Thông tư 24/2016/TT-BYT Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 24/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2016 |
Ngày công báo: | 03/09/2016 | Số công báo: | Từ số 903 đến số 904 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 30/06/2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư 24/2016/TT-BYT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24/2016/BYT về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2016/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016 |
QUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN - MỨC TIẾP XÚC CHO PHÉP TIẾNG ỒN TẠI NƠI LÀM VIỆC
Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
Điều 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
Ban hành kèm theo Thông tư này QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.
Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN - MỨC TIẾP XÚC CHO PHÉP TIẾNG ỒN TẠI NƠI LÀM VIỆC
National Technical Regulation on Noise - Permissible Exposure Levels of Noise in the Workplace
Lời nói đầu
QCVN 24:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động biên soạn, Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN - MỨC TIẾP XÚC CHO PHÉP TIẾNG ỒN TẠI NƠI LÀM VIỆC
National Technical Regulation on Noise - Permissible Exposure Levels of Noise in the Workplace
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn tại nơi làm việc.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có các hoạt động gây ra tiếng ồn tại nơi làm việc tác động đến thính lực người lao động.
Quy chuẩn này không áp dụng cho người làm việc sử dụng tai nghe.
1. Mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc không vượt quá các giá trị quy định tại bảng 1.
Bảng 1. Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc
Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn |
Giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) - dBA |
8 giờ |
85 |
4 giờ |
88 |
2 giờ |
91 |
1 giờ |
94 |
30 phút |
97 |
15 phút |
100 |
7 phút |
103 |
3 phút |
106 |
2 phút |
109 |
1 phút |
112 |
30 giây |
115 |
Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.
2. Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động quy định tại bảng 2.
Bảng 2. Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động ở các dải ốc ta
Vị trí lao động |
Mức áp suất âm chung hoặc tương đương không quá (dBA) |
Mức áp suất âm ở các dải ốc ta với tần số trung tâm (Hz) không vượt quá (dB) |
|||||||
63 |
125 |
250 |
500 |
1000 |
2000 |
4000 |
8000 |
||
1. Tại vị trí làm việc, lao động, sản xuất trực tiếp |
85 |
99 |
92 |
86 |
83 |
80 |
78 |
76 |
74 |
2. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa không có thông tin bằng điện thoại, các phòng thí nghiệm, thực nghiệm, các phòng thiết bị máy có nguồn ồn. |
80 |
94 |
87 |
82 |
78 |
75 |
73 |
71 |
70 |
3. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa có thông tin bằng điện thoại, phòng điều phối, phòng lắp máy chính xác, đánh máy chữ. |
70 |
87 |
79 |
72 |
68 |
65 |
63 |
61 |
59 |
4. Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế hoạch. |
65 |
83 |
74 |
68 |
63 |
60 |
57 |
55 |
54 |
5. Các phòng lao động trí óc, nghiên cứu thiết kế, thống kê, lập chương trình máy tính, phòng thí nghiệm lý thuyết và xử lý số liệu thực nghiệm. |
55 |
75 |
66 |
59 |
54 |
50 |
47 |
45 |
43 |
Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.
3. Trang bị bảo hộ cá nhân: Tại nơi làm việc, nếu chưa thực hiện được các giải pháp giảm mức áp suất âm xuống dưới 85 dBA thì phải thực hiện chế độ bảo vệ thính lực cho người lao động. Trang bị bảo vệ thính lực cho người lao động phải đạt yêu cầu ở bảng 3.
Bảng 3. Yêu cầu trang bị cá nhân bảo vệ thính lực
Mức áp âm (dBA) |
Hiệu suất giảm ồn của trang bị bảo vệ thính lực (dBA) |
<90 |
10-13 |
Từ 90 đến <95 |
14-17 |
Từ 95 đến <100 |
18-21 |
Từ 100 đến <105 |
22-25 |
Từ 105 đến <110 |
≥ 26 |
4. Trường hợp tiếp xúc với các mức áp suất âm khác nhau trong một ca làm việc: Tổng mức tiếp xúc với tiếng ồn không được vượt quá 1 và được tính theo công thức sau:
D = [C1/T1 + C2/T2 + ... + Cn/Tn] ≤ 1
Trong đó:
D là tổng mức tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày làm việc.
C1, C2 ,…. Cn là khoảng thời gian tiếp xúc thực tế thứ 1, 2,...n tương ứng với mức tiếng ồn thực tế đo được trong khoảng thời gian đó.
T1, T2 …. Tn là khoảng thời gian tiếp xúc cho phép tương ứng với mức tiếng ồn thực tế đo được trong khoảng thời gian C1, C2, ….Cn.
Đo tiếng ồn nơi làm việc theo các phương pháp sau:
1. TCVN 9799:2013 (ISO 9612:2009) Âm học - Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp - Phương pháp kỹ thuật.
2. Phương pháp 1910.95 App G (OSHA - Monitoring noise levels).
1. Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với tiếng ồn phải định kỳ tổ chức đo kiểm tra tiếng ồn nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc.
3. Nếu tiếng ồn nơi làm việc vượt mức giới hạn cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho tiêu chuẩn về tiếng ồn trong Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức việc thực hiện quy chuẩn này.
3. Căn cứ thực tiễn yêu cầu quản lý, Cục Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
4. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế về tiếng ồn được viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới.
THE MINISTRY OF HEALTH |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 24/2016/TT-BYT |
Hanoi, June 30, 2016 |
CIRCULAR
NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON NOISE - PERMISSIBLE EXPOSURE LEVELS OF NOISE IN THE WORKPLACE
Pursuant to the Law on Occupational Safety and Hygiene No. 84/2015/QH13 dated June 25, 2015;
Pursuant to the Law on Technical Regulations and Standards No. 68/2006/QH13 dated June 29, 2006;
Pursuant to the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 specifying the implementation of a number of articles of the Law on Technical Regulations and Standards;
Pursuant to the Government's Decree No.63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
Upon the request of the Director of the Health Environment Management Agency;
The Minister of Health hereby introduces the Circular on national technical regulation on noise - permissible exposure levels of noise in the workplace.
Article 1. National technical regulation on noise
QCVN 24/2016/BYT – the national technical regulation on noise - permissible exposure levels of noise in the workplace – shall be issued together with this Circular.
Article 2. Entry into force
This Circular shall enter into force from December 1, 2016.
Article 3. Implementation responsibility
The Director of Health Environment Management Agency, Director of Department/Agency/General Department of the Ministry of Health, Heads of bodies or entities directly affiliated to the Ministry, Directors of Health Departments of centrally-affiliated cities and provinces, Heads of Ministry-governed or sectoral health entities, shall be responsible for implementing this Circular./.
|
PP. THE MINISTER |
QCVN 24:2016/BYT
NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON NOISE - PERMISSIBLE EXPOSURE LEVELS OF NOISE IN THE WORKPLACE
Preface
QCVN 24:2016/BYT is introduced by the Board on drafting of national technical regulation on the occupational hygiene, submitted by the Health Environment Management Agency for the Ministry’s approval and issued together with the Ministry of Health’s Circular No. 24/2016/TT-BYT dated June 30, 2016.
NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON NOISE - PERMISSIBLE EXPOSURE LEVELS OF NOISE IN THE WORKPLACE
I. GENERAL PROVISIONS
1. Scope of application
This provides for permissible exposure levels of noise in the workplace.
2. Subjects of application
This regulation shall apply to environmental regulatory authorities; occupational environment monitoring individuals or organizations; individuals or organizations having noise-emitting activities in the workplace causing impacts on employee's audibility.
This regulation shall not apply to those employees allowed to wear headphones at work.
II. TECHNICAL PROVISIONS
1. The permitted levels of an employee’s exposure to noise in the workplace shall not exceed the limit values described in the Table 1.
Table 1. Permissible exposure time for sound pressure levels
Noise exposure time |
Equivalent permissible sound pressure levels (LAeq) - dBA |
8 hours |
85 |
4 hours |
88 |
2 hours |
91 |
1 hour |
94 |
30 minutes |
97 |
15 minutes |
100 |
7 minutes |
103 |
3 minutes |
106 |
2 minutes |
109 |
1 minute |
112 |
30 seconds |
115 |
In every point of time when employees are at work, the maximum sound pressure level does not exceed 115 dBA.
2. The permissible sound pressure limits at different work positions are regulated in the Table 2.
Table 2. Permissible octave band sound pressure levels at work positions
Work positions |
General or equivalent sound pressure levels, not exceeding (dBA) |
Sound pressure levels in octave bands with the centre frequencies thereof, not exceeding (dB) |
|||||||
63 |
125 |
250 |
500 |
1000 |
2000 |
4000 |
8000 |
||
1. Direct or on-site work or production positions |
85 |
99 |
92 |
86 |
83 |
80 |
78 |
76 |
74 |
2. Oversight and remote control booths not connected with communications telephones, laboratory or testing facilities, and engine or equipment rooms having noise sources |
80 |
94 |
87 |
82 |
78 |
75 |
73 |
71 |
70 |
3. Oversight and remote control chambers connected with communications telephones, coordination divisions, or rooms equipped with precise machinery systems or typewriters |
70 |
87 |
79 |
72 |
68 |
65 |
63 |
61 |
59 |
4. Functional, general administrative, accounting and planning departments |
65 |
83 |
74 |
68 |
63 |
60 |
57 |
55 |
54 |
5. Brainwork, research and design, statistics, computer programming, theory testing and data processing divisions. |
55 |
75 |
66 |
59 |
54 |
50 |
47 |
45 |
43 |
In every point of time when employees are at work, the maximum sound pressure level does not exceed 115 dBA.
3. Personal protective equipment: At work sites, unless there are solutions to reducing the sound pressure level by less than 85 dBA, measures to protect employee's hearing should be applied. Equipping employees at work with hearing protections must conform to requirements set out in the Table 3.
Table 3. Requirements for personal hearing protection
Sound pressure level (dBA) |
Noise reduction efficiency of hearing protection (dBA) |
<90 |
10-13 |
From 90 to <95 |
14-17 |
From 95 to <100 |
18-21 |
From 100 to <105 |
22-25 |
From 105 to <110 |
≥ 26 |
4. If employees expose to different sound pressure levels in a work shift, the overall noise exposure level does not exceed 1 and is calculated according to the following formula:
D = [C1/T1 + C2/T2 + ... + Cn/Tn] ≤ 1
Where
D refers to the level of exposure to noise within a working day.
C1, C2 ,…. Cn refers to the 1st, 2nd,... nth actual exposure time equivalent to the actual noise level measured within that time.
T1, T2 …. Tn refers to the period of time during which exposure to noise is permitted, equivalent to the actual noise level measured within C1, C2, ….Cn.
III. IDENTIFICATION METHODS
Methods for measurement of noise emitted at work shall include:
1. TCVN 9799:2013 (ISO 9612:2009) Acoustics – Determination of occupational noise exposure level – Technical method.
2. 1910.95 App G (OSHA - Monitoring noise levels) method.
IV. REGULATORY PROVISIONS
1. Facilities having their employees exposing to noise must regularly carry out work noise measurements at least once a year and in compliance with regulations laid down in the Labor Code, and the Law on Occupational Safety and Hygiene.
2. Employers must provide all personal protective equipment necessary for employees that ensure conformity with work environment requirements.
3. If noise emitted in the workplace exceeds the permitted limit, employers must promptly take actions to improve work conditions and protect employee's health.
V. IMPLEMENTATION
1. This regulation shall replace the standards for noise set out in the occupational hygiene standards issued together with the Decision No. 3733/2002/QD-BYT dated 10/10/2002 of the Minister of Health.
2. The Health Environment Management Agency, affiliated to the Ministry of Health, shall cooperate with relevant competent authorities on provision of guidance on, arrangement for and conduct of implementation of this regulation.
3. Based on practical regulatory requirements, the Health Environment Management Agency shall be responsible for submitting any request for the Ministry of Health’s amendment or supplementation where appropriate.
4. In cases where national or international standards on noise referred to in this regulation have been subject to amendment, supplementation or replacement, new ones shall be applied.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực