Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT về 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 3733/2002/QĐ-BYT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Văn Thưởng |
Ngày ban hành: | 10/10/2002 | Ngày hiệu lực: | 25/10/2002 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ Y TẾ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3733/2002/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2002 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH 21 TIÊU CHUẨN VỆ SINH LAO ĐỘNG, 05 NGUYÊN TẮC VÀ 07 THÔNG SỐ VỆ SINH LAO ĐỘNG
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Sau khi có sự nhất trí của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại công văn số 941/LĐTBXH-BHLĐ ngày 2/4/2002; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại công văn số 0850/PTM-VPGC ngày 17/4/2002.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng - Bộ Y tế
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:
1. Hai mươi mốt (21) tiêu chuẩn Vệ sinh lao động để áp dụng cho các cơ sở có sử dụng lao động.
2. Năm (05) nguyên tắc và bảy (07) thông số vệ sinh lao động là những hướng dẫn cơ bản cho việc thiết kế hệ thống, vị trí lao động, máy móc, công cụ lao động và phân loại lao động.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. Bãi bỏ những quy định vệ sinh lao động từ mục 1 đến mục 8 trong phần thứ tư “Những quy định vệ sinh lao động” tại Quyết định số 505-BYT/QĐ ngày 13 tháng 4 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Một số tiêu chuẩn tạm thời về vệ sinh.
Điều 3. Ông Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc triển khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng - Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
HAI MƯƠI MỐT (21) TIÊU CHUẨN, NĂM (05) NGUYÊN TẮC
VÀ BẢY (07) THÔNG SỐ VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 10 tháng 10 năm 2002)
Phần thứ nhất: Hai mươi mốt (21) tiêu chuẩn vệ sinh lao động
1. Tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh - phúc lợi
2. Tiêu chuẩn khoảng cách bảo vệ vệ sinh
3. Lao động thể lực - Tiêu chuẩn phân loại thao tác theo tiêu hao năng lượng
4. Lao động thể lực - Tiêu chuẩn phân loại thao tác theo tần số nhịp tim
5. Tiêu chuẩn mang vác - Giới hạn trọng lượng cho phép
9. Tiêu chuẩn bụi không chứa silic
14. Tiêu chuẩn từ trường tĩnh - Mật độ từ thông
15. Tiêu chuẩn từ trường tần số thấp - Mật độ từ thông
16. Tiêu chuẩn cường độ điện từ trường tần số thấp và điện trường tĩnh
17. Tiêu chuẩn cường độ điện từ trường dải tần số 30kHz - 300GHz
18. Bức xạ tử ngoại - Giới hạn cho phép
20. Bức xạ tia X - Giới hạn cho phép
21. Hoá chất - Giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc
Phần thứ hai: Năm (05) nguyên tắc và bảy (07) thông số vệ sinh lao động
1. Nguyên tắc 1 - Ecgônômi thiết kế các hệ thống lao động
2. Nguyên tắc 2 - Ecgônômi thiết kế vị trí lao động
3. Nguyên tắc 3 - Ecgônômi thiết kế máy móc công cụ
4. Nguyên tắc 4 - Bố trí vùng làm việc
5. Nguyên tắc 5 - Vị trí lao động với máy vi tính
6. Thông số 1 - Vị trí lao động với máy vi tính
7. Thông số 2 - Chiều cao bề mặt làm việc
8. Thông số 3 - Khoảng cách nhìn từ mắt tới vật
9. Thông số 4 - Góc nhìn
10. Thông số 5 - Không gian để chân
11. Thông số 6 - Chiều cao nâng nhấc vật
12. Thông số 7 - Thông số sinh lý về căng thẳng nhiệt - Trị số giới hạn
HAI MƯƠI MỐT (21) TIÊU CHUẨN VỆ SINH LAO ĐỘNG
I. TIÊU CHUẨN CƠ SỞ VỆ SINH - PHÚC LỢI
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định số cơ sở vệ sinh phúc lợi cho người lao động.
2. Đối tượng áp dụng: Các cơ sở có sử dụng lao động (cơ sở sản xuất, kinh doanh, văn phòng...).
3. Khái niệm
Khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:
- Cơ sở vệ sinh - phúc lợi là: Các công trình vệ sinh và các cơ sở dịch vụ chung phục vụ người lao động tại các cơ sở có sử dụng lao động.
4. Tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh - phúc lợi
Cơ sở vệ sinh phúc lợi |
Tiêu chuẩn |
Phạm vi áp dụng |
Hố tiêu |
Theo ca sản xuất: 1- 10 người/hố 11- 20 người/hố 21 - 30 người/hố |
Cơ sở có sử dụng lao động từ: 1- 100 người 101 - 500 người Trên 500 người |
Hố tiểu |
Theo ca sản xuất 1- 10 người/hố 11- 20 người/hố 21 - 30 người/hố |
Cơ sở có sử dụng lao động từ: 1- 100 người 101 - 500 người Trên 500 người |
Buồng tắm |
Theo ca sản xuất: 1- 20 người/buồng 21- 30 người/buồng Trên 30 người/buồng |
Cơ sở có sử dụng lao động từ: 1- 300 người 301 - 600 người Trên 600 người |
Buồng vệ sinh kinh nguyệt |
Theo ca sản xuất: 1- 30 nữ/buồng Trên 30 nữ/buồng |
Cơ sở có sử dụng lao động từ: 1 - 300 người Trên 300 người |
Vòi nước rửa tay |
Theo ca sản xuất: 1 - 20 người/vòi 21 - 30 người/vòi Trên 30 người/vòi |
Cơ sở có sử dụng lao động từ: 1 - 100 người 101 - 500 người Trên 500 người |
Vòi nước sạch cấp cứu |
1 - 200 người/vòi Trên 200 người/vòi |
Cơ sở có sử dụng lao động từ: 1 - 1000 người Trên 1.000 người |
Nơi để quần áo |
1 người/ô kéo, hoặc móc treo, hoặc tủ nhỏ. |
Các loại cơ sở có sử dụng lao động (cơ sở, sản xuất, kinh doanh, văn phòng...). |
Nước uống |
1,5 lít/người/ca sản xuất |
Các loại cơ sở có thuê lao động (cơ sở sản xuất, kinh doanh, văn phòng...). |
II. TIÊU CHUẨN KHOẢNG CÁCH BẢO VỆ VỆ SINH
1. Phạm vi điều chỉnh: Khoảng cách tối thiểu từ cơ sở sản xuất đến khu dân cư.
2. Đối tượng áp dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất nằm đơn lẻ ngoài khu chế xuất hoặc khu công nghiệp, có phát thải các yếu tố độc hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.
3. Khái niệm
Khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:
- Khoảng cách bảo vệ vệ sinh: là khoảng cách tối thiểu được tính mốc từ nguồn phát thải trong nhà, xưởng sản xuất hoặc dây chuyền công nghệ tới khu dân cư.
4. Tiêu chuẩn khoảng cách bảo vệ vệ sinh:
4.1. Nhiên liệu
4.1.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất các khí ga, khí thắp sáng, khí hơi nước với công suất trên 50.000 m3/giờ.
b. Sản xuất khí đốt với số lượng trên 5000 tấn/năm.
c. Công nghiệp lọc, hoá dầu có thành phần lưu huỳnh trên 0,5%.
d. Sàng tuyển và chế biến than.
e. Gia công phiến chất đốt.
f. Sản xuất bán thành phẩm thuộc hệ naptalen sản lượng trên 2000 tấn/năm.
g. Sản xuất hydrocacbon bằng Clo hoá và hydroclo hoá.
4.1.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất khí lò ga bằng than đá hoặc than bùn với công suất 5000 - 50.000 m3/giờ.
b. Gia công bột than đá.
c. Công nghiệp lọc, hoá dầu có thành phần lưu huỳnh dưới 0,5%.
d. Sản xuất axetylen bằng khí thiên nhiên.
e. Sản xuất khí đốt với công suất từ 1000 đến 5000 m3/giờ.
f. Gia công khí florua.
g. Sản xuất axetylen bằng khí hydrocacbua.
4.1.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất khí lò ga bằng than và than bùn với số lượng dưới 5000m3/giờ.
b. Sản xuất khí đốt với sản lượng dưới 1000m3/giờ.
c. Sản xuất diêm.
d. Sản xuất oxy nén và hydro nén.
e. Kho xăng dầu.
g. Trạm bán xăng.
h. Cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguyên liệu dễ gây cháy, nổ.
4.2. Hoá chất, phân bón và cao su
4.2.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất nitơ và phân đạm.
b. Sản xuất các thành phẩm công nghiệp chất nhuộm thuộc hệ benzen và ete công suất trên 1000 tấn/năm.
c. Sản xuất NaOH bằng phương pháp điện giải.
d. Sản xuất dầu (benzol, toluen, xilol naphtol, fenol crenol, antraxen, fenatron, acridin, cacbozol).
e. Sản xuất cao su Clo “nairit” ở xí nghiệp có sản xuất Clo.
f. Sản xuất ete etylic tổng hợp.
g. Sản xuất ete metil và dung dịch etil.
h. Sản xuất các loại hoá chất tổng hợp.
i. Sản xuất các axit vô cơ và hữu cơ
- Sunfuric.
- Clohydric.
- Nitric.
- Picric.
- Flavic, criolit và muối flo.
- Aminolenan.
- Xinhin.
j. Sản xuất
- Thuỷ ngân.
- Asen và hợp chất vô cơ với asen.
- Clo.
- Phospho.
- Corundum.
- Beri
4.2.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất amoniac
b. Sản xuất
- Niobi.
- Tantali.
- Kim loại hiếm bằng phương pháp Clo hoá.
- Bariclorua có dùng đến hydro lưu huỳnh.
- Mỡ đặc dùng trong công nghiệp (hydro hoá bằng phương pháp không dùng điện phân).
c. Sản xuất các sản phẩm amiăng.
d. Sản xuất các bán thành phẩm của công nghiệp sơn anilin hệ benzol và ete với sản lượng trên 1000 tấn/năm.
e. Sản xuất polyetylen và polypropilen trên cơ sở khí dầu mỏ.
f. Sản xuất axit béo tổng hợp.
g. Sản xuất các loại cao su tổng hợp.
h. Xí nghiệp tái sinh cao su.
i. Sản xuất cao su, êbonit và giấy cao su.
j. Xí nghiệp lưu hoá cao su có dùng hydrosunfua.
k. Sản xuất nicotin.
l. Sản xuất fenolaldehyt và các bột nhân tạo khác với sản lượng trên 300 tấn/năm.
m. Sản xuất sơn khoáng nhân tạo.
n. Lưu hoá cao su có dùng hydrosunfua.
o. Tái sinh cao su.
p. Sản xuất sơn lắc.
q. Sản xuất, pha chế, đóng gói, bảo quản các loại hoá chất bảo vệ thực vật.
r. Sản xuất phân lân và supephotphat.
s. Sản xuất xà phòng trên 2000 tấn/năm.
4.2.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất glyxerin.
b. Sản xuất cao su thiên nhiên.
c. Sản xuất cao su giầy không dùng chất hoà tan hữu cơ bay bụi.
d. Sản xuất hoá chất dẻo polyclovinyl, viniplast, polyuretan bọt, chất dẻo xốp, kính chất dẻo, spyropo.
e. Sản xuất nước hoa.
f. Lưu hoá cao su khi không sử dụng sunfuacacbon.
g. Sản xuất ngọc nhân tạo.
h. Sản xuất sản phẩm chất dẻo hoặc gia công từ nguyên liệu chất dẻo bán thành phẩm.
i. Sản xuất xà phòng dưới phòng 2000 tấn/năm.
j. Sản xuất các sản phẩm bằng bột tổng hợp, vật liệu polyme và chất dẻo bằng phương pháp khác nhau.
4.3. Luyện kim đen
4.3.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất magie (phương pháp Clo).
b. Luyện gang với tổng khối của các lò cao trên 1500m3.
c. Sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân.
d. Luyện thép bằng phương pháp lò mactanh và lò chuyển với sản lượng trên 1000.000 tấn/năm.
e. Sản xuất hợp kim fero.
4.3.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất magie bằng các phương pháp trừ phương pháp Clo.
b. Luyện gang với tổng khối của các lò cao từ 500 đến 1500 m3.
c. Sản xuất ống đúc gang với sản lượng trên 10.000 tấn/năm.
d. Luyện gang bằng phương pháp lò Mactanh, phương pháp lò điện và phương pháp lò chuyển với sản lượng dưới 1000.000 tấn/năm.
e. Sản xuất cáp bọc chì hoặc bọc cao su cách điện.
4.3.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất cáp để trần.
b. Gia công gang, thép với sản lượng dưới 10.000 tấn/năm.
c. Sản xuất điện cực kim loại.
4.4. Luyện kim màu
4.4.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:
a. Gia công lại lần hai kim loại màu với sản lượng trên 3000 tấn/năm.
b. Luyện kim loại màu trực tiếp từ quặng và quặng tinh.
c. Thiêu quặng kim loại màu và các thiêu phẩm pirit.
4.4.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất kim loại màu với sản lượng trên 2000 tấn/năm.
b. Gia công lại lần hai kim loại màu với sản lượng từ 1000 đến 3000 tấn/năm.
c. Sản xuất kẽm, đồng, niken, coban bằng phương pháp điện phân dung dịch có nước.
4.4.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất antimon bằng phương pháp điện phân.
b. Mạ kẽm, crom, niken.
4.5. Vật liệu xây dựng
4.5.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất xi măng porland, xi măng xỉ porland, xi măng puzoland với sản lượng trên 150.000 tấn/năm.
b. Sản xuất vôi manhêzit, dolomit và samot có dùng lò quay hoặc các kiểu lò khác trừ lò thủ công.
4.5.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất xi măng porland, xi măng xỉ porland, xi măng puzoland với sản lượng dưới 150.000 tấn/năm.
b. Sản xuất thạch cao.
c. Sản xuất vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi).
d. Sản xuất xi măng địa phương sản lượng dưới 5000 tấn/năm.
e. Sản xuất vôi, manhêzit, dolomit dùng các lò thủ công.
f. Sản xuất bê tông, atfan.
g. Sản xuất bông kính và bông xỉ.
h. Sản xuất giấy dầu.
4.5.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất fibroximăng và tấm đá lợp.
b. Sản xuất đá nhân tạo và các sản phẩm bê tông.
c. Đúc đá.
d. Sản xuất các sản phẩm keramic và các sản phẩm chịu lửa.
e. Sản xuất kính.
f. Sản xuất vật liệu xây dựng bằng các phế liệu của nhà máy nhiệt điện.
g. Sản xuất các sản phẩm sành sứ.
h. Sản xuất các sản phẩm thạch cao.
i. Sản xuất cả sản phẩm bằng đất sét
j. Sản xuất đá không dùng phương pháp nổ và gia công đá thiên nhiên.
4.6. Chế biến gỗ và lâm sản
4.6.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:
- Sản xuất than gỗ trừ phương pháp lò chưng.
4.6.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
a. Ngâm tẩm gỗ.
b. Sản xuất than gỗ bằng phương pháp lò chưng.
4.6.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất sợi gỗ dệt.
b. Nhà máy cưa, gỗ dán và đồ gỗ.
c. Xí nghiệp đóng tàu, thuyền bằng gỗ.
d. Sản xuất các vật liệu bằng cói, cỏ, rơm, tấm ép.
e. Sản xuất sản phẩm từ sợi gỗ (tấm ép vỏ bào, tấm sợi gỗ, tấm ép xi măng sợi gỗ).
f. Sản xuất vải chiếu gai.
g. Sản xuất đồ gỗ, đóng hòm, gỗ lát sàn.
h. Xưởng đóng xuồng và thuyền gỗ.
4.7. Dệt, may
4.7.1. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
Ngành dệt, sợi có xử lý, tẩy, nhuộm tẩm bằng hoá chất.
4.7.2. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
- Ngành dệt, sợi không nhuộm và ngành may.
4.8. Xenlulô và giấy
4.8.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:
- Sản xuất giấy xenlulô bằng phương pháp axit sunfit, bisunfit và monosunfit trong gia công nấu dung dịch có dùng phương pháp đốt lưu huỳnh.
4.8.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
- Sản xuất các sản phẩm ép và sản phẩm cuộn từ giấy và vải có tẩm bột fenilaldehyt với sản lượng trên 100 tấn/năm.
4.8.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất các sản phẩm ép và sản phẩm cuộn từ giấy và vải có tẩm bọt fenilaldehyt với sản lượng dưới 100 tấn/năm.
b. Sản xuất các loại giấy và cac-tông khác nhau, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, nứa, xenlulô không dùng khí sunfua lỏng.
4.9. Thuộc da và các sản phẩm từ da, giả da
4.9.1. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
- Sản xuất da nhân tạo có dùng các chất hữu cơ hoà tan dễ bay bụi.
4.9.2. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất da nhân tạo trên cơ sở polyvinylclorit và các bột khác không dùng các hoá chất hoà tan hữu cơ bay bụi.
b. Thuộc da gia súc.
4.10. Lương thực và thực phẩm
4.10.1. Khoảng cách 500m đối với các:
a. Trại gia súc trên 1000 con.
b. Lò mổ, nơi chế biến cá (mỡ, dầu, vây cá).
c. Xí nghiệp lấy mỡ từ các động vật ở biển.
d. Xí nghiệp nấu và rửa thực phẩm.
e. Ga, trạm rửa và làm sạch các toa xe sau khi chở súc vật.
f. Nhà máy đường.
g. Xí nghiệp đánh cá.
4.10.2. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất albumin.
b. Nhà máy rượu.
c. Nhà máy xay, xí nghiệp thức ăn gia súc.
d. Nhà máy thịt và nhà máy ướp lạnh thịt.
e. Xí nghiệp gia công cà phê.
f. Xí nghiệp ép dầu thực vật.
g. Sản xuất bơ thực vật.
h. Nhà máy hoa quả.
i. Sản xuất dextrin, đường, mật.
j. Xí nghiệp nấu phomát.
k. Xí nghiệp đóng hộp cá và xí nghiệp cá miếng có phân xưởng tận dụng phế liệu thừa, nhà máy cá liên hiệp.
l. Sản xuất bột, cồn, các loại bột gia vị.
m. Nhà máy thuốc lá có ủ men.
n. Nhà máy axeton butyl.
o. Nhà máy bia (có nấu mạch nha và làm men).
p. Nhà máy đồ hộp.
q. Kho hoa quả.
r. Nhà máy đường viên.
s. Sản xuất mì ống.
t. Nhà máy cá hun khói.
u. Nhà máy sữa và bơ (động vật).
v. Sản xuất thịt xúc xích sản lượng trên 3 tấn/1 ca.
w. Sản xuất bánh kẹo từ 20.000 tấn/năm trở lên.
x. Nhà máy bánh mỳ.
y. Nhà máy gia công thức ăn.
z. Sản xuất dấm ăn.
aa. Nhà máy ướp lạnh thực phẩm dung tích trên 600 tấn.
bb. Nhà máy rượu trái cây.
cc. Nhà máy ép nước trái cây.
dd. Nhà máy rượu cô nhắc.
ee. Nhà máy cuốn thuốc lá, lá thuốc đã gia công ủ sấy.
4.11. Công trình kỹ thuật vệ sinh và các bộ phận thiết bị công cộng
4.11.1. Khoảng cách 1000m đối với các:
a. Bãi chứa và kiểm loại rác (chất rắn và chất lỏng) các phế liệu thối hỏng.
b. Đống tro bay mùi các chất thối và đống phân huỷ các chất bẩn.
4.11.2. Khoảng cách 500m đối với các:
a. Nhà máy trung tâm tận dụng lại rác và đốt rác.
b. Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.
c. Đống và bãi phân rác.
d. Bãi chôn lấp chất thải công nghiệp.
e. Bãi để các phương tiện chuyên chở rác và chất bẩn.
f. Bể thu các loại nước thải, nước cống thành phố, thị trấn, khu xử lý nước thải.
g. Nghĩa địa.
h. Kho chứa các nguyên liệu hỏng và đưa vào tận dụng.
4.11.3. Khoảng cách 100m đối với các:
- Kho chứa tạm các nguyên liệu rác không có xử lý.
III. LAO ĐỘNG THỂ LỰC - TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THAO TÁC THEO TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG
1. Phạm vi điều chỉnh: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thao tác lao động động (có sinh công biểu kiến). Các thao tác lao động tĩnh (không sinh công biểu kiến) không áp dụng tiêu chuẩn này.
2. Đối tượng áp dụng: Người lao động ở tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.
3. Khái niệm
Các khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:
- Tiêu hao năng lượng: Năng lượng được sử dụng trong quá trình hoạt động hay nghỉ. Thường được biểu thị bằng oát (W), kilocalo trong một phút hay trong một giờ (Kcal/phút hay Kcal/giờ) hoặc Kcal/kg thể trọng/phút, hoặc Kcal/phút/m2 diện tích cơ thể.
- Tiêu hao năng lượng theo netto: Tiêu hao năng lượng chỉ do quá trình lao động hay nghỉ ngơi, không bao gồm chuyển hoá cơ bản.
- Tiêu hao năng lượng brutto: Tiêu hao năng lượng do quá trình lao động hay nghỉ ngơi cộng với chuyển hoá cơ bản.
4. Tiêu chuẩn phân loại
Bảng 1. Phân loại thao tác lao động theo tiêu hao năng lượng
Phân loại |
Tiêu hao năng lượng brutto (Kcal/Kg/phút) |
|
Nam |
Nữ |
|
Nhẹ Vừa Nặng Rất nặng Cực nặng Tối đa |
< 0,062 0,062 - 0,080 0,080 - 0,127 0,127 - 0,160 0,160 - 0,200 > 0,20 |
< 0,050 0,050 - 0,065 0,065 - 0,095 0,095 - 0,125 0,125 - 0,155 > 0,155 |
IV. LAO ĐỘNG THỂ LỰC - TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THAO TÁC THEO TẦN SỐ NHỊP TIM
1. Phạm vi điều chỉnh: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thao tác lao động (có sinh công biểu kiến) trong điều kiện nhiệt độ môi trường lao động không quá 320C. Các thao tác lao động tĩnh (không sinh công biểu kiến) không áp dụng tiêu chuẩn này.
2. Đối tượng áp dụng: Người lao động ở tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.
3. Khái niệm
Khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:
- Nhịp tim trong lao động là nhịp tim theo dõi được trong thời gian đối tượng đang thao tác và đã làm việc được ít nhất là 3 phút.
4. Tiêu chuẩn phân loại
Loại |
Tần số nhịp tim (nhịp/phút) |
Nhẹ Vừa Nặng Rất nặng Cực nặng Tối đa |
< 90 90 - 100 100 - 120 120 - 140 140 - 160 >160 |
Ghi chú: Có thể ngoại suy tần số nhịp tim trong lao động bằng cách lấy nhịp tim của phút hồi phục thứ nhất nhân với 1,14.
V. TIÊU CHUẨN MANG VÁC - GIỚI HẠN TRỌNG LƯỢNG CHO PHÉP
1. Phạm vi điều chỉnh: Tiêu chuẩn này quy định trọng lượng mang vác tối đa cho mỗi lần mang vác của một người đã thích nghi với lao động thể lực nặng khi lao động với công việc mang vác thường xuyên và không thường xuyên.
2. Đối tượng áp dụng: Người lao động ở tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.
3. Trị số giới hạn:
Loại chỉ tiêu |
Giới hạn (kg) |
|
Nam |
Nữ |
|
Công việc mang vác thường xuyên Công việc mang vác không thường xuyên |
40 20 |
30 15 |
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định yêu cầu vệ sinh chiếu sáng tại các nơi làm việc trong phòng, trong nhà xưởng.
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động. Không áp dụng cho những nơi làm việc ngoài trời.
3. Tiêu chuẩn trích dẫn
Các mức quy định trong tiêu chuẩn này theo khuyến dụ của ISO 8995-1998 và tương đương với TCVN 3743 - 83.
4. Mức cho phép
Cường độ chiếu sáng tối thiểu đối với các loại hình công việc được quy định ở bảng 1. Mức cực đại không quá 5.000 lux khi dùng đèn dây tóc và 10.000 lux khi dùng đèn huỳnh quang.
Bảng 1: Cường độ chiếu sáng
Kiểu nội thất, công việc |
Loại công việc |
Cường độ chiếu sáng (lux) |
|
Đèn huỳnh quang |
Đèn nung sáng* |
||
Các vùng chung trong nhà |
|||
Vùng thông gió, hành lang |
D - E |
50 |
30 |
Cầu thang, thang máy |
C - D |
100 |
50 |
Nơi gửi áo khoác ngoài, nhà vệ sinh |
C - D |
100 |
50 |
Nhà kho |
D - E |
100 |
50 |
Nhà xưởng lắp ráp |
|||
Công việc thô, lắp máy to nặng |
C - D |
200 |
100 |
Công việc nặng vừa, lắp ráp ô tô |
B - C |
300 |
150 |
Công việc chính xác, lắp ráp điện tử |
A - B |
500 |
250 |
Công việc chính xác, lắp ráp dụng cụ |
A - B |
1000 |
500 |
Hoá chất |
|||
Các quá trình tự động |
D - E |
50 |
30 |
Nơi sản xuất ít có người ra vào |
C - D |
100 |
50 |
Vùng nội thất chung |
C - D |
200 |
100 |
Phòng kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm |
C - D |
300 |
200 |
Bào chế dược phẩm |
C - D |
300 |
200 |
OTK |
A - B |
500 |
250 |
So màu |
A - B |
750 |
400 |
Chế tạo phần đệm bằng cao su |
A - B |
300 |
150 |
Công nghiệp may mặc |
|||
May |
A - B |
500 |
250 |
OTK |
A - B |
750 |
375 |
Là |
A - B |
300 |
150 |
Công nghiệp điện |
|||
Chế tạo cáp |
B - C |
200 |
100 |
Lắp ráp mạng điện thoại |
A - B |
300 |
200 |
Lắp đường dây |
A - B |
500 |
250 |
Lắp ráp radio, vô tuyến |
A - B |
750 |
400 |
Lắp ráp các bộ phận cực kỳ chính xác, điện tử |
A - B |
1000 |
500 |
Công nghiệp thực phẩm |
|||
Vùng làm việc chung |
C - D |
200 |
100 |
Các quá trình tự động |
D - E |
150 |
75 |
Trang điểm bằng tay, OTK |
A - B |
300 |
200 |
Công nghiệp đúc |
|||
Nhà xưởng đúc |
D - E |
150 |
75 |
Đúc thô, đúc phần lõi |
C - D |
200 |
100 |
Đúc chính xác, làm lõi, OTK |
A - B |
300 |
200 |
Công nghiệp kính và gốm sứ |
|||
Xưởng lò |
D - E |
100 |
50 |
Phòng trộn, khuôn, đúc |
C - D |
200 |
100 |
Hoàn thiện, tráng men, đánh bóng |
B - C |
300 |
150 |
Vẽ màu, trang trí |
A - B |
500 |
250 |
Mài kính, công việc chính xác |
A - B |
750 |
400 |
Công nghiệp sắt thép |
|||
Nơi sản xuất không đòi hỏi thao tác bằng tay |
D - E |
50 |
30 |
Nơi sản xuất thỉnh thoảng phải làm bằng tay |
D - E |
100 |
50 |
Nơi làm cố định trong nhà sản xuất |
D - E |
300 |
150 |
Nơi giám sát và OTK |
A - B |
300 |
200 |
Công nghiệp da |
|||
Vùng làm việc chung |
B - C |
200 |
100 |
Dập, cắt may, sản xuất giầy |
A - B |
500 |
250 |
Phân loại, so sánh, kiểm tra chất lượng |
A - B |
750 |
400 |
Máy và thử máy |
|||
Công việc không cố định |
D - E |
150 |
75 |
Làm việc thô, bằng máy, hàn |
C - D |
200 |
100 |
Làm bằng máy, có máy tự động |
B - C |
300 |
150 |
Công việc chính xác, bằng máy, máy chính xác, thử nghiệm máy |
A - B |
500 |
250 |
Công việc rất chính xác, đo kích cỡ, OTK, các chi tiết phức tạp |
A - B |
1000 |
500 |
Sơn và phun màu |
|||
Nhúng và phun sơn thô |
D - E |
200 |
100 |
Sơn thông thường, phun và hoàn thiện |
A - B |
500 |
250 |
Sửa và so màu |
A - B |
750 |
400 |
Công nghiệp giấy |
|||
Làm giấy và bìa |
C - D |
200 |
100 |
Làm tự động |
D - E |
150 |
75 |
OTK, phân loại |
A - B |
300 |
150 |
In ấn và đóng sách |
|||
Phòng máy in |
C - D |
300 |
150 |
Phòng biên soạn, đọc thử |
A - B |
500 |
250 |
Thử chính xác, sửa lại, khắc axit |
A - B |
750 |
375 |
Chế bản màu và in |
A - B |
1000 |
500 |
Khắc thép và đồng |
A - B |
1500 |
750 |
Đóng sách |
A - B |
300 |
150 |
Sắp xếp, in nổi |
A - B |
500 |
250 |
Công nghiệp dệt |
|||
Vẽ hoa |
D - E |
200 |
100 |
Xe sợi, cuộn, đánh ống, nhuộm |
C - D |
300 |
150 |
Xe sợi nhỏ, dệt |
A - B |
500 |
250 |
May, OTK |
A - B |
750 |
375 |
Phân xưởng mộc và đồ gỗ |
|||
Bộ phận cưa |
D - E |
150 |
75 |
Công việc ngồi, lắp ráp |
C - D |
200 |
100 |
So chọn gỗ |
B - C |
300 |
150 |
Hoàn thiện, OTK |
A -B |
500 |
250 |
Văn phòng |
|||
Các phòng chung |
A - B |
300 |
150 |
Phòng kế hoạch chuyên sâu |
A - B |
500 |
250 |
Phòng đồ hoạ |
A - B |
500 |
250 |
Phòng họp |
A - B |
300 |
150 |
Các cửa hàng |
|||
Chiếu sáng chung ở các cửa hàng |
|
|
|
ở các trung tâm buôn bán lớn |
B - C |
500 |
250 |
ở các cửa hàng nhỏ |
B - C |
300 |
150 |
Siêu thị |
B - C |
500 |
250 |
Trường học |
|||
Chiếu sáng chung |
A - B |
300 |
150 |
Văn phòng |
A - B |
300 |
150 |
Phòng phác thảo |
A - B |
300 |
150 |
Phòng trưng bày |
A - B |
500 |
250 |
Phòng thí nghiệm |
A - B |
300 |
150 |
Phòng trưng bày nghệ thuật |
A - B |
300 |
150 |
Đại sảnh |
C - D |
150 |
75 |
Bệnh viện |
|||
Các khu vực |
|
|
|
Chiếu sáng chung |
A - B |
50 |
30 |
Phòng khám |
A - B |
200 |
100 |
Phòng đọc |
A - B |
150 |
100 |
Trực đêm |
A - B |
3 |
|
Các phòng khám: |
|
|
|
Chiếu sáng chung |
A - B |
300 |
150 |
Khám khu trú |
A - B |
750 |
375 |
Điều trị tăng cường: |
|
|
|
Đầu giường |
A - B |
30 |
20 |
Nơi quan sát |
A - B |
200 |
100 |
Nơi làm, trực của y tá |
A - B |
200 |
100 |
Phòng phẫu thuật |
|
|
|
Chiếu sáng chung |
A - B |
500 |
250 |
Chiếu sáng tại chỗ |
A - B |
10.000 |
5.000 |
Phòng kiểm tra tự động |
|
|
|
Chiếu sáng chung |
A - B |
500 |
250 |
Chiếu sáng tại chỗ |
A - B |
5.000 |
2.500 |
Phòng xét nghiệm và dược |
|
|
|
Chiếu sáng chung |
A - B |
300 |
150 |
Chiếu sáng tại chỗ |
A - B |
500 |
250 |
Phòng tư vấn |
|
|
|
Chiếu sáng chung |
A - B |
300 |
150 |
Chiếu sáng tại chỗ |
A - B |
500 |
250 |
Ghi chú:
- A: Công việc đòi hỏi rất chính xác
- B: Công việc đòi hỏi chính xác cao
- C: Công việc đòi hỏi chính xác
- D: Công việc đòi hỏi chính xác vừa
- E: Công việc ít đòi hỏi chính xác
* Vị trí nào sử dụng cả đèn huỳnh quang và đèn nung sáng thì lấy theo mức của đèn nung sáng
1. Phạm vi điều chỉnh
Tiêu chuẩn này quy định nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí, cường độ bức xạ nhiệt.
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.
3. Tiêu chuẩn trích dẫn
Các giá trị cho phép trong tiêu chuẩn này tương đương với TCVN 5508 - 1991
4. Giá trị cho phép
Bảng 1: Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí, cường độ bức xạ nhiệt ở vị trí làm việc
Thời gian (mùa) |
Loại lao động |
Nhiệt độ kk (0C) |
Độ ẩm kk (%) |
Tốc độ chuyển động kk (m/s) |
Cường độ bức xạ nhiệt (W/m2) |
|
Tối đa |
Tối thiểu |
|||||
Mùa lạnh |
Nhẹ Trung bình Nặng |
|
20 18 16 |
dưới hoặc bằng 80 |
0,2 0,4 0,5 |
35 khi tiếp xúc trên 50% diện tích cơ thể con người 70 khi tiếp xúc trên 25% diện tích cơ thể con người |
Mùa nóng |
Nhẹ Trung bình Nặng |
34 32 30 |
|
dưới hoặc bằng 80 |
1,5 |
100 khi tiếp xúc dưới 25% diện tích cơ thể con người |
Cho từng yếu tố:
Nhiệt độ không vượt quá 320C. Nơi sản xuất nóng không quá 370C.
Nhiệt độ chênh lệch trong nơi sản xuất và ngoài trời từ 3 - 50C.
Độ ẩm tương đối 75 - 85%.
Vận tốc gió không quá 2m/s.
Cường độ bức xạ nhiệt 1 cal/cm2/phút.
Bảng 2: Giới hạn cho phép theo chỉ số nhiệt tam cầu
Loại lao động |
Nhẹ |
Trung bình |
Nặng |
Lao động liên tục |
30,0 |
26,7 |
25,0 |
50% lao động, 50% nghỉ |
31,4 |
29,4 |
27,9 |
25% lao động, 75% nghỉ |
33,2 |
31,4 |
30,0 |
1. Phạm vi điều chỉnh
Tiêu chuẩn này quy định nồng độ giới hạn đối với các loại bụi có chứa silic tự do (SiO2).
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.
3. Tiêu chuẩn trích dẫn
Tiêu chuẩn này áp dụng cùng với tiêu chuẩn TCVN 5509 - 1991
4. Giá trị giới hạn
4.1. Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi hạt:
Bảng 1: Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi hạt
Nhóm bụi |
Hàm lượng Silic |
Nồng độ bụi toàn phần (hạt/cm3) |
Nồng độ bụi hô hấp (hạt/cm3) |
||
Lấy theo ca |
Lấy theo thời điểm |
Lấy theo ca |
Lấy theo thời điểm |
||
1 |
Lớn hơn 50 đến 100 |
200 |
600 |
100 |
300 |
2 |
Lớn hơn 20 đến 50 |
500 |
1000 |
250 |
500 |
3 |
Lớn hơn 5 đến 20 |
1000 |
2000 |
500 |
1000 |
4 |
Nhỏ hơn hoặc bằng 5 |
1500 |
3000 |
800 |
1500 |
4.2. Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi trọng lượng
Bảng 2: Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi trọng lượng
Nhóm bụi |
Hàm lượng Silic (%) |
Nồng độ bụi toàn phần (mg/m3) |
Nồng độ bụi hô hấp (mg/m3) |
||
Lấy theo ca |
Lấy theo thời điểm |
Lấy theo ca |
Lấy theo thời điểm |
||
1 |
100 |
0,3 |
0,5 |
0,1 |
0,3 |
2 |
Lớn hơn 50 đến dưới 100 |
1,0 |
2,0 |
0,5 |
1,0 |
3 |
Lớn hơn 20 đến 50 |
2,0 |
4,0 |
1,0 |
2,0 |
4 |
Nhỏ hơn hoặc bằng 20 |
3,0 |
6,0 |
2,0 |
4,0 |
IX. TIÊU CHUẨN BỤI KHÔNG CHỨA SILIC
1. Phạm vi điều chỉnh
Tiêu chuẩn này quy định nồng độ giới hạn đối với các loại bụi không chứa silic tự do (SiO2).
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.
3. Giá trị giới hạn
Bảng 1: Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi không chứa silic
Loại |
Tên chất |
Nồng độ bụi toàn phần (mg/m3) |
Nồng độ bụi hô hấp |
1 |
Than hoạt tính, nhôm, bentonit, diatomit, graphit, cao lanh, pyrit, talc |
2 |
1 |
2 |
Bakelit, than, oxyt sắt, oxyt kẽm, dioxyt titan, silicát, apatit, baril, photphatit, đá vôi, đá trân châu, đá cẩm thạch, ximăng portland |
4 |
2 |
3 |
Bụi thảo mộc, động vật: chè, thuốc lá, bụi gỗ, bụi ngũ cốc |
6 |
3 |
4 |
Bụi hữu cơ và vô cơ không thuộc loại 1, 2, 3 |
8 |
4 |
1. Phạm vi điều chỉnh
Tiêu chuẩn này quy định nồng độ giới hạn đối với các loại bụi bông và bông nhân tạo.
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.
3. Giá trị giới hạn
Nồng độ tối đa cho phép bụi bông (trung bình lấy mẫu 8 giờ): 1mg/m3.
1. Phạm vi điều chỉnh
Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp cho phép với tất cả các loại bụi amiăng thuộc nhóm Serpentine (Chrysotile) trong không khí khu vực sản xuất.
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.
3. Giá trị giới hạn
Bảng 1: Giá trị giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp cho phép với bụi amiăng
STT |
Tên chất |
Trung bình 8 giờ (sợi/ml) |
Trung bình 1 giờ (sợi/ml) |
1 |
Serpentine (Chrysotile) |
0,1 |
0,5 |
2 |
Amphibole |
0 |
0 |
1. Phạm vi điều chỉnh
Tiêu chuẩn này quy định mức tiếng ồn cho phép tại các vị trí làm việc trong môi trường lao động của các xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan chịu ảnh hưởng của tiếng ồn.
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở sử dụng lao động.
3. Tiêu chuẩn trích dẫn
Các mức cho phép trong tiêu chuẩn này tương đương với TCVN 3985 - 1999.
4. Mức cho phép
4.1. Mức âm liên tục hoặc mức tương đương Leq dBA tại nơi làm việc không quá 85 dBA trong 8 giờ.
4.2. Nếu thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm 1/2, mức ồn cho phép tăng thêm 5 dB.
Tiếp xúc 4 giờ tăng thêm 5 dB mức cho phép là 90 dBA
2 giờ 95dBA
1 giờ 100 dBA
30 phút 105 dBA
15 phút 110 dBA
< 15 phút 115 dBA
Mức cực đại không quá 115 dBA.
Thời gian lao động còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn dưới 80 dBA.
4.3. Mức áp suất âm cho phép đối với tiếng ồn xung thấp hơn 5 dB so với các giá trị nêu trong mục 4.1, 4.2.
4.4. Để đạt được năng suất làm việc tại các vị trí lao động khác nhau cần đảm bảo mức áp âm tại đó không vượt quá giá trị trong bảng dưới đây.
Bảng 1: Mức áp suất âm tại các vị trí lao động
Vị trí lao động |
Mức âm hoặc mức âm tương đương không quá dBA |
Mức âm dB ở các dải ốc ta với tần số trung bình nhân (Hz) không vượt quá (dB) |
|||||||
63 |
125 |
250 |
500 |
1000 |
2000 |
4000 |
8000 |
||
1. Chỗ làm việc của công nhân, vùng có công nhân làm việc trong các phân xưởng và trong nhà máy |
85 |
99 |
92 |
86 |
83 |
80 |
78 |
76 |
74 |
2. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa không có thông tin bằng điện thoại, các phòng thí nghiệm, thực nghiệm các phòng thiết bị máy tính có nguồn ồn. |
80 |
94 |
87 |
82 |
78 |
75 |
73 |
71 |
70 |
3. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa có thông tin bằng điện thoại, phòng điều phối, phòng lắp máy chính xác, đánh máy chữ. |
70 |
87 |
79 |
72 |
68 |
65 |
63 |
61 |
59 |
4. Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế hoạch, thống kê. |
65 |
83 |
74 |
68 |
63 |
60 |
57 |
55 |
54 |
5. Các phòng lao động trí óc, nghiên cứu thiết kế, thống kê, lập chương trình máy tính, phòng thí nghiệm lý thuyết và xử lý số liệu thực nghiệm |
55 |
75 |
66 |
59 |
54 |
50 |
47 |
45 |
43 |
1. Phạm vi điều chỉnh
Tiêu chuẩn này quy định mức rung cho phép ở ghế ngồi, sàn làm việc, bộ phận điều khiển, nơi tay cầm của các phương tiện và thiết bị phát ra rung tác động lên người lao động trong sản xuất.
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở sử dụng lao động.
3. Tiêu chuẩn trích dẫn
Tiêu chuẩn này tương đương với TCVN 5127 - 90.
4. Mức cho phép
Mức rung tối đa ở các vị trí làm việc không vượt quá các giá trị quy định trong các bảng 1, 2, 3.
Bảng 1: Rung ở ghế ngồi, sàn làm việc
Dải tần số (Hz) |
Vận tốc rung cho phép (cm/s) |
|
Rung đứng |
Rung ngang |
|
1 (0,88 - 1,4) |
12,6 |
5,0 |
2 (1,4 - 2,8) |
7,1 |
3,5 |
4 (2,8 - 5,6) |
2,5 |
3,2 |
8 (5,6 - 11,2) |
1,3 |
3,2 |
16 (11,2 - 22,4) |
1,1 |
3,2 |
31,5 (22,4 - 45) |
1,1 |
3,2 |
63 (45 - 90) |
1,1 |
3,2 |
125 (90 - 180) |
1,1 |
3,2 |
250 (180 - 355) |
1,1 |
3,2 |
Bảng 2: Rung ở các bộ phận điều khiển
Dải tần số (Hz) |
Vận tốc rung cho phép (cm/s) |
|
Rung đứng |
Rung ngang |
|
16 (11,2 - 22,4) |
4,0 |
4,0 |
31,5 (22,4 - 45) |
2,8 |
2,8 |
63 (45 - 90) |
2,0 |
2,0 |
125 (90 - 180) |
1,4 |
1,4 |
250 (180 - 355) |
1,0 |
1,0 |
Bảng 3: Rung của các dụng cụ nơi tay cầm
Dải tần số (Hz) |
Vận tốc rung cho phép (cm/s) |
Hệ số hiệu dính Ko* |
8 (5,6 - 11,2) |
2,8 |
0,5 |
16 (11,2 - 22,4) |
1,4 |
1 |
31,5 (22,4 - 45) |
1,4 |
1 |
63 (45 - 90) |
1,4 |
1 |
125 (90 - 180) |
1,4 |
1 |
250 (180 - 355) |
1,4 |
1 |
500 (355 - 700) |
1,4 |
1 |
1000 (700 - 1400) |
1,4 |
1 |
* Hệ số hiệu đính k0 dùng để tính vận tốc rung hiệu đính Vhđ (hay tổng vận tốc rung).
• Vận tốc rung hiệu đính cho phép không quá 4 cm/s trong 8 giờ.
• Giá trị Vhđ cho phép theo thời gian:
8 giờ - 4,0 cm/s 4 giờ - 5,6 cm/s
7 giờ - 4,2 cm/s 3 giờ - 6,5 cm/s
6 giờ - 4,6 cm/s 2 giờ - 8,0 cm/s
5 giờ - 5,0 cm/s 1 giờ - 11,3 cm/s
< 0,5 giờ không quá 16 cm/s
XIV. TIÊU CHUẨN TỪ TRƯỜNG TĨNH - MẬT ĐỘ TỪ THÔNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép đối với mật độ từ thông của từ trường tĩnh tại các vị trí làm việc trong môi trường lao động chịu ảnh hưởng của từ trường tĩnh.
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.
3. Khái niệm
Khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:
- Thiết bị y tế: là các thiết bị y tế trợ giúp các chức năng sinh lý cho người đeo như các loại máy tạo nhịp tim.
4. Mức cho phép
Bảng 1: Giá trị cho phép đối với mật độ từ thông của từ trường tĩnh
Đối tượng áp dụng |
8 giờ tiếp xúc |
Giới hạn Max |
Toàn bộ cơ thể |
60mT (600G) |
2 T (2.104G) |
Các chi |
600mT (6000G) |
5 T (5.104G) |
Đeo các thiết bị y tế |
- |
0,5 mT (5G) |
XV. TIÊU CHUẨN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ THẤP - MẬT ĐỘ TỪ THÔNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Tiêu chuẩn này quy định giá trị cho phép của mật độ từ thông của từ trường tần số thấp tại các vị trí làm việc.
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.
3. Khái niệm
Khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:
- Tần số thấp: là tần số có giá trị từ 30 KHz trở xuống.
4. Mức cho phép
Bảng 1: Giá trị cho phép tiếp xúc nghề nghiệp với từ trường tần số thấp
|
Dải tần số |
Mức cho phép |
Mức cho phép 60/f |
Mức cho phép tối đa |
0,2 mT (2 G) |
- f là tần số của dòng điện, đo bằng Hz
XVI. TIÊU CHUẨN CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG TẦN SỐ THẤP VÀ ĐIỆN TRƯỜNG TĨNH
1. Phạm vi điều chỉnh
Tiêu chuẩn này quy định giá trị cho phép của cường độ điện trường tĩnh và điện trường có tần số thấp tại các vị trí làm việc
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.
3. Mức cho phép
Bảng 1: Giá trị cho phép của cường độ điện trường tần số dưới 30 KHz.
|
Dải tần số |
||
0 Hz - 100Hz |
100Hz - 4kHz |
4kHz - 30kHz |
|
Giá trị tối đa |
25kV/m |
(2,5 x 106)/f |
625V/m |
- f là tần số của dòng điện, đo bằng Hz
XVII. TIÊU CHUẨN CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG DẢI TẦN SỐ 30KHZ - 300GHZ
1. Phạm vi điều chỉnh
Tiêu chuẩn này quy định giá trị cho phép của cường độ điện từ trường và mật độ dòng năng lượng của sóng điện từ trong dải tần số từ 30kHz-300GHz tại các vị trí làm việc
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.
3. Mức cho phép
Bảng 1a: Giá trị cho phép của cường độ điện từ trường tần số từ 30KHz-300MHz
Tần số |
Cường độ điện trường (E) (V/m) |
Cường độ từ trường (H) (A/m) |
Giá trị E, H trung bình trong thời gian (giây) |
30kHz - 1,5MHz |
50 |
5 |
30 |
1,5MHz - 3MHz |
50 |
5 |
30 |
3MHz - 30MHz |
20 |
0,5 |
30 |
30MHz - 50MHz |
10 |
0,3 |
30 |
50MHz - 300MHz |
5 |
0,163 |
30 |
Bảng 1b: Giá trị cho phép đối với mật độ dòng năng lượng của bức xạ có tần số từ 300MHz - 300GHz.
Tần số |
Mật độ dòng năng lượng ( W/cm2) |
Thời gian tiếp xúc cho phép trong 1 ngày |
Ghi chú |
300MHz - 300GHz |
< 10 |
1 ngày |
|
10 đến 100 |
< 2 giờ |
Thời gian còn lại mật độ dòng năng lượng không vượt quá 10 W/cm2 |
|
100 đến 1000 |
< 20 phút |
Bảng 2: Giá trị cho phép của dòng tiếp xúc và dòng cảm ứng.
Dòng cực đại (mA) |
|||
Tần số |
Qua cả hai bàn chân |
Qua mỗi một chân |
Tiếp xúc |
30kHz - 100kHz |
2000f |
1000f |
1000f |
100kHz - 100MHz |
200 |
100 |
100 |
- f: là tần số dòng cao tần, đo bằng MHz
XVIII. BỨC XẠ TỬ NGOẠI - GIỚI HẠN CHO PHÉP
1. Phạm vi điều chỉnh: Tiêu chuẩn này quy định giới hạn cho phép đối với bức xạ tử ngoại trong vùng phổ từ 180nm đến 400nm (từ nguồn hồ quang, phóng điện khí và hơi, nguồn huỳnh quang và các nguồn sáng chói, và bức xạ mặt trời). Không điều chỉnh cho laser tử ngoại.
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.
3. Khái niệm
Khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:
- Phổ tử ngoại gần: Các sóng ánh sáng có bước sóng trong khoảng từ 315nm - 400nm.
4. Mức cho phép
- Những giá trị cho phép tiếp xúc với bức xạ tử ngoại gây tác hại trên da hoặc mắt nơi mà những giá trị chiếu (rọi) đã được biết và thời gian tiếp xúc được kiểm soát như sau:
4.1. Tiếp xúc với mắt không được bảo vệ với vùng tử ngoại gần:
a. Đối với giai đoạn < 103 giây, tiếp xúc nguồn bức xạ không vượt quá 1,0J/cm2.
b. Đối với giai đoạn 103 giây hay lớn hơn, tổng năng lượng bức xạ không vượt quá 1,0 mW/cm2.
4.2. Sự tiếp xúc với bức xạ tử ngoại tới trên phần da hay mắt không được bảo vệ không vượt quá các giá trị đã cho trong bảng 1 trong một giai đoạn 8 giờ.
Bảng 1: Giá trị cho phép của bức xạ tử ngoại và hàm trọng số phổ trong khoảng thời gian 8 giờ.
Bước sóng (nm) |
Giá trị cho phép (mJ/cm2) |
Hệ số hiệu lực phổ (S) |
180 |
250 |
0,012 |
190 |
160 |
0,019 |
200 |
100 |
0,030 |
205 |
59 |
0,051 |
210 |
40 |
0,075 |
215 |
32 |
0,095 |
220 |
25 |
0,120 |
225 |
20 |
0,150 |
230 |
16 |
0,190 |
235 |
13 |
0,240 |
240 |
10 |
0,300 |
245 |
8,3 |
0,360 |
250 |
7,0 |
0,430 |
254 |
6,0 |
0,500 |
255 |
5,8 |
0,520 |
260 |
4,6 |
0,650 |
265 |
3,7 |
0,810 |
270 |
3,0 |
0,1000 |
275 |
3,1 |
0,960 |
280 |
3,4 |
0,880 |
285 |
3,9 |
0,770 |
290 |
4,7 |
0,640 |
295 |
5,6 |
0,540 |
297 |
6,5 |
0,460 |
300 |
10 |
0,300 |
303 |
25 |
0,120 |
305 |
50 |
0,060 |
308 |
120 |
0,026 |
310 |
200 |
0,015 |
313 |
500 |
0,006 |
315 |
1,0 x 103 |
0,003 |
316 |
1,3 x 103 |
0,0024 |
317 |
1,5 x 103 |
0,0020 |
318 |
1,9 x 103 |
0,0016 |
319 |
2,5 x 103 |
0,0012 |
320 |
2,9 x 103 |
0,0010 |
322 |
4,5 x 103 |
0,00067 |
323 |
5,6 x 103 |
0,00054 |
325 |
6,0 x 103 |
0,00050 |
328 |
6,8 x 103 |
0,00044 |
330 |
7,3 x 103 |
0,00041 |
333 |
8,1 x 103 |
0,00037 |
335 |
8,8 x 103 |
0,00034 |
340 |
1,1 x 104 |
0,00028 |
345 |
1,3 x 104 |
0,00024 |
350 |
1,5 x 104 |
0,00020 |
355 |
1,9 x 104 |
0,00016 |
360 |
2,3 x 104 |
0,00013 |
365 |
2,7 x 104 |
0,00011 |
370 |
3,2 x 104 |
0,000093 |
375 |
3,9 x 104 |
0,000077 |
380 |
4,7 x 104 |
0,000064 |
385 |
5,7 x 104 |
0,000053 |
390 |
6,8 x 104 |
0,000044 |
395 |
8,3 x 104 |
0,000036 |
400 |
1,0 x 105 |
0,000030 |
Bảng 2: Giá trị cho phép của bức xạ tử ngoại.
Thời gian tiếp xúc/ngày |
Bức xạ hiệu dụng Eeff (W/cm2) |
8 giờ |
0,1 |
4 giờ |
0,2 |
2 giờ |
0,4 |
1 giờ |
0,8 |
30 phút |
1,7 |
15 phút |
3,3 |
10 phút |
3,3 |
5 phút |
10 |
1 phút |
50 |
30 giây |
100 |
10 giây |
300 |
1 giây |
3000 |
0,5 giây |
6000 |
0,1 giây |
30000 |
1. Phạm vi điều chỉnh
Tiêu chuẩn này quy định các giá trị cho phép về liều lượng của các loại chất và tia phóng xạ tại các vị trí làm việc.
2. Đối tượng áp dụng: Tiêu chuẩn áp dụng cho người làm việc trực tiếp và gián tiếp với các loại bức xạ ion hoá, không áp dụng cho dân cư nói chung.
3. Khái niệm
Các khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:
- Bức xạ ion hoá hay còn gọi là phóng xạ, là tất cả các loại bức xạ (điện từ và hạt) khi tương tác với môi trường tạo nên các ion.
- Cơ sở bức xạ: Nơi sử dụng các nguồn phóng xạ như:
+ Các máy X quang, các máy phát tia .
+ Các nguồn hoá xạ kín như: Kim Radi 226, kim cobalt, kim Stronti 90.
+ Các nguồn hoá xạ hở như: I-131, P-32, U-238, Th-232.
- Chiếu ngoài: Chiếu xạ do một nguồn từ phía ngoài cơ thể.
- Chiếu trong: Chiếu xạ do một nguồn nằm bên trong cơ thể.
- Suất liều tương đương là liều tương đương tính cho một đơn vị thời gian (Rem/giờ). Rem: Roentgent equivalent man.
- Vùng kiểm soát: Vùng lân cận bao quanh cơ sở bức xạ hoặc ống thải khí phóng xạ.
- Vùng giám sát: Khu vực bên ngoài vùng kiểm soát có thể còn chịu ảnh hưởng của chất thải phóng xạ khí, lỏng, rắn.
4. Tiêu chuẩn trích dẫn
- Tiêu chuẩn này tương đương với TCVN 4397 - 87
5. Liều lượng cho phép
5.1. Suất liều tương đương tại các vị trí làm việc của cơ sở bức xạ không vượt quá các giá trị nêu trong bảng 1.
Bảng 1: Suất liều tương đương cho phép
Đối tượng người bị chiếu xạ |
Nơi làm việc |
P (mrem/h) với t 40h/tuần |
Đối tượng A |
- Nơi làm việc thường xuyên - Nơi chỉ làm việc dưới 20h/tuần |
1,2 2,4 |
Đối tượng B |
- Các phòng làm việc khác của cơ sở trong vùng kiểm soát - Trong vùng giám sát |
0,12 0,03 |
Ghi chú: Đối tượng A: Nhân viên bức xạ
Đối tượng B: Người lân cận
5.2. Liều giới hạn trong một năm (của cả chiếu ngoài lẫn chiếu trong) cho các đối tượng tiếp xúc và nhóm cơ quan xung yếu được quy định ở bảng 2:
Bảng 2: Liều giới hạn trong năm.
Đối tượng người |
Liều giới hạn cho nhóm cơ quan xung yếu (rem/năm) |
||
Nhóm I |
Nhóm II |
Nhóm III |
|
A |
5 |
15 |
30 |
B |
0,5 |
1,5 |
3 |
Ghi chú:
- Nhóm I: Toàn thân, tuyến sinh dục, tuỷ đỏ của xương.
- Nhóm II: Các cơ quan không thuộc nhóm I và III.
- Nhóm III: Da, mô, xương, bàn tay, cẳng tay, bàn chân, mắt cá.
5.3. Nồng độ giới hạn của các chất phóng xạ hay gặp trong không khí nơi làm việc được quy định ở bảng 3. Với những hỗn hợp phóng xạ không rõ thành phần ghi ở bảng 4.
5.4. Mức nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt tại nơi làm việc và dụng cụ phòng hộ được quy định ở bảng 5.
5.5. Tổng liều tích luỹ của đối tượng A ở bất kỳ độ tuổi nào trên 18 tuổi cũng được tính theo công thức:
D 5 (N - 18)
- D: Liều tính bằng Rem.
- N: Tuổi tính bằng năm.
Trong trường hợp cần thiết liều tích luỹ có thể lên tới 12rem/năm, nhưng sau đó phải bù trừ lại trong vòng 5 năm để tổng liều không quá D.
Bảng 3: Nồng độ giới hạn trong không khí của hỗn hợp các nuclit có thành phần không rõ hoặc một phần (Ci/l)
Đặc điểm về thành phần của hỗn hợp các nuclit phóng xạ xâm nhập qua đường hô hấp |
Đối tượng A |
Đối tượng B |
Thành phần không rõ |
4 x 10-16 |
1 x 10-17 |
Thành phần không chứa: Cm-248 |
8 x 10-16 |
3 x 10-17 |
Thành phần không chứa: PA-231, Pu 239, Pu-240, Pu 242, Cm-248, Cf-249, Cf-251 |
2 x 10-15 |
5 x 10-17 |
Thành phần không chứa: Ac-227, Th-230, Pa-231, Pu238, Pu-239, Pu-240, Pu-242, Pu-244, Cm-248, Cf-249, Cf-251 |
4 x 10-15 |
1 x 10-16 |
Thành phần không chứa bất kỳ loại nuclit phóng xạ alpha nào và Ac-227 |
2 x 10-14 |
8 x 10-16 |
Thành phần không chứa bất kỳ loại nuclit phóng xạ alpha nào và Pb-210, Ac-227, Ra-228, Pu-241 |
2 x 10-13 |
8 x 10-15 |
Thành phần không chứa bất kỳ loại nuclit phóng xạ alpha nào và Sr-90, I-192, Pb-210, Ac-227, Ra-228, Pa-230, Pu-241, Bk-249 |
2 x 10-16` |
8 x 10-13 |
Bảng 4: Nồng độ giới hạn các chất phóng xạ trong không khí nơi làm việc
TT |
Nuclit phóng xạ |
Trạng thái trong hợp chất |
Nồng độ giới hạn trong không khí nơi làm việc Ci/l |
TT |
Nuclit phóng xạ |
Trạng thái trong hợp chất |
Nồng độ giới hạn trong không khí nơi làm việc Ci/l |
||
Đối tượng A |
Đối tượng B |
Đối tượng A |
Đối tượng B |
||||||
1 |
H-3(T) |
KHT HT |
2,0x10-6 4,8x10-9 |
6,6x10-8 1,6x10-10 |
31 |
Co-57 |
HT KHT |
1,6x10-11 |
5,5x10-12 |
2 |
C-14 |
HT |
3,5x10-9 |
1,2x10-10 |
32 |
Co-58 |
HT KHT |
5,6x10-11 |
1,9x10-12 |
3 |
F-18 |
TH KHT |
2,6x10-9 |
8,7x10-11 |
33 |
Co-60 |
HT KHT |
8,8x10-12 |
3,0x10-13 |
4 |
Na-22 |
HT KHT |
8,4 x10-12 |
2,9x10-13 |
34 |
Ni-63 |
HT KHT |
6,4x10-11 |
2,2x10-12 |
5 |
Na-24 |
HT KHT |
1,4x10-10 |
4,9x10-12 |
35 |
Cu-64 |
HT KHT |
1,0x10-9 |
3,6x10-11 |
6 |
P-32 |
HT HKT |
7,2x10-11 |
2,4x10-12 |
36 |
Zn-65 |
HT KHT |
6,0x10-11 |
2,6x10-12 |
7 |
S-35 |
HT KHT |
3,6x10-11 |
1,2x10-12 |
37 |
As-74 |
HT KHT |
1,2x10-10 |
4,2x10-12 |
8 |
Cl-36 |
HT KHT |
2,3x10-11 |
7,8x10-13 |
38 |
Se-75 |
HT KHT |
1,2x10-10 |
4,2x10-12 |
9 |
K-42 |
HT KHT |
1,1x10-10 |
3,7x10-12 |
39 |
Br-82 |
HT KHT |
1,9x10-10 |
6,4x10-12 |
10 |
Ca-43 |
HT
|
3,2x10-11 |
1,1x10-12 |
40 |
Rb-86 |
HT KHT |
6,8x10-11 |
2,3x10-12 |
11 |
Ca-47 |
KHT |
1,7x10-10 |
5,8x10-12 |
41 |
Sr-89 |
HT |
2,8x10-11 |
9,4x10-13 |
12 |
Cr-51 |
HT KHT |
2,2x10-9 |
7,7x10-11 |
42 |
Sr-90 |
HT |
1,2x10-12 |
4,0x10-14 |
13 |
Mn-52 |
HT KHT |
1,4x10-10 |
4,8x10-12 |
43 |
Y-90 |
HT KHT |
1,0x10-10 |
3,5x10-12 |
14 |
Mn-54 |
HT KHT |
3,6x10-11 |
1,2x10-12 |
44 |
Zr-93 |
HT KHT |
1,3x10-10 |
4,4x10-12 |
15 |
Fe-55 |
HT KHT |
8,4x10-10 |
2,9x10-11 |
45 |
Tc-99m |
HT KHT |
1,4x10-9 |
4,8x10-10 |
16 |
Fe-59 |
HT KHT |
5,2x10-11 |
1,8x10-12 |
46 |
Tc-99 |
HT KHT |
6,0x10-11 |
2,1x10-12 |
17 |
Mo-99 |
HT KHT |
2,0x10-10 |
6,9x10-12 |
47 |
Au-198 |
HT KHT |
2,4x10-10 |
8,0x10-12 |
18 |
In-113m |
HT KHT |
6,8x10-9 |
2,3x10-10 |
48 |
Hg-197 |
HT KHT |
1,2x10-9 |
4,0x10-11 |
19 |
Sb-124 |
HT KHT |
1,9x10-11 |
6,6x10-13 |
49 |
Hg-203 |
HT KHT |
7,2x10-11 |
2,5x10-12 |
20 |
I-125 |
HT |
4,8x10-12 |
1,6x10-13 |
50 |
TI-201 |
HT KHT |
8,8x10-10 |
3,0x10-11 |
21 |
I-126 |
HT |
3,6x10-12 |
1,2x10-13 |
51 |
Pb-210 |
HT KHT |
6,0x10-14 |
2,0x10-13 |
22 |
I-129 |
HT |
8,0x10-13 |
2,7x10-14 |
52 |
Po-21 |
HT KHT |
9,3x10-14 |
3,1x10-15 |
23 |
I-131 |
HT |
4,2x10-12 |
1,5x10-13 |
53 |
Ra-226 |
HT KHT |
2,5x10-14 |
8,5x10-18 |
24 |
Cs-131 |
HT KHT |
1,0x10-8 |
3,6x10-10 |
54 |
Th-232 |
HT KHT |
1,0x10-15 |
2,5x10-14 |
25 |
Cs-134m |
HT KHT |
6,0x10-9 |
2,0x10-10 |
55 |
U-235 7,1x 10-8năm |
HT KHT |
6,0x10-14 |
|
26 |
Cs-134 |
HT KHT |
1,3x10-11 |
4,4x10-14 |
56 |
U-238 |
HT KHT |
6,3x10-14 |
2,2x10-15 |
27 |
Cs-137 |
HT KHT |
1,4x10-14 |
4,9x10-13 |
57 |
Am-241 |
HT KHT |
3,0x10-15 |
1,0x10-16 |
28 |
Ba-131 |
HT KHT |
3,5x10-10 |
1,2x10-11 |
58 |
Cm-244 |
HT KHT |
46x10-15 |
1,5x10-16 |
29 |
La-140 |
HT KHT |
1,2x10-10 |
4x10-12 |
59 |
Cf-252 |
HT KHT |
3,2x10-15 |
1,1x10-16 |
30 |
Ir-192 |
HT KHT |
2,6x10-11 |
8,7x10-13 |
|
|
|
|
|
Ghi chú: 1. Các chữ viết tắt: HT: - Hoà tan; KHT: - Không hoà tan.
2. Các thông số khác về nuclit phóng xạ trong bảng này tìm xem trong “Quy phạm an toàn bức xạ ion hoá” TCVN 4397-87.
Bảng 5: Mức bẩn giới hạn trên các bề mặt (hạt/cm2/phút)(1)
Đối tượng bị bẩn |
Nuclit phóng anpha |
Nuclit phóng beta(4) |
|
Nhân đặc biệt (2) |
Nhân khác |
||
Ngoài da, khăn mặt, quần áo mặc trong, mặt trong của phần phía trước các phương tiện phòng hộ cá nhân. |
1 |
1 |
100 |
Quần áo phòng hộ chính, mặt trong các dụng cụ phòng hộ bổ sung |
5 |
20 |
800 |
Bề mặt các phòng có người thường xuyên làm việc, mặt ngoài các dụng cụ phòng hộ bổ sung dùng ở các phòng này |
5 |
20 |
2000 |
Bề mặt các phòng đặt máy không người làm việc thường xuyên, mặt ngoài các dụng cụ phòng hộ bổ sung dùng ở các phòng này |
50 |
200 |
8000 |
Các phương tiện vận chuyển, mặt ngoài các côngtenơ bảo vệ và các bao bì che chở ngoài cùng các kiện hàng chứa chất phóng xạ trong vùng kiểm soát (3) |
10 |
10 |
100 |
Chú thích:
(1) Đối với bề mặt các phòng làm việc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, côngtenơ bảo vệ, bao bì bảo vệ, mức bẩn được xác định bằng phương pháp chùi khô và được chuẩn định theo lượng bẩn không bám chắc vào bề mặt (có thể chùi đi được). Đối với những trường hợp còn lại, mức bẩn được chuẩn định theo mức bẩn tổng cộng (loại không bám chắc và loại bám chắc vào bề mặt).
(2) Nuclit đặc biệt là những nuclit phóng anpha có nồng độ giới hạn cho phép trong không khí ở nơi làm việc 1.10-14 Curi/lit.
(3) Ra ngoài vùng kiểm soát không cho phép dây bẩn phóng xạ ở mặt ngoài các bao bì ngoài cùng của các kiện hàng chứa chất phóng xạ và các phương tiện vận chuyển.
(4) Riêng đối với Sr-90, Sr-90 + Y-90 thì mức bẩn cho phép thấp hơn 5 lần. Mức bẩn của Triti không quy định vì nó được kiểm soát theo hàm lượng trong không khí và trong cơ thể.
XX. BỨC XẠ TIA X - GIỚI HẠN CHO PHÉP
1. Phạm vi điều chỉnh
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu đảm bảo an toàn bức xạ đối với các cơ sở X quang y tế.
2. Đối tượng áp dụng: Các cơ sở X quang y tế
3. Khái niệm
Khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:
- Cơ sở X quang y tế là các cơ sở y tế có sử dụng máy X quang để khám, chữa bệnh.
4. Tiêu chuẩn trích dẫn
Tiêu chuẩn này tương đương với TCVN 6561-1999.
5. Thông số quy định
5.1. Liều giới hạn
Bảng 1: Liều giới hạn cho phép trong 1 năm
Loại liều và đối tượng áp dụng |
Nhân viên bức xạ |
Thực tập, học nghề 16-18 tuổi |
Nhân dân |
Liều hiệu dụng toàn thân |
20mSv |
6mSv |
1mSv |
Liều tương đương đối với thuỷ tinh thể của mắt |
150mSv |
50mSv |
15mSv |
Liều tương đương đối với tay, chân hoặc da |
500mSv |
150mSv |
50mSv |
Tại mọi điểm trong phòng chờ và nơi chờ |
|
|
1mSv |
Ghi chú: - Liều quy định do làm việc với tia X không kể phông tự nhiên.
- Liều trong tình huống đặc biệt xem trong phần phụ lục.
Bảng 2: Liều suất tức thời cho phép tại các vị trí phòng X quang
Vị trí |
Suất liều (Sv/h) |
- Nhân viên trực tiếp với bức xạ |
10,0 |
- Buồng rửa phim |
0,50 |
- Phòng hoặc nơi chờ của bệnh nhân |
0,50 |
- Phòng hoặc nơi làm việc của nhân viên |
0,50 |
- Các điểm bên ngoài máy X quang |
0,50 |
5.2. Liều giới hạn trong tình huống đặc biệt
5.2.1 Liều hiệu dụng đối với nhân viên bức xạ: 20mSv được lấy trung bình trong 5 năm làm việc liên tục. Trong một năm riêng lẻ có thể lên tới 50mSv, nhưng phải đảm bảo liều trung bình trong 5 năm đó không quá 20mSv/năm.
Liều hiệu dụng cho nhân viên bức xạ là 20mSv/năm được lấy trung bình trong 10 năm làm việc liên tục và trong một năm riêng lẻ trong thời gian đó thì không có năm nào quá 50mSv.
Khi liều hiệu dụng tích luỹ của nhân viên bức xạ kể từ khi bắt đầu của thời kỳ lấy trung bình cho đến khi đạt tới 100mSv thì phải xem xét lại. Nếu sức khoẻ vẫn bình thường, không có biểu hiện ảnh hưởng của phóng xạ, không có sự thay đổi công thức máu, v.v. thì được tiếp tục công việc đã làm.
5.2.2. Liều hiệu dụng đối với nhân dân: có thể là 5 mSv trong một năm riêng lẻ nhưng liều trung bình trong 5 năm liên tục không vượt quá 1 mSV/năm. Cách bố trí, kích thước chi tiết, cách bảo vệ chống nhiễm xạ xem hướng dẫn trong phụ lục.
5.3. Vị trí của một cơ sở X quang
Cơ sở X quang phải đặt ở nơi cách biệt, bảo đảm không gần các khoa như khoa nhi, khoa phụ sản, khu vực đông người qua lại v.v... Đặc biệt không được đặt tại các cư xá, khu nhà ở tập thể.
5.4. Bố trí một cơ sở X quang
Một cơ sở X quang tối thiểu phải gồm các phòng riêng biệt sau đây:
- Phòng chờ hoặc nơi chờ của bệnh nhân,
- Phòng đặt máy X quang,
- Phòng xử lý phim,
- Phòng hoặc nơi làm việc của nhân viên bức xạ.
5.4.1. Phòng chờ hoặc nơi chờ của bệnh nhân:
- Phòng chờ (hoặc nơi chờ) của bệnh nhân phải tách biệt với phòng X quang. Liều giới hạn ở mọi điểm của phòng này không được vượt quá 1mSv/năm.
5.4.2. Phòng đặt máy X quang đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thuận tiện cho việc lắp đặt, vận hành thao tác máy, di chuyển an toàn bệnh nhân. Diện tích phòng tối thiểu là 25m2, trong đó chiều rộng tối thiểu là 4,5m, chiều cao phải trên 3m cho một máy X quang bình thường.
- Đối với các máy X quang dùng chụp ảnh vú, răng và chụp cắt lớp điện toán (CT scanner) phải tuân thủ kích thước theo tiêu chuẩn ở bảng 3.
Bảng 3: Kích thước tối thiểu cho các buồng làm việc đối với các máy X quang khám, chữa bệnh
Loại công việc |
Diện tích buồng |
Kích thước tối thiểu một chiều |
- Buồng chụp cắt lớp (CT scanner) + Hai chiều + Ba chiều |
28 m2 40 m2 |
4 m 4 m |
- Buồng X quang chụp ảnh răng |
12 m2 |
3 m |
- Buồng X quang chụp ảnh vú |
18 m2 |
4 m |
- Buồng X quang có bơm thuốc cản quang |
30 m2 |
4,5 m |
- Buồng X quang có bơm thuốc cản quang thông tin |
36 m2 |
5,5 m |
- Buồng tối rửa phim tự động |
7 m2 |
2,5 m |
- Buồng tối rửa phim không tự động |
8 m2 |
2,5 m |
- Đối với những loại máy mới có thiết kế phòng đặt máy kèm theo của hãng sản xuất, nếu kích thước nhỏ hơn quy định trên thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khi tính toán, thiết kế chiều dày của tường, trần, sàn và các cửa của phòng máy X quang phải chú ý đến đặc trưng của thiết bị (điện thế, cường độ dòng điện), thời gian sử dụng máy, hệ số chiếm cứ bên ngoài phòng X quang mà tính toán chiều dày thích hợp cho từng bức tường, cửa, trần, sàn nhà.
- Mép lưới của các cửa thông gió, các cửa sổ của phòng X quang phía ngoài có người qua lại phải có độ cao tối thiểu là 2m so với sàn nhà phía ngoài phòng X quang.
- Phải có đèn hiệu và cảnh báo bức xạ ở ngang tầm mắt gắn phía bên ngoài cửa ra vào phòng X quang. Đèn hiệu phải phát sáng trong suốt thời gian máy ở chế độ phát bức xạ.
- Việc lắp đặt máy X quang phải bảo đảm: Khi máy hoạt động chùm tia X không phát ra hướng có cửa ra vào hoặc hướng có nhiều người qua lại và phải được che chắn bảo vệ tầm nhìn của mắt khỏi nguồn bức xạ. Chiều cao tấm chắn phải trên 2m kể từ sàn nhà, chiều rộng tấm chắn tối tiểu là 90 cm và chiều dày tương đương là 1,5 mm chì.
- Các phòng có bố trí 2 máy X quang thì mỗi khi chiếu, chụp chỉ cho phép vận hành 1 máy.
- Tuỳ theo mỗi loại máy mà bàn điều khiển được đặt trong hoặc ngoài phòng X quang. Phải có kính chì để quan sát bệnh nhân và phải đảm bảo liều giới hạn tại bàn điều khiển không vượt quá 20 mSv/năm (không kể phông bức xạ tự nhiên).
5.4.3. Phòng xử lý phim (phòng tối):
- Phòng xử lý phim phải biệt lập với phòng máy X quang.
- Phòng xử lý phim phải đảm bảo liều không ảnh hưởng đến quá trình xử lý phim và đảm bảo cho các phim chưa xử lý không bị chiếu quá liều 1 mSv/1 năm, không kể phông bức xạ tự nhiên.
- Cửa ra vào phòng xử lý phim không bị chiếu bởi các tia trực tiếp.
- Hộp chuyển cát-xét đặt trong phòng X quang phải có vỏ bọc chiều dày tương đương là 2 mm chì.
5.4.4. Phòng (hoặc nơi) làm việc của nhân viên bức xạ:
- Phòng (hoặc nơi) làm việc của nhân viên bức xạ phải biệt lập với phòng máy X quang. Suất liều tại bất kỳ điểm nào trong phòng không được vượt quá 1 mSv/năm, không kể phông bức xạ tự nhiên.
XXI. HOÁ CHẤT - GIỚI HẠN CHO PHÉP TRONG KHÔNG KHÍ VÙNG LÀM VIỆC
1. Phạm vi điều chỉnh
Tiêu chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số hoá chất trong không khí vùng làm việc.
2. Đối tượng áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các cơ sở có sử dụng lao động (cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...)
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với không khí khu vực dân cư.
3. Giá trị giới hạn
Bảng 1: Giá trị giới hạn các hoá chất trong không khí vùng làm việc
TT |
Tên hoá chất (Phiên âm tiếng Việt) |
Tên hoá chất (Tiếng Anh) |
Công thức hoá học |
Trung bình 8 giờ (mg/m3) (TWA) |
Từng lần tối đa (mg/m3) (STEL) |
1 |
Acrolein |
Acrolein |
CH2CHCHO |
0,25 |
0,50 |
2 |
Acrylamit |
Acrylic amide |
CH2CHCONH2 |
0,03 |
0,2 |
3 |
Acrylonitril |
Acrylonitrile |
CH2CHCN |
0,5 |
2,5 |
4 |
Alyl axetat |
Allyl acetate |
C5H8O3 |
- |
2 |
5 |
Amoniac |
Ammonia |
NH3 |
17 |
25 |
6 |
Amyl axetat |
Amyl acetate |
CH3COOC5H11 |
200 |
500 |
7 |
Anhydrit phtalic |
Phthalic anhydride |
C8H4O3 |
2 |
3 |
8 |
Anilin |
Aniline |
C6H5NH2 |
4 |
8 |
9 |
Antimon |
Antimony |
Sb |
0,2 |
0,5 |
10 |
ANTU |
ANTU |
C10H7NHC(NH2)S |
0,3 |
1,5 |
11 |
Asen và các hợp chất chứa asen |
Arsenic and compounds |
As |
0,03 |
- |
12 |
Asin |
Arsine |
AsH3 |
0,05 |
0,1 |
13 |
Atphan (bitum, nhựa đường) |
Asphalt |
|
5 |
10 |
14 |
Axeton |
Acetone |
(CH3)2CO |
200 |
1000 |
15 |
Axeton xyanohydrin |
Acetone cyanohydrin |
CH3C(OH)CNCH3 |
- |
0,9 |
16 |
Axetonitril |
Acetonitrile |
CH3CN |
50 |
100 |
17 |
Axetylen |
Acetylene |
C2H2 |
- |
1000 |
18 |
Axit 2, 4 điclopheno - xyaxetic |
2, 4 - D (Dichloro - phenoxyacetic acid) |
Cl2C6H3OCH2COOH |
5 |
10 |
19 |
Axit 2, 4, 5 tricloro - phenoxyaxetic |
2, 4, 5 - T (Trichloro - phenoxyacetic acid) |
C6 H2Cl3OCH2COOH |
5 |
10 |
20 |
Axit axetic |
Acetic acid |
CH3COOH |
25 |
35 |
21 |
Axit boric và các hợp chất |
Boric acid and compounds |
H2BO3 |
0,5 |
1 |
22 |
Axit Clohiđric |
Hydrochloric acid |
HCl |
5 |
7,5 |
23 |
Axit formic |
Formic acid |
HCOOH |
9 |
18 |
24 |
Axit metacrylic |
Methacrylic acid |
C4H6O2 |
50 |
80 |
25 |
Axit nitrơ |
Nitrous acid |
HNO2 |
45 |
90 |
26 |
Axit nitric |
Nitric acid |
HNO3 |
5 |
10 |
27 |
Axit oxalic |
Oxalic acid |
(COOH)2.2H2O |
1 |
2 |
28 |
Axit phosphoric |
Phosphoric acid |
H3PO4 |
1 |
3 |
29 |
Axit picric |
Picric acid |
HOC6H2(NO2)3 |
0,1 |
0,2 |
30 |
Axit sunfuric |
Sulfuric acid |
H2SO4 |
1 |
2 |
31 |
Axit thioglicolic |
Thioglycolic acid |
C2H4O2S |
2 |
5 |
32 |
Axit tricloaxetic |
Trichloroacetic acid |
C2HCl3O2 |
2 |
5 |
33 |
Azinpho metyl |
Azinphos methyl |
C10H12O3 PS2N3 |
0,02 |
0,06 |
34 |
Aziridin |
Aziridine |
H2CNHCH2 |
0,02 |
- |
35 |
Bạc |
Silver |
Ag |
0,01 |
0,1 |
36 |
Bạc (dạng hợp chất) |
Silver compounds |
như Ag |
0,01 |
0,03 |
37 |
Bari oxít |
Barium oxide |
BaO2 |
0,6 |
6 |
38 |
Benomyl |
Benomyl |
C14H18N4O3 |
5 |
10 |
39 |
Benzen |
Benzene |
C6H6 |
5 |
15 |
40 |
Benzidin |
Benzidine |
NH2C6H4C6H4NH2 |
0,008 |
- |
41 |
Benzonitril |
Benzonitrile |
C7H5N |
- |
1 |
42 |
Benzopyren |
Benzopyrene |
C20H12 |
0,0001 |
0,0003 |
43 |
(o, p) Benzoquinon |
(o, p) Benzoquinone |
C6 H4O2 |
0,4 |
1,0 |
44 |
Benzotriclorua |
Benzotrichloride |
C7H5 Cl3 |
- |
0,2 |
45 |
Benzoyl peroxit |
Benzoyl peroxide |
C14H10O4 |
- |
5 |
46 |
Benzyl clorua |
Benzylchloride |
C6H5CH2 Cl |
- |
0,5 |
47 |
Beryli và các hợp chất |
Beryllium and compounds |
Be |
- |
0,001 |
48 |
Biphenyl clo hoá |
Polychlorinated biphenyls |
C12H10-xCx |
0,01 |
0,02 |
49 |
Bo triflorua |
Boron trifluoride |
BF3 |
0,8 |
1 |
50 |
Brom |
Bromine |
Br2 |
0,5 |
1 |
51 |
Brom etan |
Bromoethane |
C2H5Br |
500 |
800 |
52 |
Bromometan |
Bromomethane |
CH3Br |
20 |
40 |
53 |
Brompentaflorua |
Bromine pentafluoride |
BrF5 |
0,5 |
1 |
54 |
1,3-Butađien |
1,3-Butadiene |
CH2CHCHCH2 |
20 |
40 |
55 |
Butylaxetat |
Butyl acetate |
CH3 COO[CH2]3 CH3 |
500 |
700 |
56 |
Butanol |
Butanols |
CH3(CH2)3 OH |
150 |
250 |
57 |
Cađimi octa đecanoat |
Octa decanoic acid, cadmium |
C36H72O4Cd |
0,04 |
0,1 |
58 |
Cađimi và các hợp chất |
Cadmium and compounds |
Cd |
0,01 |
0,05 |
59 |
Cabon đioxit |
Carbondioxide |
CO2 |
900 |
1800 |
60 |
Cacbon đisunfua |
Carbon disulfide |
CS2 |
15 |
25 |
61 |
Cacbon monoxit |
Carbonmonoxide |
CO |
20 |
40 |
62 |
Cacbon tetraclorua |
Carbontetrachlorie |
CCl4 |
10 |
20 |
63 |
Cacbonfuran |
Carbofuran |
C17H15O3N |
0,1 |
- |
64 |
Cacbonyl florua |
Carbonyl fluoride |
COF2 |
5 |
13 |
65 |
Canxi cacbonat |
Calcium carbonate |
CaCO3 |
10 |
- |
66 |
Canxi cromat |
Calcium chromate |
CaCrO4 |
0,05 |
- |
67 |
Canxi hydroxit |
Calcium hydroxyde |
Ca(OH)2 |
5 |
- |
67 |
Canxi oxit |
Calcium oxide |
CaO |
2 |
4 |
69 |
Canxi silicat |
Calcium silicate |
CaSiO3 |
10 |
- |
70 |
Canxi sunphat đihyđrat |
Calcium sulfate dihydrate |
CaSO4.2H2O |
6 |
- |
71 |
Canxi xyanamit |
Calcium cyanamide |
C2CaN2 |
0,5 |
1,0 |
72 |
Caprolactam (bụi) |
Caprolactam (dust) |
C6H11NO |
1 |
3 |
73 |
Caprolactam (khói) |
Caprolactam (fume) |
C6H11NO |
20 |
- |
74 |
Captan |
Captan |
C9H8 Cl3NO2S |
5 |
- |
75 |
Carbaryl |
Carbaryl |
C10H7O O CNHCH3 |
1 |
10 |
76 |
Catechol |
Catechol |
C15H14O6 |
20 |
45 |
77 |
Chì tetraetyl |
Lead tetraethyl |
Pb(C2H5)4 |
0,005 |
0,01 |
78 |
Chì và các hợp chất |
Lead and compounds |
Pb |
0,05 |
0,1 |
79 |
Clo |
Chlorine |
Cl2 |
1,5 |
3 |
80 |
Clo axetaldehyt |
Chloroacetaldeh-yde |
ClCH2CHO |
3 |
- |
81 |
Clo đioxit |
Chlorine dioxide |
ClO2 |
0,3 |
0,6 |
82 |
Cloaxetophenon |
Chloroacetophe-none |
C6H5COCH2Cl |
0,3 |
- |
83 |
Clobenzen |
Chlorobenzene |
C6H5Cl |
100 |
200 |
84 |
1- Clo - 2, 4 - đinitrobenzen |
1- Chloro - 2,4 -dinitro - benzene |
C6H3ClN2O4 |
0,5 |
1 |
85 |
Clonitrobenzen |
Chloronitrobenzene |
C6H4ClNO2 |
1 |
2 |
86 |
Clopren |
Chloroprene |
CH2CClCHCH2 |
30 |
60 |
87 |
1- Clo 2-propanon |
1- Chloro 2 - propanone |
C3H5ClO |
- |
3 |
88 |
Clorofom |
Chloroform |
CHCl3 |
10 |
20 |
89 |
Cloropicrin |
Chloropicrin |
CCl3NO2 |
0,7 |
1,4 |
90 |
3 - Clopropen |
3-Chloropropene |
C2H5Cl |
1 |
2 |
91 |
Clotrifloetylen |
Chlorotrifluoroethy-lene |
C2ClF3 |
- |
5 |
92 |
Coban và hợp chất |
Cobalt and compounds |
Co |
0,05 |
0,1 |
93 |
Cresol |
Cresol |
C7H8O |
5 |
10 |
94 |
Crom VI oxit |
Chromium trioxide |
CrO3 |
0,05 |
0,1 |
95 |
Crom (III) (dạng hợp chất) |
Chromium (III) compounds |
Cr+3 |
0,5 |
- |
96 |
Crom (IV) (dạng hợp chất) |
Chromium (VI) compounds |
Cr+4 |
0,05 |
- |
97 |
Crom (VI) (dạng hoà tan trong nước) |
Chrom (VI) compound (water soluble) |
Cr+6 |
0,01 |
- |
98 |
Crotonalđehyt |
Crotonaldehyde |
CH3CHCHCHO |
5 |
10 |
99 |
Cumen |
Cumene |
C6H5CH(CCH3)2 |
80 |
100 |
100 |
Dầu khoáng (sương mù) |
Mineral (mist) |
|
5 |
10 |
101 |
Dầu mỏ |
Petroleum distillates (naphta) |
|
1600 |
- |
102 |
Dầu thông |
Turpentine |
C10H16 |
300 |
600 |
103 |
Dầu thực vật (dạng sương) |
Vegetable oil mist |
|
10 |
- |
104 |
Điamin 4, 4’ điphenylmetan |
Diamino 4, 4’-diphenyl methane |
NH2C6H4C6H4NH2 |
- |
0,8 |
105 |
Đimetyl-1,2-dibrom-2, 2-diclo etyl phosphat |
Dimethyl - 1, 2 - dibromo - 2,2 - dichlorethyl phosphate (Naled) |
(CH3O)2POOCHBrCBrCl2 |
3 |
6 |
106 |
Dung môi cao su |
Rubber solvent |
|
1570 |
- |
107 |
Dung môi stoddard |
Stoddard solvent (White spirit) |
|
525 |
|
108 |
Đá talc, hoạt thạch (bụi hô hấp) |
Soapston |
3MgO.4SiO2.H2O |
3 |
- |
109 |
Đá talc, hoạt thạch (chứa 1% quartz) |
Soapstone |
3MgO.4SiO2.H2O |
6 |
- |
110 |
Đecalin |
Decalin |
C10H18 |
100 |
200 |
111 |
Đemeton |
Demeton |
C8H19O3PS2 |
0,1 |
0,3 |
112 |
Điazinon |
Diazinon |
C12H21N2O3PS |
0,1 |
0,2 |
113 |
Điboran |
Diborane |
B2H6 |
0,1 |
0,2 |
114 |
1,2-Đibrom-3-clo-propan |
1,2 - Dibromo - 3 chloro - propane |
C3H5Br2Cl |
0,01 |
- |
115 |
Đibutyl phtalat |
Dibutyl phthalate |
C6H4(CO2C4H9)2 |
2 |
4 |
116 |
Đicloaxetylen |
Dichloroacetylene |
ClCCCl |
0,4 |
1,2 |
117 |
Điclobenzen |
Dichlorobenzene |
C6H4Cl2 |
20 |
50 |
118 |
Đicloetan |
Dichloroethane |
CH3CHCl2 |
4 |
8 |
119 |
1,1-Đicloetylen |
1,1- Dichloroethylene |
C2H2Cl2 |
8 |
16 |
120 |
Đicloetylen (1,2; Cis; Trans) |
Dichloroethylene (1,2; Cis; Trans) |
C2H2Cl2 |
790 |
1000 |
121 |
Điclometan |
Dichloromethane |
CH2Cl2 |
50 |
100 |
122 |
1,2-Điclopropan |
1,2- Dichloropropan |
C3H6Cl2 |
50 |
100 |
123 |
Điclopropen |
Dichloropropene |
C3H4Cl2 |
5 |
- |
124 |
Điclostyren |
Dichlorostyrene |
C8H6Cl2 |
50 |
- |
125 |
Điclovos |
Dichlorvos |
(CH3O)2PO2CHCCl2 |
1 |
3 |
126 |
Đicrotophos |
Dicrotophos |
C8H16NO5P |
0,25 |
- |
127 |
Đimetyl amin |
Dimethylamine |
C2H7N |
1 |
2 |
128 |
Đimetylfomamit |
Dimethyl formamide |
(CH3)2NCHO |
10 |
20 |
129 |
1,1 - Dimetylhyđrazin |
1,1 Dimethyl hydrazine |
(CH3)2 NNH2 |
0,2 |
0,5 |
130 |
Đimetyl phenol |
Dimethyl phenol |
C8H10O |
- |
2 |
131 |
Đimetyl sufat |
Dimethyl sulfate |
(CH3)2SO4 |
0,05 |
0,1 |
132 |
Đimetyl sunfoxit |
Dimethyl sulfoxide |
C2H6OS |
20 |
50 |
133 |
Đinitrobenzen |
Dinitrobenzene |
C7H6N2O4 |
- |
1 |
134 |
Đinitrotoluen (DNT) |
Dinitrotoluene (DNT) |
C6 H5CH3(NO2)2 |
1 |
2 |
135 |
Đioxathion |
Dioxathion |
C12 H26O6P2S4 |
0,2 |
- |
136 |
Điquat đibromua |
Diquat Dibromide |
C12 H12N2.2Br |
0,5 |
1 |
137 |
1,4 - Đioxan |
1,4-Dioxane |
OCH2CH2OCH2CH2 |
10 |
- |
138 |
Đồng (bụi) |
Copper (dust) |
Cu |
0,5 |
1 |
139 |
Đồng (hơi, khói) |
Copper (fume) |
Cu |
0,1 |
0,2 |
140 |
Đồng (dạng hợp chất) |
Copper compounds |
Cu |
0,5 |
1 |
141 |
Enđosunfan |
Endousulfan |
C9H6Cl6O3S |
0,1 |
0,3 |
142 |
2, 3 - Epoxy 1 - propanol |
2, 3 - Epoxy 1 - propanol |
C3H6O2 |
1 |
5 |
143 |
EPN |
EPN (o - ethyl - o - paranitrophenyl - phosphonothioate) |
C18H14NO4PS |
0,5 |
- |
144 |
Etanolamin |
Ethanolamine |
NH2C2H4OH |
8 |
15 |
145 |
Ete điglyxiđyl |
Diglycidyl ether |
C6H10O3 |
0,5 |
- |
146 |
Ete cloetyl |
Chloroethyl ether |
C4H8Cl2O |
- |
2 |
147 |
Ete clometyl |
Chloromethyl ether |
(CH2Cl)2O |
0,003 |
0,005 |
148 |
Ete etyl |
Ethyl ether |
C2H5OC2H5 |
1000 |
1500 |
149 |
Ete isopropyl |
Isopropyl glycidyl ether |
(CH3)2CHOCH(CH3)2 |
200 |
300 |
150 |
Ete resorcinol monometyl |
Resorcinol monomethyl Ether |
C7H8O2 |
- |
5 |
151 |
Etyl-amin |
Ethylamine |
CH3CH2NH2 |
18 |
30 |
152 |
Etylen |
Ethylene |
C2H4 |
1150 |
- |
153 |
Etyl mercaptan |
Ethanethiol (Ethylmercaptan) |
C2H5SH |
1 |
3 |
154 |
Etylenđibromua |
Ethylene dibromide |
BrCH2 CH2Br |
1 |
- |
155 |
Etylen glycol (son khí, hạt, mù sương) |
Ethylene glycol |
|
10 |
20 |
156 |
Etylen glycol (hơi) |
Ethylene glycol |
C2H6O2 |
60 |
125 |
157 |
Etylen glycol đinitrat |
Ethylene glycol dinitrate |
C2H4(O2NO)2 |
0,3 |
0,6 |
158 |
Etylen oxit |
Ethylene oxide |
C2H4O |
1 |
2 |
159 |
Etylen perclorua |
Perchloroethylene |
C2Cl4 |
70 |
170 |
160 |
Etyliđen norbornen |
Ethylidene norbornene |
C9H12 |
- |
20 |
161 |
Fensunfothion |
Fensulfothion |
C11H17O4PS2 |
0,1 |
- |
162 |
Fenthiol |
Fenthiol |
C10H15O3PS2 |
0,1 |
- |
163 |
Flo |
Fluorine |
F2 |
0,2 |
0,4 |
164 |
Florua (các hợp chất F) |
Fluorides |
|
1 |
2 |
165 |
Fomalđehyt |
Formaldehyde |
HCHO |
0,5 |
1 |
166 |
Fomanit |
Formamide |
HCONH2 |
15 |
30 |
167 |
Fufural |
Furfural |
C4H3OCHO |
10 |
20 |
168 |
Fufuryl alcol |
Furfuryl alcohol |
C5H6O2 |
20 |
40 |
169 |
Hắc ín than đá (hơi) |
Coal Tar pitch volatiles |
|
- |
0,1 |
170 |
Halothan |
Halothane |
C2HBrClF3 |
8 |
24 |
171 |
Hỗn hợp của etan thuỷ ngân (II) Clorua và linđan |
Mekuran (mixture of ethylmer cuirc chloride and lindane) |
|
0,005 |
- |
172 |
Heptaclo |
Heptachlor (iso) |
C10H5Cl7 |
0,5 |
1,5 |
173 |
Heptan (tất cả các đồng phân) |
Heptan |
C7H14 |
800 |
1250 |
174 |
Hexaclo benzen |
Hexachlorobenzene |
C6Cl6 |
0,5 |
0,9 |
175 |
Hexaclo 1,3 - butadien |
Hexachloro 1,3-butadiene |
C4Cl6 |
- |
0,005 |
176 |
1, 2, 3, 4, 5, 6 - Hexacloxyclohexan |
1, 2, 3, 4, 5, 6 - hexachloro-cyclohexane |
C6H6Cl6 |
0,5 |
- |
177 |
Hexacloxyclopentađien |
Hexachlorocyclopen-tadiene |
C5Cl6 |
0,01 |
0,1 |
178 |
Hexaflo axeton |
Hexafluoroacetone |
(CF3)2CO |
0,5 |
0,7 |
179 |
Hexaflopropen |
Hexafluoropropene |
C6F6 |
- |
5 |
180 |
n-Hexan |
n - Hexane |
C6H6 |
90 |
180 |
181 |
Hyđrazin (và hyđrazine hyđrate, hyđrazine sunfate) |
Hyrazine |
H4N2 |
0,05 |
0,1 |
182 |
Hydrocacbon mạch thẳng (1 - 10 C) |
Hydrocarbons (1 - 10 C) |
|
- |
300 |
183 |
Hyđro florua |
Hydrogen fluoride |
HF |
0,1 |
0,5 |
184 |
Hyđro phosphit |
Hydrogen phosphide |
H3P |
0,1 |
0,2 |
185 |
Hyđro selenua |
Hydrogen selenide |
H2Se |
0,03 |
0,1 |
186 |
Hyđro sunfua |
Hydrogene sulfide |
H2S |
10 |
15 |
187 |
Hyđro xyanua |
Hydrogen cyanide |
HCN |
0,3 |
0,6 |
188 |
Hyđroxyt kiềm |
Hydroxydes (alkaline) (Alkali hydroxide) |
|
0,5 |
1 |
189 |
Hydroquinon |
Hydroquinone ( 1,4 - Dihydroxybenzene) |
C6H6O2 |
0,5 |
1,5 |
190 |
Iođo metan |
Iodomethane |
CH3I |
1 |
2 |
191 |
Iođofom |
Iodoform |
CHI3 |
3 |
10 |
192 |
Iot |
Iodine |
I2 |
1 |
2 |
193 |
Isopropyl glyxidyl ete |
Isopropyl glycidyl ether |
(CH3)2C2H2O(CH3)2 |
240 |
360 |
194 |
Isopropyl nitrat |
Isopropyl nitrate |
C3H7NO2 |
20 |
40 |
195 |
Kali cyanua |
Potassium cyanide |
KCN |
5 |
10 |
196 |
Khói hàn |
Welding fumes |
|
5 |
- |
197 |
Khí dầu mỏ |
Petroleum gas (liquefied) |
|
1800 |
2250 |
198 |
Kẽm Clorua |
Zinc chloride |
ZnCl2 |
1 |
2 |
199 |
Kẽm cromat |
Zinc Chromate |
CrO4Zn |
0,01 |
0,03 |
200 |
Kẽm florua |
Zinc fluoride |
F2Zn |
0,2 |
1 |
201 |
Kẽm oxit (bụi, khói) |
Zinc oxide (dust, fume) |
ZnO |
5 |
10 |
202 |
Kẽm phosphua |
Zinc phosphide |
P2Zn3 |
- |
0,1 |
203 |
Kẽm stearat (bụi tổng số) |
Zinc stearate (inhalable dust) |
Zn(C18H35O2)2 |
10 |
20 |
204 |
Kẽm stearat (bụi hô hấp) |
Zinc stearate (respirable dust) |
Zn(C18H35O2)2 |
5 |
- |
205 |
Kẽm sunfua |
Zinc sulfide |
ZnS |
- |
5 |
206 |
Long não |
Camphor |
C10H16O |
2 |
6 |
207 |
Magie oxit |
Magnesium oxide |
MgO |
5 |
10 |
208 |
Malathion |
Malathion |
C10H19O6PS2 |
5 |
- |
209 |
Mangan và các hợp chất |
Manganese and compounds |
Mn |
0,3 |
0,6 |
210 |
Metalyl Clorua |
Methallyl chloride |
C4H7Cl |
- |
0,3 |
211 |
Metan thiol |
Methane thiol |
CH4S |
1 |
2 |
212 |
Metoxyclo |
Methoxychlor |
Cl3CCH(C6H4OCH3)2 |
10 |
20 |
213 |
Metyl acrylat |
Methyl acrylate |
CH2CHCOOCH3 |
20 |
40 |
214 |
Metyl acrylonitril |
Metyl acrylonitrile |
CH2C(CH3)CN |
3 |
9 |
215 |
2- Metylaziridin |
2 - Methyl aziridine |
C8H16N2O7 |
5 |
- |
216 |
Metyl amin |
Methylamine |
CH5N |
5 |
24 |
217 |
Metyl axêtat |
Methyl acetate |
CH3COOCH3 |
100 |
250 |
218 |
Metyl etyl xeton |
Methyl ethyl keton |
C4H8O |
150 |
300 |
219 |
2- Metylfuran |
2 - Methyl furan |
C5H6O |
- |
1 |
220 |
Metyl hydrazin |
Methyl hydrazine |
CH3NHNH2 |
0,08 |
0,35 |
221 |
Metyl mercaptan |
Methyl mercaptan |
CH3SH |
1 |
2 |
222 |
Metyl meta crylat |
Methyl methacrylate |
CH2C(CH3)COOCH3 |
50 |
150 |
223 |
Metyl silicat |
Methyl silicate |
C4H12O4Si |
- |
6 |
224 |
Mevinphos |
Mevinphos |
C7H13O6Pi |
0,1 |
0,3 |
225 |
Monocrotophos |
Monocrotophos |
C7H14NO5P |
0,25 |
- |
226 |
Muối sắt |
Ferric salt (as Fe) |
|
1 |
2 |
227 |
Muội than |
Carbon black |
C |
3,5 |
7 |
228 |
Nalet |
Naled |
(CH3O)2P(O) OCHBrCBrCl2 |
3 |
6 |
229 |
Naphtalen |
Naphthalene |
C10H8 |
40 |
75 |
230 |
Naphtalen đã clo hoá |
Chlorinated naphthalenes |
|
0,2 |
0,6 |
231 |
Natri bisulfit |
Sodium bisulfite |
NaHSO3 |
5 |
- |
232 |
Natri borat |
Sodium borate |
Na2B4O7 |
1 |
- |
233 |
Natri cyanua |
Sodium cyanide |
NaCN |
5 |
10 |
234 |
Natri floaxetat |
Sodium fluoroacetate |
FCH2COONa |
0,05 |
0,1 |
235 |
Natri metabisunfit |
Sodium metabisulfite (Disodium pyrosulfite) |
Na2S2O5 |
5 |
- |
236 |
Natri nitrua |
Sodium azide |
NaN3 |
0,2 |
0,3 |
237 |
Neopren |
Neoprene |
C4H5Cl |
10 |
30 |
238 |
Nhôm và hợp chất |
Aluminum and compounds |
Al |
2 |
4 |
239 |
Nicotin |
Nicotine |
C10H14N2 |
0,5 |
1 |
240 |
Niken và các dạng hợp chất (hoà tan) |
Nickel and compounds (soluble) |
Ni |
0,05 |
0.25 |
241 |
Niken (II, III) oxit |
Nickel monoxide |
NiO, Ni2O3 |
0,1 |
- |
242 |
Niken cacbonyl |
Nickel carbonyl |
C4NiO4 |
0,01 |
0,02 |
243 |
Nitơ đioxit |
Nitrogen dioxide |
NO2 và N2O4 |
5 |
10 |
244 |
Nitơ mono oxit |
Nitrogen monoxide |
NO |
10 |
20 |
245 |
Nitơ triflorua |
Nitrogene trifluoride |
NF3 |
30 |
45 |
246 |
Nitro benzen |
Nitrobenzene |
C6H5NO2 |
3 |
6 |
247 |
1- Nitro butan |
1- Nitrobutane |
CH3(CH2)3NO2 |
- |
30 |
248 |
Nitro etan |
Nitro ethane |
C2H5NO |
30 |
- |
249 |
Nitro metan |
Nitromethane |
CH3NO2 |
30 |
- |
250 |
1- Nitropropan |
1-Nitropropane |
CH3(CH2)2NO2 |
30 |
60 |
251 |
Nitro toluen |
Nitrotoluene |
CH3C6H4NO2 |
11 |
22 |
252 |
Nitroglyxerin |
Glycerol trinitrate (Nitroglycerine) |
CH2NO3CHNO3CH2NO3 [C3H5(NO3)3] |
0,5 |
1 |
253 |
2 - Nitropropan |
2-Nitropropane |
CH3(CH2)2NO2 |
18 |
- |
254 |
Octan (tất cả các đồng phân) |
Octane |
C10H22 |
900 |
1400 |
255 |
Osmi tetroxit |
Osmium tetroxide |
OsO4 |
0,002 |
0,003 |
256 |
Ozon |
Ozone |
O3 |
0,1 |
0,2 |
257 |
Paraquat |
Paraquat |
(CH3(C5H4N)2CH3).2Cl |
0,1 |
0,3 |
258 |
Parathion |
Parathion |
(C2H5O)2PSOC6H4NO2 |
0,05 |
0,1 |
259 |
Pentaboran |
Pentaborane |
B5H9 |
0,01 |
0,02 |
260 |
Penta clorophenol |
Pentachlorophenol |
C6Cl5OH |
0,2 |
0,4 |
261 |
Percloryl florua |
Perchloryl fluoride |
ClO3F |
14 |
25 |
262 |
Phenol |
Phenol |
C6H5OH |
4 |
8 |
263 |
Phenyl hyđrazin |
Phenyl hydrazine |
C6H5 NHNH2 |
1 |
2 |
264 |
Phenyl isoxyanat |
Phenyl isocxyanate |
C7H5NO |
0,02 |
0,05 |
265 |
Phenylen điamin |
Phenylene diamine |
C6H8N2 |
0,1 |
0,2 |
266 |
Phenylphosphin |
Phenyl phosphine |
C6H7P |
- |
0,25 |
267 |
Phorat |
Phorate |
(C2H5O)2P(S)SCH2S-C2H5 |
0,05 |
0,2 |
268 |
Phosgen |
Phosgene |
COCl2 |
0,2 |
0,4 |
269 |
Phosphin |
Phosphine |
PH3 |
0,1 |
0,2 |
270 |
Phospho (trắng, vàng) |
Phosphorus(White, yellow) |
P4 |
0,03 |
0,1 |
271 |
Phospho oxyclorua |
Phosphoruos oxy chloride |
POCl3 |
0,6 |
1,2 |
272 |
Phospho triclorua |
Phosphorus trichloride |
PCl3 |
1 |
2 |
273 |
Phosphopentaclorua |
Phosphorous pentachloride |
PCl5 |
1 |
2 |
274 |
Picloram (iso) |
Picloram (iso) |
|
10 |
20 |
275 |
Propoxur |
Propoxur |
CH3NHCOOC6H4OCH(CH3)2 |
0,5 |
1,5 |
276 |
n-Propyl axetat |
n-Propylacetat |
CH3COOCH2CH2CH3 |
200 |
600 |
277 |
-Propiolacton |
-Propiolactone |
C3H4O2 |
1 |
2 |
278 |
Propylenimin |
Propylenimine |
C3H7N |
- |
5 |
279 |
Pyrethrin |
Pyrenthrin |
C21H28O3 |
5 |
10 |
280 |
Pyriđin |
Pyridine |
C5H5N |
5 |
10 |
281 |
Quinon |
Quinone |
C6H4O2 |
0,4 |
12 |
282 |
Resorcinol |
Resorcinol (1,3 - Dihydroxybenze) |
C6H6O2 |
45 |
90 |
283 |
Rượu alylic |
Allyl alcohol |
CH2CHCH2OH |
3 |
6 |
284 |
Rượu etylic |
Ethanol |
CH3(CH2)OH |
1000 |
3000 |
285 |
Rượu fufuryl |
Furful alcohol |
C5H6O2 |
20 |
40 |
286 |
Rượu metylic |
Methanol |
CH3OH |
50 |
100 |
287 |
Rượu n - amylic |
n - Amyl alcohol |
CH3(CH2)4OH |
100 |
200 |
288 |
Rượu propylic |
Propanol |
CH3(CH2)2OH |
350 |
600 |
289 |
Rượu propargyl |
Propargyl alcohol |
HCCCH2OH |
2 |
6 |
290 |
Rotenon |
Rotenone (Derris) |
C23H22O6 |
5 |
10 |
291 |
Sáp parafin (khói) |
Paraffin wax |
|
1 |
6 |
292 |
Sắt (III) oxit (bụi, khói) |
Ferric oxide (dust, fume) |
Fe2O3 |
5 |
10 |
293 |
Sắt cacbonyl |
Iron carbonyl |
C5FeO5 |
0,08 |
0,1 |
294 |
Selen và các hợp chất |
Selenium and compounds |
Se |
0,1 |
1 |
295 |
Senlen đioxit |
Selenium dioxide |
O2Se |
- |
0,1 |
296 |
Stibin (antinon hyđrua) |
Stibine |
SbH3 |
0,2 |
0,4 |
297 |
Strychnin |
Strychnine |
C21H22N2O2 |
0,15 |
0,3 |
298 |
Selen hexaflorua |
Selenium hexafluoride |
SeF6 |
0,2 |
- |
299 |
Silan |
Silane |
H2Si |
0,7 |
1,5 |
300 |
Stearat |
Stearates |
|
10 |
- |
301 |
Styren |
Styrene |
C6H5CH CH2 |
85 |
420 |
302 |
Sunfua clorua |
Sulfur chloride |
S2Cl2 |
5 |
10 |
303 |
Sunfua đioxit |
Sulfur dioxide |
SO2 |
5 |
10 |
304 |
Sunfuryl florua |
Sunfuryl fluoride |
F2SO2 |
20 |
40 |
305 |
Sunfua tetraflorua |
Sulfur tetrafluoride |
SF4 |
0,4 |
1 |
306 |
Telu |
Tellurium |
Te |
0,01 |
- |
307 |
Telu hexaflorua |
Tellurium hexafluoride |
F6Te |
0,1 |
- |
308 |
Tetracloetylen |
Tetrachloroethylene |
C2CL4 |
60 |
- |
309 |
1,1,7,7 Tetracloheptan |
1,1,7,7 Tetrachloroheptane |
C7H12Cl4 |
- |
1 |
310 |
Tetra etyl pyrophosphat |
Tetraethyl pyrophosphate |
C8H20O7P2 |
0,05 |
0,2 |
311 |
Tetralin |
Tetralin |
C10 H12 |
100 |
300 |
312 |
Tetrametyl sucxinonitril |
Tetramethyl succinonitrile |
(CH3)2C2(CN)2(CH3)2 |
3 |
6 |
313 |
Tetranitrometan |
Tetranitromethane |
CH3(NO2)4 |
8 |
24 |
314 |
Thiếc (hữu cơ) |
Tin (organic) |
Sn |
0,1 |
0,2 |
315 |
Thiếc (vô cơ) |
Tin (inorganic) |
Sn |
1 |
2 |
316 |
Thiếc oxit |
Tin oxide |
SnO2 |
2 |
- |
317 |
Thionyl chlorua |
Thionyl Chloride |
Cl2OS |
5 |
- |
318 |
Thiophenol |
Benzenethiol |
C6H6S |
2 |
- |
319 |
Thuỷ ngân hữu cơ |
Mercury compounds (organic) |
Hg |
0,01 |
0,03 |
320 |
Titan |
Titanium |
Ti |
10 |
- |
321 |
Thiram |
Thiram |
(CH3)2 (SCSN)2 (CH3)2 |
5 |
10 |
322 |
Thuốc lá (bụi) |
Tobacco (dust) |
|
2 |
5 |
323 |
Thuỷ ngân và hợp chất thuỷ ngân vô cơ |
Mercury and compounds (inorganic) |
Hg |
0,02 |
0,04 |
324 |
Titan đioxit (bụi hô hấp) |
Titanium dioxide (respirable dust) |
TiO2 |
5 |
- |
325 |
Titan đioxit (bụi tổng số) |
Titanium dioxide (inhalable dust) |
TiO2 |
6 |
10 |
326 |
Toluen |
Toluene |
C6H5CH3 |
100 |
300 |
327 |
Toluen điisoxyanat |
Toluene diisocyanate |
C9H6N2O2 |
0,04 |
0,07 |
328 |
(m-, o-, p-) Toluiđin |
(m-, o-, p-) Toluidine |
CH3C6H4NH2 |
0,5 |
1 |
329 |
Tribrom metan |
Tribromometan |
CHBr3 |
5 |
15 |
330 |
Tributyl phosphat |
Tributyl phosphate |
C12H27O4P |
2,5 |
5 |
331 |
Tricloetan |
Trichloroethane |
C2H3Cl3 |
10 |
20 |
332 |
Tricloetylen |
Trichloroethylene |
C2HCl3 |
20 |
40 |
333 |
Trinitrobenzen |
Trinitrobenzene |
C6H3(NO2)3 |
- |
1,0 |
334 |
Triclo nitrobenzen |
Trichloro nitrobenzene |
C6H2Cl3NO2 |
- |
1,0 |
335 |
2, 4, 6 - Trinitrotoluen (TNT) |
2, 4, 6 - Trinitrotoluene |
CH3C6H2(NO2)3 |
0,1 |
0,2 |
336 |
Tritolyl phosphat |
Tritolyl phosphate |
C21H21O4P |
0,1 |
0,2 |
337 |
Urani và hợp chất |
Uranium and compounds |
U |
0,2 |
- |
338 |
Vanadi pentoxit (bụi hô hấp, khói) |
Vanadium penta oxide |
V2O5 |
0,05 |
0,1 |
339 |
Vanadi |
Vanadium |
V |
0,5 |
1,5 |
340 |
Vinyl axetat |
Vinyl acetate |
CH2CHOOCCH3 |
10 |
30 |
341 |
Vinyl bromua |
Vinyl bromide |
CH2CBr |
20 |
40 |
342 |
Vinyl clorua |
Vinyl chloride |
C2H3Cl |
1 |
5 |
343 |
Vinyl xyclohexenđioxit |
Vinyl cyclohexene dioxide (930) |
C8H12O2 |
60 |
120 |
344 |
Warfarin |
Warfarine |
C19H16O4 |
0,1 |
0,2 |
345 |
Wofatox |
Wofatox |
C8H10NO5PS |
0,1 |
0,2 |
346 |
Xăng |
Petrol (Petrol distillates, gazonline) |
|
300 |
- |
347 |
Xenluloza (bụi tổng số) |
Cellulose (inhalable dust) |
|
10 |
20 |
348 |
Xenluloza (bụi hô hấp) |
Cellulose (respirable dust) |
|
5 |
- |
349 |
Xesi hydroxit |
Cesium hydroxide |
CsOH |
2 |
- |
350 |
Xyanogen |
Cyanogene |
NCCN |
4 |
20 |
351 |
Xyanogen clorua |
Xyanogene chloride |
ClCN |
0,3 |
0,6 |
352 |
Xyanua |
Cyanides |
CN(K, Na) |
0,3 |
0,6 |
353 |
Xyclohexan |
Cyclohexane |
C6H12 |
500 |
1000 |
354 |
Xyclohexanol |
Cychlohexanol |
C6H11OH |
100 |
200 |
355 |
Xylen |
Xylene |
C6H4(CH3)2 |
100 |
300 |
356 |
Xyliđin |
Xylidine |
(CH3)2C6H3NH2 |
5 |
10 |
NĂM (05) NGUYÊN TẮC VÀ BẢY (07) THÔNG SỐ VỆ SINH LAO ĐỘNG
I. NGUYÊN TẮC 1 - ECGÔNÔMI THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG LAO ĐỘNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Hướng dẫn các nguyên tắc ecgônômi cho việc thiết kế các hệ thống lao động để tạo điều kiện lao động tối ưu, đảm bảo an toàn, thoải mái và sức khoẻ của con người, có tính đến hiệu quả kỹ thuật và kinh tế.
2. Đối tượng áp dụng: Các hệ thống lao động trong tất cả các cơ sở có sử dụng lao động (cơ sở sản xuất, kinh doanh, văn phòng...)
3. Khái niệm:
Các khái niệm trong nguyên tắc này được hiểu như sau:
3.1. Cơ sở làm việc: tất cả mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, văn phòng...
3.2. Hệ thống lao động: bao hàm sự kết hợp con người và thiết bị lao động, hoạt động cùng với nhau trong quá trình lao động, thực hiện nhiệm vụ lao động, tại không gian làm việc, trong môi trường lao động, dưới các điều kiện bắt buộc bởi nhiệm vụ lao động.
3.3. Nhiệm vụ lao động: Một kết quả có mục đích trước của hệ thống lao động.
3.4. Trang thiết bị lao động: Dụng cụ, máy móc, xe cộ, các thiết bị máy, đồ đạc hệ thống máy hoặc các thành phần khác được sử dụng trong hệ thống lao động.
3.5. Quá trình lao động: Sự liên tục về thời gian và không gian của các tác động qua lại của con người, trang thiết bị lao động, vật liệu, năng lượng và thông tin trong vòng hệ thống lao động.
3.6. Không gian lao động: Thể tích cho phép một hoặc nhiều người trong hệ thống lao động thực hiện nhiệm vụ lao động.
3.7. Môi trường lao động: Các yếu tố văn hoá, xã hội, sinh học, hoá học và lý học xung quanh một người trong không gian làm việc của người đó.
3.8. Stress lao động (hoặc là gánh nặng bên ngoài): Toàn bộ những điều kiện lao động và yêu cầu bên ngoài đối với hệ thống lao động tác động xấu đến tình trạng tâm lý và (hoặc) sinh lý của con người.
3.9. Căng thẳng trong lao động (hoặc là phản ứng bên trong): là những ảnh hưởng của stress lao động lên một người tuỳ thuộc vào đặc điểm và khả năng cá nhân.
3.10. Mệt mỏi trong lao động:
Các biểu hiện toàn thân hay cục bộ không mang tính bệnh học do căng thẳng của lao động. Có khả năng phục hồi hoàn toàn khi nghỉ ngơi.
4. Các nguyên tắc hướng dẫn chung
4.1. Thiết kế không gian lao động và trang thiết bị lao động
a. Thiết kế liên quan tới các kích thước cơ thể:
Thiết kế không gian làm việc và trang thiết bị lao động buộc phải dựa vào các kích thước cơ thể người và quá trình lao động. Không gian làm việc phải thích ứng với người lao động.
b. Tư thế:
- Người lao động có thể xen kẽ giữa tư thế ngồi và đứng. Nếu phải chọn một trong các tư thế này thì tư thế ngồi thường được ưa thích hơn tư thế đứng. Tư thế đứng có thể cần do quy trình lao động.
- Các tư thế không được gây mệt mỏi trong lao động do sự căng cơ tĩnh kéo dài. Tư thế có thể thay đổi được.
c. Sức bền của cơ:
- Sự đòi hỏi sức mạnh của cơ phải phù hợp với khả năng thể lực của người lao động.
- Các nhóm cơ tham gia phải đủ mạnh để đáp ứng các yêu cầu về lực. Nếu các yêu cầu về lực là quá mức thì cần bổ sung thêm các nguồn năng lượng hỗ trợ trong quá trình lao động.
- Phải tránh việc duy trì sự căng cơ tĩnh kéo dài ở cùng một nhóm cơ
d. Các chuyển động của cơ thể:
- Phải thiết lập sự thăng bằng tốt giữa các chuyển động. Sự di động được ưa thích hơn là bất động trong một thời gian dài.
- Các chuyển động yêu cầu chính xác cao không được đòi hỏi sự gắng sức đáng kể lực cơ.
- Việc thực hiện và phối hợp các chuyển động phải dễ dàng bằng các thiết bị điều khiển thích ứng.
e. Thiết kế các ký hiệu, màn hình và bàn điều khiển.
- Các tín hiệu, màn hình phải được chọn lựa, thiết kế và sắp đặt thích hợp với các đặc tính của tri giác con người, đặc biệt:
+ Tính chất và số các tín hiệu và màn hình phải thích hợp với các đặc tính của thông tin.
+ Để đạt được việc nhận biết thông tin rõ ràng thì ở nơi có nhiều màn hình, chúng phải được đặt trong một không gian có sự định hướng rõ ràng, chắc chắn và nhanh. Sự sắp xếp có thể theo chức năng hoặc theo quá trình kỹ thuật hoặc tầm quan trọng và tần xuất sử dụng các thông tin đặc biệt.
+ Bản chất và thiết kế các tín hiệu và màn hình phải đảm bảo nhận biết rõ ràng. Điều này áp dụng đặc biệt cho các tín hiệu nguy hiểm.
+ Trong các hoạt động kéo dài mà sự quan sát và giám sát chiếm ưu thế, phải tránh các ảnh hưởng quá tải hoặc dưới tải bằng cách thiết kế và sắp đặt các tín hiệu và màn hình.
f. Các bảng điều khiển:
- Loại, thiết kế và sắp đặt các bảng điều khiển tương ứng với công việc điều khiển, thực hiện theo các đặc tính của con người bao gồm các phản ứng đáp trả có hiểu biết và bẩm sinh.
- Sự di động hay cố định của bảng điều khiển phải được chọn lọc dựa trên cơ sở của công việc điều khiển và các số liệu về nhân trắc và cơ sinh học.
- Chức năng của các bảng điều khiển phải dễ nhận biết để tránh nhầm lẫn.
- ở nơi có nhiều bảng điều khiển phải sắp đặt sao cho rõ ràng, đảm bảo thao tác an toàn và nhanh. Điều này có thể thực hiện tương tự như đối với các tín hiệu bằng cách hợp thành nhóm theo chức năng của quá trình mà chúng được sử dụng v.v....
- Các bảng điều khiển khẩn cấp được bảo vệ an toàn, đề phòng các thao tác sơ suất.
4.2. Thiết kế môi trường lao động
Phụ thuộc vào hệ thống lao động, cần chú ý đặc biệt những điểm sau đây:
- Các kích thước của nhà xưởng (sắp đặt chung, không gian làm việc và không gian cho đi lại) phải thích hợp.
- Không khí sạch phải điều chỉnh theo các yếu tố sau:
+ Số lượng người trong phòng,
+ Mức độ đòi hỏi lao động thể lực,
+ Kích thước nhà xưởng (phải tính đến các thiết bị lao động)
+ Sự phát ra các chất gây ô nhiễm trong phòng,
+ Các điều kiện nhiệt.
- Phải cung cấp đủ ánh sáng
Chiếu sáng phải sao cho có tầm nhìn tốt nhất đối với các hoạt động được yêu cầu. Phải chú ý đặc biệt các yếu tố sau:
+ Độ rọi.
+ Màu sắc.
+ Sự phân bố ánh sáng.
+ Không chói loá và phản chiếu không mong muốn.
+ Tương phản giữa độ dọi và màu sắc.
+ Tuổi của công nhân.
- Phải tiến hành chọn màu sắc cho phòng và cho các thiết bị lao động, ảnh hưởng của chúng đến sự phân bố độ dọi, đến cấu trúc và chất lượng của trường thị giác và đến tri giác màu sắc an toàn.
- Môi trường lao động thính giác phải tránh các ảnh hưởng có hại hoặc khó chịu của tiếng ồn, kể cả các ảnh hưởng này từ các nguồn bên ngoài.
- Rung và các tác động truyền tới con người phải không được quá mức để tránh gây nên tổn thương thực thể, các phản ứng sinh lý, bệnh hoặc các rối loạn cảm giác vận động.
- Phải tránh sự tiếp xúc của công nhân với các vật liệu nguy hiểm và bức xạ có hại.
- Trong khi lao động ngoài trời, phải phòng hộ thích hợp chống lại các ảnh hưởng bất lợi của khí hậu, ví dụ chống nóng, lạnh, gió, mưa v.v...
4.3. Thiết kế quá trình lao động
- Thiết kế quá trình lao động phải bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho con người, tạo cho họ cảm giác dễ chịu, thoải mái và dễ dàng thực hiện công việc, đặc biệt bằng cách tránh sự quá tải và dưới tải. Sự quá tải và dưới tải là do vượt quá các giới hạn trên và dưới của thang hoạt động các chức năng sinh lý hoặc tâm lý, ví dụ:
+ Gánh nặng thể lực và gánh nặng giác quan gây mệt mỏi.
+ Trái lại, gánh nặng dưới tải hoặc lao động đơn điệu lại giảm bớt sự tỉnh táo.
- Các stress tâm lý và thể lực không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố được xem xét trên mà còn phụ thuộc vào nội dung và tính lặp lại các thao tác và vào sự kiểm soát của con người suốt quá trình lao động.
- Thực hiện các phương pháp cải thiện chất lượng của quá trình lao động, thí dụ:
+ Có một công nhân thực hiện một số thao tác liên tục thuộc cùng một hoạt động lao động thay vì là một số công nhân (mở rộng công việc).
+ Có một công nhân thực hiện các thao tác liên tục thuộc các hoạt động lao động khác nhau thay vì là một số công nhân (công việc phong phú).
+ Thay đổi công việc, ví dụ: luân phiên công việc tự nguyện giữa các công nhân trên dây chuyền lắp ráp hoặc trong một đội làm việc trong một nhóm tự quản.
+ Nghỉ ngơi có tổ chức hoặc không có tổ chức.
- Trong việc thực thi các biện pháp nêu trên, đặc biệt chú ý:
+ Sự biến đổi về chứng mất ngủ và khả năng lao động qua ngày và đêm.
+ Sự khác nhau về khả năng lao động giữa các công nhân và sự thay đổi về tuổi.
+ Khả năng của từng người.
II. NGUYÊN TẮC 2 - ECGÔNÔMI THIẾT KẾ VỊ TRÍ LAO ĐỘNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Các nguyên tắc ecgônômi cơ bản để hướng dẫn việc thiết kế vị trí lao động trong mọi ngành kinh tế quốc dân nhằm thiết kế được các điều kiện lao động tối ưu về an toàn, thoải mái và sức khoẻ của con người, có tính đến hiệu quả kỹ thuật và kinh tế.
2. Đối tượng áp dụng: Mọi vị trí lao động
3. Khái niệm
Các khái niệm trong nguyên tắc này được hiểu như sau:
- Vị trí lao động là một khoảng không gian trong đó được trang bị các phương tiện kỹ thuật để một người hay một nhóm người làm việc, thực hiện một công việc hay một công đoạn.
- Vùng tiếp cận của trường vận động là một phần không gian của vị trí lao động, được giới hạn bằng những cung vẽ lên do cánh tay duỗi tối đa chuyển động bằng khớp vai
- Vùng dễ tiếp cận của trường vận động là một phần không gian của vị trí lao động, được giới hạn bằng những cung vẽ lên do cánh tay duỗi chuyển động bằng khớp vai (vùng bố trí các bộ phận điều khiển thường xuyên được sử dụng).
- Vùng tiếp cận tối ưu của trường vận động là một phần không gian của vị trí lao động, được giới hạn bằng những cung vẽ lên do cẳng tay chuyển động bằng khớp khuỷu (vùng bố trí các bộ phận điều khiển rất thường xuyên được sử dụng).
4. Nguyên tắc chung về ecgônômi
- Vị trí lao động phải thích ứng cho từng loại lao động cụ thể, phù hợp với khả năng và đặc điểm tâm sinh lý của người lao động.
- Khi thiết kế vị trí lao động cần bắt đầu từ việc phân tích cụ thể quá trình lao động của con người trên phương tiện cụ thể, dựa vào số liệu nhân trắc và các đặc điểm tâm sinh lý trong quá trình lao động, và đánh giá điều kiện vệ sinh của công việc.
- Tổ chức không gian vị trí lao động gồm: tính các kích thước dựa vào số liệu nhân trắc, chọn vùng làm việc, mặt phẳng thao tác thích hợp, tư thế lao động thoải mái đồng thời thiết kế, sắp đặt trang thiết bị hợp lý.
- Trang thiết bị máy móc phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người lao động (đặc biệt là đặc điểm nhân trắc, cơ sinh).
- Bố trí vị trí lao động trong mặt bằng sản xuất một cách tối ưu bao gồm cả việc đảm bảo an toàn và đủ lối đi cho mọi người.
- Phải đủ ánh sáng (tự nhiên và nhân tạo) cho cả công việc lao động và bảo dưỡng máy móc.
- Độ ồn, rung phát sinh từ các vị trí lao động, hoặc do các nguồn khác không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
- Phải có các biện pháp cần thiết để bảo vệ công nhân khỏi những tác động của các yếu tố nguy hiểm và độc hại trong sản xuất (các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và tâm sinh lý).
- Cần có những biện pháp phòng và giảm sự mệt mỏi của người lao động, ngăn chặn những stress tâm lý và những tác động có hại khác.
5. Nguyên tắc tổ chức không gian vị trí lao động:
- Khi thiết kế vị trí lao động cần phải đảm bảo các thao tác lao động được thực hiện trong vùng tiếp cận của trường vận động.
- Có 3 loại vùng tiếp cận của trường vận động:
* Vùng tiếp cận
* Vùng dễ tiếp cận
* Vùng tiếp cận tối ưu
- Đảm bảo không gian cho cả chân và bàn chân khi ngồi làm việc.
- Phải đảm bảo yêu cầu về tầm nhìn của vị trí lao động.
- Đảm bảo tối ưu cho vùng phản ánh thông tin (bộ phận hiển thị, biển báo, tín hiệu...) để người lao động tiếp nhận thông tin tốt nhất.
- Đảm bảo chiều cao bề mặt làm việc, khoảng cách từ mắt tới đối tượng cần quan sát, góc nhìn, kích thước không gian để cho chân.
- Kích thước và chiều cao ghế đối với những công việc ngồi phải thuận lợi cho việc thay đổi tư thế khi làm việc, ghế không được quá sâu, khoảng cách từ mặt ghế đến cạnh bàn không ít hơn 270 - 300mm.
III. NGUYÊN TẮC 3 - ECGÔNÔMI THIẾT KẾ MÁY MÓC, CÔNG CỤ
1. Phạm vi áp dụng
Các nguyên tắc ecgônômi cơ bản cho việc thiết kế máy móc, công cụ trong mọi ngành kinh tế quốc dân nhằm thiết kế được các máy móc, công cụ lao động tối ưu đảm bảo an toàn, thoải mái và sức khoẻ cho người lao động, có tính đến hiệu quả kỹ thuật và kinh tế.
2. Đối tượng áp dụng: Mọi máy móc, công cụ lao động.
3. Các nguyên tắc
- Dựa vào sự thay đổi kích thước của cơ thể khi vận động cả người hoặc từng phần trong không gian.
- Dựa vào biên độ chuyển động của các khớp. Trị giá các góc thoải mái của cơ thể.
- Dựa vào quy định lực tác dụng lên các bộ phận điều khiển.
- Nguyên tắc tiết kiệm chuyển động để đảm bảo tư thế thoải mái và vùng thao tác tối ưu.
- Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh và thẩm mỹ (hình dáng, màu sơn...).
- Nguyên tắc sử dụng số liệu nhân trắc: đối tượng sẽ sử dụng công cụ, sau đó chọn các số liệu nhân trắc làm cơ sở để xác định kích thước của máy móc, công cụ, xác định số phần trăm người phải thoả mãn theo thiết kế công cụ, máy móc.
IV. NGUYÊN TẮC 4 - CHIỀU CAO BỀ MẶT LÀM VIỆC
1. Phạm vi điều chỉnh: nguyên tắc thiết kế chiều cao bề mặt làm việc.
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các vị trí làm việc
3. Các nguyên tắc
|
Tính chất công việc |
Chiều cao vùng làm việc |
1 2 3 4
|
Công việc yêu cầu nhìn chính xác cao Công việc yêu cầu trợ giúp bàn tay Công việc yêu cầu cử động bàn tay tự do Thao tác với các vật liệu nặng (chỉ cho công việc với tư thế đứng) Công việc gồm nhiều yêu cầu khác nhau |
Trên mức khuỷu tay 10 - 20 cm Trên mức khuỷu tay 5 - 7cm Dưới mức khuỷu tay một chút Dưới mức khuỷu 10 - 30cm Được xác định theo yêu cầu công việc nhiều nhất |
V. NGUYÊN TẮC 5 - VỊ TRÍ LAO ĐỘNG VỚI MÁY VI TÍNH
1. Phạm vi áp dụng: Các nguyên tắc cơ bản cho việc thiết kế vị trí lao động với máy vi tính.
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các vị trí làm việc với máy vi tính để bàn.
3. Các nguyên tắc
3.1. Vị trí làm việc
- Vị trí làm việc phải được thiết kế để phù hợp với người lao động. Lý tưởng nhất là điều chỉnh được cho phù hợp với từng người. Trong trường hợp không điều chỉnh được thì thiết kế phải dựa vào kích thước nhân trắc của người ngưỡng 5% và 95%.
- Chiều cao mặt bàn làm việc, nếu điều chỉnh được, nên ở trong khoảng 65 - 75cm. Trong trường hợp không điều chỉnh được: 70 cm
- Độ cao của màn hình và bàn phím phải điều chỉnh được và sự điều chỉnh phải độc lập với nhau.
- Khoảng cách tối thiểu giữa hai người làm việc là 1 m (tính từ tâm vị trí lao động).
3.2. Bề mặt làm việc:
- Bề mặt làm việc không được sáng bóng gây chói loá, đủ rộng để đặt một số dụng cụ cần thiết như màn hình, bàn phím, chuột, tài liệu cho người làm việc được thoải mái.
- Nếu có giá giữ tài liệu thì giá phải vững, đặt ở vị trí sao cho người sử dụng không phải có những cử động bất lợi của đầu và mắt.
- Nếu công việc làm máy vi tính là chủ yếu thì đặt máy vi tính ngay trước người vận hành. Nếu công việc máy vi tính là thứ yếu thì đặt máy ở phía trái nếu người vận hành thuận tay phải hoặc ở phía phải nếu người vận hành thuận tay trái.
3.3. Ghế và tựa lưng:
- Ghế phải điều chỉnh được độ cao từ 35-50 cm, có thể xoay được.
- Ghế phải vững chãi. Không bọc bằng vật liệu tổng hợp không thấm nước.
- Lòng ghế sâu 38- 43 cm, rộng tối thiểu 45 cm, không sắc cạnh, có độ nghiêng 0 - 100, đỡ được trọng tâm cơ thể qua mông (không phải là qua đùi).
- Tỳ tay không cản trở thao tác trên bàn phím.
- Nếu cần di động, lắp bánh xe nhỏ vào ghế theo nguyên tắc 5 ngạnh.
- Tựa lưng điều chỉnh được thích hợp với vùng lưng (thắt lưng) đủ để đỡ lưng.
3.4. Khoảng để chân:
- Có khoảng không cho chân để người vận hành không bị gò bó.
- Nếu ghế cao quá cần có kê chân. Kê chân cần có độ dốc khoảng 300, bề mặt không trượt.
3.5. Tư thế người vận hành:
- Người vận hành cần được ngồi với tư thế thoải mái, có tựa lưng, chân ở trạng thái nghỉ trên sàn hay trên kê chân. Góc khuỷu tay xung quanh 900, góc giữa thân người với đùi trong khoảng 90-1200.
- Người vận hành cần tránh tư thế ngồi cố định trong một thời gian dài, có thể thay đổi vị trí, đứng lên, vươn duỗi hay đi lại nếu thấy mệt.
3.6. Góc nhìn và tầm nhìn:
- Góc nhìn tốt nhất là trong khoảng 10-300 dưới đường ngang mắt người vận hành. Cạnh trên của màn hình không được cao hơn tầm mắt. Góc tạo bởi đường từ mắt đến cạnh dưới của màn hình và đường ngang tầm mắt không được vượt 400.
- Tầm nhìn thích hợp là không nhỏ hơn 50cm.
3.7. Chiếu sáng và chống chói loá
- Chiếu sáng chung 300 - 700 lux. Với những nơi có yêu cầu thị giác đặc biệt thì có thể 700 - 1000 lux. Nếu cần đọc tài liệu thì có thể sử dụng chiếu sáng cục bộ nhưng cần che chụp để tránh chói loá cho mắt
- Giảm tới mức tối thiểu sự phản chiếu ánh sáng và sự chói loá: đặt nguồn sáng đúng, không dùng các bề mặt và các đồ vật sáng bóng...
- Đặt máy tính phải chú ý đến cửa sổ và nguồn sáng để các nguồn gây chói loá không phản chiếu lên màn hình. Bố trí máy sao cho cửa sổ không đối diện trực tiếp với màn hình hoặc ngược lại ở ngay sau màn hình. Nên đặt máy ở chỗ giao nhau của các nguồn sáng trên đầu hơn là đặt ngay dưới chúng.
- Màn hình cần có lớp phủ chống chói loá. Nếu không có lớp phủ chống chói thì phải đặt lên màn hình phương tiện chống phản chiếu để tránh chói loá do phản chiếu. Phương tiện này không được giảm độ nét của hình và chữ. Chỉ dùng tấm lọc chống chói loá khi không thể áp dụng các giải pháp khác.
- Tường cần có màu trang nhã và có độ phản chiếu thấp (không bóng). Các thiết bị xung quanh cũng phải có màu không bóng hoặc màu sẫm để tránh phản xạ các nguồn sáng. Tránh các bề mặt có độ phản chiếu cao, lấp lánh hay bóng loáng ở nơi làm việc.
3.8. Môi trường
- Nhiệt độ phòng làm việc 23 - 250C, độ ẩm tương đối tối đa là 75%.
- Thông khí tối thiểu 13 m3/giờ/người. Tốc độ gió không quá 0,5 m/giây.
- Tiếng ồn không quá 55 dBA.
3.9. Giải lao
- Sau mỗi giờ làm việc liên tục với máy vi tính cần có một khoảng thời gian ngắn để nghỉ hay làm việc nhẹ khác không liên quan đến màn hình. Tốt nhất khoảng thời gian này nên ra khỏi vị trí làm việc với máy vi tính.
- Nếu trong khoảng thời gian nghỉ ngắn này có thể tập thư giãn nhẹ các cơ hay mắt thì rất tốt.
- Thời gian nghỉ ngắn trên không được tính vào thời gian nghỉ.
VI. THÔNG SỐ 1 - VỊ TRÍ LAO ĐỘNG VỚI MÁY VI TÍNH
1. Phạm vi áp dụng
Các thông số cơ bản cho việc thiết kế vị trí lao động với máy vi tính dựa trên các nguyên tắc cơ bản đã nêu.
2. Đối tượng áp dụng: Các vị trí lao động với máy vi tính để bàn
3. Các thông số
TT |
Chỉ tiêu |
Kích thước |
1 |
Bàn, ghế, tư thế Chiều cao bàn: - Điều chỉnh được (cm) - Không điều chỉnh được (cm) - Chiều cao ghế (điều chỉnh được) (cm) Chiều sâu lòng ghế (cm) Chiều rộng tối thiểu của lòng ghế (cm) Độ dốc lòng ghế về phía tựa lưng (độ) Khoảng để chân (cm) Độ dốc kê chân (độ) Góc khuỷu tay (độ) Góc người - đùi (độ) Góc nhìn (dưới đường ngang mắt) (độ) Tầm nhìn (cm) |
65 - 70 70 35 - 50 38 - 43 45 0 - 10 19 30 85 - 95 90 - 120 10 - 30 >50 |
2 |
Môi trường - Chiếu sáng chung (lux): - bình thường - Có yêu cầu thị giác đặc biệt - Nhiệt độ (0C) - Độ ẩm tối đa (%) - Thông khí tối thiểu - Tốc độ gió (m/giây) - Tiếng ồn (dBA) |
300 -700 700- 1000 23 - 25 75 13 m3/giờ/người không quá 0,5 không quá 55 |
3 |
Thời gian làm việc liên tục |
1-2 giờ |
VII. THÔNG SỐ 2- CHIỀU CAO BỀ MẶT LÀM VIỆC
1. Phạm vi điều chỉnh
Các thông số cơ bản về chiều cao bề mặt làm việc.
2. Đối tượng áp dụng: Các vị trí lao động.
3. Các thông số:
Tư thế |
Loại công việc |
Chiều cao bề mặt làm việc (cm) |
||
Nam |
Nữ |
Nam và nữ |
||
Đứng |
Nhẹ |
88 - 102 |
85 - 97 |
86 - 99 |
Trung bình |
80 - 94 |
77 - 89 |
78 - 91 |
|
Nặng |
74 - 88 |
71 - 83 |
72 - 85 |
|
Ngồi |
Chính xác cao |
73 - 86 |
70 - 83 |
70 - 83 |
Chính xác |
65 - 78 |
62 - 75 |
64 - 77 |
|
Công việc nhẹ không đòi hỏi chính xác cao |
60 - 73 |
57 - 70 |
59 - 72 |
VIII. THÔNG SỐ 3 - KHOẢNG CÁCH NHÌN TỪ MẮT TỚI VẬT
1. Phạm vi điều chỉnh
Các thông số về khoảng cách nhìn từ mắt tới đối tượng làm việc
2. Đối tượng áp dụng: Các vị trí làm việc
3. Các thông số
TT |
Tính chất công việc |
Khoảng cách nhìn (từ mắt tới vật) |
1 2 3 4 |
Công việc đòi hỏi rất chính xác (lắp ráp các chi tiết nhỏ ...) Công việc đòi hỏi chính xác cao (vẽ, may, khâu...) Công việc đòi hỏi chính xác và chính xác vừa (đọc, thao tác tiện...) Công việc ít đòi hỏi chính xác |
12 - 25cm 25 - 35cm 35 - 50cm Trên 50cm |
1. Phạm vi điều chỉnh
Các thông số về góc nhìn trong việc thiết kế vị trí lao động để giúp cho người lao động làm việc thoải mái và có năng suất cao.
2. Đối tượng áp dụng: Các vị trí lao động
3. Các thông số góc nhìn so với đường nhìn thẳng 00
TT |
Tư thế lao động |
Góc nhìn |
1
2 |
Tư thế ngả về phía sau (ví dụ - công việc trong phòng điều khiển) Tư thế cúi về phía trước (ví dụ - công việc thực hiện tại bàn) |
150
450 |
* Góc nhìn được tính với cạnh gốc là đường ngang tầm mắt trong tư thế nhìn thẳng.
* Đối tượng lao động được quan sát thường xuyên phải đặt ở trường nhìn trung tâm phía trước.
X. THÔNG SỐ 5 - KHÔNG GIAN ĐỂ CHÂN
1. Phạm vi điều chỉnh
Các thông số về không gian để chân cho việc thiết kế vị trí lao động nhằm giúp cho con người lao động thoải mái và có năng suất cao.
2. Đối tượng áp dụng: Các vị trí lao động
3. Các thông số:
TT |
Tư thế lao động |
Không gian để chân |
1
2
3 |
Làm việc tư thế ngồi: Chiều rộng Chiều sâu tại mức đầu gối Chiều sâu tại mức sàn Làm việc ở tư thế đứng: Chiều sâu cho bàn chân Chiều cao cho bàn chân Khoảng không tự do phía sau công nhân lao động ở tư thế đứng |
60 cm 45 65
15 cm 15 cm 90 cm |
XI. THÔNG SỐ 6 - CHIỀU CAO NÂNG NHẤC VẬT
1. Phạm vi điều chỉnh:
Các thông số về chiều cao từ đất tới người thao tác nâng nhấc vật để giúp cho người lao động thoải mái và tránh được các rủi ro trong lao động.
2. Đối tượng áp dụng: Người lao động phải thao tác nâng nhấc vật nặng.
3. Các khái niệm
Các khái niệm dùng trong tiêu chuẩn này bao gồm:
- Chiều cao nâng nhấc bình thường: ở trong vùng từ khớp khuỷu tay đến khớp vai.
- Chiều cao nâng nhấc thấp: ở vùng dưới khớp khuỷu tay.
4. Các thông số
Mức |
Chiều cao nâng nhấc bình thường |
Chiều cao nâng nhấc thấp |
||||||
Khoảng cách tới tay cầm (cm) |
Khoảng cách tới tay cầm (cm) |
|||||||
< 30 |
30-50 |
50-70 |
>70 |
< 30 |
30-50 |
50-70 |
>70 |
|
Trọng lượng vật nâng nhấc (kg) |
Trọng lượng vật nâng nhấc (kg) |
|||||||
1 |
Vật nặng được nâng nhấc bằng máy dễ dàng |
|||||||
2 |
< 18 |
< 10 |
< 8 |
< 5 |
< 13 |
< 8 |
< 5 |
< 4 |
3 |
18-34 |
10-19 |
8-13 |
6-11 |
13-23 |
8-13 |
5-9 |
4-7 |
4 |
35-55 |
20-30 |
14-21 |
12-28 |
24-25 |
14-21 |
10-15 |
8-13 |
5 |
>55 |
>30 |
21 |
>18 |
>35 |
>21 |
>15 |
>8 |
XII. THÔNG SỐ 7: THÔNG SỐ SINH LÝ VỀ CĂNG THẲNG NHIỆT - TRỊ SỐ GIỚI HẠN
1. Phạm vi điều chỉnh: Trị số giới hạn cho các thông số sinh lý về căng thẳng nhiệt được xây dựng có tính đến các nguy cơ cho sức khoẻ của những người lao động khoẻ mạnh, có tính đến sự thích hợp với các kỹ thuật khác nhau để phát hiện những nguy cơ này.
2. Đối tượng áp dụng: người lao động ở tất cả các cơ sở làm việc trong môi trường nóng hoặc lạnh.
3. Tiêu chuẩn tham khảo: ISO 9886
4. Các thông số sinh lý về căng thẳng nhiệt
4.1. Nhiệt độ vùng lõi cơ thể
Nhiệt độ vùng lõi cơ thể không được trệch khỏi các giá trị được đưa ra trong mục 4.1.1 và 4.1.2.
4.1.1. Môi trường nóng
Các giá trị giới hạn sẽ tuỳ thuộc vào mức tăng nhiệt độ vùng lõi và thông số được sử dụng.
Nhiệt độ vùng lõi không được tăng quá 10C (hay là không vượt quá 380C) trong những trường hợp:
- Nếu nhiệt độ lõi được đo nhiều lần, dù dùng kỹ thuật nào.
- Khi không đo các thông số sinh lý khác.
Trong các điều kiện khác và đặc biệt khi nhiệt độ thực quản được theo dõi liên tục đồng thời với việc ghi nhịp tim, có thể cho phép giới hạn cao hơn như tăng 1,40C hay nhiệt độ là 38,50C.
Sự tăng nhiệt độ lên trên 38,50C có thể chịu đựng được khi có các điều kiện sau:
a. Đối tượng đã được khám về y học.
b. Họ đã thích nghi với nóng qua sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với môi trường đó với các nhiệm vụ đặc biệt.
c. Có sự giám sát y học liên tục và sẵn các phương tiện cấp cứu.
d. Nhiệt độ thực quản được theo dõi liên tục.
e. Đồng thời với việc theo dõi các thông số sinh lý khác - đặc biệt là nhịp tim.
f. Sự tiếp xúc có thể được ngừng ngay khi xuất hiện các triệu chứng không chịu được, như cảm thấy kiệt sức, chóng mặt, buồn nôn.
g. Công nhân có quyền rời nơi làm việc khi họ muốn.
Nhiệt độ lõi không được vượt quá 390C.
4.1.2. Môi trường lạnh:
Trong các môi trường lạnh, chỉ có đo nhiệt độ thực quản (tes), nhiệt độ trực tràng (tre) và nhiệt độ ổ bụng (tab) là thích hợp. Giới hạn thấp cho các nhiệt độ này là 360C. Điều kiện áp dụng:
a. Khi các nhiệt độ này được theo dõi từng lúc một.
b. Khi sự tiếp xúc sẽ được lặp lại trong cùng ngày.
c. Một số điều kiện rất hiếm có thể chịu được mức nhiệt độ thấp hơn trong thời gian ngắn.
d. Đối tượng đã được khám về mặt y học
e. Nhiệt độ da được theo dõi đồng thời và coi trọng giới hạn thích hợp.
f. Công nhân có quyền rời nơi làm việc khi họ muốn.
4.2. Trị giá giới hạn cho nhiệt độ da:
Vì các lý do tiếp xúc trước đó, các giới hạn được nói dưới đây chỉ liên quan tới ngưỡng đau.
Trong môi trường nóng, nhiệt độ da cục bộ tối đa là 400C. Trong môi trường lạnh là 200C đối với da trán và 100C đối với nhiệt độ các đầu chi (đặc biệt là đầu ngón tay và ngón chân).
4.3. Nhịp tim (HR):
Sự tăng nhịp tim (HRT) do căng thẳng nhiệt là 33 nhịp cho mỗi độ tăng của nhiệt độ lõi. Tuy nhiên, phản ứng tim với nhiệt độ rất khác nhau ở mỗi người. Vì thế, trong trường hợp HR là thông số sinh lý duy nhất được theo dõi để đặt giới hạn trên cho thành phần HRT ở khoảng 30 nhịp/phút là hợp lý. Trong các tình huống mà căng thẳng nhiệt có thể cao, cần phải đo cùng với nhiệt độ lõi. Ngoài ra, phải có phương tiện cho phép theo dõi nhịp tim thực tế trong suốt quá trình tiếp xúc.
Trị giá giới hạn của nhịp tim ở nơi làm việc không được vượt quá giới hạn tối đa của người trừ đi 20 nhịp/phút. Một cách lý tưởng đây phải được xác định bằng các test cá nhân. Nếu điều này không thể làm được, có thể dự tính bằng công thức sau:
HRL 0,85 A (A là tuổi tính bằng năm).
Theo đúng quy định của giới hạn tối đa cho nhiệt độ lõi là 390C, giới hạn tối đa cho việc tăng nhịp tim từ mức nhiệt ban đầu có thể tới 60 nhịp/phút. Điều này áp dụng vào cùng các trường hợp như trên và đặc biệt khi có sự giám sát về y tế và theo dõi liên tục.
4.4. Giảm thể trọng:
Trị giá giới hạn về giảm thể trọng cho những công nhân thích nghi là 800g và không thích nghi là 1300g tương ứng với tổng lượng nước mất là 3250g hay 5200g trong trường hợp cân bằng nước nhập vào bằng 75% tổng lượng nước mất.
Trị giá này nói đến đối tượng có diện tích da 1,8 m2 và có thể thích ứng với một đối tượng đã cho bằng cách nhân chúng với tỷ lệ giữa diện tích da ADu và diện tích da tham khảo 1,8 m2.
Trị giá giới hạn |
Người chưa thích nghi |
Người đã thích nghi |
||
Báo động |
Nguy hiểm |
Báo động |
Nguy hiểm |
|
Mức mồ hôi Nghỉ ngơi: M<65W/m2 SWmax W/m2 g/giờ Lao động: M>65W/m2 SWmax W/m2 g/giờ |
100 250
200 520 |
150 390
250 650 |
200 520
300 780 |
300 780
400 1040 |
Mất nước tối đa DmaxW.h/m2 G |
1 000 2 600 |
1 250 3 250 |
1 500 3 900 |
2 000 5 200 |
Trong đó: W oát h giờ g gram |
Ghi chú: * M mức chuyển hoá năng lượng
* SW Trọng lượng mồ hôi
|
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2002 KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, các tiêu chuẩn, nguyên tắc và thông số này được biên soạn với sự chủ trì của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, sự tham gia, đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia trong các viện nghiên cứu (Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh và Y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động), Trường đại học Y Hà Nội, các Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh và thành phố, các Bộ, Ngành và cơ quan hữu quan (Tổng cục Tiêu chuẩn kỹ thuật và đo lường, Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Bộ Lao động, Bộ Công nghiệp, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ...). Việc biên soạn tiêu chuẩn đã được sự tư vấn và hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới, đặc biệt là Ts. H.Ogawa, Bs. L. Milan, Bs. Cris Tunon, Bs. Pascal Broudon, Gs. Tod Kjellstrom, Gs. Wai on Phoons... |
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: Hai mươi mốt (21) tiêu chuẩn vệ sinh lao động
I. Tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh - phúc lợi
II. Tiêu chuẩn khoảng cách bảo vệ vệ sinh
III. Lao động thể lực - Tiêu chuẩn phân loại thao tác tiêu hao năng lượng
IV. Lao động thể lực - Tiêu chuẩn phân loại thao tác theo tần số nhịp tim
V. Tiêu chuẩn mang vác - Giới hạn trọng lượng cho phép
VI. Tiêu chuẩn chiếu sáng
VII. Tiêu chuẩn vi khí hậu
VIII. Tiêu chuẩn bụi silic
IX. Tiêu chuẩn bụi không chứa silic
X. Tiêu chuẩn bụi bông
XI. Tiêu chuẩn bụi amiăng
XII. Tiêu chuẩn tiếng ồn
XIII. Tiêu chuẩn rung
XIV. Tiêu chuẩn từ trường tĩnh - Mật độ từ thông
XV. Tiêu chuẩn từ trường tần số thấp - Mật độ từ thông
XVI. Tiêu chuẩn cường độ điện từ trường tần số thấp và điện trường tĩnh
XVII. Tiêu chuẩn cường độ điện từ trường dải tần số 30kHz - 300GHz
XVIII. Bức xạ tử ngoại - Giới hạn cho phép
XIX. Tiêu chuẩn phóng xạ
XX. Bức xạ tia X - Giới hạn cho phép
XXI. Hoá chất - Giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc
Phần thứ hai: Năm (05) nguyên tắc và bảy (07) thông số vệ sinh lao động
I. Nguyên tắc 1 - Ecgônômi thiết kế các hệ thống lao động
II. Nguyên tắc 2 - Ecgônômi thiết kế vị trí lao động
III. Nguyên tắc 3 - Ecgônômi thiết kế máy móc công cụ
IV. Nguyên tắc 4 - Bố trí vùng làm việc
V. Nguyên tắc 5 - Vị trí lao động với máy vi tính
VI. Thông số 1 - Vị trí lao động với máy vi tính
VII. Thông số 2 - Chiều cao bề mặt làm việc
VIII. Thông số 3 - Khoảng cách nhìn từ mắt tới vật
IX. Thông số 4 - Góc nhìn
X. Thông số 5 - Không gian để chân
XI. Thông số 6 - Chiều cao nâng nhấc vật
XII. Thông số 7 - Thông số sinh lý về căng thẳng nhiệt - Trị số giới hạn
THE MINISTRY OF HEALTH |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 3733/2002/QD-BYT |
Hanoi, October 10, 2002 |
DECISION
PROMULGATING 21 LABOR HYGIENE STANDARDS, 05 PRINCIPLES AND 07 LABOR HYGIENE MEASUREMENTS
THE MINISTER OF HEALTH
Pursuant to the Law on People’s health protection
Pursuant to the Government's Decree No. 68/CP of October 11, 1993 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
Upon obtaining the consent of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in the Official Dispatch No. 941/LDTBXH-BHLD of April 02, 2002; Vietnam Chamber of Commerce and Industry in the Official Dispatch No. 0850/PTM-VPGC of April 17, 2002.
At the proposal of the Director of Defensive Medicine Department – the Ministry of Health
DECIDES:
Article 1. Promulgating together with this Decision:
1. Twenty one (21) Standards of labor hygiene applicable to facilities that employ workers.
2. Five (05) principles and seven (07) measurements of labor hygiene being fundamental guidance for establishing working systems and positions, working machinery and tools, labor classification.
Article 2. This Decision takes effect after 15 days as from its promulgation. The provisions on labor hygiene from section 1 to section 8 in the fourth part “Provisions on labor hygiene” in the Decision No. 505-BYT/QD on April 13, 1992 of The Minister of Health on promulgating a number of Temporary hygiene standards are abolished.
Article 3. The Director of Defensive Medicine Department is responsible to organize, direct and inspect the implementation of this Decision.
Article 4. the Chief officers, the Chief Inspector, the Director of Defensive Medicine Department – the Ministry of Health, Heads of units affiliated to the Ministry of Health, the Directors of the Services of Health of central-affiliated cities and provinces are responsible to implement this Decision.
|
FOR THE MINISTER OF HEALTH |
TWENTY ONE (21) STANDARDS, FIVE (05) PRINCIPLES AND SEVEN (07) MEASUREMENTS OF LABOR HYGIENE
(Promulgated together with the Decision No. 3733/2002/QD-BYT of The Minister of Health on October 10. 2002)
Part 1: Twenty one (21) standards of labor hygiene
1. Standards of hygienic amenities
2. Standards of hygienic distance
3. Manual labor – Standards of task classification by energy consumption
4. Manual labor – Standards of task classification by heart rate
5. Carrying standard – Limited weight
6. Standards of lighting
7. Standards of microclimate
8. Standards of silicon dust
9. Standards of non-silicon dust
10. Standards of cotton dust
11. Standards of asbestos dust
12. Standards of noise
13. Standards of vibration
14. Standards of static magnetic field - Magnetic flux density
15. Standards of low-frequency magnetic field - Magnetic flux density
16. Standards of low-frequency electromagnetic field intensity and static electric field
17. Standards of intensity of electromagnetic field from 30kHz - 300GHz
18. Ultraviolet radiation – Acceptable limits
19. Standards of radioactivity
20. X-ray radiation – Acceptable limit
21. Chemicals – Acceptable limits in the working air.
Part 2: Five (05) principles and seven (07) measurements of labor hygiene
1. Principle 1 – Ergonomic design of labor systems
2. Principle 2 – Ergonomic design of labor positions
3. Principle 3 – Ergonomic design of machinery and tools
4. Principle 4 – Work area layout
5. Principle 5 – Work positions with computers
6. Measurement 1 – Work positions with computers
7. Measurement 2 – Height of work surfaces
8. Measurement 3 – Distance from eyes to things
9. Measurement 4 - View angle
10. Measurement 5 – Footrest
11. Measurement 6 – Lifting height
12. Measurement 7 – Physiological measurements of thermal strain - Limit values
Part 1
TWENTY ONE (21) STANDARDS OF LABOR HYGIENE
I. STANDARDS OF HYGIENIC AMENITIES
1. Scope of regulation: Specifying the number of hygienic amenities for workers.
2. Subjects of application: The facilities that employ workers (production facilities, business establishments, offices…)
3. Definition
The term is construed as follows:
- Hygienic amenities mean: The hygiene works and general amenities serving workers at facilities that employ workers.
4. Standards of hygienic amenities
Hygiene facilities |
Standard |
Scope of application |
Latrine pit |
By shift: 1- 10 people/pit 11- 20 people /pit 21 - 30 people /pit |
Facilities with: 1- 100 people 101 - 500 people Over 500 people |
Urinary pit |
By shift: 1- 10 people /pit 11- 20 people /pit 21 - 30 people /pit |
Facilities with: 1- 100 people 101 - 500 people Over 500 people |
Bathroom |
By shift: 1- 20 people /room 21- 30 people / room Over 30 people / room |
Facilities with: 1- 300 people 301 - 600 people Over 600 people |
Menstrual hygiene room |
By shift: 1- 30 females/ room Over 30 females/ room |
Facilities with: 1 - 300 people Over 300 people |
Hand-washing faucet |
By shift: 1 - 20 people / faucet 21 - 30 people / faucet Over 30 people / faucet |
Facilities with: 1 - 100 people 101 - 500 people Over 500 people |
Emergency clean water faucet |
1 - 200 people /faucet Over 200 people / faucet |
Facilities with: 1 - 1,000 people Over 1,000 people |
Clothes storing place |
1 person/slot, hook, or small locker. |
Facilities employing workers (production facilities, business establishments, offices…) |
Potable water |
1.5 liter/person/shift |
Facilities hiring workers (production facilities, business establishments, offices…) |
II. STANDARDS OF HYGIENIC DISTANCE
1. Scope of regulation: Minimum distance from the production facility to residential areas.
2. Subjects of application: These standards are applicable to facilities separately situated outside processing and exporting zones or industrial zones that emit toxic substances that harm the environment and human health.
3. Definition
The term is construed as follows:
- Standards of hygienic distance: is the minimum distance from the emission sources in the house, the producing facility or the technology line to residential areas.
4. Standards of hygienic distance:
4.1. Fuel
4.1.1. A distance of 1,000m for facilities:
a. Producing gas, lighting gas, vapor with production over 50,000 m3/hour.
b. Producing inflammable gas with production over 5,000 ton/year.
c. Conducting petroleum refinery and petrochemistry with over 0.5% sulphur.
d. Filtering and treating coal
e. Processing fuel slabs.
f. Producing semi-finished products being naphthalene with production over 2,000 ton/year.
g. Producing hydrocarbons by chloridization and hydrochloridization.
4.1.2. A distance of 500m for facilities:
a. Producing inflammable gas from fossil coal or peat with production from 5,000 – 50,000 m3/hour.
b. Processing fossil coal powder.
c. Conducting petroleum refinery and petrochemistry with production under 0.5% sulphur.
d. Producing acetylene from natural gas.
e. Producing inflammable gas with production from 1,000 to 5,000 m3/hour.
f. Processing fluoric gas.
g. Producing acetylene from hydrocarbide
4.1.3. A distance of 100m for facilities:
a. Producing inflammable gas from fossil coal or peat with production under 5,000 m3/hour.
b. Producing inflammable gas with production under 1,000 m3/year.
c. Producing matches
d. Producing compressed oxygen and hydrogen
e. Being fuel depots.
g. Selling petrol.
h. Storing inflammable and explosive materials.
4.2. Chemicals, fertilizers and rubber
4.2.1. A distance of 1,000m for facilities:
a. Producing nitrogen and nitrogenous fertilizer.
b. Producing industrial finished products being dye from benzene and ether with production over 1,000 ton/year.
c. Producing NaOH by electrolysis
d. Producing oil (benzol, toluene, xylol naphthol, phenol cresol, anthracene, phenantrol, acridine, carbazole)
e. Producing chloride rubber “nairit” in facilities that produce chlorine.
f. Producing synthetic ethyl ether.
g. Producing methyl ether and ethyl solution.
h. Producing synthetic chemicals.
i. Producing organic and inorganic acid
- Sulfuric acid.
- Hydrochloric acid
- Nitric acid
- Picric acid.
- Flavic, criolit and fluoric salt.
- Aminolenan.
- Xinhin.
j. Producing
- Mercury.
- Arsenic and inorganic compounds with arsenic.
- Chorine.
- Phosphorus.
- Corundum.
- Beryllium.
4.2.2. A distance of 500m for facilities:
a. Producing ammonia
b. Producing
- Niobium.
- Tantalum.
- Rare metal using chloridization.
- Baryum chloride using hydrosulphur.
- Industrial grease (hydrogenated by non-electrolyzing methods).
c. Producing products from asbestos.
d. Producing industrial semi-finished products being aniline paint from benzene and ether with production over 1,000 ton/year.
e. Producing polyethylene and polypropylene from petroleum gas.
f. Producing synthetic fatty acid.
g. Producing synthetic rubber.
h. Recycling rubber.
i. Producing rubber, ebonite and rubber paper.
j. Vulcanizing rubber using hydrosulfur.
k. Producing nicotine.
l. Producing phenol formaldehyde and other artificial powder with production over 300 ton/year.
m. Producing artificial mineral paint.
n. Vulcanizing rubber using hydrosulfur.
o. Recycling rubber.
p. Producing spray paint.
q. Producing, processing, packing, preserving plant protection chemicals.
r. Producing phosphate and superphosphate.
s. Producing soap with production over 2,000 ton/year.
4.2.3. A distance of 100m for facilities:
a. Producing glycerine.
b. Producing natural rubber.
c. Producing shoe rubber without using dusty soluble organic substances.
d. Producing plastic being polyvinyl chloride, vinyl, polyurethane foam, spongy plastic, plastic glass, spyropo.
e. Producing perfume.
f. Vulcanizing rubber without using sulfurcarbon.
g. Producing artificial gems.
h. Producing plastic products or processed from semi-finished plastic materials.
i. Producing soap with production under 2,000 ton/year.
j. Producing products from synthetic powder, polymer and plastic using various methods.
4.3. Ferrous metallurgy
4.3.1. A distance of 1,000m for facilities:
a. Producing magnesium (Chloridizing method).
b. Refining cast iron that the total capacity of the blast furnaces is over 1,500 m3.
c. Producing aluminum by electrolysis
d. Refining steel using open-hearth furnace method and transitional furnace with production over 1,000,000 ton/year.
e. Producing ferrous alloy.
4.3.2. A distance of 500m for facilities:
a. Producing magnesium (by non-chloridizing method).
b. Refining cast iron that the total capacity of the blast furnaces from 500 to 1,500 m3.
b. Producing cast iron pipe with production over 10,000 ton/year.
d. Refining steel using open-hearth furnace method, electric furnace and transitional furnace with production under 1,000,000 ton/year.
e. Producing lead-sheathed cable insulated rubber-sheathed cable
4.3.3. A distance of 100m for facilities:
a. Producing bare cable.
b. Processing cast iron, steel with production under 10,000 ton/year.
c. Producing metal electrodes.
4.4. Non-ferrous metallurgy
4.4.1. A distance of 1,000m for facilities:
b. Re-processing non-ferrous metal with production over 3,000 ton/year.
b. Refining non-ferrous metal directly from ore and refined ore.
c. Burning non-ferrous metal ore and burned piryte.
4.4.2. A distance of 500m for facilities:
a. Producing non-ferrous metal with production over 2,000 ton/year.
b. Re-processing non-ferrous metal with production from 1,000 to 3,000 ton/year.
c. Producing zinc, copper, nickel, cobalt by electrolyzing solvent with water.
4.4.3. A distance of 100m for facilities:
a. Producing antimony by electrolysis.
b. Plating with zinc, chrome, nickel
4.5. Building material
4.5.1. A distance of 1,000m for facilities:
a. Producing porland cement, porland slag cements, puzolan cement with production over 150,000 ton/year.
b. Producing magnesite lime, dolomitic lime and samot lime using spinning furnace or other kinds of furnaces except for manual furnace.
4.5.2. A distance of 500m for facilities:
a. Producing porland cement, porland slag cements, puzolan cement with production under 150,000 ton/year.
b. Producing plaster.
c. Producing building materials (stones, sand, gravel).
d. Producing local cement with production under 5,000 ton/year.
e. Producing magnesite lime, dolomitic lime using manual furnaces.
f. Producing concrete, asphalt.
g. Producing glass wool and slag wool.
h. Producing asphalt paper.
4.5.3. A distance of 100m for facilities:
a. Producing fibro-cement and flagstones
b. Producing artificial stones and products from concrete.
c. Casting stones.
d. Producing products from ceramics and fireproof products.
e. Producing glass.
f. Producing building materials using scrap from thermo-electric power plants.
g. Producing products from porcelain.
h. Producing plaster products.
i. Producing products from clay.
j. Producing stones using non-explosive methods and processing natural stones.
4.6. Treating timber and forest products
4.6.1. A distance of 1,000m for facilities:
- a. Producing charcoal not using the pyrolytic method.
4.6.2. A distance of 500m for facilities:
a. Seasoning timber.
a. Producing charcoal by pyrolysis.
4.6.3. A distance of 100m for facilities:
a. Producing wood fiber.
b. Cutting wood; producing plywood and wooden furniture.
c. Building wooden ships and boats.
d. Producing materials from sedge, grass, straw, laminate.
e. Producing products from wood fiber (shavings laminate, wood fiber laminate, wood fiber cement laminate).
f. Producing sedge cloth.
g. Producing wooden furniture, coffins, floor timber.
h. Building wooden ships and boars.
4.7. Textile and garment
4.7.1. A distance of 500m for facilities:
Producing textile and thread using chemicals to treat, bleach and dye.
4.7.2. A distance of 100m for facilities:
- Producing textile and thread without dyeing, producing garment.
4.8. Cellulose and paper
4.8.1. A distance of 1,000m for facilities:
- Producing cellulose by sulphide acid, bisulphide acid and monosulphid acid methods that burn sulphur.
4.8.2. A distance of 500m for facilities:
- Producing fenylaldehyt cloth, paper coils and laminates with production over 100 ton/year.
4.8.3. A distance of 100m for facilities:
a. Producing fenylaldehyt cloth, paper coils and laminates with production under 100 ton/year.
b. Producing various kinds of paper and cardboard, products from wood, bamboo, cellulose without using liquified sulfur gas.
4.9. Tanning leather and products from leather and leatherette
4.9.1. A distance of 500m for facilities:
- Producing leatherette using dusty soluble organic substances.
4.9.2. A distance of 100m for facilities:
a. Producing leatherette using polyvinylchloride and other powders without using dusty soluble organic substances.
b. Tanning cattle
4.10. Food
4.10.1. A distance of 500m for facilities:
a. Being cattle farm with over 1,000 head.
b. Being slaughterhouse that process fish (fat, oil, fin).
c. Being facilities taking fat from sea animals.
d. Being facilities boiling and cleaning food.
e. Being station for rinsing and cleaning the carriages after carrying cattle.
f. Being sugar plants.
g. Being fishery facilities.
4.10.2. A distance of 100m for facilities:
a. Producing albumin.
b. Producing wine.
c. Grinding, producing cattle feed.
d. Producing meat and freezing meat.
e. Treating coffee.
f. Producing vegetable oil.
g. Producing vegetable butter.
h. Being fruit factories.
i. Producing dextrin, sugar, honey.
j. Boiling cheese.
k. Canning fish, processing fish with waste-recycling workshops, fish factory-chains.
l. Producing powder, alcohol and seasoning.
m. Producing cigarettes using yeast.
n. Producing acetone butyl.
o. Producing beer (together with malt and yeast).
p. Producing canned food.
q. Being fruit depots.
r. Producing sugar lumps.
s. Producing noodles.
t. Producing smoked fish.
u. Producing milk and butter (from animals).
v. Producing sausage with production over 3 ton/shift.
w. Producing sweet with production of 20,000 ton/year or above.
x. Producing bread.
y. Processing food.
z. Producing vinegar.
aa. Freezing food with capacity over 600 ton.
bb. Producing fruit wine.
cc. Producing fruit juice.
dd. Producing Cognac.
ee. Rolling cigarettes, hatched and dried tobacco.
4.11. Hygiene technical constructions and public amenities
4.11.1. A distance of 1,000m for:
a. Yards for storing and classifying rubbish (solids and liquids) and scrap.
b. Ash pile that stinks or discomposing waste pile.
4.11.2. A distance of 500m for:
a. Rubbish recycling and burning plants.
b. Hygienic waste burial yards.
c. Rubbish classification yards.
d. Industrial waste burial yards.
e. Parking yard of means of waste transport.
f. Reservoir for sewage from cities and town, sewage treatment zones.
g. Graveyards
h. Depots for recyclable materials.
4.11.3. A distance of 100m for:
- Temporary depots of untreated waste materials.
III. MANUAL LABOR – STANDARDS OF TASK CLASSIFICATION BY ENERGY CONSUMPTION
1. Scope of regulation: These standards are applicable to dynamic labor tasks (that release apparent energy) These standards do not apply to static labor tasks (that does not release apparent energy).
2. Subjects of application The workers at facilities that employ workers.
3. Definition
The terms in these standards are construed as follows:
- Energy consumption: is the amount of energy being used during the operation or the idle period. Usually represented in watt (W), kilocalorie per minute or per hour (Kcal/minute or Kcal/hour) or Kcal/kg of body weight/minute, or Kcal/minute/m2 of body area.
- Energy consumption by netto: Is the energy consumption while working or resting excluding fundamental metabolism.
- Energy consumption by brutto: Is the energy consumption while working or resting including fundamental metabolism.
4. Standards of classification
Table 1. Classifying tasks by energy consumption
Class |
Brutto energy consumption (Kcal/Kg/minute) |
|
Male |
Female |
|
Light Medium Heavy Very heavy Extremely heavy Maximum |
< 0.062 0.062 – 0.080 0.080 – 0.127 0.127 – 0.160 0.160 – 0.200 > 0.20 |
< 0.050 0.050 – 0.065 0.065 – 0.095 0.095 – 0.125 0.125 – 0.155 > 0.155 |
IV. MANUAL LABOR – STANDARDS OF TASK CLASSIFICATION BY HEART RATE
1. Scope of regulation: These standards are applicable to the labor tasks (that release apparent energy) in environments of which the temperature does not exceed 320C. These standards do not apply to static labor tasks (that does not release apparent energy).
2. Subjects of application The workers at facilities that employ workers.
3. Definition
The term in these standards is construed as follows:
- Labor heart rate is the heart rate being monitored while the subject has been working at least 3 minutes.
4. Standards of classification
Class |
Heart rate (beat/minute) |
Light Medium Heavy Very heavy Extremely heavy Maximum |
< 90 90 - 100 100 - 120 120 - 140 140 - 160 >160 |
Note: The labor heart rate may be extrapolated from the heart rate of the first recovery minute multiplied with 1.14.
V. CARRYING STANDARDS – LIMITED WEIGHT
1. Scope of regulation: These standards specify the maximum carrying weight for each load of a person that have adapted to strenuous manual labor while doing regular or irregular carrying jobs.
2. Subjects of application: the workers at facilities employing workers.
3. Limit values:
Norm |
Limit (kg) |
|
Male |
Female |
|
Regular carrying jobs Irregular carrying jobs |
40 20 |
30 15 |
VI. LIGHTING STANDARDS
1. Scope of regulation: the requirements for lighting hygiene at workplaces in offices and workshops.
2. Subjects of application: the facilities that employ workers. These standards are not applicable to outdoor workplaces.
3. Cited standards
The values specified in these standards are recommendations in ISO 8995-1998 and equivalent to TCVN 3743 – 83.
4. Acceptable values
The minimum light intensity for the works is prescribed in Table 1. The maximum value must not exceed 5,000 lux for filament bulbs and 10,000 lux for fluorescent lamps.
Table 1: Light intensity
Kind of interior/work |
Class of work |
Light intensity (lux) |
|
Fluorescent lamp |
Incandescent lamps * |
||
Indoor shared areas |
|||
Ventilation area, corridor |
D - E |
50 |
30 |
Staircase, elevator |
C - D |
100 |
50 |
Locker room, restroom |
C - D |
100 |
50 |
Warehouse |
D - E |
100 |
50 |
Assembly workshops |
|||
Manual tasks, heavy-duty machine assembly |
C - D |
200 |
100 |
Medium tasks, car assembly |
B - C |
300 |
150 |
Precision works, electronics assembly |
A - B |
500 |
250 |
Precision works, tool assembly |
A - B |
1,000 |
500 |
Chemicals |
|||
Automated processes |
D - E |
50 |
30 |
Uncrowded production area |
C - D |
100 |
50 |
Shared interior |
C - D |
200 |
100 |
Laboratory |
C - D |
300 |
200 |
Medicine preparation |
C - D |
300 |
200 |
OTK |
A - B |
500 |
250 |
Colorimetry |
A - B |
750 |
400 |
Producing rubber pad |
A - B |
300 |
150 |
Garment industry |
|||
Sewing |
A - B |
500 |
250 |
OTK |
A - B |
750 |
375 |
Ironing |
A - B |
300 |
150 |
Electricity industry |
|||
Cable production |
B - C |
200 |
100 |
Telephone network installation |
A - B |
300 |
200 |
Line installation |
A - B |
500 |
250 |
Radio assembly |
A - B |
750 |
400 |
Extreme precision assembly of electronic components |
A - B |
1,000 |
500 |
Food industry |
|||
Shared working area |
C - D |
200 |
100 |
Automated processes |
D - E |
150 |
75 |
Manual processing, OTK |
A - B |
300 |
200 |
Casting industry |
|||
Casting workshop |
D - E |
150 |
75 |
Raw casting, core casting |
C - D |
200 |
100 |
Precision casting, core making, OTK |
A - B |
300 |
200 |
Glass and ceramics industry |
|||
Furnace workshop |
D - E |
100 |
50 |
Casting, molding, mixing room |
C - D |
200 |
100 |
Finishing, glazing, polishing |
B - C |
300 |
150 |
Coloring, decorating |
A - B |
500 |
250 |
Grinding glass, precision works |
A - B |
750 |
400 |
Iron and steel industry |
|||
Production area without manual work |
D - E |
50 |
30 |
Production area with occasional manual work |
D - E |
100 |
50 |
Fixed workplace in the factory |
D - E |
300 |
150 |
Supervision place and OTK |
A - B |
300 |
200 |
Leather industry |
|||
Share working area |
B - C |
200 |
100 |
Molding, cutting, sewing, producing shoes |
A - B |
500 |
250 |
Quality testing, classifying, comparing |
A - B |
750 |
400 |
Machine and machine testing |
|||
Unfixed works |
D - E |
150 |
75 |
Manual works, non-manual works, welding |
C - D |
200 |
100 |
Non-manual works with automated machines |
B - C |
300 |
150 |
Precision works, working with machines, precise machines, machine testing |
A - B |
500 |
250 |
Extremely precise works, measurement, OTK, complicated details |
A - B |
1,000 |
500 |
Painting and coloring |
|||
Immersion painting, spraying raw paint |
D - E |
200 |
100 |
Usual painting, spraying and finishing |
A - B |
500 |
250 |
Correcting and comparing color |
A - B |
750 |
400 |
Paper industry |
|||
Producing paper and cardboard |
C - D |
200 |
100 |
Automated production |
D - E |
150 |
75 |
OTK, classification |
A - B |
300 |
150 |
Printing and bookbinding |
|||
Printer room |
C - D |
300 |
150 |
Editing and reading room |
A - B |
500 |
250 |
Precise testing, revising, acid carving |
A - B |
750 |
375 |
Color publishing and printing |
A - B |
1,000 |
500 |
Carving steel and copper |
A - B |
1500 |
750 |
Bookbinding |
A - B |
300 |
150 |
Typesetting, embossing |
A - B |
500 |
250 |
Textile industry |
|||
Ornamenting |
D - E |
200 |
100 |
Spinning thread, coiling, winding, dyeing |
C - D |
300 |
150 |
Spinning small thread, weaving |
A - B |
500 |
250 |
Sewing, OTK |
A - B |
750 |
375 |
Carpentry workshop |
|||
Sawing area |
D - E |
150 |
75 |
Sitting works, assembly |
C - D |
200 |
100 |
Comparing, selecting wood |
B - C |
300 |
150 |
Finishing, OTK |
A -B |
500 |
250 |
Office |
|||
Shared rooms |
A - B |
300 |
150 |
Professional planning room |
A - B |
500 |
250 |
Graphic room |
A - B |
500 |
250 |
Conference room |
A - B |
300 |
150 |
Shops |
|||
General lighting at shops |
|
|
|
Big shopping malls |
B - C |
500 |
250 |
Small shops |
B - C |
300 |
150 |
Supermarket |
B - C |
500 |
250 |
School |
|||
General lighting |
A - B |
300 |
150 |
Office |
A - B |
300 |
150 |
Briefing room |
A - B |
300 |
150 |
Display room |
A - B |
500 |
250 |
Laboratory |
A - B |
300 |
150 |
Art display room |
A - B |
300 |
150 |
Hall |
C - D |
150 |
75 |
Hospital |
|||
Areas |
|
|
|
General lighting |
A - B |
50 |
30 |
Diagnosis room |
A - B |
200 |
100 |
Reading room |
A - B |
150 |
100 |
Night shift |
A - B |
3 |
|
Diagnosis room: |
|
|
|
General lighting |
A - B |
300 |
150 |
Localized diagnosis |
A - B |
750 |
375 |
Intensive treatment |
|
|
|
Bed-head |
A - B |
30 |
20 |
Observation place |
A - B |
200 |
100 |
Workplaces of nurses |
A - B |
200 |
100 |
Surgery room |
|
|
|
General lighting |
A - B |
500 |
250 |
Spot lighting |
A - B |
10,000 |
5,000 |
Automated examination room |
|
|
|
General lighting |
A - B |
500 |
250 |
Spot lighting |
A - B |
5,000 |
2.500 |
Pharmaceutical and test room |
|
|
|
General lighting |
A - B |
300 |
150 |
Spot lighting |
A - B |
500 |
250 |
Consultancy room |
|
|
|
General lighting |
A - B |
300 |
150 |
Spot lighting |
A - B |
500 |
250 |
Notes:
- A: Works that require extreme precision
- B: Works that require high precision
- C: Works that require precision
- D: Works that require mediocre precision
- E: Works that require little precision
* For places that use both fluorescent lamps and incandescent lamps, the incandescent lamp intensity shall prevail
VII. MICROCLIMATE STANDARDS
1. Scope of regulation:
These standards specify the temperature, humidity, air speed, heat radiation intensity.
2. Subjects of application: all facilities that employ workers.
3. Cited standards
The value specified in these standards are equivalent to TCVN 5508 - 1991
4. Acceptable values
Table 1: Requirements of temperature, humidity, air speed, heat radiation intensity.
Time (season) |
Work |
Air temperature(0C) |
Air humidity (%) |
Air speed (m/s) |
Heat radiation intensity (W/m2) |
|
Max |
Min |
|||||
Cold season |
Light Medium Heavy |
|
20 18 16 |
80 or under |
0.2 0.4 0.5 |
35 when more than 50% of the human body surface is exposed 70 when more than 25% of the human body surface is exposed |
Hot season |
Light Medium Heavy |
34 32 30 |
|
80 or under |
1.5 |
100 when less than 25% of the human body surface is exposed |
For each measurement:
The temperature must not exceed 320C. The production area must not be hotter than 370C.
The temperature difference between the production area and outdoors is from 30C to 50C.
The relative humidity: 75 - 85%.
The wind speed must not exceed 2m/s.
The heat radiation intensity: 1 cal/cm2/minute.
Table 2: Acceptable limits by Yaglou thermal index
Kind of work |
Light |
Medium |
Heavy |
Continuous work |
30.0 |
26.7 |
25.0 |
50% working, 50% at rest |
31.4 |
29.4 |
27.9 |
25% working, 75% at rest |
33.2 |
31.4 |
30.0 |
VIII. STANDARDS OF SILICON DUST
1. Scope of regulation:
These standards specify the limited concentration of the dust that contains silicon dioxide (SiO2).
2. Subjects of application: the facilities that employ workers.
3. Cited standards
The value specified in these standards are equivalent to TCVN 5509 - 1991
4. Limit values:
4.1. The maximum acceptable concentration of dust by particle
Table 1: The maximum acceptable concentration of dust by particle
Group of dust |
Silicon content (%) |
Overall dust concentration (particle/cm3) |
Respiratory dust concentration (particle/cm3) |
||
By shift |
By time |
By shift |
By time |
||
1 |
From over 50 to 100 |
200 |
600 |
100 |
300 |
2 |
From over 20 to 50 |
500 |
1,000 |
250 |
500 |
3 |
From over 5 to 20 |
1,000 |
2,000 |
500 |
1,000 |
4 |
From 5 and fewer |
1,500 |
3,000 |
800 |
1,500 |
4.2. The maximum acceptable concentration of dust by weight
Table 2: The maximum acceptable concentration of dust by weight
Group of dust |
Silicon content (%) |
Overall dust concentration (mg/m3) |
Respiratory dust concentration (mg/m3) |
||
By shift |
By time |
By shift |
By time |
||
1 |
100 |
0.3 |
0.5 |
0.1 |
0.3 |
2 |
From over 50 to under 100 |
1,0 |
2.0 |
0.5 |
1.0 |
3 |
From over 20 to 50 |
2.0 |
4.0 |
1.0 |
2.0 |
4 |
From 20 and fewer |
3.0 |
6.0 |
2.0 |
4.0 |
IX. STANDARDS OF NON-SILICON DUST
1. Scope of regulation:
These standards specify the limited concentration of the dust without silicon dioxide (SiO2).
2. Subjects of application: the facilities that employ workers.
3. Limit values:
Table 1: The maximum acceptable concentration of non-silicon dust
Kind |
Substance |
Overall dust concentration (mg/m3) |
Overall dust concentration |
1 |
Activated carbon, aluminum, bentonite, diatomite, graphite, kaolin, pyrite, talcum powder |
2 |
1 |
2 |
Bakelite, coal, ferric oxide, zinc oxide, titanium dioxide, silicate, apatite, beryl, phosphatide, limestone, pearlite, marble, portland cement |
4 |
2 |
3 |
Dust of herb, animal: tea, tobacco, wood dust, cereal dust |
6 |
3 |
4 |
Organic and inorganic dust not belonging to kind 1, 2, 3 |
8 |
4 |
X. STANDARDS OF COTTON DUST
1. Scope of regulation:
These standards specify the limited concentration of dust of cotton and artificial cotton.
2. Subjects of application: the facilities that employ workers.
3. Limit values:
The maximum acceptable concentration of cotton dust (sampling for 8 hours): 1 mg/m3
XI. STANDARDS OF ASBESTOS DUST
1. Scope of regulation:
These standards specify the acceptable values of vocational exposures to every kind of asbestos dust belonging to the Serpentine (Chrysotile) group in the air of the production area.
2. Subjects of application: the facilities that workers.
3. Limit values:
Table 1: The acceptable values of vocational exposures to asbestos dust
No. |
Substance |
In 8 hours (fiber/ml) |
In 1 hour (fiber/ml) |
1 |
Serpentine (Chrysotile) |
0.1 |
0.5 |
2 |
Amphibole |
0 |
0 |
XII. STANDARDS OF NOISE
1. Scope of regulation:
These standards specify the acceptable noise levels at workplaces in workshops, factories and agencies affected by the noise.
2. Subjects of application: Every facility that employs workers.
3. Cited standards
The acceptable values specified in these standards are equivalent to TCVN 3985 - 1999
4. Acceptable levels
4.1. The continuous noise level equivalent to Leq dBA at workplaces must not exceed 85 dBA in 8 hours.
4.2. If the time of exposure to the noise reduces by 50%, the acceptable noise level may increases 5 more dB.
For 4 hours of exposure, 5 dB increased, the acceptable level is 90 dBA
2 hours 95 dBA
1 hour 100 dBA
30 minutes 105 dBA
15 minutes 110 dBA
< 15 minutes 115 dBA
The maximum loudness is 115 dBA.
Only exposure to noise under 80 dBA is acceptable for the remaining time of the working day .
4.3. The acceptable noise pressure level for noise under 5 dB compared to the values specified in section 4.1, 4.2.
4.4. In order to achieve the productivity at various working positions, the noise pressure level at such places must not exceed the values in the below table.
Table 1: The noise pressure level at working positions
Work positions |
Limit of noise level or the equivalent (dBA) |
Limit of noise level (dB) of the corresponding octave (Hz) |
|||||||
63 |
125 |
250 |
500 |
1,000 |
2,000 |
4,000 |
8,000 |
||
1. Working areas of workers, places with workers in workshops and factories |
85 |
99 |
92 |
86 |
83 |
80 |
78 |
76 |
74 |
2. Monitoring and remote control rooms without telephone, laboratories, computer rooms with noisy equipment. |
80 |
94 |
87 |
82 |
78 |
75 |
73 |
71 |
70 |
3. Monitoring and remote control rooms with telephone, coordination room, precision assembly room, typing room.. |
70 |
87 |
79 |
72 |
68 |
65 |
63 |
61 |
59 |
4. Functional, administrative, accounting, planning, statistics rooms. |
65 |
83 |
74 |
68 |
63 |
60 |
57 |
55 |
54 |
5. Mental working, designing, researching, statistics, programming, figure processing rooms and theoretic laboratory |
55 |
75 |
66 |
59 |
54 |
50 |
47 |
45 |
43 |
XIII. STANDARDS OF VIBRATION
1. Scope of regulation:
These standards specify the acceptable vibration levels of chairs, working floors, control devices and tool handles that produces vibration affecting the workers during the production.
2. Subjects of application: Every facility that employ workers.
3. Cited standards
These standards are equivalent to TCVN 5127 - 90
4. Acceptable rate
The vibration levels at the working places must not exceed the values specified in Table 1, 2, 3.
Table 1: Vibration of working floors and chairs
Frequency band (Hz) |
Acceptable vibration velocity (cm/s) |
|
Vertical vibration |
Horizontal vibration |
|
1 (0.88 – 1.4) |
12.6 |
5.0 |
2 (1.4 – 2.8) |
7.1 |
3.5 |
4 (2.8 – 5.6) |
2.5 |
3.2 |
8 (5.6 – 11.2) |
1.3 |
3.2 |
16 (11.2 – 22.4) |
1.1 |
3.2 |
31.5 (22.4 - 45) |
1.1 |
3.2 |
63 (45 - 90) |
1.1 |
3.2 |
125 (90 - 180) |
1.1 |
3.2 |
250 (180 - 355) |
1.1 |
3.2 |
Table 2: Vibration of control devices
Frequency band (Hz) |
Acceptable vibration velocity (cm/s) |
|
Vertical vibration |
Horizontal vibration |
|
16 (11.2 – 22.4) |
4.0 |
4.0 |
31.5 (22.4 - 45) |
2.8 |
2.8 |
63 (45 - 90) |
2.0 |
2.0 |
125 (90 - 180) |
1.4 |
1.4 |
250 (180 - 355) |
1.0 |
1.0 |
Table 3: Vibration of the tool handles
Frequency band (Hz) |
Acceptable vibration velocity (cm/s) |
Correction coefficient k0* |
8 (5.6 – 11.2) |
2.8 |
0.5 |
16 (11.2 – 22.4) |
1.4 |
1 |
31.5 (22.4 - 45) |
1.4 |
1 |
63 (45 - 90) |
1.4 |
1 |
125 (90 - 180) |
1.4 |
1 |
250 (180 - 355) |
1.4 |
1 |
500 (355 - 700) |
1.4 |
1 |
1,000 (700 - 1400) |
1.4 |
1 |
* The correction coefficient k0 is used for calculating the corrective vibration velocity VhD (or total vibration velocity)
The acceptable corrective vibration velocity must not exceed 4 cm/s in 8 hours
The acceptable VhD by time:
8 hours – 4.0 cm/s 4 hours – 5.6 cm/s
7 hours – 4.2 cm/s 3 hours – 6.5 cm/s
6 hours – 4.6 cm/s 2 hours – 8.0 cm/s
5 hours – 5.0 cm/s 1 hours – 11.3 cm/s
< 0.5 hours under 16 cm/s
XIV. STANDARDS OF STATIC MAGNETIC FIELD - MAGNETIC FLUX DENSITY
1. Scope of regulation:
These standards specify the acceptable levels of magnetic flux density of static magnetic field in working environments affected by the static magnetic field.
2. Subjects of application: the facilities that employ workers.
3. Definition
The terms in these standards are construed as follows:
- Medical equipment: is the medical equipment aiding the physiological functions such as pacing systems.
4. Acceptable levels
Table 1: Acceptable levels of magnetic flux density of static magnetic field.
Subjects of application |
8 hours of exposure |
Maximum limit |
Entire body |
60 mT (600G) |
2 T (2.104G) |
Limbs |
600 mT (6000G) |
5 T (5.104G) |
Attached medical equipment |
- |
0.5 mT (5G) |
XV. STANDARDS OF LOW-FREQUENCY MAGNETIC FIELD - MAGNETIC FLUX DENSITY
1. Scope of regulation:
These standards specify the acceptable levels of magnetic flux density of low-frequency magnetic field at work areas.
2. Subjects of application: the facilities that employ workers.
3. Definition
The terms in these standards are construed as follows:
- Low frequency: are frequencies from 30 KHz and lower.
4. Acceptable levels
Table 1: The acceptable levels of vocational exposures to low-frequency magnetic field
|
Frequency band |
Acceptable level |
Acceptable value 60/f |
Maximum level |
0.2 mT (2 G) |
- f: the frequency of electric current (in Hz)
XVI. STANDARDS OF INTENSITY OF LOW-FREQUENCY ELECTRIC FIELD AND STATIC ELECTRIC FIELD
1. Scope of regulation:
These standards specify the acceptable levels of magnetic flux density of low frequency magnetic field at working areas.
2. Subjects of application: the facilities that employ workers.
3. Acceptable levels
Table 1: Acceptable levels of intensity of electric field below 30 KHz.
|
Frequency band |
||
0 Hz - 100Hz |
100Hz - 4kHz |
4kHz - 30kHz |
|
Maximum value |
25kV/m |
(2,5 x 106)/f |
625V/m |
- f: the frequency of electric current (in Hz)
XVII. STANDARDS OF INTENSITY OF ELECTRIC FIELD FROM 30KHz - 300GHz
1. Scope of regulation:
These standards specify the acceptable levels electromagnetic field intensity and the energy density of electromagnetic waves 30kHz-300GHz at working areas.
2. Subjects of application: the facilities that employ workers.
3. Acceptable levels
Table 1a: Acceptable levels of intensity of electromagnetic field from 30KHz-300MHz.
Frequency |
Electromagnetic field intensity (E) (V/m) |
Magnetic field intensity (H) (A/m) |
Average value of E, H over a period (second) |
30kHz – 1.5MHz |
50 |
5 |
30 |
1.5MHz - 3MHz |
50 |
5 |
30 |
3MHz - 30MHz |
20 |
0.5 |
30 |
30MHz - 50MHz |
10 |
0.3 |
30 |
50MHz - 300MHz |
5 |
0.163 |
30 |
Table 1: Acceptable values of energy density of radiation from 300MHz - 300GHz.
Frequency |
Energy density (W/cm2) |
Acceptable exposure duration in 1 day |
Notes |
300MHz - 300GHz |
< 10 |
1 day |
|
10 - 100 |
< 2 hours |
The energy density must not exceed 10 W/cm2 for the rest. |
|
100 - 1,000 |
< 20 minutes |
Table 2: Acceptable values of contacting current and inductive current.
Maximum current (mA) |
|||
Frequency |
Through 2 feet |
Through each foot |
Contact |
30kHz - 100kHz |
2000f |
1,000f |
1,000f |
100kHz - 100MHz |
200 |
100 |
100 |
- f: the frequency of high-frequency electric current (in Hz)
XVIII. ULTRAVIOLET RADIATION – ACCEPTABLE LEVELS
1. Scope of regulation: These standards specify the acceptable values of ultraviolet radiation within the spectrum from 180nm - 400nm (from arc, electric vapor discharge, fluorescence and intensive light sources, solar radiation). Ultraviolet laser is not regulated.
2. Subjects of application: the facilities that employ workers.
3. Definition
The terms in these standards are construed as follows:
- Near-ultraviolet spectrum: are light waves of which the wavelengths range from 315nm - 400nm.
4. Acceptable levels
- The acceptable values of exposure to ultraviolet radiation that damage skin or eyes where the radiation values are known and the exposure durations are controlled:
4.1. Unprotected bare eye exposures to near-ultraviolet spectrum:
a. For duration < 103 seconds, the radiation exposure must not exceed 1,0 J/cm2.
b. For duration ≥103 seconds, the total radiation energy must not exceed 1.0 mW/cm2.
4.2. The exposure of unprotected skin or eyes to ultraviolet radiation must not exceed the values specified in Table 1 in 8 hours
Table 1: Acceptable levels of ultraviolet radiation and spectral weighting function in 8 hours.
Wavelength (nm) |
Acceptable levels (mJ/cm2) |
Spectrum intensity coefficient (S) |
180 |
250 |
0.012 |
190 |
160 |
0.019 |
200 |
100 |
0.030 |
205 |
59 |
0.051 |
210 |
40 |
0.075 |
215 |
32 |
0.095 |
220 |
25 |
0.120 |
225 |
20 |
0.150 |
230 |
16 |
0.190 |
235 |
13 |
0.240 |
240 |
10 |
0.300 |
245 |
8.3 |
0.360 |
250 |
7.0 |
0.430 |
254 |
6.0 |
0.500 |
255 |
5.8 |
0.520 |
260 |
4.6 |
0.650 |
265 |
3.7 |
0.810 |
270 |
3.0 |
0.1 |
275 |
3.1 |
0.960 |
280 |
3.4 |
0.880 |
285 |
3.9 |
0.770 |
290 |
4.7 |
0.640 |
295 |
5.6 |
0.540 |
297 |
6.5 |
0.460 |
300 |
10 |
0.300 |
303 |
25 |
0.120 |
305 |
50 |
0.060 |
308 |
120 |
0.026 |
310 |
200 |
0.015 |
313 |
500 |
0.006 |
315 |
1.0 x 103 |
0.003 |
316 |
1.3 x 103 |
0.0024 |
317 |
1.5 x 103 |
0.0020 |
318 |
1.9 x 103 |
0.0016 |
319 |
2.5 x 103 |
0.0012 |
320 |
2.9 x 103 |
0.0010 |
322 |
4.5 x 103 |
0.00067 |
323 |
5.6 x 103 |
0.00054 |
325 |
6.0 x 103 |
0.00050 |
328 |
6.8 x 103 |
0.00044 |
330 |
7.3 x 103 |
0.00041 |
333 |
8.1 x 103 |
0.00037 |
335 |
8.8 x 103 |
0.00034 |
340 |
1.1 x 104 |
0.00028 |
345 |
1.3 x 104 |
0.00024 |
350 |
1.5 x 104 |
0.00020 |
355 |
1.9 x 104 |
0.00016 |
360 |
2.3 x 104 |
0.00013 |
365 |
2.7 x 104 |
0.00011 |
370 |
3.2 x 104 |
0.000093 |
375 |
3.9 x 104 |
0.000077 |
380 |
4.7 x 104 |
0.000064 |
385 |
5.7 x 104 |
0.000053 |
390 |
6.8 x 104 |
0.000044 |
395 |
8.3 x 104 |
0.000036 |
400 |
1.0 x 105 |
0.000030 |
Table 2: Acceptable levels of ultraviolet radiation.
Exposure duration/day |
Effective radiation Eeff (W/cm2) |
8 hours |
0.1 |
4 hours |
0.2 |
2 hours |
0.4 |
1 hour |
0.8 |
30 minutes |
1.7 |
15 minutes |
3.3 |
10 minutes |
3.3 |
5 minutes |
10 |
1 minute |
50 |
30 seconds |
100 |
10 seconds |
300 |
1 second |
3,000 |
0.5 second |
6,000 |
0.1 second |
30,000 |
XIX. STANDARDS OF RADIOACTIVITY
1. Scope of regulation:
These standards specify the acceptable values of doses and levels of radioactive substances and radioactive rays at workplaces.
2. Subjects of application: These standards are applicable to people that directly or indirectly work with ionizing radiation. The general residents are not regulated.
3. Definition
The terms in these standards are construed as follows:
- Ionizing radiation, as known as radioactivity, are all kinds of radiations (electromagnetic and particle radiation) that creates ions when interacting with the environment.
- Radiation bases: are places that use radiation sources such as:
+ X-ray devices, -ray emitters
+ Sources of closed radiation such as: Radium 226, cobalt, Strontium 90.
+ Sources of open radiation such as: I-131, P-32, U-238, Th-232.
- External radiation: radiation from a source outside the body.
- Internal radiation: radiation from a source inside the body.
- Equivalent dose: is the equivalent dose for a period of time (Rem/hour). Rem: Roentgent equivalent in man.
- Control zone: is the contiguous zones around the radiation bases or the radioactive gas discharge pipe
- Supervision zone: is the area outside the control zone that might be affected by the gaseous, liquid or solid radioactive substances.
4. Cited standards
- These standards are equivalent to TCVN 4397 - 87
5. Acceptable doses
The equivalent dose at working positions of the radiation bases must not exceed the values specified in Table 1.
Table 1: Acceptable equivalent dose
Radiated subjects |
Workplace |
P (mrem/h) with t 40h/week |
Subject A |
- Regular workplaces - Workplaces under 20h/week |
1.2 2.4 |
Subject B |
- In other working rooms within the control zone - In supervision zones |
0.12 0.03 |
Notes: Subject A: Radiation worker
Subject B: Adjacent people
5.2. The limited doses in a year (for both internal and external radiation) of the radiated subjects and the vital organs are specified in Table 2:
Table 2: Limited dose in a year
Human subject |
Limited dose for vital organs (rem/year) |
||
Group I |
Group II |
Group III |
|
A |
5 |
15 |
30 |
B |
0.5 |
1.5 |
3 |
Notes:
- Group I: whole-body, gonads, bone marrow.
- Group II: Organs outside Group I and III
- Group III: Skin, tissue, bones, hands, legs, feet, ankles
5.3. The limited density of radioactive substances in the air or workplaces are specified in Table 3. That of the radioactive compounds with unknown compositions are specified in Table 4.
5.4. The radioactive contamination levels of surfaces at workplaces and protective instruments are specified in Table 5.
5.5. The total accumulative doses of Subject A at any age over 18 are calculated by the formula:
D 5 (N - 18)
- D: Dose (in Rem).
- N: Age (in year).
If necessary, the accumulative dose may reach 12 rem/year, but then must be offset in 5 years so that the total dose would not exceed D.
Table 3: The limited air density of nuclides of which the compositions are totally or partly unknown (Ci/l)
The composition of radioactive nuclide mixtures that contaminate through the respiratory tract |
Subject A |
Subject B |
Unknown composition |
4 x 10-16 |
1 x 10-17 |
The composition does not contain Cm-248 |
8 x 10-16 |
3 x 10-17 |
The composition does not contain: PA-231, Pu 239, Pu-240. Pu 242, Cm-248, Cf-249, Cf-251 |
2 x 10-15 |
5 x 10-17 |
The composition does not contain: Ac-227, Th-230. Pa-231, Pu238, Pu-239, Pu-240. Pu-242, Pu-244, Cm-248, Cf-249, Cf-251 |
4 x 10-15 |
1 x 10-16 |
The composition does not contain any alpha radiation and Ac-227 |
2 x 10-14 |
8 x 10-16 |
The composition does not contain any alpha radiation and Pb-210. Ac-227, Ra-228, Pu-241 |
2 x 10-13 |
8 x 10-15 |
The composition does not contain any alpha radiation and Sr-90. I-192, Pb-210. Ac-227, Ra-228, Pa-230. Pu-241, Bk-249 |
2 x 10-16` |
8 x 10-13 |
Table 4: The limited density of radioactive substances in the working air
No. |
Radioactive nuclide |
Form in compounds |
Limited density in the working air Ci/l |
No. |
Radioactive nuclide |
Form in compounds |
Limited density in the working air Ci/l |
||
Subject A |
Subject B |
Subject A |
Subject B |
||||||
1 |
H-3(T) |
Insoluble Soluble |
2.0x10-6 4.8x10-9 |
6.6x10-8 1.6x10-10 |
31 |
Co-57 |
Soluble Insoluble |
1.6x10-11 |
5.5x10-12 |
2 |
C-14 |
Soluble |
3.5x10-9 |
1.2x10-10 |
32 |
Co-58 |
Soluble Insoluble |
5.6x10-11 |
1.9x10-12 |
3 |
F-18 |
Soluble Insoluble |
2.6x10-9 |
8.7x10-11 |
33 |
Co-60 |
Soluble Insoluble |
8.8x10-12 |
3.0x10-13 |
4 |
Na-22 |
Soluble Insoluble |
8.4 x10-12 |
2.9x10-13 |
34 |
Ni-63 |
Soluble Insoluble |
6.4x10-11 |
2.2x10-12 |
5 |
Na-24 |
Soluble Insoluble |
1.4x10-10 |
4.9x10-12 |
35 |
Cu-64 |
Soluble Insoluble |
1.0x10-9 |
3.6x10-11 |
6 |
P-32 |
Soluble Insoluble |
7.2x10-11 |
2.4x10-12 |
36 |
Zn-65 |
Soluble Insoluble |
6.0x10-11 |
2.6x10-12 |
7 |
S-35 |
Soluble Insoluble |
3.6x10-11 |
1.2x10-12 |
37 |
As-74 |
Soluble Insoluble |
1.2x10-10 |
4.2x10-12 |
8 |
Cl-36 |
Soluble Insoluble |
2.3x10-11 |
7.8x10-13 |
38 |
Se-75 |
Soluble Insoluble |
1.2x10-10 |
4.2x10-12 |
9 |
K-42 |
Soluble Insoluble |
1.1x10-10 |
3.7x10-12 |
39 |
Br-82 |
Soluble Insoluble |
1.9x10-10 |
6.4x10-12 |
10 |
Ca-43 |
Soluble
|
3.2x10-11 |
1.1x10-12 |
40 |
Rb-86 |
Soluble Insoluble |
6.8x10-11 |
2.3x10-12 |
11 |
Ca-47 |
Insoluble |
1.7x10-10 |
5.8x10-12 |
41 |
Sr-89 |
Soluble
|
2.8x10-11 |
9.4x10-13 |
12 |
Cr-51 |
Soluble Insoluble |
2.2x10-9 |
7.7x10-11 |
42 |
Sr-90 |
Soluble
|
1.2x10-12 |
4.0x10-14 |
13 |
Mn-52 |
Soluble Insoluble |
1.4x10-10 |
4.8x10-12 |
43 |
Y-90 |
Soluble Insoluble |
1.0x10-10 |
3.5x10-12 |
14 |
Mn-54 |
Soluble Insoluble |
3.6x10-11 |
1.2x10-12 |
44 |
Zr-93 |
Soluble Insoluble |
1.3x10-10 |
4.4x10-12 |
15 |
Fe-55 |
Soluble Insoluble |
8.4x10-10 |
2.9x10-11 |
45 |
Tc-99m |
Soluble Insoluble |
1.4x10-9 |
4.8x10-10 |
16 |
Fe-59 |
Soluble Insoluble |
5.2x10-11 |
1.8x10-12 |
46 |
Tc-99 |
Soluble Insoluble |
6.0x10-11 |
2.1x10-12 |
17 |
Mo-99 |
Soluble Insoluble |
2.0x10-10 |
6.9x10-12 |
47 |
Au-198 |
Soluble Insoluble |
2.4x10-10 |
8.0x10-12 |
18 |
In-113m |
Soluble Insoluble |
6.8x10-9 |
2.3x10-10 |
48 |
Hg-197 |
Soluble Insoluble |
1.2x10-9 |
4.0x10-11 |
19 |
Sb-124 |
Soluble Insoluble |
1.9x10-11 |
6.6x10-13 |
49 |
Hg-203 |
Soluble Insoluble |
7.2x10-11 |
2.5x10-12 |
20 |
I-125 |
Soluble
|
4.8x10-12 |
1.6x10-13 |
50 |
TI-201 |
Soluble Insoluble |
8.8x10-10 |
3.0x10-11 |
21 |
I-126 |
Soluble
|
3.6x10-12 |
1.2x10-13 |
51 |
Pb-210 |
Soluble Insoluble |
6.0x10-14 |
2.0x10-13 |
22 |
I-129 |
Soluble
|
8.0x10-13 |
2.7x10-14 |
52 |
Po-21 |
Soluble Insoluble |
9.3x10-14 |
3.1x10-15 |
23 |
I-131 |
Soluble
|
4.2x10-12 |
1.5x10-13 |
53 |
Ra-226 |
Soluble Insoluble |
2.5x10-14 |
8.5x10-18 |
24 |
Cs-131 |
Soluble Insoluble |
1.0x10-8 |
3.6x10-10 |
54 |
Th-232 |
Soluble Insoluble |
1.0x10-15 |
2.5x10-14 |
25 |
Cs-134m |
Soluble Insoluble |
6.0x10-9 |
2.0x10-10 |
55 |
U-235 7.1x 10-8năm |
Soluble Insoluble |
6.0x10-14 |
|
26 |
Cs-134 |
Soluble Insoluble |
1.3x10-11 |
4.4x10-14 |
56 |
U-238 |
Soluble Insoluble |
6.3x10-14 |
2.2x10-15 |
27 |
Cs-137 |
Soluble Insoluble |
1.4x10-14 |
4.9x10-13 |
57 |
Am-241 |
Soluble Insoluble |
3.0x10-15 |
1.0x10-16 |
28 |
Ba-131 |
Soluble Insoluble |
3.5x10-10 |
1.2x10-11 |
58 |
Cm-244 |
Soluble Insoluble |
46x10-15 |
1.5x10-16 |
29 |
La-140 |
Soluble Insoluble |
1.2x10-10 |
4x10-12 |
59 |
Cf-252 |
Soluble Insoluble |
3.2x10-15 |
1.1x10-16 |
30 |
Ir-192 |
Soluble Insoluble |
2.6x10-11 |
8.7x10-13 |
|
|
|
|
|
Notes: Other specifications of the radioactive nuclides in this Table can be found in "Safety Norm of ionizing radiation” TCVN 4397-87
Table 5: Contamination levels of surfaces (particle/cm2/minute)(1)
Contaminated subject |
Nuclide emitting alpha particle |
Nuclide emitting beta particle (4) |
|
Special nucleus(2) |
Other nuclei |
||
Skin, towel, internal clothes, inner side of the front side of personal safety instruments. |
1 |
1 |
100 |
Primary safety outfit, inner side of additional safety instruments |
5 |
20 |
800 |
Surface of rooms with regular workers, outer side of additional safety instrument in these rooms. |
5 |
20 |
2,000 |
Surface of machinery rooms without regular workers, outer side of additional safety instrument in these rooms. |
50 |
200 |
8,000 |
Means of transport, outer side of containers and wrap of radioactive substances in the control zones(3). |
10 |
10 |
100 |
Notes:
(1) For surfaces of working rooms, equipment, means of transport, containers, wrap, the contamination level is determined using dry cleaning method according to the non-sticky contamination amount (cleanable). For other cases, the contamination levels are determined by the total contamination level (non-sticky and sticky)
(2) Special nuclides are nuclides that emit alpha particles with acceptable density in the working air being 1.10-14 Curi/liter.
(3) The radioactive contamination on the outer side of the radioactive substance container and means of transport are not allowed outside the control zone.
(4) For Sr-90. Sr-90 + Y-90, the acceptable contamination level is 5 times lower. The tritium contamination is not regulated because it is controlled by the content in the air and in the body.
XX. X-RAY RADIATION – ACCEPTABLE LEVELS
1. Scope of regulation:
These standards specify the requirements for radiation safety of medical X-ray facilities.
2. Subjects of application: medical X-ray facilities.
3. Definition
The terms in these standards are construed as follows:
- Medical X-ray facilities are medical facilities using X-ray devices for medical examination and treatment.
4. Cited standards
These standards are equivalent to TCVN 6561-1999
5. Acceptable levels
5.1. Limited doses
Table 1: Acceptable doses in a year
Kind of dose and subjects of application |
Radiation worker |
Apprentice from 16-18 years old |
Other people |
Systemic effective dose |
20mSv |
6mSv |
1mSv |
Equivalent dose for crystalline lens |
150mSv |
50mSv |
15mSv |
Equivalent dose for limbs or skin |
500mSv |
150mSv |
50mSv |
Lounge and waiting room |
|
|
1mSv |
Notes: - The doses when working with X-ray do not include natural background radiation.
- Doses for special cases are specified in the Annex
Table 2: Acceptable instantaneous doses in X-ray rooms
Location |
Dose (Sv/h) |
- Directly radiated workers |
10.0 |
- Film development room |
0.50 |
- Patient waiting room or lounge |
0.50 |
- Working rooms and workplaces of employees |
0.50 |
- The outer side X-ray machine |
0.50 |
5.2. Limited doses in special cases
5.2.1. Effective doses for radiation worker: 20mSv, averagely sampled in 5 consecutive working years. The dose may reach 50mSv in a single year but the average dose in 5 years must not exceed 20mSv/year.
The effective dose for radiation workers is 20mSv/year being averagely sampled in 10 consecutive working years and the dose in any single year does not exceed 50mSv.
When the accumulative effective dose of a radiation worker reaches 100mSv, it must be reconsidered. If his/her health is still normal without manifestation of radioactive impacts, the blood formula is still unchanged etc., the work may continue.
5.2.2. Effective doses for other people: The dose may reach 5 mSv in a single year but the average dose in 5 consecutive years must not exceed 1 mSv/year The layout, sizes and radiation protection methods are specified in the Annex.
5.3. Location of a X-ray facility
The X-ray facility must be isolated from paediatrics, obstetrics, crowded areas etc, especially the tenements.
5.4. Layout of a X-ray facility
Each X-ray facility must contain at least the following rooms:
- The patient waiting room or lounge,
- The X-ray machine room,
- The film development room,
- The working room or place of radiation workers.
5.4.1. The Patient waiting room or lounge:
- The patient waiting room (or lounge) must be separated from the X-ray room. The limited dose in this room must not exceed 1mSv/year.
5.4.2. The X-ray machine room must satisfy the following requirements:
- Convinient for the installation and operation, safe for the patients to moves. The minimum area is 25 m2, the minimum width is 4.5 m, the minimum height is 3m for an ordinary X-ray machine.
- The breast, teeth X-ray machines and CT scanners must comply with the standardized size in Table 3.
Table 3: The minimum size of working rooms for medical X-ray machines
Work |
Room area |
Minimum side length |
- (CT scanner room) + 2-dimension + 3-dimension |
28 m2 40 m2 |
4 m 4 m |
- X-ray room for teeth |
12 m2 |
3 m |
- X-ray room for breast |
18 m2 |
4 m |
- X-ray machine with contrast medium |
30 m2 |
4.5 m |
- X-ray machine with signal contrast medium |
36 m2 |
5.5 m |
- Automated dark room |
7 m2 |
2.5 m |
- Non-automated dark room |
8 m2 |
2.5 m |
- If the room design for new machines recommended by the producer is smaller than the above measurements, the consent of competent State agencies is compulsory.
- The thickness of the walls, the ceiling, the floor and the doors of the X-ray machine room must be calculated and designed in accordance with specifications of the equipment (voltage, current intensity), operation duration and the outer occupation coefficient of the X-ray room.
- The minimum height of the vents and windows of the X-ray room where people pass by is 2 m from the floor outside the X-ray room.
- The radiation signal light must be put at the eye level outside the door of the X-ray room. The signal light must glow throughout the radiation emission of the machine.
- The X-ray machine installation must ensure that the X-ray beam is not emitted toward the door or places with many people, and the eyes must be protected from the radiation sources. The shield height must be over 2m from the floor, the minimum width is 90cm and the corresponding thickness is 1.5mm of lead.
- For rooms with 2 X-ray machines, only 1 is allowed to operate at a time.
- The control panel is put inside or outside the X-ray room depending on the machine itself. There must be lead glass for observing the patient. The limited dose at the control panel must not exceed 20 mSv/year (excluding natural background radiation).
5.4.3. The film development room (the dark room):
- The dark room must be separated from the X-ray room.
- The dose in the dark room must not affect the film development. The undeveloped film must not be radiated over 1 mSv/year, excluding natural background radiation.
- The dark room door must not be directly radiated.
- The cassette pass box in the X-ray room must be covered with 2 mm lead.
5.4.4. The working room (or place) of radiation workers:
- The working room (or place) of radiation workers must be separated from the X-ray room. The doses in the room must not exceed 1 mSv/year, excluding natural background radiation.
XXI. CHEMICALS – ACCEPTABLE LIMITS IN THE WORKING AIR
1. Scope of regulation
These standards specify the maximum acceptable density of a number of chemicals in the working air.
2. Subjects of application
These standards are applicable to facilities that employ workers (production facilities, trading and service establishments…)
These standards are not applicable to the air in residential areas.
3. Limit values
Table 1: Limit values of chemicals in the air at working areas
No. |
Chemical name |
Chemical formula |
Average value in 8 hours (mg/m3) (TWA) |
Maximum value at a time (mg/m3) (STEL) |
1 |
Acrolein |
CH2CHCHO |
0.25 |
0.50 |
2 |
Acrylic amide |
CH2CHCONH2 |
0.03 |
0.2 |
3 |
Acrylonitrile |
CH2CHCN |
0.5 |
2,5 |
4 |
Allyl acetate |
C5H8O3 |
- |
2 |
5 |
Ammonia |
NH3 |
17 |
25 |
6 |
Amyl acetate |
CH3COOC5H11 |
200 |
500 |
7 |
Phthalic anhydride |
C8H4O3 |
2 |
3 |
8 |
Aniline |
C6H5NH2 |
4 |
8 |
9 |
Antimony |
Sb |
0.2 |
0.5 |
10 |
ANTU |
C10H7NHC(NH2)S |
0.3 |
1.5 |
11 |
Arsenic and compounds |
As |
0.03 |
- |
12 |
Arsine |
AsH3 |
0.05 |
0.1 |
13 |
Asphalt |
|
5 |
10 |
14 |
Acetone |
(CH3)2CO |
200 |
1,000 |
15 |
Acetone cyanohydrin |
CH3C(OH)CNCH3 |
- |
0.9 |
16 |
Acetonitrile |
CH3CN |
50 |
100 |
17 |
Acetylene |
C2H2 |
- |
1,000 |
18 |
2, 4 - D (Dichloro - phenoxyacetic acid) |
Cl2C6H3OCH2COOH |
5 |
10 |
19 |
2, 4, 5 - T (Trichloro - phenoxyacetic acid) |
C6 H2Cl3OCH2COOH |
5 |
10 |
20 |
Acetic acid |
CH3COOH |
25 |
35 |
21 |
Boric acid and compounds |
H2BO3 |
0.5 |
1 |
22 |
Hydrochloric acid |
HCl |
5 |
7,5 |
23 |
Formic acid |
HCOOH |
9 |
18 |
24 |
Methacrylic acid |
C4H6O2 |
50 |
80 |
25 |
Nitrous acid |
HNO2 |
45 |
90 |
26 |
Nitric acid |
HNO3 |
5 |
10 |
27 |
Oxalic acid |
(COOH)2.2H2O |
1 |
2 |
28 |
Phosphoric acid |
H3PO4 |
1 |
3 |
29 |
Picric acid |
HOC6H2(NO2)3 |
0.1 |
0.2 |
30 |
Sulfuric acid |
H2SO4 |
1 |
2 |
31 |
Thioglycolic acid |
C2H4O2S |
2 |
5 |
32 |
Trichloroacetic acid |
C2HCl3O2 |
2 |
5 |
33 |
Azinphos methyl |
C10H12O3 PS2N3 |
0.02 |
0.06 |
34 |
Aziridine |
H2CNHCH2 |
0.02 |
- |
35 |
Silver |
Ag |
0.01 |
0.1 |
36 |
Silver compounds |
như Ag |
0.01 |
0.03 |
37 |
Barium oxide |
BaO2 |
0.6 |
6 |
38 |
Benomyl |
C14H18N4O3 |
5 |
10 |
39 |
Benzene |
C6H6 |
5 |
15 |
40 |
Benzidine |
NH2C6H4C6H4NH2 |
0.008 |
- |
41 |
Benzonitrile |
C7H5N |
- |
1 |
42 |
Benzopyrene |
C20H12 |
0,0001 |
0,0003 |
43 |
(o, p) Benzoquinone |
C6 H4O2 |
0.4 |
1,0 |
44 |
Benzotrichloride |
C7H5 Cl3 |
- |
0.2 |
45 |
Benzoyl peroxide |
C14H10O4 |
- |
5 |
46 |
Benzylchloride |
C6H5CH2 Cl |
- |
0.5 |
47 |
Beryllium and compounds |
Be |
- |
0.001 |
48 |
Polychlorinated biphenyls |
C12H10-xCx |
0.01 |
0.02 |
49 |
Boron trifluoride |
BF3 |
0.8 |
1 |
50 |
Bromine |
Br2 |
0.5 |
1 |
51 |
Bromoethane |
C2H5Br |
500 |
800 |
52 |
Bromomethane |
CH3Br |
20 |
40 |
53 |
Bromine pentafluoride |
BrF5 |
0.5 |
1 |
54 |
1,3-Butadiene |
CH2CHCHCH2 |
20 |
40 |
55 |
Butyl acetate |
CH3 COO[CH2]3 CH3 |
500 |
700 |
56 |
Butanols |
CH3(CH2)3 OH |
150 |
250 |
57 |
Octa decanoic acid, cadmium |
C36H72O4Cd |
0.04 |
0.1 |
58 |
Cadmium and compounds |
Cd |
0.01 |
0.05 |
59 |
Carbondioxide |
CO2 |
900 |
1800 |
60 |
Carbon disulfide |
CS2 |
15 |
25 |
61 |
Carbonmonoxide |
CO |
20 |
40 |
62 |
Carbontetrachlorie |
CCl4 |
10 |
20 |
63 |
Carbofuran |
C17H15O3N |
0.1 |
- |
64 |
Carbonyl fluoride |
COF2 |
5 |
13 |
65 |
Calcium carbonate |
CaCO3 |
10 |
- |
66 |
Calcium chromate |
CaCrO4 |
0.05 |
- |
67 |
Calcium hydroxyde |
Ca(OH)2 |
5 |
- |
67 |
Calcium oxide |
CaO |
2 |
4 |
69 |
Calcium silicate |
CaSiO3 |
10 |
- |
70 |
Calcium sulfate dihydrate |
CaSO4.2H2O |
6 |
- |
71 |
Calcium cyanamide |
C2CaN2 |
0.5 |
1.0 |
72 |
Caprolactam (dust) |
C6H11NO |
1 |
3 |
73 |
Caprolactam (fume) |
C6H11NO |
20 |
- |
74 |
Captan |
C9H8 Cl3NO2S |
5 |
- |
75 |
Carbaryl |
C10H7O O CNHCH3 |
1 |
10 |
76 |
Catechol |
C15H14O6 |
20 |
45 |
77 |
Lead tetraethyl |
Pb(C2H5)4 |
0.005 |
0.01 |
78 |
Lead and compounds |
Pb |
0.05 |
0.1 |
79 |
Chlorine |
Cl2 |
1.5 |
3 |
80 |
Chloroacetaldeh-yde |
ClCH2CHO |
3 |
- |
81 |
Chlorine dioxide |
ClO2 |
0.3 |
0.6 |
82 |
Chloroacetophe-none |
C6H5COCH2Cl |
0.3 |
- |
83 |
Chlorobenzene |
C6H5Cl |
100 |
200 |
84 |
1- Chloro - 2,4 -dinitro - benzene |
C6H3ClN2O4 |
0.5 |
1 |
85 |
Chloronitrobenzene |
C6H4ClNO2 |
1 |
2 |
86 |
Chloroprene |
CH2CClCHCH2 |
30 |
60 |
87 |
1- Chloro 2 - propanone |
C3H5ClO |
- |
3 |
88 |
Chloroform |
CHCl3 |
10 |
20 |
89 |
Chloropicrin |
CCl3NO2 |
0.7 |
1.4 |
90 |
3-Chloropropene |
C2H5Cl |
1 |
2 |
91 |
Chlorotrifluoroethy-lene |
C2ClF3 |
- |
5 |
92 |
Cobalt and compounds |
Co |
0.05 |
0.1 |
93 |
Cresol |
C7H8O |
5 |
10 |
94 |
Chromium trioxide |
CrO3 |
0.05 |
0.1 |
95 |
Chromium (III) compounds |
Cr+3 |
0.5 |
- |
96 |
Chromium (VI) compounds |
Cr+4 |
0.05 |
- |
97 |
Chrom (VI) compound (water soluble) |
Cr+6 |
0.01 |
- |
98 |
Crotonaldehyde |
CH3CHCHCHO |
5 |
10 |
99 |
Cumene |
C6H5CH(CCH3)2 |
80 |
100 |
100 |
Mineral (mist) |
|
5 |
10 |
101 |
Petroleum distillates (naphta) |
|
1600 |
- |
102 |
Turpentine |
C10H16 |
300 |
600 |
103 |
Vegetable oil mist |
|
10 |
- |
104 |
Diamino 4, 4’-diphenyl methane |
NH2C6H4C6H4NH2 |
- |
0.8 |
105 |
Dimethyl - 1, 2 - dibromo - 2,2 - dichlorethyl phosphate (Naled) |
(CH3O)2POOCHBrCBrCl2 |
3 |
6 |
106 |
Rubber solvent |
|
1570 |
- |
107 |
Stoddard solvent (White spirit) |
|
525 |
|
108 |
Soapston |
3MgO.4SiO2.H2O |
3 |
- |
109 |
Soapstone |
3MgO.4SiO2.H2O |
6 |
- |
110 |
Decalin |
C10H18 |
100 |
200 |
111 |
Demeton |
C8H19O3PS2 |
0.1 |
0.3 |
112 |
Diazinon |
C12H21N2O3PS |
0.1 |
0.2 |
113 |
Diborane |
B2H6 |
0.1 |
0.2 |
114 |
1,2 - Dibromo - 3 chloro - propane |
C3H5Br2Cl |
0.01 |
- |
115 |
Dibutyl phthalate |
C6H4(CO2C4H9)2 |
2 |
4 |
116 |
Dichloroacetylene |
ClCCCl |
0.4 |
1.2 |
117 |
Dichlorobenzene |
C6H4Cl2 |
20 |
50 |
118 |
Dichloroethane |
CH3CHCl2 |
4 |
8 |
119 |
1,1- Dichloroethylene |
C2H2Cl2 |
8 |
16 |
120 |
Dichloroethylene (1,2; Cis; Trans) |
C2H2Cl2 |
790 |
1,000 |
121 |
Dichloromethane |
CH2Cl2 |
50 |
100 |
122 |
1,2- Dichloropropan |
C3H6Cl2 |
50 |
100 |
123 |
Dichloropropene |
C3H4Cl2 |
5 |
- |
124 |
Dichlorostyrene |
C8H6Cl2 |
50 |
- |
125 |
Dichlorvos |
(CH3O)2PO2CHCCl2 |
1 |
3 |
126 |
Dicrotophos |
C8H16NO5P |
0.25 |
- |
127 |
Dimethylamine |
C2H7N |
1 |
2 |
128 |
Dimethyl formamide |
(CH3)2NCHO |
10 |
20 |
129 |
1,1 Dimethyl hydrazine |
(CH3)2 NNH2 |
0.2 |
0.5 |
130 |
Dimethyl phenol |
C8H10O |
- |
2 |
131 |
Dimethyl sulfate |
(CH3)2SO4 |
0.05 |
0.1 |
132 |
Dimethyl sulfoxide |
C2H6OS |
20 |
50 |
133 |
Dinitrobenzene |
C7H6N2O4 |
- |
1 |
134 |
Dinitrotoluene (DNT) |
C6 H5CH3(NO2)2 |
1 |
2 |
135 |
Dioxathion |
C12 H26O6P2S4 |
0.2 |
- |
136 |
Diquat Dibromide |
C12 H12N2.2Br |
0.5 |
1 |
137 |
1,4-Dioxane |
OCH2CH2OCH2CH2 |
10 |
- |
138 |
Copper (dust) |
Cu |
0.5 |
1 |
139 |
Copper (fume) |
Cu |
0.1 |
0.2 |
140 |
Copper compounds |
Cu |
0.5 |
1 |
141 |
Endousulfan |
C9H6Cl6O3S |
0.1 |
0.3 |
142 |
2, 3 - Epoxy 1 - propanol |
C3H6O2 |
1 |
5 |
143 |
EPN (o - ethyl - o - paranitrophenyl - phosphonothioate) |
C18H14NO4PS |
0.5 |
- |
144 |
Ethanolamine |
NH2C2H4OH |
8 |
15 |
145 |
Diglycidyl ether |
C6H10O3 |
0.5 |
- |
146 |
Chloroethyl ether |
C4H8Cl2O |
- |
2 |
147 |
Chloromethyl ether |
(CH2Cl)2O |
0.003 |
0.005 |
148 |
Ethyl ether |
C2H5OC2H5 |
1,000 |
1,500 |
149 |
Isopropyl glycidyl ether |
(CH3)2CHOCH(CH3)2 |
200 |
300 |
150 |
Resorcinol monomethyl Ether |
C7H8O2 |
- |
5 |
151 |
Ethylamine |
CH3CH2NH2 |
18 |
30 |
152 |
Ethylene |
C2H4 |
1,150 |
- |
153 |
Ethanethiol (Ethylmercaptan) |
C2H5SH |
1 |
3 |
154 |
Ethylene dibromide |
BrCH2 CH2Br |
1 |
- |
155 |
Ethylene glycol |
|
10 |
20 |
156 |
Ethylene glycol |
C2H6O2 |
60 |
125 |
157 |
Ethylene glycol dinitrate |
C2H4(O2NO)2 |
0.3 |
0.6 |
158 |
Ethylene oxide |
C2H4O |
1 |
2 |
159 |
Perchloroethylene |
C2Cl4 |
70 |
170 |
160 |
Ethylidene norbornene |
C9H12 |
- |
20 |
161 |
Fensulfothion |
C11H17O4PS2 |
0.1 |
- |
162 |
Fenthiol |
C10H15O3PS2 |
0.1 |
- |
163 |
Fluorine |
F2 |
0.2 |
0.4 |
164 |
Fluorides |
|
1 |
2 |
165 |
Formaldehyde |
HCHO |
0.5 |
1 |
166 |
Formamide |
HCONH2 |
15 |
30 |
167 |
Furfural |
C4H3OCHO |
10 |
20 |
168 |
Furfuryl alcohol |
C5H6O2 |
20 |
40 |
169 |
Coal Tar pitch volatiles |
|
- |
0.1 |
170 |
Halothane |
C2HBrClF3 |
8 |
24 |
171 |
Mekuran (mixture of ethylmer cuirc chloride and lindane) |
|
0.005 |
- |
172 |
Heptachlor (iso) |
C10H5Cl7 |
0.5 |
1,5 |
173 |
Heptan |
C7H14 |
800 |
1,250 |
174 |
Hexachlorobenzene |
C6Cl6 |
0.5 |
0.9 |
175 |
Hexachloro 1,3-butadiene |
C4Cl6 |
- |
0.005 |
176 |
1, 2, 3, 4, 5, 6 - hexachloro-cyclohexane |
C6H6Cl6 |
0.5 |
- |
177 |
Hexachlorocyclopen-tadiene |
C5Cl6 |
0.01 |
0.1 |
178 |
Hexafluoroacetone |
(CF3)2CO |
0.5 |
0.7 |
179 |
Hexafluoropropene |
C6F6 |
- |
5 |
180 |
n - Hexane |
C6H6 |
90 |
180 |
181 |
Hyrazine |
H4N2 |
0.05 |
0.1 |
182 |
Hydrocarbons (1 - 10 C) |
|
- |
300 |
183 |
Hydrogen fluoride |
HF |
0.1 |
0.5 |
184 |
Hydrogen phosphide |
H3P |
0.1 |
0.2 |
185 |
Hydrogen selenide |
H2Se |
0.03 |
0.1 |
186 |
Hydrogene sulfide |
H2S |
10 |
15 |
187 |
Hydrogen cyanide |
HCN |
0.3 |
0.6 |
188 |
Hydroxydes (alkaline) (Alkali hydroxide) |
|
0.5 |
1 |
189 |
Hydroquinone ( 1,4 - Dihydroxybenzene) |
C6H6O2 |
0.5 |
1.5 |
190 |
Iodomethane |
CH3I |
1 |
2 |
191 |
Iodoform |
CHI3 |
3 |
10 |
192 |
Iodine |
I2 |
1 |
2 |
193 |
Isopropyl glycidyl ether |
(CH3)2C2H2O(CH3)2 |
240 |
360 |
194 |
Isopropyl nitrate |
C3H7NO2 |
20 |
40 |
195 |
Potassium cyanide |
KCN |
5 |
10 |
196 |
Welding fumes |
|
5 |
- |
197 |
Petroleum gas (liquefied) |
|
1800 |
2250 |
198 |
Zinc chloride |
ZnCl2 |
1 |
2 |
199 |
Zinc Chromate |
CrO4Zn |
0.01 |
0.03 |
200 |
Zinc fluoride |
F2Zn |
0.2 |
1 |
201 |
Zinc oxide (dust, fume) |
ZnO |
5 |
10 |
202 |
Zinc phosphide |
P2Zn3 |
- |
0.1 |
203 |
Zinc stearate (inhalable dust) |
Zn(C18H35O2)2 |
10 |
20 |
204 |
Zinc stearate (respirable dust) |
Zn(C18H35O2)2 |
5 |
- |
205 |
Zinc sulfide |
ZnS |
- |
5 |
206 |
Camphor |
C10H16O |
2 |
6 |
207 |
Magnesium oxide |
MgO |
5 |
10 |
208 |
Malathion |
C10H19O6PS2 |
5 |
- |
209 |
Manganese and compounds |
Mn |
0.3 |
0.6 |
210 |
Methallyl chloride |
C4H7Cl |
- |
0.3 |
211 |
Methane thiol |
CH4S |
1 |
2 |
212 |
Methoxychlor |
Cl3CCH(C6H4OCH3)2 |
10 |
20 |
213 |
Methyl acrylate |
CH2CHCOOCH3 |
20 |
40 |
214 |
Metyl acrylonitrile |
CH2C(CH3)CN |
3 |
9 |
215 |
2 - Methyl aziridine |
C8H16N2O7 |
5 |
- |
216 |
Methylamine |
CH5N |
5 |
24 |
217 |
Methyl acetate |
CH3COOCH3 |
100 |
250 |
218 |
Methyl ethyl keton |
C4H8O |
150 |
300 |
219 |
2 - Methyl furan |
C5H6O |
- |
1 |
220 |
Methyl hydrazine |
CH3NHNH2 |
0.08 |
0.35 |
221 |
Methyl mercaptan |
CH3SH |
1 |
2 |
222 |
Methyl methacrylate |
CH2C(CH3)COOCH3 |
50 |
150 |
223 |
Methyl silicate |
C4H12O4Si |
- |
6 |
224 |
Mevinphos |
C7H13O6Pi |
0.1 |
0.3 |
225 |
Monocrotophos |
C7H14NO5P |
0.25 |
- |
226 |
Ferric salt (as Fe) |
|
1 |
2 |
227 |
Carbon black |
C |
3.5 |
7 |
228 |
Naled |
(CH3O)2P(O) OCHBrCBrCl2 |
3 |
6 |
229 |
Naphthalene |
C10H8 |
40 |
75 |
230 |
Chlorinated naphthalenes |
|
0.2 |
0.6 |
231 |
Sodium bisulfite |
NaHSO3 |
5 |
- |
232 |
Sodium borate |
Na2B4O7 |
1 |
- |
233 |
Sodium cyanide |
NaCN |
5 |
10 |
234 |
Sodium fluoroacetate |
FCH2COONa |
0.05 |
0.1 |
235 |
Sodium metabisulfite (Disodium pyrosulfite) |
Na2S2O5 |
5 |
- |
236 |
Sodium azide |
NaN3 |
0.2 |
0.3 |
237 |
Neoprene |
C4H5Cl |
10 |
30 |
238 |
Aluminum and compounds |
Al |
2 |
4 |
239 |
Nicotine |
C10H14N2 |
0.5 |
1 |
240 |
Nickel and compounds (soluble) |
Ni |
0.05 |
0.25 |
241 |
Nickel monoxide |
NiO, Ni2O3 |
0.1 |
- |
242 |
Nickel carbonyl |
C4NiO4 |
0.01 |
0.02 |
243 |
Nitrogen dioxide |
NO2 và N2O4 |
5 |
10 |
244 |
Nitrogen monoxide |
NO |
10 |
20 |
245 |
Nitrogene trifluoride |
NF3 |
30 |
45 |
246 |
Nitrobenzene |
C6H5NO2 |
3 |
6 |
247 |
1- Nitrobutane |
CH3(CH2)3NO2 |
- |
30 |
248 |
Nitro ethane |
C2H5NO |
30 |
- |
249 |
Nitromethane |
CH3NO2 |
30 |
- |
250 |
1-Nitropropane |
CH3(CH2)2NO2 |
30 |
60 |
251 |
Nitrotoluene |
CH3C6H4NO2 |
11 |
22 |
252 |
Glycerol trinitrate (Nitroglycerine) |
CH2NO3CHNO3CH2NO3 [C3H5(NO3)3] |
0.5 |
1 |
253 |
2-Nitropropane |
CH3(CH2)2NO2 |
18 |
- |
254 |
Octane |
C10H22 |
900 |
1,400 |
255 |
Osmium tetroxide |
OsO4 |
0.002 |
0.003 |
256 |
Ozone |
O3 |
0.1 |
0.2 |
257 |
Paraquat |
(CH3(C5H4N)2CH3).2Cl |
0.1 |
0.3 |
258 |
Parathion |
(C2H5O)2PSOC6H4NO2 |
0.05 |
0.1 |
259 |
Pentaborane |
B5H9 |
0.01 |
0.02 |
260 |
Pentachlorophenol |
C6Cl5OH |
0.2 |
0.4 |
261 |
Perchloryl fluoride |
ClO3F |
14 |
25 |
262 |
Phenol |
C6H5OH |
4 |
8 |
263 |
Phenyl hydrazine |
C6H5 NHNH2 |
1 |
2 |
264 |
Phenyl isocxyanate |
C7H5NO |
0.02 |
0.05 |
265 |
Phenylene diamine |
C6H8N2 |
0.1 |
0.2 |
266 |
Phenyl phosphine |
C6H7P |
- |
0.25 |
267 |
Phorate |
(C2H5O)2P(S)SCH2S-C2H5 |
0.05 |
0.2 |
268 |
Phosgene |
COCl2 |
0.2 |
0.4 |
269 |
Phosphine |
PH3 |
0.1 |
0.2 |
270 |
Phosphorus(White, yellow) |
P4 |
0.03 |
0.1 |
271 |
Phosphoruos oxy chloride |
POCl3 |
0.6 |
1.2 |
272 |
Phosphorus trichloride |
PCl3 |
1 |
2 |
273 |
Phosphorous pentachloride |
PCl5 |
1 |
2 |
274 |
Picloram (iso) |
|
10 |
20 |
275 |
Propoxur |
CH3NHCOOC6H4OCH(CH3)2 |
0.5 |
1.5 |
276 |
n-Propylacetat |
CH3COOCH2CH2CH3 |
200 |
600 |
277 |
-Propiolactone |
C3H4O2 |
1 |
2 |
278 |
Propylenimine |
C3H7N |
- |
5 |
279 |
Pyrenthrin |
C21H28O3 |
5 |
10 |
280 |
Pyridine |
C5H5N |
5 |
10 |
281 |
Quinone |
C6H4O2 |
0.4 |
12 |
282 |
Resorcinol (1,3 - Dihydroxybenze) |
C6H6O2 |
45 |
90 |
283 |
Allyl alcohol |
CH2CHCH2OH |
3 |
6 |
284 |
Ethanol |
CH3(CH2)OH |
1,000 |
3,000 |
285 |
Furful alcohol |
C5H6O2 |
20 |
40 |
286 |
Methanol |
CH3OH |
50 |
100 |
287 |
n - Amyl alcohol |
CH3(CH2)4OH |
100 |
200 |
288 |
Propanol |
CH3(CH2)2OH |
350 |
600 |
289 |
Propargyl alcohol |
HCCCH2OH |
2 |
6 |
290 |
Rotenone (Derris) |
C23H22O6 |
5 |
10 |
291 |
Paraffin wax |
|
1 |
6 |
292 |
Ferric oxide (dust, fume) |
Fe2O3 |
5 |
10 |
293 |
Iron carbonyl |
C5FeO5 |
0.08 |
0.1 |
294 |
Selenium and compounds |
Se |
0.1 |
1 |
295 |
Selenium dioxide |
O2Se |
- |
0.1 |
296 |
Stibine |
SbH3 |
0.2 |
0.4 |
297 |
Strychnine |
C21H22N2O2 |
0.15 |
0.3 |
298 |
Selenium hexafluoride |
SeF6 |
0.2 |
- |
299 |
Silane |
H2Si |
0.7 |
1.5 |
300 |
Stearates |
|
10 |
- |
301 |
Styrene |
C6H5CH CH2 |
85 |
420 |
302 |
Sulfur chloride |
S2Cl2 |
5 |
10 |
303 |
Sulfur dioxide |
SO2 |
5 |
10 |
304 |
Sunfuryl fluoride |
F2SO2 |
20 |
40 |
305 |
Sulfur tetrafluoride |
SF4 |
0.4 |
1 |
306 |
Tellurium |
Te |
0.01 |
- |
307 |
Tellurium hexafluoride |
F6Te |
0.1 |
- |
308 |
Tetrachloroethylene |
C2CL4 |
60 |
- |
309 |
1,1,7,7 Tetrachloroheptane |
C7H12Cl4 |
- |
1 |
310 |
Tetraethyl pyrophosphate |
C8H20O7P2 |
0.05 |
0.2 |
311 |
Tetralin |
C10 H12 |
100 |
300 |
312 |
Tetramethyl succinonitrile |
(CH3)2C2(CN)2(CH3)2 |
3 |
6 |
313 |
Tetranitromethane |
CH3(NO2)4 |
8 |
24 |
314 |
Tin (organic) |
Sn |
0.1 |
0.2 |
315 |
Tin (inorganic) |
Sn |
1 |
2 |
316 |
Tin oxide |
SnO2 |
2 |
- |
317 |
Thionyl Chloride |
Cl2OS |
5 |
- |
318 |
Benzenethiol |
C6H6S |
2 |
- |
319 |
Mercury compounds (organic) |
Hg |
0.01 |
0.03 |
320 |
Titanium |
Ti |
10 |
- |
321 |
Thiram |
(CH3)2 (SCSN)2 (CH3)2 |
5 |
10 |
322 |
Tobacco (dust) |
|
2 |
5 |
323 |
Mercury and compounds (inorganic) |
Hg |
0.02 |
0.04 |
324 |
Titanium dioxide (respirable dust) |
TiO2 |
5 |
- |
325 |
Titanium dioxide (inhalable dust) |
TiO2 |
6 |
10 |
326 |
Toluene |
C6H5CH3 |
100 |
300 |
327 |
Toluene diisocyanate |
C9H6N2O2 |
0.04 |
0.07 |
328 |
(m-, o-, p-) Toluidine |
CH3C6H4NH2 |
0.5 |
1 |
329 |
Tribromometan |
CHBr3 |
5 |
15 |
330 |
Tributyl phosphate |
C12H27O4P |
2.5 |
5 |
331 |
Trichloroethane |
C2H3Cl3 |
10 |
20 |
332 |
Trichloroethylene |
C2HCl3 |
20 |
40 |
333 |
Trinitrobenzene |
C6H3(NO2)3 |
- |
1.0 |
334 |
Trichloro nitrobenzene |
C6H2Cl3NO2 |
- |
1.0 |
335 |
2, 4, 6 - Trinitrotoluene |
CH3C6H2(NO2)3 |
0.1 |
0.2 |
336 |
Tritolyl phosphate |
C21H21O4P |
0.1 |
0.2 |
337 |
Uranium and compounds |
U |
0.2 |
- |
338 |
Vanadium penta oxide |
V2O5 |
0.05 |
0.1 |
339 |
Vanadium |
V |
0.5 |
1.5 |
340 |
Vinyl acetate |
CH2CHOOCCH3 |
10 |
30 |
341 |
Vinyl bromide |
CH2CBr |
20 |
40 |
342 |
Vinyl chloride |
C2H3Cl |
1 |
5 |
343 |
Vinyl cyclohexene dioxide (930) |
C8H12O2 |
60 |
120 |
344 |
Warfarine |
C19H16O4 |
0.1 |
0.2 |
345 |
Wofatox |
C8H10NO5PS |
0.1 |
0.2 |
346 |
Petrol (Petrol distillates, gazonline) |
|
300 |
- |
347 |
Cellulose (inhalable dust) |
|
10 |
20 |
348 |
Cellulose (respirable dust) |
|
5 |
- |
349 |
Cesium hydroxide |
CsOH |
2 |
- |
350 |
Cyanogene |
NCCN |
4 |
20 |
351 |
Xyanogene chloride |
ClCN |
0.3 |
0.6 |
352 |
Cyanides |
CN(K, Na) |
0.3 |
0.6 |
353 |
Cyclohexane |
C6H12 |
500 |
1,000 |
354 |
Cychlohexanol |
C6H11OH |
100 |
200 |
355 |
Xylene |
C6H4(CH3)2 |
100 |
300 |
356 |
Xylidine |
(CH3)2C6H3NH2 |
5 |
10 |
Part 2:
FIVE (05) PRINCIPLES AND SEVEN (07) MEASUREMENTS OF LABOR HYGIENE
I. PRINCIPLE 1 – ERGONOMIC DESIGN OF LABOR SYSTEMS
1. Scope of regulation
The ergonomic principles for designing labor systems in order to create optimum work conditions, ensure the safety, comfort and human health, technical and economic efficiency.
2. Subjects of application: the labor systems in facilities that employ workers (production facilities, business establishments, offices…)
3. Definition:
The terms in these principles are construed as follows:
3.1. Working facilities: are every production facilities, business establishments, offices…
3.2. Labor system: including humans and labor equipment, working together during the work process, performing the labor duties at working areas, in labor environment under the compulsory conditions of the labor duties.
3.3. Labor duty: is an expected result of the labor system.
3.4. Labor equipment: tools, machinery, vehicles and other machinery, devices or components used in the labor system.
3.5. The labor process: the continuation in time and space of the mutual impacts of humans, labor equipment, materials, energy and information within the labor system.
3.6. Labor space: the acceptable capacity for one or many people in the labor system to fulfill the labor duty.
3.7. The labor environment: the cultural, social, biological, chemical and physical factors around a person within his/her working space.
3.8. Labor stress (or external burden): every labor condition and external requirement for the labor system that negatively affect the human psychology and/or physiology.
3.9. Labor anxiety (or internal reaction): are impacts of labor stress on a person depending on his/her personal characteristics and abilities.
3.10. Labor fatigue:
Are systemic or partial non-pathological manifestation of fatigue due to the labor anxiety that may totally be recovered after some rest.
4. General principles
4.1. Working space design and labor equipment
a. Designs related to the body sizes:
The designs of the working space and equipment must depend on the human body sizes and the labor process. The working space must be adapted to the workers.
b. Posture:
- The worker may alternate between standing and sitting postures. If the worker must choose one, the sitting posture is usually preferred. The standing posture may be required depending on the work process.
- The postures must not cause labor fatigue due to extensive static muscular tension. The postures are interchangeable.
c. Muscle endurance:
- The requirement of muscle strength must be compatible to the worker’s physical condition.
- The muscle groups must be strong enough to satisfy the physical requirements. If the physical requirements are overwhelming, the supportive energy sources must be supplemented during the labor process.
- The extensive static tension of a muscle group must be avoided
d. The body movements:
- The movements must be balanced. The movement is more preferred than extensive static positions.
- The movement that require high precision must not demand considerable muscle strain.
- The movement must be made and combined easily using compatible control equipment.
e. The signs, monitors and control panel.
- The signals and monitors must be selected, designed and set up appropriately for the human sensory features, in particular:
+ The features and quantity of the signals and monitors must be appropriate for the information characteristics.
+ For clear information reception in places with many monitors, the monitors must be placed in order to achieve clear, firm and quick orientation. They might be arranged by function or technical process or importance and use frequency of special information.
+ The features and designs of signals and monitors must ensure clear recognition. These are applicable to danger signals.
+ The extensive activities in which the observation and supervision prevail, the overloading or underloading impacts must be avoided by designing and arranging the signals and monitors.
f. Control panels:
- Kinds, designs and arrangement of the control panels corresponding to the control are carried out depending on the human characteristics including natural and conditioned reflexes.
- The movement or static position of the control panel must be chosen depending on the control, the anthropometry and biomechanics.
- The functions of control panels must be recognizable.
- If there are multiple control panels at the same place, they must be clearly set up in order to ensure safe and quick operation. This may be carried out similarly to that of the signals by grouping by functions of the process in which they are used etc.
- The emergency control panel must be safely covered in order to avoid accidental activation.
4.2. Labor environment designs
Depending on the labor system, the following measurement must be noticed:
- The workshop sizes (general layout, working space and traveling space) must be reasonable.
- The clean air must be regulated depending on the following factors:
+ The quantity of people in a room,
+ The demand for manual labor,
+ The workshop size (including the labor equipment)
+ The emission of pollutants in a room,
+ The thermal conditions
- The light must be sufficient
The lighting must ensure optimum visions for the required activities. The following measurements must be noticed:
+ The luminance.
+ The colors.
+ The light distribution.
+ The unwanted reflection and glare.
+ The contrast between the color and the reflection.
+ The worker age.
- The room and labor equipment colors must be selected depending on their impacts on the reflection distribution, the structure and quality of the field of view, the safety color perception.
- The negative or irritable impacts of noise, including the noise from external sources in auditory work areas must be prevented.
- The vibration and impacts on humans must not exceed the limit in order to avoid physical harm, physiological reaction, sickness or sensorimotor disorder.
- The exposure of the workers to dangerous material and hazardous radiation must be avoided.
- For outdoor works, the workers must be appropriately protected from negative impacts of the climate, e.g. cold, heat, wind, rain resistance etc.
4.3. Labor process designs
- The labor process must be designed in order to protect human health and safety, create comfort and ease the jobs, especially by avoid overload and underload. The overload and underload due to crossing the upper and lower limit of the mental and physical function scale. For example:
+ The physical burden and sensory burden that cause fatigue.
+ The underload burden or labor monotony may reduce vigilance.
- Apart from the above factor, the mental and physical stress also depend on the contents and the recurrence of the tasks and the control of humans throughout the work process.
- Taking measures for improving the work process quality. For example:
+ Only one worker performs a number of consecutive tasks of the same work instead of a few workers (work extension).
+ Only one worker performs a number of consecutive tasks of the different works instead of a few workers (work variety).
+ Changing works. For example: alternating the voluntary works among the workers on the same assembly line or in one autonomous team.
+ Organized or unorganized breaks.
- During the implementation of the above measures, it is required to pay attention to:
+ The change in the insomnia and the work ability in day and night.
+ The difference in work ability among the workers and the variance in ages.
+ The personal abilities.
II. PRINCIPLE 2 – ERGONOMIC DESIGN OF WORKING LOCATIONS
1. Scope of regulation
The ergonomic principles for designing working positions in every business line in order to create optimum work conditions, ensure the safety, comfort and human health, technical and economic efficiency.
2. Subjects of application: every working position
3. Definition:
The terms in these principles are construed as follows:
- Working position: is a space where the technical equipment is equipped for one person or a group of people to work on a job or a phase.
- The reaching zone of the motion range is part of the working position, limited by the arc created by a stretched arm’s movement around the shoulder joint.
- The easy reaching zone of the motion range is part of the working position, limited by the arc created by a stretch arm’s movement around the shoulder joint (where the control equipment is regularly used).
- The optimum reaching zone of motion range is part of the working position, limited by the arc created by a stretch arm’s movement around the elbow joint (where the control equipment is always used).
4. General principles of ergonomics
- The working position must be adapted to each kind of work, to the ability, to the mental and physical characteristics of the worker.
- The working position must be designed on the basis of the analysis of the human work process with particular equipment, basing on the anthropometrical measurements, the mental and physical characteristics of the worker and the assessment of hygienic conditions of the work.
- The working area arrangement includes: calculating the sizes basing on the anthropometrical measurements, selecting the appropriate working zone, surface, comfortable working posture and reasonably designing, arranging the equipment.
- The machinery and equipment must be suitable for the mental and physical characteristics of the worker (especially the anthropometrical and biomechanical characteristics).
- Arranging labor in the production premises in an optimum way including safe and adequate passages.
- The light (artificial or natural) must be sufficient for both ordinary works and machinery maintenance.
- The noise and vibration from the working positions or other sources must not exceed the acceptable standards.
- The necessary measures for protecting workers from the impact of dangerous and toxic factors (physical, chemical, biological, psychological and physiological factors) during the production must be taken.
- The measures for preventing and reducing workers’ fatigue, psychological stress and other negative impacts must be taken.
5. Principles for working position arrangement:
- The working location arrangement must ensure that the task is performed within the accessible zone of the motion range.
- There are 3 kinds of accessible zones of the motion range.
* Reaching zone
* Easy reaching zone
* Optimum reaching zone
- The space for legs and feet while sitting must be sufficient.
- The requirements for the vision from the working location must be satisfied.
- The information display zones must be optimized (display devices, signboards, signals…) for the worker to receive information efficiently.
- The height of working surfaces, the distance from eyes to the observed objects, the view angle, footrest space must be sufficient.
- The size and height of the chair must be convenient for changing the working posture. The chair must not be to deep. The distance from the chair surface to the table surface must not be lower than 270 - 300mm.
III. PRINCIPLE 3 – ERGONOMIC DESIGN OF MACHINERY AND TOOLS
1. Scope of application
The ergonomic principles for designing machinery and tools in every business line is to design optimum machinery and tools in order to ensure the safety, comfort and human health, technical and economic efficiency.
2. Subjects of application: every working machinery and tools.
3. The principles
- Depending on the variance in body size when systemically or partially move the body.
- Depending on the motion range of the joints. The comfortable angles of the body.
- Depending on the required forces on the control devices.
- The principle of movement limitation in order to ensure comfortable postures and optimum working zones.
- The requirements for hygiene and appearance (shape, paint color…) must be satisfied.
- The principle of using anthropometry figures: after using the tools, the subject shall select the anthropometry figures as the basis for calculating the sizes of machinery and tools, the percentage of people that concur with the tool and machinery design.
IV. MEASUREMENT 4 – HEIGHT OF WORK SURFACES
1. Scope of regulation: principles of work surface height design.
2. Subjects of application: every working position
3. The principles
|
Work characteristics |
Height of working zone |
1 2 3 4 5 |
Works that demand precise observation Works that need handwork Works that need free hand movement Works with heavy material (for standing position only) Works with various demands |
10 - 20 cm above the elbow 5 - 7cm above the elbow Slightly under the elbow 10 - 30cm under the elbow Determined by the work that demands the most |
V. PRINCIPLE 5 – WORKING POSITIONS WITH COMPUTERS
1. Scope of application: the basic principles of designing working positions with computers.
2. Subjects of application: every working positions with desktop computer.
3. The principles
3.1. Working positions
- The working position must be designed suitably for the worker. Ideally the position should be adjusted to suit each worker. In case the position cannot be adjusted, the design must be based on the anthropometry (5% and 95%).
- The adjustable working surface height should range from 65 - 75cm. If the height is not adjustable: 70 cm
- The height of the monitor and keyboard must be independently adjustable.
- The minimum distance between two workers is 1m (from the center of the working position).
3.2. Working surface:
- The working surface must not be glaring and reflective, and must be spacious enough to place necessary stuff such as the keyboard, mouse and document for the worker’s comfort.
- The document holder (if any) must be firm and placed at positions that do not cause the user to make inconvenient head and eye movements.
- If the use of computers is primary, it must be placed in front of the operator. If the use of computers is secondary, it must be placed on the left, if the operator is right-handed and vice versa.
3.3. Chair and backrest:
- The chair height must be adjustable from 35-50 cm and rotatable.
- The chair must be firm. The chair must not be covered by synthetic waterproof material.
- The seat depth is 38- 43 cm, at least 45 cm in width, edgeless. The tilt being 0 - 100 that can handle the body weight on the buttock (not on the thigh).
- The performance on the keyboard must not be hindered when the arm is rested.
- For mobile chairs, the 5 castors must be fixed on the chair.
- The backrest must be adjustable that can handle the back (hip).
3.4. Footrest:
- There must be space for the operator’s feet to be comfortable.
- The overly tall chairs must have footrests. The tilt angle of the footrest is approximately 300 with non-slip surface.
3.5. The operator’s posture:
- The operator must sit comfortably with the back rested and feet on the floor or the footrest. The elbow angle is approximately 900, the angle between the body and the thigh is from 90-1200.
- The operator should avoid rigid sitting posture for a long time but may change the position, stand, stretch or walk around if feel tired.
3.6. View angle and visions:
- The best view angle is between 10-300 below the horizontal line of sight of the operator. The upper side of the monitor must not be higher than the eye-level. The angle between the ray from the lower side of the monitor and the horizontal line of sight must not exceed 400.
- The appropriate vision is not shorter than 50 cm.
3.7. Glare prevention and lighting
- The general light intensity: 300 - 700 lux For places with special visual requirements, the intensity may reach 700 - 1,000 lux. Partial lighting might be used for document reading with lampshade for glare prevention.
- Diminishing the reflection and glare by properly placing the light sources, not using reflective surfaces and items...
- Paying attention to the light sources when arranging computers so that the monitor would not reflect the light. Arranging computer so that the window does not face the monitor or its back. The computers should be placed at intersections of the light sources overhead rather than right below them.
- The monitor must be covered with anti-glare coat. If the anti-glare coat is not available, the monitor must be equipped with anti-reflection equipment in order to prevent glare from reflection. Such equipment must not reduce the definition of graphics and text. Only use the anti-glare filter when other solutions are not available.
- The wall color must be elegant with low reflection level (non-glossy). The colors of surrounding equipment must also be non-glossy or dark in order to avoid reflection of light sources. Avoid using reflective, shimmering or glossy surfaces at workplaces.
3.8. Environment
- The working room temperature is from 23 - 250C, the maximum relative humidity is 75%.
- The minimum ventilation volume is 13 m3/hour/person. The wind speed must not exceed 0.5 m/second.
- The noise must not exceed 55 dBA.
3.9. Breaks
- After every hour of continuous work with computer, a short break to rest or doing light works not related to the monitor is recommended It is best to leave the computer during this time.
- It is better to exercise the muscles or eyes during this time.
- This time is not included in the break time.
VI. V. MEASUREMENT 1 – WORKING POSITIONS WITH COMPUTERS
1. Scope of application
The basic measurements of designing working positions with computers basing on the basic principles stated above.
2. Subjects of application: the working positions with desktop computer.
3. Measurements
No. |
Norm |
Size |
1 |
Table, chair, posture Table height: - Adjustable (cm) - Non-adjustable (cm) - Chair height (adjustable) (cm) Seat depth (cm) Minimum seat width (cm) Seat slope toward the backrest (degree) Footrest space (cm) Footrest slop (degree) Elbow angle (degree) Body – thigh angle (degree) View angle (below the horizontal line of sight) (degree) Vision (cm) |
65 - 70 70 35 - 50 38 - 43 45 0 - 10 19 30 85 - 95 90 - 120 10 - 30 >50 |
2 |
Environment - General lighting (lux): - normal - Special visual requirements - Temperature (0C) - Maximum humidity (%) - Minimum ventilation - Wind speed(m/second) - Noise (dBA) |
300 -700 700- 1,000 23 - 25 75 13 m3/hour/person Not exceeding 0.5 Not exceeding 55 |
3 |
Continuous working time |
1-2 hours |
VII. MEASUREMENTS 2- – HEIGHT OF WORKING SURFACES
1. Scope of regulation
basic measurements of working surface height.
2. Subjects of application: working positions.
3. Measurements:
Posture |
Kind of work |
Height of working surface (cm) |
||
Male |
Female |
Male and female |
||
Standing |
Light |
88 - 102 |
85 - 97 |
86 - 99 |
Medium |
80 - 94 |
77 - 89 |
78 - 91 |
|
Heavy |
74 - 88 |
71 - 83 |
72 - 85 |
|
Sitting |
High precision |
73 - 86 |
70 - 83 |
70 - 83 |
Precision |
65 - 78 |
62 - 75 |
64 - 77 |
|
Light works without high precision |
60 - 73 |
57 - 70 |
59 - 72 |
VIII. MEASUREMENTS 3 – VIEW DISTANCE FROM EYES TO THINGS
1. Scope of regulation
The measurements of view distance from eyes to the working objects.
2. Subjects of application: working positions
3. Measurements
No. |
Work characteristic |
View distance (from eyes to things) |
1 2 3 4 |
Works demanding extreme precisions (small part assembly…) Works demanding high precision (drawing, sewing, seaming…) Works demanding precision and medium precision (reading, lathe…) Works demanding little precision |
12 - 25cm 25 - 35cm 35 - 50cm Over 50cm |
IX. MEASUREMENTS 2 – VIEW ANGLE
1. Scope of regulation
The measurements of view angle in working position design in order to create comfort and productivity.
2. Subjects of application: working positions.
3. The measurement of view angle with the horizontal line of sight 00
No. |
Working posture |
View angle |
1
2 |
Leaning backward (e.g. working in control rooms) Leaning forward (e.g. – working at tables) |
150
450 |
* One side of a view angle is the horizontal line of sight.
* The object of work under regular observation must be put at the front center field of view
X. SPECIFICATONS 5 – FOOTREST SPACE
1. Scope of regulation
The measurements of footrest space in working position design in order to create comfort and productivity.
2. Subjects of application: working positions.
3. Measurements:
No. |
Working posture |
Footrest space |
1
2
3 |
Sitting positions: Width Depth at knee-level Depth at floor-level Standing positions: Depth for feet Height for feet The free space behind the standing worker |
60 cm 45 65
15 cm 15 cm 90 cm |
XI. MEASUREMENTS 6 – LIFTING HEIGHT
1. Scope of regulation
The measurements of height from the floor to the person lifting in order to create comfort and avoid vocational risks.
2. Subjects of application: the workers that lift heavy things.
3. Definition`
The terms in these standards are construed as follows:
- Normal lifting height: within the range from the elbow joint to the shoulder joint.
- Low lifting height: under the elbow joint.
4. Measurements
Level |
Normal lifting height |
Low lifting height |
||||||
Distance to the handle (cm) |
Distance to the handle (cm) |
|||||||
< 30 |
30-50 |
50-70 |
>70 |
< 30 |
30-50 |
50-70 |
>70 |
|
Lifting weight (kg) |
Lifting weight (kg) |
|||||||
1 |
Heavy things easily lifted by machines |
|||||||
2 |
< 18 |
< 10 |
< 8 |
< 5 |
< 13 |
< 8 |
< 5 |
< 4 |
3 |
18-34 |
10-19 |
8-13 |
6-11 |
13-23 |
8-13 |
5-9 |
4-7 |
4 |
35-55 |
20-30 |
14-21 |
12-28 |
24-25 |
14-21 |
10-15 |
8-13 |
5 |
>55 |
>30 |
21 |
>18 |
>35 |
>21 |
>15 |
>8 |
XII. MEASUREMENTS 7: PHYSIOLOGICAL MEASUREMENTS OF THERMAL STRAIN – LIMIT VALUES
1. Scope of regulation: The limit values of physiological measurements of thermal strain including the risks to health of healthy workers, the adaptability to different technologies to detect such risks.
2. Subjects of application: workers at every facility working in hot or cold environment.
3. Reference standard: ISO 9886
4. Physiological specifications of thermal strain
4.1. Body core temperature
The body core temperature must not differ from the values in section 4.1.1 and 4.1.2.
4.1.1. Hot environment
The limit values depend on the core temperature increase and the used measurements.
The core temperature must not increase more than 10C (or not exceed 380C) in the following cases;
- The core temperature is taken many times, regardless of the techniques.
- When other physiological measurements are not taken.
In other conditions, especially when the esophagus temperature is continuously monitored concurrently with the heart rate, the limit may be raised such as increasing 1.40C or reaching 38.50C.
The increase of temperature over 38.50C might be tolerable when the following conditions are satisfied:
a. The subject has been given medical examination.
b. The subject has adapted to the heat by repeatedly exposing to such environment when performing special duties.
c. Under constant medical supervision and means of first-aid are ready.
d. The esophagus temperature is continuously monitored.
e. Other physiological measurements are concurrently monitored – especially the heart rate
f. The exposure might be immediately suspended when the intolerable symptoms appear such as fatigue, vertigo, nausea
g. The workers are entitled to leave the workplace when they want.
The core temperature must not exceed 390C.
4.1.2. Cold environment:
In cold environments, only the measurements of esophagus temperature (tes), rectum temperaturer (tre) and abdomen temperature are suitable. The lower limit for these temperatures is 360C. Conditions of application:
a. When these temperatures are monitored from time to time.
b. When the exposure is repeated in a day.
c. In some rare conditions, the lower temperature might be tolerable briefly.
d. The subject has been given medical examination
e. The skin temperature is concurrently monitored and the acceptable limit is noticed.
f. The workers are entitled to leave the workplace when they want.
4.2. The skin temperature limit values:
For the previously mentioned reasons, the below limits are only related to the pain threshold.
In hot environments, the maximum partial skin temperature is 400C. In cold environments: 200C for forehead skin, 100C for limb tip temperature (especially finger tips and toe tips).
4.3. Heart rate (HR):
The heart rate increase (HRT) by thermal strain is 33 beats for each degree increased of the core temperature. However, the heart reaction to heat varies from person to person. Therefore, in case the HR is the only physiological measurement monitored, the upper limit of HRT around 30 beats/minute would be reasonable. In circumstances that the thermal strain might be high, it must be measured simultaneously with the core temperature. Moreover, there must be means to monitor the actual heart rate throughout the exposure.
The limited heart rate at workplaces must not exceed the maximum limit minus 20 beats/minute. Ideally, these values should be calculated by personal test. If such test cannot be carried out, the values could be approximated using the following formula:
HRL 0.85 A (A is the age in year).
According to the maximum limit of the core temperature being 390C, the maximum limit of the heart rate increase from the initial temperature may reach 60 beat/minute. This may be applicable to the similar situations, especially under medical supervision and constant monitoring.
4.4. Weight loss:
The limit value of weight loss is 800g for adapted workers and 1300g for unadapted ones, proportionally to the water loss being 3250g or 5200g in case the water intake is 75% of the water loss.
These values refer to subjects with 1.8 m2 of skin and may be applicable to a particular subject by proportionally multiplied the skin area ADu with the reference skin area being 1.8 m2
Limit values |
Unadapted person |
Adapted person |
||
Caution |
Danger |
Caution |
Danger |
|
Sweat level Idle: M<65W/m2 SWmax W/m2 g/hour Working: M>65W/m2 SWmax W/m2 g/hour |
100 250
200 520 |
150 390
250 650 |
200 520
300 780 |
300 780
400 1040 |
Maximum water loss DmaxW.h/m2 g |
1 000 2 600 |
1 250 3 250 |
1 500 3 900 |
2 000 5 200 |
Notes: W watt-hour hour g gram |
Notes: * M energy metabolism level
* SW sweat weight
TABLE OF CONTENTS
Part 1: Twenty one (21) standards of labor hygiene
I. Standards of hygienic amenities
II. Standards of hygienic distance
III. Manual labor – Standards of task classification by energy consumption classification
IV. Manual labor – Standards of task classification by heart rate
V. Carrying standard – Limited weight
VI. Lighting standards
VII. Microclimate standards
VIII. Standards of silicon dust
IX. Standards of non-silicon dust
X. Standards of cotton dust
XI. Standards of asbestos dust
XII. Standards of noise
XIII. Standards of vibration
XIV. Standards of static magnetic field - Magnetic flux density
XV. Standards of low-frequency magnetic field - magnetic flux density
XVI. Standards of intensity of low-frequency electromagnetic field and static electric field
XVII. Standards of intensity of electromagnetic field from 30kHz - 300GHz
XVIII. Ultraviolet radiation – Acceptable limit
XIX. Standards of radioactivity
XX. X-ray radiation – Acceptable limit
XXI. Chemicals – Acceptable limit in the working air
Part 2: Five (05) principles and seven (07) measurements of labor hygiene
I. Principle 1 – Ergonomic design of labor systems
II. Principle 2 – Ergonomic design of labor positions
III. Principle 3 – Ergonomic design of machinery and tools
IV. Principle 4 – Working area layout
V. Principle 5 – Working position with computers
VI. Measurement 1 – Working position with computers
VII. Measurement 2 – Height of work surfaces
VIII. Measurement 3 – Distance from eyes to things
IX. Measurement 4 - View angle
X. Measurement 5 – Footrest
XI. Measurement 6 – Lifting height
XII. Measurement 7 – Physiological measurement of thermal strain - Limit values
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực