trừ đi khoản tiền lương giảm theo năng suất lao động bình quân (TLns) tính theo công thức (7).
c) Trường hợp lợi nhuận kế hoạch thấp hơn thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định theo công thức sau:
TLbqkh = TLbqthnt - TLns - TLln (8)
Trong đó:
- TLbqkh: Mức tiền lương bình quân kế hoạch.
- TLbqthnt: Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.
- TLns: Khoản tiền lương giảm theo năng suất lao động bình quân, được tính theo công thức (7).
- TLln: Khoản tiền lương giảm theo lợi nhuận, được tính theo công thức (5).
4. Đối với công ty lỗ hoặc không có lợi nhuận (sau khi đã loại trừ các yếu tố khách quan nếu có) thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được tính bằng mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động (gồm mức lương, phụ cấp lương và khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động). Công ty phải tổ chức rà soát, sắp xếp lại lao động để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tiền lương cho người lao động.
5. Đối với công ty có lợi nhuận (sau khi đã loại trừ các yếu tố khách quan nếu có), sau khi xác định tiền lương theo Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này mà mức tiền lương bình quân kế hoạch thấp hơn mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động quy định tại Khoản 4 Điều này thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được tính bằng mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động. Trường hợp năng suất lao động bình quân và lợi nhuận kế hoạch cao hơn so với thực hiện của năm trước liền kề mà mức tiền lương bình quân kế hoạch thấp hơn mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được tính trên cơ sở mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động và điều chỉnh theo mức tăng năng suất lao động và lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề.
6. Đối với công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thì được thay chỉ tiêu lợi nhuận bằng chỉ tiêu khối lượng sản phẩm, dịch vụ, nhiệm vụ kế hoạch để xác định mức tiền lương bình quân kế hoạch. Mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề và điều chỉnh (tăng hoặc giảm) theo mức tăng hoặc giảm năng suất lao động tính theo khối lượng sản phẩm, dịch vụ, nhiệm vụ kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề.
7. Đối với công ty giảm lỗ so với thực hiện năm trước liền kề hoặc công ty mới thành lập chưa đủ các chỉ tiêu để so sánh, xác định tiền lương thì căn cứ vào mức độ giảm lỗ hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định mức tiền lương bình quân, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét trước khi quyết định.
Điều 10. Quỹ tiền lương kế hoạch
1. Quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động được xác định theo công thức sau:
Vkh = TLbqkh x Lkhbq x 12 + Vđt (9)
Trong đó:
- Vkh: Quỹ tiền lương kế hoạch.
- TLbqkh: Mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
- Lkhbq: Số lao động bình quân kế hoạch, được xác định theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
- 12: Số tháng trong năm, đối với trường hợp công ty mới thành lập thì tính theo số tháng công ty hoạt động.
- Vđt: Khoản chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương, được tính trên cơ sở số cán bộ chuyên trách đoàn thể kế hoạch bình quân và khoản chênh lệch giữa mức tiền lương bình quân của cán bộ chuyên trách đoàn thể ở công ty cao hơn và mức tiền lương bình quân do tổ chức đoàn thể trả. Mức tiền lương bình quân của cán bộ chuyên trách đoàn thể ở công ty được xác định trên cơ sở mức tiền lương bình quân dùng làm căn cứ để xác định khoản chênh lệch tiền lương năm trước liền kề của cán bộ chuyên trách đoàn thể theo quy định của Nhà nước và điều chỉnh theo năng suất lao động bình quân, lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề quy định tại Điều 9 Thông tư này.
2. Sau khi xác định (hoặc đã quyết định) quỹ tiền lương kế hoạch theo Khoản 1 Điều này, trường hợp công ty điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất, kinh doanh thì phải rà soát, điều chỉnh lại mức tiền lương bình quân và quỹ tiền lương kế hoạch bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Điều 11. Yếu tố khách quan để xác định tiền lương
1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động và lợi nhuận của công ty để loại trừ khi xác định tiền lương của người lao động, bao gồm:
a) Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá), ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng hoặc giảm vốn nhà nước, điều chỉnh cơ chế chính sách hoặc yêu cầu công ty di dời, thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận của công ty.
b) Công ty tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện việc tiếp nhận hoặc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với doanh nghiệp tái cơ cấu, xử lý và tái cơ cấu nợ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đầu tư mới (kể cả mua bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp tái cơ cấu doanh nghiệp), mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chênh lệch trả thưởng so với thực hiện năm trước đối với công ty kinh doanh xổ số.
c) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân khách quan bất khả kháng khác.
2. Khi xác định mức tiền lương bình quân và quỹ tiền lương kế hoạch, nếu có yếu tố khách quan ảnh hưởng làm tăng hoặc làm giảm năng suất lao động và lợi nhuận thì công ty tính toán, lượng hóa để giảm trừ phần yếu tố khách quan làm tăng năng suất lao động, lợi nhuận hoặc cộng thêm phần yếu tố khách quan làm giảm năng suất lao động, lợi nhuận.
Điều 12. Quỹ tiền lương kế hoạch đối với một số trường hợp đặc thù
1. Đối với công ty thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu thì quỹ tiền lương kế hoạch tương ứng với khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích được xác định theo khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, theo hợp đồng thầu.
2. Đối với công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nhà nước có quy định hạn mức sản xuất, kinh doanh dẫn đến năng suất lao động kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề không tăng hoặc tăng thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng dự báo trong năm theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm thì được tính thêm vào mức tiền lương bình quân kế hoạch tối đa không vượt quá mức tăng chỉ số giá tiêu dùng dự báo trong năm theo Nghị quyết của Quốc hội.
Điều 13. Tạm ứng tiền lương, đơn giá tiền lương
1. Căn cứ kế hoạch sản xuất, kinh doanh, công ty quyết định mức tạm ứng tiền lương, nhưng không quá 85% quỹ tiền lương kế hoạch để chi trả hàng tháng cho người lao động.
2. Tùy theo yêu cầu thực tế, công ty xác định đơn giá tiền lương theo tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương hoặc lợi nhuận hoặc đơn vị sản phẩm hoặc theo chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh khác phù hợp với tính chất hoạt động để điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
Mục 4. XÁC ĐỊNH QUỸ TIỀN LƯƠNG THỰC HIỆN, PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG
Điều 14. Quỹ tiền lương thực hiện
1. Quỹ tiền lương thực hiện của người lao động được xác định theo công thức sau:
Vth = TLbqth x Lthbq x 12 + Vđt (10)
Trong đó:
- Vth: Quỹ tiền lương thực hiện.
- TLbqth: Mức tiền lương bình quân thực hiện, xác định trên cơ sở mức tiền lương bình quân kế hoạch gắn với mức tăng hoặc giảm năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch theo nguyên tắc như xác định mức tiền lương bình quân kế hoạch trên cơ sở mức tiền lương bình quân thực hiện năm trước liền kề gắn với mức tăng hoặc giảm năng suất lao động bình quân và lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề quy định tại Điều 9 Thông tư này.
- Lthbq: Số lao động bình quân thực tế sử dụng tính theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gắn với số lao động kế hoạch đã được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt, bảo đảm trong điều kiện khối lượng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh thực hiện không tăng hoặc đầu mối quản lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh của công ty không tăng so với kế hoạch thì số lao động bình quân thực tế sử dụng để tính quỹ tiền lương không được vượt quá số lao động bình quân kế hoạch.
- 12: Số tháng trong năm, đối với trường hợp công ty mới thành lập thì tính theo số tháng công ty hoạt động.
- Vđt: Khoản chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương, xác định theo Điều 10 Thông tư này.
Đối với công ty lỗ hoặc không có lợi nhuận (sau khi đã loại trừ yếu tố khách quan nếu có) thì quỹ tiền lương thực hiện được tính trên mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động, cộng với tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương (nếu chưa tính đến) và tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Công ty phải đánh giá lại việc thực hiện các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch để loại trừ khi xác định quỹ tiền lương thực hiện theo Khoản 1 Điều này. Đối với công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nhà nước có quy định hạn mức sản xuất, kinh doanh còn phải xác định mức tiền lương bình quân thực hiện theo chênh lệch giữa mức tăng chỉ số giá tiêu dùng thực tế trong năm và mức tăng chỉ số giá tiêu dùng dự báo.
3. Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện và quỹ tiền lương đã tạm ứng cho người lao động, công ty xác định quỹ tiền lương còn lại được hưởng. Trường hợp công ty đã tạm ứng vượt quá quỹ tiền lương thực hiện thì phải hoàn trả phần tiền lương đã tạm ứng vượt từ quỹ tiền lương của năm sau liền kề.
1. Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện, công ty trích lập quỹ dự phòng tiền lương cho năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn. Mức dự phòng hàng năm do Tổng Giám đốc (Giám đốc) quyết định sau khi có ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn công ty, nhưng không được vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Đối với công ty sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực nuôi, trồng, khai thác các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, cây công nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản, diêm nghiệp thì quỹ dự phòng hàng năm không vượt quá 20% quỹ tiền lương thực hiện.
2. Công ty xây dựng quy chế trả lương theo vị trí, chức danh công việc, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, trả lương thỏa đáng (không hạn chế mức tối đa) đối với người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng suất lao động cao và đóng góp nhiều cho công ty. Khi xây dựng quy chế trả lương phải có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn công ty và người lao động.
3. Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện và quy chế trả lương, công ty trả lương cho người lao động. Công ty không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động để trả cho thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng và không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động vào mục đích khác.
Điều 16. Quỹ tiền thưởng và phân phối tiền thưởng
1. Quỹ tiền thưởng hàng năm từ quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty theo quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Công ty xây dựng quy chế thưởng theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khuyến khích người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng suất lao động cao, đóng góp nhiều cho công ty. Khi xây dựng quy chế thưởng phải có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn công ty và người lao động.
3. Căn cứ vào quỹ tiền thưởng và quy chế thưởng, công ty thực hiện thưởng cho người lao động.
Mục 5. TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc)
1. Rà soát lại hoặc xây dựng mới định mức lao động, kế hoạch lao động, đánh giá tình hình sử dụng lao động; xây dựng và ban hành quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động và tổ chức tuyển dụng lao động theo quy định.
2. Quý I hàng năm, xác định quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện của năm trước liền kề, thống kê số liệu tại biểu mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt.
3. Tổ chức xây dựng mới hoặc rà soát lại vị trí chức danh, công việc, thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, tiền lương theo vị trí chức danh, công việc, tiêu chuẩn chức danh, công việc, quy chế nâng lương, quy chế trả lương, quy chế thưởng của công ty.
4. Tạm ứng tiền lương, quyết định việc xây dựng đơn giá tiền lương, mức trích dự phòng tiền lương; thực hiện trả lương, tiền thưởng cho người lao động theo quy chế trả lương, quy chế thưởng của công ty.
5. Định kỳ báo cáo Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty tình hình lao động, tiền lương, tiền thưởng; cung cấp đầy đủ các báo cáo, tài liệu, số liệu về lao động, tiền lương, tiền thưởng theo yêu cầu của Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
Điều 18. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty
1. Quý I hàng năm, xem xét trình phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh; phê duyệt định mức lao động, kế hoạch lao động, quỹ tiền lương kế hoạch và quỹ tiền lương thực hiện của năm trước liền kề theo quy định tại Thông tư này.
2. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu, đồng thời gửi cho Kiểm soát viên định mức lao động, kế hoạch lao động, quỹ tiền lương kế hoạch và quỹ tiền lương thực hiện của năm trước theo biểu mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày phê duyệt để kiểm tra, giám sát.
Đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư này, khi báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu thì đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát chung.
3. Chỉ đạo Tổng giám đốc (Giám đốc) kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác lao động, tiền lương để thực hiện các nội dung quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng theo quy định của Chính phủ và quy định tại Thông tư này.
4. Công khai tổng số lao động, quỹ tiền lương, tiền thưởng, mức tiền lương, thu nhập bình quân năm trước của người lao động trên trang thông tin điện tử của công ty theo quy định của pháp luật, đồng thời báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
5. Cung cấp các tài liệu, báo cáo có liên quan đến tình hình thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng theo yêu cầu của Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên; rà soát các nội dung theo kiến nghị của Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên (nếu có) để chỉ đạo Tổng giám đốc (Giám đốc) sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định.
Điều 19. Trách nhiệm của Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên
1. Kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu việc thực hiện của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc trong việc thực hiện các nội dung quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng theo quy định của Chính phủ và quy định tại Thông tư này.
2. Đề nghị Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chỉ đạo sửa đổi, điều chỉnh nếu phát hiện nội dung không đúng quy định trong quá trình rà soát, kiểm tra. Trường hợp Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty không thực hiện thì báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu biết để kịp thời xử lý.
3. Thẩm định việc xác định quỹ tiền lương để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận báo cáo của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo thẩm định.
Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu
1. Tổ chức triển khai hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách lao động, tiền lương, tiền thưởng theo quy định tại Thông tư này đối với các công ty được phân công làm đại diện chủ sở hữu.
2. Tiếp nhận, giám sát, kiểm tra báo cáo của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên về định mức lao động, kế hoạch lao động, quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện của năm trước và có ý kiến về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuận (nếu có).
3. Trường hợp phát hiện nội dung không đúng quy định thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, có văn bản yêu cầu Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ sung hoặc điều chỉnh lại.
4. Tùy theo mức độ sai phạm, quyết định hình thức kỷ luật không tăng lương, kéo dài thời hạn nâng bậc lương, giảm trừ tiền lương, tiền thưởng, thù lao, hạ bậc lương, khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật.
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát tiền lương của công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư này.
6. Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách lao động, tiền lương của công ty do mình làm đại diện chủ sở hữu.
7. Chậm nhất tháng 5 hàng năm, tổng hợp gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện lao động, tiền lương, tiền thưởng năm trước liền kề và việc xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch của các công ty thuộc quyền quản lý theo biểu mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo phân công của Chính phủ.
2. Phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu giám sát tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người lao động trong công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư này.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách lao động, tiền lương, tiền thưởng của các công ty; trong quá trình tiếp nhận báo cáo, thanh tra, kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện việc xác định quỹ tiền lương không đúng quy định thì có ý kiến để cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo công ty điều chỉnh hoặc xuất toán theo quy định.
4. Tổng hợp tình hình tiền lương, tiền thưởng của các công ty và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2016. Các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 9 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho Nhà nước làm chủ sở hữu hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Đối với công ty đã phê duyệt quỹ tiền lương kế hoạch năm 2016 trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì phải rà soát lại việc xác định quỹ tiền lương kế hoạch năm 2016 làm căn cứ để xác định quỹ tiền lương thực hiện năm 2016 theo quy định tại Thông tư này.
4. Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.
5. Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội tiếp tục áp dụng thí điểm quản lý tiền lương đối với người lao động theo quy định của Chính phủ.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các công ty thuộc quyền quản lý thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty mẹ của công ty tại Điều 1 Thông tư này, căn cứ vào nội dung quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng tại Thông tư này để tổ chức quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội xem xét, quyết định việc áp dụng các quy định tại Thông tư này đối với người lao động làm việc trong công ty do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, công ty phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
XÁC ĐỊNH SỐ LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
1. Xác định số lao động bình quân
Số lao động bình quân thực tế sử dụng và số lao động bình quân kế hoạch được xác định như sau:
a) Số lao động bình quân, bao gồm tất cả số lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng hưởng lương từ quỹ tiền lương theo quy định tại Thông tư này. Không bao gồm người quản lý công ty và cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương.
b) Số lao động bình quân tháng được tính theo công thức sau:
(11)
Trong đó:
Li: Số lao động bình quân của tháng thứ i trong năm.
Xj: Số lao động của ngày thứ j trong tháng, được tính theo số lao động làm việc và số lao động nghỉ việc do: ốm, thai sản, con ốm mẹ nghỉ, tai nạn lao động, phép năm, đi học, nghỉ việc riêng có lương theo bảng chấm công của công ty. Đối với ngày nghỉ thì lấy số lao động thực tế làm việc theo bảng chấm công của công ty ở ngày trước liền đó, nếu ngày trước đó cũng là ngày nghỉ thì lấy ngày liền kề tiếp theo không phải là ngày nghỉ.
: Tổng của số lao động các ngày trong tháng.
n: Số ngày theo lịch của tháng (không kể công ty có làm đủ hay không đủ số ngày trong tháng);
c) Số lao động bình quân năm được tính theo công thức sau:
(12)
Trong đó:
Lbq: Số lao động bình quân năm.
li: Số lao động bình quân của tháng thứ i trong năm.
i: Số nguyên, dương dùng để chỉ tháng thứ i trong năm, từ 1 đến 12.
: Tổng của số lao động bình quân các tháng trong năm.
t: Số tháng trong năm. Riêng đối với các công ty mới bắt đầu hoạt động thì số tháng trong năm được tính theo số tháng thực tế hoạt động trong năm.
Đối với công ty có số lao động bình quân năm là số thập phân thì việc làm tròn số được áp dụng theo nguyên tắc số học, nếu phần thập phân trên 0,5 thì làm tròn thành 1; đối với số lao động bình quân tháng có số thập phân thì được giữ nguyên sau dấu phẩy hai số và không làm tròn số.
2. Xác định năng suất lao động bình quân
Năng suất lao động bình quân được tính theo năm và theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương hoặc theo tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ, được tính theo công thức sau:
a) Năng suất lao động bình quân kế hoạch tính theo công thức sau:
Wkh |
= |
(STkh - SCkh) hoặc Tspkh |
(13) |
Lbqkh |
Trong đó:
Wkh: Năng suất lao động bình quân kế hoạch.
STkh: Tổng doanh thu kế hoạch.
SCkh: Tổng chi phí (chưa có tiền lương) kế hoạch.
Tspkh: Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ kế hoạch.
Lbqkh: Số lao động bình quân kế hoạch, tính theo Khoản 1 Phụ lục này.
b) Năng suất lao động bình quân thực hiện trong năm (hoặc thực hiện của năm trước liền kề) tính theo công thức sau:
Wth |
= |
(STth - SCth) hoặc Tspth |
(14) |
Lbqth |
Trong đó:
Wth: Năng suất lao động bình quân thực hiện trong năm (hoặc thực hiện của năm trước liền kề).
STth: Tổng doanh thu thực hiện trong năm (hoặc thực hiện của năm trước liền kề).
SCth: Tổng chi phí chưa có tiền lương thực hiện trong năm (hoặc thực hiện của năm trước liền kề).
Tspth: Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ thực hiện trong năm (hoặc thực hiện của năm trước liền kề).
Lbqth: Số lao động bình quân thực tế sử dụng trong năm (hoặc thực tế sử dụng của năm trước liền kề), tính theo Khoản 1 Phụ lục này.
Các chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng chi phí được tính theo quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Riêng đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trong thời gian chỉ tiêu tổng chi phí vẫn xác định trên giá trị vốn gốc tiếp nhận tại các doanh nghiệp mà Tổng công ty thực hiện bán vốn theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thì chỉ tiêu tổng chi phí làm cơ sở xác định năng suất lao động để tính tiền lương theo quy định tại Thông tư này được xác định trên giá trị vốn tiếp nhận tại các doanh nghiệp mà Tổng công ty thực hiện bán vốn được xác định lại theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
Tên cơ quan đại diện chủ sở hữu …………………………
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên …….……..
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NĂM TRƯỚC VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NĂM ………….
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Đơn vị tính: Người
TT |
Tổng số lao động |
Tình hình sử dụng lao động năm trước |
Kế hoạch sử dụng lao động năm… |
|||||||||
Tổng số lao động kế hoạch |
Số lao động thực tế tại thời điểm 31/12 |
Trong đó |
Tổng số lao động sử dụng bình quân |
Số lao động thôi việc, mất việc, nghỉ hưu |
Số lao động kế hoạch |
Trong đó |
Số lao động thôi việc, mất việc, nghỉ hưu |
|||||
Số từ năm trước chuyển sang |
Số phải đào tạo lại trong năm |
Số tuyển mới trong năm |
Số lao động năm trước chuyển sang |
Số lao động tuyển dụng mới |
||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
1 |
Người quản lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Lao động chuyên môn, nghiệp vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Lao động trực tiếp SXKD |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Lao động thừa hành, phục vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……, ngày…….tháng…….năm…..... |
|
Tên cơ quan đại diện chủ sở hữu …………… |
BÁO CÁO XÁC ĐỊNH QUỸ TIỀN LƯƠNG THỰC HIỆN NĂM TRƯỚC VÀ KẾ HOẠCH NĂM ……. CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
Số TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Số báo cáo năm ... |
Kế hoạch năm ... |
|
Kế hoạch |
Thực hiện |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
I |
CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH |
|
|
|
|
1 |
Tổng sản phẩm (kể cả quy đổi) |
|
|
|
|
2 |
Tổng doanh thu |
Tr.đồng |
|
|
|
3 |
Tổng chi phí (chưa có lương) |
Tr.đồng |
|
|
|
4 |
Lợi nhuận |
Tr.đồng |
|
|
|
5 |
Tổng các khoản nộp ngân sách Nhà nước |
Tr.đồng |
|
|
|
II |
TIỀN LƯƠNG |
|
|
|
|
1 |
Lao động kế hoạch |
Người |
|
|
|
2 |
Lao động thực tế sử dụng bình quân |
Người |
|
|
|
3 |
Mức tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động |
1.000đ/tháng |
|
|
|
4 |
Mức tiền lương bình quân kế hoạch |
1.000đ/tháng |
|
|
|
5 |
Mức tiền lương bình quân thực hiện |
1.000đ/tháng |
|
|
|
6 |
Năng suất lao động bình quân (1) kế hoạch |
Tr.đồng/năm |
|
|
|
7 |
Năng suất lao động bình quân thực hiện |
Tr.đồng/năm |
|
|
|
8 |
Phần chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể |
Tr.đồng |
|
|
|
9 |
Quỹ tiền lương kế hoạch |
Tr.đồng |
|
|
|
10 |
Quỹ tiền lương thực hiện |
Tr.đồng |
|
|
|
11 |
Quỹ tiền thưởng, phúc lợi phân phối trực tiếp cho người lao động |
Tr.đồng |
|
|
|
12 |
Thu nhập bình quân (theo lao động thực tế sử dụng bình quân) |
1.000đ/tháng |
|
|
|
Ghi chú: (1) ghi rõ năng suất lao động tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương) hoặc tính theo tổng sản phẩm tiêu thụ.
|
……, ngày…….tháng…….năm…..... |
Tên cơ quan đại diện chủ sở hữu ………………………
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM TRƯỚC VÀ KẾ HOẠCH NĂM ………
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Số TT |
Tên công ty |
Chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh |
Lao động (người) |
Mức tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động (tr.đ/ tháng) |
Mức tiền lương bình quân (tr.đ/tháng) |
Quỹ tiền lương (tr.đ) |
Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tr.đ) |
||||||||||||||||||
Tổng doanh thu (tr.đ) |
Lợi nhuận (tr.đ) |
Tổng chi chưa có lương (tr.đ) |
|||||||||||||||||||||||
KH năm trước |
TH năm trước |
KH năm … |
KH năm trước |
TH năm trước |
KH năm … |
KH năm trước |
TH năm trước |
KH năm … |
KH năm trước |
TH năm trước |
KH năm … |
TH năm trước |
KH năm … |
TH Năm trước |
KH năm … |
KH năm trước |
TH năm trước |
KH năm … |
KH năm trước |
TH năm trước |
KH năm … |
||||
Theo KH |
Thực tế sử dụng BQ |
Theo lao động KH |
Theo LĐ thực tế sử dụng BQ |
||||||||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
1 |
Công ty A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Công ty A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……, ngày…….tháng…….năm…..... |
MINISTRY OF LABOR – INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 26/2016/TT-BLDTBXH |
Hanoi, September 01, 2016 |
ON GUIDELINES FOR THE MANAGEMENT OF LABOR, SALARY AND INCENTIVES FOR EMPLOYEES IN WHOLLY STATE-OWNED SINGLE-MEMBER LIMITED LIABILITY ENTERPRISES
Pursuant to the Government’s Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012 on the functions, missions, authority and organizational structure of the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs;
Pursuant to the Government’s Decree No. 51/2016/ND-CP dated June 13, 2016 on the management of labor, salary and incentives for employees in wholly state-owned single-member limited liability enterprises (hereinafter referred to as “wholly state-owned single-member limited liability enterprises).
At the request of the Head of the Department of Labor - Salary;
Minister of Labor - Invalids and Social affairs promulgates the Circular on guidelines for the management of labor, salary and incentives for employees in wholly state-owned single-member limited liability enterprises.
1. This Circular provides guidelines for the management of labor, salary and incentives for employees working on a contract basis (except General Director or Director, Deputy General Directors or Vice Directors, Chief accountant employed on a contract basis) in wholly state-owned single-member limited liability enterprises according to the Government’s Decree No. 51/2016/ND-CP dated June 13, 2016 on the management of labor, salary and incentives for employees in wholly state-owned single-member limited liability enterprises (hereinafter referred to as the Decree No. 51/2016.ND-CP).
2. Wholly state-owned single-member limited liability enterprises are those defined in Article 1 of the Decree No. 51/2016/ND-CP (hereinafter referred to as the enterprises).
The entities governed by this Circular are specified in Article 2 of the Decree No. 51/2016/ND-CP.
Article 3. Scrutinizing and arranging the organizational structure and workforce
General Director (Director) shall organize the revision in the organizational structure and workforce then report therefor to the Chairperson of the Board of Directors or the Chairperson of the enterprise;
1. Review and revise the organizational structure and managerial contacts in line with streamlined and non-overlapping business functions, missions and demands so as to connect units, teams, workshops and departments (divisions) with the aim of direct management and reduction in intermediary phases.
2. Rearrange the workforce in each unit, team, workshop or department (division); thus, managerial personnel, specialized workers, technicians and servicing employees shall be organized by position or title while workers directly engaged in business activities on technology lines of machinery and equipment or under work procedures shall be defined and arranged by productivity norm.
3. Scrutinize and devise productivity norms for workers engaged directly in production and business activities in conformity to the Government’s Decree No. 49/2013/ND-CP dated May 14, 2013 on the execution of certain articles of the Labor Code on salary.
1. Enterprises shall plan annual labor according to the organizational structure as stated in Article 3 of this Circular and demands for workload, quality, business missions, previous years’ labor usage, positions or titles and productivity norms.
2. A labor plan shall consist of the total number of female employees required, quantity and quality of new recruits by title or position; professional training schemes for each worker category.
3. If the workload and business missions planned or the enterprise’ managerial contacts and business facilities do not overtake those actualized in the immediately preceding year, the average quantity of workers planned shall not exceed that actually employed in the immediately preceding year by more than 5%. The average number of workers employed and the average quantity of workers planned shall be determined according to the Appendix to this Circular.
Article 5. Reporting and verification of labor plans
1. General Director (Director) shall formulate and present labor plans to the Members’ Council or the Chairperson of the enterprise for approval. Members’ Council or Chairperson of the enterprise, before approving a labor plan, shall report to the entity representing the owner (referred to as the owner’s representative entity) for opinions.
2. Chairperson of the Members’ Council or Chairperson of the enterprise, after approving a labor plan, shall report the enterprise’s labor plan and the salary budget plan (along with the data specified in Form No. 1 annexed to this Circular) to the representative entity for examination and supervision. Parent enterprises of state-owned conglomerates, special-rated corporations, Vietnam Air Traffic Management Corporation, Northern Vietnam Maritime Safety Corporation, Southern Vietnam Maritime Safety Corporation and Vietnam Post Corporation shall also deliver such plans and information to the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs for cooperative summarization and supervision.
3. General Director (Director) shall be held liable to the Members’ Council or Chairperson of the enterprise while the Member's Council or Chairperson of the enterprise is held accountable to the representative entity for the enterprise’s labor plants.
Article 6. Execution of labor plans
1. General Direct (Director) shall dispose workers, recruit and contract new employees according to the labor plans approved.
2. The recruitment and deployment of workers shall be overt and transparent as per relevant laws and regulations and the enterprise’s charter.
3. General Director’s (Director’s) recruitment of new workers shall be subsequent to the approval by the Chairperson of the Members' Council or the Chairperson of the enterprise of the labor plan. General Director (Director) shall be held liable to the Members’ Council or the Chairperson of the enterprise for the efficiency of recruitment and deployment.
Article 7. Evaluation of worker deployment
1. Members’ Council or Chairperson of the enterprise, on annual basis, shall direct the General Director (Director) to evaluate the deployment of workers according to the labor plans approved.
2. The evaluation shall give a manifest analysis of strengths, obstacles and limitations in the recruitment and deployment of workers, subjective and objective causes, responsibilities of the General Director (Director) and remedial measures.
3. Evaluation reports on worker deployment shall deliver to the Members' Council or Chairperson of the enterprise and to the representative entity. Reports from state-owned conglomerates and corporations specified in Section 2, Article 5 of this Circular shall also be submitted to the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs.
Article 8. Responsibility for recruitment and deployment of workers
1. General Director (Director) shall carry out measures for reassignment or training when workers do not qualify or jobs are depleted. If contract termination is inevitable as job arrangement fails despite all of the enterprise's measures, benefits for workers shall be settled in full as per the legislation on labor.
2. If recruitment outpacing or mismatching the plan results in job deprivation and contract termination, General Director (Director), members of the Member’s Council or Chairperson of the enterprise shall be subjected to bonus cut, salary reduction, invalidation or deferment of salary raise according to their assignments and consequences.
3. The evaluation of responsibilities for execution of labor plans constitutes the assessment of managerial personnel’s completion of missions according to the Government’s Decree No. 97/2015/ND-CP dated October 19, 2015 on the management of office holders in wholly state-owned single-member limited liability enterprises.
Part 3. DETERMINATION OF PLANNED SALARY BUDGET AND ADVANCES FROM SALARY BUDGET
Article 9. Planned average salary
Based on the average salary imposed in the immediately preceding year and planned business targets, the enterprise shall calculate the planned average salary (per month) so as to determine the planned salary budget in line with labor output and profit planned in comparison with those attained in the immediately preceding year:
1. If the enterprise’s average labor output surpasses that attained in the immediately preceding year, the planned average salary shall be calculated as follows:
TLbqkh = TLbqthnt + TLbqthnt x x Htlns (1)
Where:
- TLbqkh: The planned average salary.
- TLbqthnt : The average salary imposed in the immediately preceding year is the result of the division of the salary budget allotted by the average number of workers employed in the immediately preceding year according to the guideline annexed to this Circular.
- Wkh: The planned average labor productivity; Wthnt: average labor productivity attained in the immediately preceding year according to the guideline annexed to this Circular.
- Htlns: The coefficient of salary increase consistent with the increase in average labor productivity planned in comparison with that attained in the immediately preceding year. The enterprise sets the value of such coefficient in line with the planned profit: if the profit planned is higher than that attained in the immediately preceding year, Htlns does not exceed 1.0. If the former is equal to the latter, Htlns does not exceed 0.8. If the former is lower than the latter, Htlns does not exceed 0.5.
The planned profit and the profit attained in the immediately preceding year are specified after the determination of the salary of the Members' Council or Chairperson of the enterprise, Head of the Control Committee, Controllers, General Director (Director), Deputy General Directors (Vice Directors), and Chief accountant.
2. If the enterprise’s average labor output is equal to that attained in the immediately preceding year, the planned average salary shall be calculated as follows:
a) If the profit planned is higher than that attained in the immediately preceding year, the following formula for planned average salary shall apply:
TLbqkh = TLbqthnt + TLln (2)
Where:
- TLbqkh: The planned average salary.
- TLbqthnt: The average salary imposed in the immediately preceding year.
- TLln: The profit-dependent salary increase, as calculated below:
TLln = TLbqthnt x x 0.2 (3)
Pkh: Planned profit; Pthnt: profit attained in the immediately preceding year.
b) If the profit planned is equal to that attained in the immediately preceding year, the average salary planned is equal to that imposed in the immediately preceding year.
c) If the profit planned is lower than that attained in the immediately preceding year, the following formula for planned average salary shall apply:
TLbqkh = TLbqthnt - TLln (4)
Where:
- TLbqkh: The planned average salary.
- TLbqthnt: The average salary imposed in the immediately preceding year.
- TLln: The profit-dependent salary decrease, as calculated below:
TLln = TLbqthnt x x 0.2 (5)
Pkh: The planned profit; Pthnt: profit attained in the immediately preceding year.
3. If the enterprise’s average labor output is lower than that attained in the immediately preceding year, the planned average salary shall be calculated as follows:
a) If the profit planned is higher than that attained in the immediately preceding year, the following formula for planned average salary shall apply:
TLbqkh = TLbqthnt - TLns + TLln (6)
Where:
- TLbqkh: The planned average salary.
- TLbqthnt: The average salary imposed in the immediately preceding year.
- TLns: The salary decrease dependent on the average labor output, as determined below:
TLns = TLbqthnt x x 0.8 (7)
Wkh: The planned average labor productivity; Wthnt: average labor productivity attained in the immediately preceding year.
- TLln: The profit-dependent salary increase, as calculated in (3):
b) If the profit planned is equal to that attained in the immediately preceding year, the average salary planned is equal to that imposed in the immediately preceding year minus the salary decrease dependent on the average labor output (TLns) as calculated in (7).
c) If the profit planned is lower than that attained in the immediately preceding year, the following formula for planned average salary shall apply:
TLbqkh = TLbqthnt - TLns - TLln (8)
Where:
- TLbqkh: The planned average salary.
- TLbqthnt: The average salary imposed in the immediately preceding year.
- TLns: The salary decrease dependent on the average labor output, as calculated in (7).
- TLln: The profit-dependent salary decrease, as calculated in (5).
4. If the enterprise suffers losses or breaks even (after excluding objective factors that may exist), the average salary planned shall be equal to that defined in the labor contract (composed of the salary, allowance(s) and supplement(s) specified in a labor contract according to Section 1, Point a of Section 2 and Point a of Section 3, Article 4 of the Circular No. 47/2015/TT-BLDTBXH dated November 16, 2015 by the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs on guidelines for the implementation of certain articles on labor contract, labor discipline and material liabilities in the Government’s Decree No. 05/2015/ND-CP dated January 12, 2015 on the clarification of and guidelines for certain articles of the Labor Code). The enterprise shall therefor scrutinize and re-arrange the workforce to improve labor output, business efficiency and employees’ salary.
5. In regard to profitable enterprises (after objective factors that may exist are excluded), if the planned average salary, as calculated according to Section 1, 2 and 3 of this Article, is lower than the average salary defined in the labor contract as stated in Section 4 of this Article, the average salary planned shall be equal to that defined in the labor contract. If the average labor output and profit planned are higher than those attained in the immediately preceding year though the average salary planned is lower than the average salary defined in the labor contract, the average salary planned shall be based on that defined in the labor contract and adjust to the superiority in labor output and planned profit to those attained in the immediately preceding year.
6. In regard to not-for-profit enterprises, profit is replaced by the planned quantity of products, services and missions in the calculation of the planned average salary. The planned average salary shall be equal to the average salary imposed in the immediately preceding year then adjust (increase or decrease) to the fluctuation of the labor output which is based on the quantity of products, services and missions planned in comparison with that actualized in the immediately preceding year.
7. If the enterprise's loss is lower than that incurred in the immediately preceding year or the enterprise, as newly founded, lacks comparable data for salary calculation, the average salary shall be determined according to the loss decrease or the business plan, respectively, in congruence with general circumstances then shall be reported to the representative entity for review before imposition.
Article 10. Planned salary budget
1. The salary budget planned for employees shall be determined as follows:
Vkh = TLbqkh x Lkhbq x 12 + Vdt (9)
Where:
- Vkh: The planned salary budget.
- TLbqkh: The planned average salary as determined according to Article 9 of this Circular.
- Lkhbq: The average quantity of workers planned, as determined according to the Appendix to this Circular.
- 12: the amount of months in a year; however, this number shall adjust to the quantity of active months of the enterprise if newly founded.
- Vdt: The difference in the salary for personnel specialized in and remunerated by unions and associations, as determined according to the planned average quantity of personnel specialized in unions and associations, and the difference between the higher average salary paid by the enterprise to such personnel and the average salary paid by unions and associations. The average salary paid by the enterprise to personnel specialized in unions and associations shall be subject to the average salary that forms the basis for the calculation of the difference in the immediately preceding year's salary for such personnel as per government regulations and shall adjust to the average labor output and profit planned in comparison with those attained in the immediately preceding year pursuant to Article 9 of this Circular.
2. If the enterprise amends its business plan after the planned salary budget is determined (or approved) according to Section 1 of this Article, it shall review and revise the average salary and planned salary budget in conformity with Article 9 of this Circular.
Article 11. Objective factors in determining salary
1. The following objective factors affecting an enterprise's labor output and profit shall be excluded from the calculation of the employees' salary:
a) The government adjusts the pricing of products and services under price control, revises corporate income tax incentive, adjusts state capital, amends policies or demands the enterprise to relocate or shrink its business premises, which makes direct impacts on the enterprise's labor output and profit.
b) The enterprise undertakes political missions, maintains social welfare, balances economic supply and demand at Prime Minister’s discretion, receives or transfers the right of representation of holders of state capital in enterprises restructured or undergoing debt settlement and restructuring according to Prime Minister's instructions, makes new investments (including the sale, purchase or conversion of debts to equity in restructured enterprises), expands business and production, increases depreciation to accelerate capital recovery with competent authorities’ approval. In addition, the prize payout of the enterprise, if selling lottery, differs from that in the previous year.
c) Natural disasters, fire, plague, war and force majeure.
2. When determining the average salary and planned salary budget, the enterprise shall calculate and quantify objective factors altering the labor output and profit to diminish such factors that cause an increase in labor output and profit or to aggrandize such factors that cause a decrease.
Article 12. Planned salary budget in specific circumstances
1. In regard to enterprises trading in pubic products and services that the Government orders, plans and assigns or solicits through tender, the planned salary budget shall correspond with the quantity of public products and services ordered, assigned or solicited by the Government.
2. If statutory limits on the production and/or trading public products and services that the enterprise manufactures or provides causes the labor output planned not to surpass that attained in the immediately previous year or to increase at a lower level than the consumer price index forecasted in the relevant year according to the National Assembly's Resolution on planning of annual economic and social development, the planned average salary shall take in an additional amount not exceeding the increase in the consumer price index anticipated annually according to the National Assembly's resolution.
Article 13. Prepayment of salary and pay rate
1. An enterprise shall consider its business plan to decide salary advances; however, such advances cannot occupy more than 85% of the monthly salary budget planned for employees.
2. The enterprise shall consider actual circumstances to base the pay rate on the total revenue or the total turnover minus total salary-excluded expenses or the profit or the product unit or other business efficiency indicators in line with the nature of the enterprise's business operations.
Part 4. DETERMINATION OF SALARY BUDGET ALLOTED AND APPORTIONMENT OF REMUNERATIONS
Article 14. Allocation of salary budget
1. The salary budget allotted for employees shall be determined as follows:
Vth = TLbqth x Lthbq x 12 + Vdt (10)
Where:
- Vth: The salary budget allotted.
- TLbqth: The average salary imposed, as determined according to the planned average salary subject to the variation in the average labor output or profit attained in comparison with those planned under the principle applied to the determination of the planned average salary on the basis of the average salary imposed in the immediately previous year in congruence with the variation in the average labor output and profit planned in comparison with those attained in the immediately previous year as per Article 9 of this Circular.
- Lthbq: The average number of workers employed, which is determined according to the guideline annexed to this Circular, in congruence with the planned quantity of workers approved by the Members' Council or Chairperson of the enterprise, under the principle that the average number of workers employed as for salary budget calculation does not exceed the average quantity of workers planned when the business workload or the quantity of the enterprise’s managerial contacts and business facilities does not increase more than those planned.
- 12: the amount of months in a year; however, this number shall adjust to the quantity of active months of the enterprise if newly founded.
- Vdt: The difference in the salary paid by unions and associations to specialized personnel, as defined in Article 10 of this Circular.
If the enterprise suffers losses or breaks even (after excluding objective factors that may exist), the salary budget allotted shall be based on the average salary defined in the labor contract plus the wage applied to regulated holidays and paid leave (if not yet included) and the additional pay for nightshift and overtime as per the Labor Code.
2. The enterprise shall reassess the progress of objective factors affecting the labor output and profit attained in comparison with those planned with the aim of excluding such factors upon determining the salary budget allotted according to Section 1 of this Article. In the enterprises whose products and services are bound by production and trading limits defined by the government, the average salary imposed shall also be founded on the difference between the increase in the year’s actual consumer price index and that anticipated.
3. The enterprise shall specify the remaining salary budget accessible based on the salary budget allotted and advanced to employees. If salary prepayment overtakes the size of the salary budget allotted, the amount of advances over-prepaid shall be reimbursed from the salary budget of the immediately subsequent year.
Article 15. Apportionment of salary
1. The enterprise shall establish a fund of provisions for the immediately subsequent year’s salary based on the salary budget allotted in order to maintain salary payment without interruption. General Director (Director), after consulting the Executive Committee of the enterprise’s labor union, shall decide the ratio of annual provisions which, however, shall not exceed 17% of the salary budget allotted according to Article 14 of this Circular.
In the enterprises producing and providing agricultural products, forestry products, industrial plants, aquatic products and salt, the proportion of the annual provisions fund to the salary budget allotted shall not be more than 20%.
2. The enterprise shall regulate salary payment by position and title in abidance by the laws, democracy, impartiality, openness and transparency. Moreover, such regulation shall consist in business performance, quality and efficiency while assuring satisfactory remunerations (without a maximum cap) for employees who have aptitude and expertise, work productively and contributes greatly to the enterprise. Executive Committee of the enterprise's labor union and employees shall participate in the regulation of salary payment.
3. The enterprise shall remunerate employees according to the salary budget allotted and salary payment regulation(s). The enterprise cannot exploit the employee salary budget to remunerate the Members’ Council or Chairperson of the enterprise, Head of the Control Committee, Controllers, General Director or Director, Deputy General Directors or Vice Directors, and Chief accountant or to serve other purposes.
Article 16. Incentive budget and apportionment of incentives
1. The annual incentive budget shall be founded on the enterprise’s bonus and welfare fund in accordance with the Government’s regulations on the investment of state capital in enterprises and financial governance of wholly state-owned enterprises, and with the Ministry of Finance’s guidelines.
2. The enterprise shall regulate incentives as per the laws and in honor of democracy, openness and transparency. Moreover, such regulation shall consist in business performance, quality and efficiency while encouraging employees who possess aptitude and expertise, work productively and contributes greatly to the enterprise. Executive Committee of the enterprise's labor union and employees shall participate in the regulation of incentives.
3. The enterprise shall grant incentives to employees according to the incentive budget and incentive regulation(s).
Part 5. EXECUTIVE RESPONSIBILITY
Article 17. Responsibility of General Director (Director)
1. Review or formulate the productivity norm and labor plan, evaluate the deployment of workers; formulate and promulgate regulations on recruitment and worker deployment and organize recruitment activities as per regulations.
2. Determine the salary budget planned and the salary budget allotted in the immediately preceding year, aggregate data defined in Form No. 2 annexed to this Circular and report to the Members’ Council or Chairperson of the enterprise for approval by the first quarter of each year.
3. Formulate or review positions, titles, jobs, pay scale, payroll, allowances, title-based and job-based salary, title criteria, job criteria, corporate regulations on salary raise, salary payment and incentives.
4. Validate salary advances, make decisions on pay rate and salary provisions; process remunerations for employees according to the enterprise's regulations on salary payment and incentives.
5. Make periodic reports to the Members' Council or Chairperson of the enterprise about labor, salary and incentives; furnish adequate reports and data on labor, salary and incentives when requested by the Head of the Control Committee or Controllers.
Article 18. Responsibility of Members' Council or Chairperson of the enterprise
1. Consider and present business and production plans for approval by the first quarter of each year; verify the productivity norm, labor plan, salary budget planned and salary budget allotted in the immediately preceding year according to this Circular.
2. Report to the owner's representative entity and inform the Controllers of the productivity norm, labor plan, salary budget planned and salary budget allotted in the previous year via Form No. 2 annexed to this Circular in no later than 10 days after the approval of such data for examination and supervision.
State-owned conglomerates and corporations defined in Section 2, Article 5 of this Circular, when reporting to the owner’s representative entity, shall also send such report to the Ministry of Labor - Invalids and Social affair for general supervision.
3. Direct the General Director (Director) to improve the system and personnel in charge of labor and salary for administrating labor, salary and incentives as per the Government's regulations and this Circular.
4. Disclose the total quantity of workers, salary budget, incentive budget, employees’ salary and average income in previous years on the enterprise’s website as per the laws, and report to the owner’s representative entity about such information.
5. Provide documents and reports regarding the implementation of salary and incentive policies when requested by the Head of the Control Committee or Controllers; scrutinize information at the request of the Head of the Control Committee and Controllers (if any) then instruct the General Director (Director) to make amendments as per regulations.
Article 19. Responsibilities of the Head of the Control Committee and Controllers
1. Examine and supervise the management by the Members’ Council or Chairperson of the enterprise and the General Director or Director of workers, salary and incentives, and report thereof to the owner's representative entity as per the Government’s regulations and this Circular.
2. Request the Members' Council or Chairperson of the enterprise to direct amendments to noncompliant details uncovered during review and examination. The non-compliance of the Members’ Council or Chairperson of the enterprise shall be reported to the owner’s representative entity for timely solutions.
3. Assess the determination of the salary budget then report to the owner’s representative entity in 15 days upon receiving report(s) from the Members' Council or the Chairperson of the enterprise; assume liability for the accuracy and integrity of assessment reports.
Article 20. Responsibility of the entity representing the owner
1. Provide guidelines to enterprises designated to represent the owner with regard to the implementation of policies and regulations on labor, salary and incentives as per this Circular
2. Receive, supervise and examine reports from the Members’ Council or Chairperson of the enterprise and Controllers about productivity norm, labor plan, salary budget planned and salary budget allotted in the previous year; state views on objective factors that affect the productivity output and profit (if any).
3. Request the Members’ Council or Chairperson of the enterprise in writing, in 30 days upon the receipt of reports, to amend or rectify noncompliant details
4. Decide disciplinary actions against the Chairperson of the Members’ Council or the enterprise, such as suspension or deferment of pay raise, reduction of remunerations, lowering of pay grade, reprimanding, warning, removal from office, termination of employment.
5. Lead and cooperate with the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs in inspecting and supervising the salary regime of parent enterprises in state-owned conglomerates and corporations according to Section 2, Article 5 of this Circular.
6. Inspect and supervise the implementation of the labor and salary policies of the enterprise in which it acts as the representative of the owner, assume liabilities thereof to the Government and Prime Minister.
7. Aggregate information on labor, salary and incentives in the immediately preceding year and on the establishment of the planned salary budget in enterprises under its management and report to the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs via Form 3 annexed to this Circular by no later than the 5th of each year.
Article 21. Responsibility of Ministry of Labor - Invalids and Social affairs
1. Carry out missions in relation to the rights and obligations of the owner over wholly state-owned single-member limited liability enterprises as designated by the Government.
2. Cooperate with the owner’s representative entity in supervising the remunerations and incentives for employees of parent enterprises in state-owned conglomerates and corporations according to Section 2, Article 5 of this Circular.
3. Inspect the implementation of labor and remuneration policies of the enterprises; inform the owner's representative entity of incorrect details of the salary budget, if detected, to adjust or cancel out accounts as per regulations.
4. Aggregate information on the enterprises' remunerations and report to the Prime Minister on periodic basis.
1. This Circular takes effect from October 15, 2016. Policies defined in this Circular come into force as of January 01, 2016.
2. Circular No. 18/2013/TT-BLDTBXH dated September 09, 2013 by the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs on guidelines for the management of labor, salary and incentives for employees in state-owned single-member limited liability enterprises shall lose effect on the date that this Circular comes into force.
3. The enterprises having approved the 2016’s salary budget plan prior to the effect of this Circular shall scrutinize the planning of the 2016's salary budget as the basis of the determination of the salary budget allotted in 2016 according to this Circular.
4. The enterprises shall spend the maximum amount of VND 730,000 per person per month on employees’ mid-shift meals. The mid-shift meal regime shall be subject to the guidelines in the Circular No. 22/2008/TT-BLDTBXH dated October 15, 2008 by the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs on the provision of mid-shift meals in state-owned enterprises.
5. Parent enterprise - Vietnam Military Telecommunications Group shall continue its pilot management of employees' salary as per the Government's regulations.
1. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of government agencies, Chairpersons of provincial People's Committees shall be responsible for directing, expediting and inspecting enterprises under their management with regard to the abidance by this Circular.
2. Members’ Council or Chairperson of parent enterprises as stated in Article 1 of this Circular shall manage labor and remunerations for employees of enterprises in which such parent enterprises hold the entirety of the charter capital according to this Circular.
3. Political organizations and socio-political organizations shall consider and apply this Circular for employees of the enterprises in which such organizations hold the entirety of the charter capital.
Organizations and enterprises shall report difficulties and opinions that ensue during the implementation of this Circular to the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs for timely guidelines and amendments./.
|
p.p. MINISTER |
DETERMINATION OF AVERAGE QUANTITY OF WORKERS AND AVERAGE LABOR OUTPUT
(Enclosed to the Circular No. 26/2016/TT-BLDTBXH dated September 01, 2016 by the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs)
1. Determination of the average quantity of workers
The average number of workers employed and the quantity of workers planned shall be determined as follows:
a) The average quantity of workers working under a labor contract and receiving salary from the salary budget defined in this Circular. It does not include the managerial personnel and the specialized officials remunerated by unions and associations.
b) The following formula applies to the average quantity of workers in a month:
(11)
Where:
Li: The average quantity of workers in month i of the year.
Xj: The number of workers on day j of the month, including those at work and on paid leave for illness, maternal care of sick children, occupational accident, annual leave, education and personal matters as shown in the enterprise’s employee timesheet. The quantity of workers in a day-off shall be the actual number of workers at work in the immediately preceding day or, if such day is a day-off, the working day immediately preceding that day.
: The quantity of workers in each day of a month.
n: The number of calendar days in the month (whether the enterprise operates every day in the month);
c) The following formula applies to the average quantity of workers in a year:
(12)
Where:
Lbq: The average quantity of workers in the year.
li: The average quantity of workers in month i of the year.
i: A positive integer, from 1 to 12, which indicates the order of month i in the year.
: The average sum of workers in all months of the year.
t: The amount of months in the year. Newly operated enterprises shall input the actual number of months in operation in the year.
The average number of workers in a year, if decimal, shall be arithmetically rounded by 1 if the fractional part is higher than 0.5. The average number of workers in a month, if decimal, shall not be rounded and its fractional part shall retain two digits.
2. Determination of the average labor output
The average labor output shall be based on the total turnover minus the total salary-excluded expenses or on the gross product sold (including the converted data). It shall be determined on a yearly basis as follows:
a) The following formula applies to the planned average labor output:
Wkh |
= |
(STkh - SCkh) or Tspkh |
(13) |
Lbqkh |
Where:
Wkh: The average labor output planned.
STkh: Total turnover planned.
SCkh: Total salary-excluded expenses planned.
Tspkh: Planned gross product sold (including the converted data).
Lbqkh: The average quantity of workers planned, as calculated according to Section 1 of this Appendix.
b) The average labor output attained in the year (or in the immediately preceding year) shall be determined as follows:
Wth |
= |
(STth - SCth) or Tspth |
(14) |
Lbqth |
Where:
Wth: The average labor output attained in the year (or in the immediately preceding year).
STth: The total turnover attained in the year (or in the immediately preceding year).
SCth: The total salary-excluded expenses incurred in the year (or in the immediately preceding year).
Tspth: Gross product sold (included the converted data) in the year (or in the immediately preceding year).
Lbqth: The average quantity of workers employed in the year (or in the immediately preceding year), as calculated according to Section 1 of this Appendix.
The total turnover and total expenses shall be determined in accordance with the Government’s regulations on the investment of state capital in enterprises and financial governance of wholly state-owned enterprises, and with the Ministry of Finance’s guidelines. In regard to State Capital Investment Corporation, the total expenses as a constituent of the labor output that determines salary according to this Circular shall be based on the re-assessed value of capital acquired from the enterprises whose stakes are sold by the Corporation according to Article 8 of the Government’s Decree No. 151/2013/ND-CP dated October 01, 2013 when the total expenses is are still founded on the value of loan principal debt acquired from the enterprises whose stakes are sold by Corporation according to Article 31 of the Government's Decree No. 151/2013/ND-CP dated November 01, 2013 on the functions, missions and operational mechanism of State Capital Investment Corporation.
Name of the entity representing the owner ….
…. single-member limited liability enterprise
REPORT ON THE DEPLOYMENT OF WORKERS IN THE PREVIOUS YEAR AND WORKER DEPLOYMENT PLAN FOR THE YEAR OF .…
(Enclosed to the Circular No. 26/2016/TT-BLDTBXH dated September 01, 2016 by the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs)
Unit: person
No. |
Quantity of workers |
Deployment of workers in the previous year |
Worker deployment plan for the year of …. |
|||||||||
Number of workers planned |
Number of workers employed on December 31 |
Including |
Average number of workers employed |
Number of workers resigning, discharged and retired |
Number of workers planned |
Including |
Number of workers resigning, discharged and retired |
|||||
From the previous year |
Retrained in the year |
Recruited in the year |
From the previous year |
Newly recruited |
||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
1 |
Managerial personnel |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Specialized workers |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Workers directly engaged in production and trading |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Auxiliary workers |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……… [day] … [month] … [year] |
|
Name of the entity representing the owner …………………. |
REPORT ON THE EMPLOYEE SALARY BUDGET ALLOTTED IN THE PREVIOUS YEAR AND PLANNED FOR THE YEAR OF …. (Enclosed to the Circular No. 26/2016/TT-BLDTBXH dated September 01, 2016 by the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs)
No. |
Entry |
Unit |
Reported for the year of ... |
Planned for the year of … |
|
Planned |
Allotted |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
I |
PRODUCTION AND TRADING |
|
|
|
|
1 |
Gross product (including standardized data) |
|
|
|
|
2 |
Total turnover |
Million dongs |
|
|
|
3 |
Total expenses (salary excluded) |
Million dongs |
|
|
|
4 |
Profit |
Million dongs |
|
|
|
5 |
Payables to the state budget |
Million dongs |
|
|
|
II |
SALARY |
|
|
|
|
1 |
Number of workers planned |
person |
|
|
|
2 |
Average number of workers employed |
person |
|
|
|
3 |
Average salary as shown in labor contracts |
1,000 dongs/ month |
|
|
|
4 |
Planned average salary |
1,000 dongs/ month |
|
|
|
5 |
Average salary imposed |
1,000 dongs/ month |
|
|
|
6 |
Average labor output (1) planned. |
Million dongs/ year |
|
|
|
7 |
Average labor output attained |
Million dongs/ year |
|
|
|
8 |
Difference in the salary for officials specialized in unions and associations |
Million dongs |
|
|
|
9 |
Planned salary budget |
Million dongs |
|
|
|
10 |
Salary budget allotted |
Million dongs |
|
|
|
11 |
Incentive and welfare fund directly apportioned to employees |
Million dongs |
|
|
|
12 |
Average income (based on the average number of workers employed) |
1,000 dongs/ month |
|
|
|
Notes: (1) Indicate that the labor output is based on the total turnover minus total expenses (salary excluded) or based on the gross product sold.
|
……… [day] … [month] … [year] |
Name of the entity representing the owner ………………….
REPORT ON LABOR AND EMPLOYEES' REMUNERATIONS ACTUALIZED IN THE PREVIOUS YEAR AND PLANNED FOR THE YEAR OF ....
(Enclosed to the Circular No. 26/2016/TT-BLDTBXH dated September 01, 2016 by the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs)
No. |
Name of enterprises |
Production and trading |
Labor (person) |
Average salary as shown in labor contracts (million dongs/ month) |
Average salary as shown in labor contracts (million dongs/ month) |
Salary budget (million dongs) |
Incentive and welfare fund (million dongs) |
||||||||||||||||||
Total turnover (million dongs) |
Profit (million dongs) |
Total salary-excluded expenses (million dongs) |
|||||||||||||||||||||||
Planned last year |
Attained last year |
Planned for … |
Planned last year |
Attained last year |
Planned for … |
Planned last year |
Incurred last year |
Planned for … |
Planned last year |
Employed last year |
Planned for … |
Imposed last year |
Planned for … |
Imposed last year |
Planned for … |
Planned last year |
Allotted last year |
Planned for … |
Planned last year |
Allotted last year |
Planned for … |
||||
Planned |
Employed on average |
Based on planned number of workers |
Based on number of workers employed |
||||||||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
1 |
Enterprise A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Enterprise A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……… [day] … [month] … [year] |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực