Chương III Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ và nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ : Văn bằng bảo hộ
Số hiệu: | 23/2023/TT-BKHCN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Người ký: | Bùi Thế Duy |
Ngày ban hành: | 30/11/2023 | Ngày hiệu lực: | 30/11/2023 |
Ngày công báo: | 22/12/2023 | Số công báo: | Từ số 1329 đến số 1330 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp từ ngày 30/11/2023
Ngày 30/11/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp.
Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp từ ngày 30/11/2023
Cụ thể, thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp từ ngày 30/11/2023 được quy định như sau:
- Thời hạn thẩm định nội dung đơn được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Khoảng thời gian để người nộp đơn phản hồi các thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ quy định tại các khoản 8 Điều 16, khoản 10 Điều 23, khoản 13 Điều 26 và khoản 7 Điều 30 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN sẽ không tính vào thời hạn thẩm định nội dung. Khoảng thời gian này được hiểu là:
(i) Thời gian từ ngày ra thông báo đến ngày người nộp đơn phản hồi thông báo; hoặc
(ii) Thời hạn ấn định trong thông báo (kể cả được kéo dài theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP ), trong trường hợp người nộp đơn không phản hồi thông báo.
- Trong trường hợp người nộp đơn chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 8 Điều 16, khoản 10 Điều 23, khoản 13 Điều 26 và khoản 7 Điều 30 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN , thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn hoặc giải trình của người nộp đơn theo quy định tại khoản 4 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
(i) Đối với sáng chế, không quá 06 tháng;
(ii) Đối với nhãn hiệu, không quá 03 tháng;
(iii) Đối với kiểu dáng công nghiệp, không quá 02 tháng và 10 ngày;
(iv) Đối với chỉ dẫn địa lý, không quá 02 tháng.
Xem thêm nội dung tại Thông tư 23/2023/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 30/11/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục từ chối cấp văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 3 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 1a và khoản 2 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật Sở hữu trí tuệ và tại Phụ lục II của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.
1. Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp được lập phù hợp với các quy định dưới đây:
a) Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp là cơ sở dữ liệu chính thức, công khai của Nhà nước, thể hiện đầy đủ thông tin về tình trạng pháp lý của quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập. Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp gồm các loại như sau:
(i) Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế;
(ii) Sổ đăng ký quốc gia về giải pháp hữu ích;
(iii) Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp;
(iv) Sổ đăng ký quốc gia về thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
(v) Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu;
(vi) Sổ đăng ký quốc gia về chỉ dẫn địa lý.
b) Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký theo thủ tục quốc gia, Sổ đăng ký quốc gia quy định tại điểm a khoản này bao gồm các mục tương ứng với từng văn bằng bảo hộ, mỗi mục bao gồm:
(i) Thông tin về văn bằng bảo hộ: số, ngày cấp văn bằng bảo hộ; tên đối tượng được bảo hộ, phạm vi/khối lượng bảo hộ, thời hạn hiệu lực; tên và địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ/người đăng ký chỉ dẫn địa lý, tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, tên và quốc tịch của tác giả sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp;
(ii) Thông tin về đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ (số đơn, ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn, tên tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (nếu có));
(iii) Mọi sửa đổi liên quan đến thông tin về việc sửa đổi văn bằng bảo hộ, tình trạng hiệu lực văn bằng bảo hộ (duy trì hiệu lực, gia hạn hiệu lực, chấm dứt hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực); chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; số lần cấp lại, ngày cấp lại, cấp phó bản, số phó bản (cho chủ sở hữu chung nào), ngày cấp phó bản, thay đổi tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (nếu có), v.v.
c) Đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp được chấp nhận bảo hộ theo thủ tục đăng ký quốc tế, tại Phần Nhãn hiệu đăng ký quốc tế và Phần Kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế trong các Sổ đăng ký quốc gia tương ứng quy định tại tiết (iii) và tiết (v) điểm a khoản này bao gồm các mục sau đây:
(i) Thông tin về tình trạng bảo hộ: số quyết định, ngày ra quyết định hoặc ngày chấp nhận bảo hộ; tên đối tượng được bảo hộ, phạm vi bảo hộ, thời hạn hiệu lực; tên và địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ, tên và quốc tịch của tác giả kiểu dáng công nghiệp;
(ii) Thông tin về đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ (số đơn, ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn, tên tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (nếu có));
d) Đối với chỉ dẫn địa lý được chấp nhận bảo hộ theo điều ước quốc tế, Phần Chỉ dẫn địa lý quốc tế tại Sổ đăng ký quốc gia quy định tại tiết (vi) điểm a khoản này bao gồm các mục sau đây:
(i) Thông tin về tình trạng bảo hộ: tên điều ước quốc tế, ngày có hiệu lực của điều ước quốc tế hoặc ngày chấp nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế; chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, phạm vi/khối lượng bảo hộ; tên và địa chỉ của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý;
(ii) Thông tin về hồ sơ, tài liệu liên quan đến chỉ dẫn địa lý yêu cầu bảo hộ (điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về việc bảo hộ, cơ sở dữ liệu liên quan đến chỉ dẫn địa lý yêu cầu bảo hộ (nếu có));
(iii) Mọi sửa đổi liên quan đến tình trạng pháp lý của chỉ dẫn địa lý được bảo hộ: tình trạng hiệu lực, phạm vi/khối lượng bảo hộ, chuyển giao quyền quản lý, v.v.
2. Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm các mục tương ứng với từng tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, cụ thể là:
(i) Thông tin về tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (tên đầy đủ, tên giao dịch, địa chỉ, ghi nhận, xóa tên, sửa đổi các thông tin về tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
(ii) Thông tin về danh sách người đại diện sở hữu công nghiệp của tổ chức (họ tên, địa chỉ thường trú, số chứng chỉ hành nghề của từng thành viên trong danh sách);
(iii) Thông tin về việc thay đổi danh sách người đại diện sở hữu công nghiệp (cấp mới, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề, xóa tên, v.v.).
3. Các sổ đăng ký quốc gia nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Cục Sở hữu trí tuệ lập và lưu giữ dưới dạng giấy hoặc điện tử. Bất kỳ người nào cũng có thể tra cứu sổ đăng ký điện tử (nếu có) hoặc yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp bản sao hoặc bản trích lục sổ đăng ký, với điều kiện phải nộp phí dịch vụ cấp bản sao hoặc bản trích lục sổ đăng ký.
1. Mọi quyết định cấp văn bằng bảo hộ, quyết định chấp nhận bảo hộ đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp, quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định và người nộp đơn phải nộp phí công bố theo quy định.
2. Các thông tin được công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm thông tin ghi trong quyết định tương ứng (bao gồm cả số quyết định và ngày quyết định) và các thông tin dưới đây:
a) Đối với Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: tên, quốc tịch của tác giả sáng chế; bản tóm tắt sáng chế; hình vẽ đặc trưng kèm theo bản tóm tắt (nếu có); phân loại quốc tế sáng chế; các thông tin liên quan đến chuyển đổi đơn, tách đơn, số đơn ban đầu của đơn tách/đơn chuyển đổi v.v. (nếu có); và các thông tin khác (nếu có);
b) Đối với Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp: tên, quốc tịch của tác giả kiểu dáng công nghiệp; bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp; số phương án yêu cầu bảo hộ; phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp; các thông tin liên quan đến tách đơn, số đơn ban đầu của đơn tách v.v. (nếu có); và các thông tin khác (nếu có);
c) Đối với quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế: tên, quốc tịch của tác giả kiểu dáng công nghiệp; bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp; số phương án yêu cầu bảo hộ; phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp; các thông tin liên quan đến tách đơn, số đơn ban đầu của đơn tách v.v. (nếu có); và các thông tin khác (nếu có);
d) Đối với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu theo bảng phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ; các thông tin liên quan đến chuyển đổi đơn, tách đơn, số đơn ban đầu của đơn tách v.v. (nếu có); quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận (đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận); và các thông tin khác (nếu có);
đ) Đối với quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế: mẫu nhãn hiệu; nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu theo bảng phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ; và các thông tin khác (nếu có);
e) Đối với Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý: tóm tắt tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và tên sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; và các thông tin khác (nếu có);
g) Đối với Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: tên, quốc tịch của tác giả thiết kế bố trí; và các thông tin khác (nếu có), trừ các thông tin được bảo mật theo quy định.
3. Chỉ dẫn địa lý được chấp nhận bảo hộ theo điều ước quốc tế được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày chấp nhận bảo hộ. Các thông tin cần thiết liên quan đến các chỉ dẫn địa lý nêu trên được công bố theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP bao gồm tên chỉ dẫn địa lý: tóm tắt tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và tên sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; phạm vi/khu vực bảo hộ chỉ dẫn địa lý; và các thông tin khác (nếu có).
1. Văn bằng bảo hộ sáng chế bị hủy bỏ hiệu lực do sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ vượt quá phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ trong các trường hợp so với bản mô tả ban đầu và đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng, bản mô tả sáng chế có sự thay đổi về nội dung và sự thay đổi này làm xuất hiện thông tin không có nguồn gốc trực tiếp và rõ ràng từ bản mô tả ban đầu của đơn, cụ thể như sau:
a) Trong quá trình sửa đổi, bổ sung đơn, người nộp đơn đưa vào bản mô tả dấu hiệu kỹ thuật hoặc các dấu hiệu kỹ thuật không thể xác định được một cách trực tiếp và rõ ràng từ bản mô tả ban đầu;
b) Bổ sung thông tin (bao gồm: thông tin về mục đích, hiệu quả v.v.) không thể xác định được một cách trực tiếp và rõ ràng từ phần mô tả ban đầu (kể cả hình vẽ) và/hoặc yêu cầu bảo hộ ban đầu để bộc lộ rõ sáng chế hoặc bộc lộ đầy đủ yêu cầu bảo hộ;
c) Nội dung bổ sung vào bản mô tả là các dấu hiệu kỹ thuật liên quan đến thông số về kích thước thu được bằng cách đo thông số về kích thước trên các hình vẽ;
d) Đưa vào bản mô tả chi tiết hoặc thành phần bổ sung không được đề cập đến trong bản mô tả ban đầu của đơn mà điều này dẫn đến những hiệu quả và/hoặc tác dụng đặc biệt không có trong đơn ban đầu;
đ) Bổ sung vào bản mô tả những hiệu quả và/hoặc tác dụng (lợi ích) mà người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng không thể xác định được từ đơn ban đầu;
e) Thay đổi dấu hiệu kỹ thuật của yêu cầu bảo hộ mà dấu hiệu kỹ thuật thay đổi này không được bộc lộ hoặc không được xác định một cách trực tiếp và rõ ràng từ bản mô tả ban đầu;
g) Đưa vào các nội dung mới bằng cách thay đổi các nội dung không xác định thành các nội dung xác định và cụ thể;
h) Kết hợp các dấu hiệu kỹ thuật riêng biệt của đơn ban đầu lại thành một dấu hiệu kỹ thuật mới trong khi mối quan hệ giữa các dấu hiệu kỹ thuật này không được bộc lộ trong đơn ban đầu;
i) Thay đổi một hoặc nhiều dấu hiệu kỹ thuật trong phần mô tả để làm cho các dấu hiệu kỹ thuật thay đổi khác với các dấu hiệu kỹ thuật nêu trong bản mô tả ban đầu;
k) Loại bỏ một dấu hiệu kỹ thuật ra khỏi điểm yêu cầu bảo hộ mà dấu hiệu kỹ thuật này là cần thiết đối với đối tượng yêu cầu bảo hộ để đạt được mục đích đề ra và/hoặc việc loại bỏ dấu hiệu kỹ thuật này làm thay đổi dấu hiệu kỹ thuật hoặc (các) dấu hiệu kỹ thuật khác.
2. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỏ hiệu lực do người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ trong trường hợp sau đây:
a) Có căn cứ cho rằng, tại thời điểm nộp đơn, người nộp đơn biết hoặc có cơ sở để biết nhãn hiệu mình đăng ký trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với một nhãn hiệu đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam hoặc nhãn hiệu nổi tiếng tại các nước khác cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự; và
b) Việc đăng ký này nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu đó để thu lợi; hoặc chủ yếu nhằm mục tiêu bán lại, cấp phép hoặc chuyển giao quyền đăng ký cho người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này; hoặc nhằm mục tiêu ngăn chặn khả năng gia nhập thị trường của người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này để hạn chế cạnh tranh; hoặc các hành vi trái với tập quán thương mại lành mạnh khác.
3. Quy định tại khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng trong quá trình xử lý đơn đăng ký sáng chế và nhãn hiệu.
Article 31. Refusal of issuance and issuance of protection titles
1. The Intellectual Property Office of Vietnam shall carry out the procedure for refusing to issue protection titles according to Clause 3 Article 117 of the Law on Intellectual Property for cases prescribed in Clauses 1, 1a, and 2 Article 117 of the Law on Intellectual Property.
2. The Intellectual Property Office of Vietnam shall carry out the procedure for issuing protection titles according to Clause 1 Article 118 of the Law on Intellectual Property and Appendix II of Decree No. 65/2023/ND-CP.
Article 32. National Registers of Industrial Property and Industrial Property Representatives
1. National Registers of Industrial Property shall be established in conformity with the following regulations:
a) National Registers of Industrial Property are the official and public databases of the State, adequately presenting information on the legal statuses of established industrial property rights. National Registers of Industry Property include the following types:
(i) National Register of Inventions;
(ii) National Register of Utility Solutions;
(iii) National Register of Industrial Designs;
(iv) National Register of Semiconductor Integrated Circuit Layout Designs;
(v) National Register of Marks;
(vi) National Register of Geographical Indications.
b) Regarding subject matters of industrial property registered under national procedures, National Registers prescribed in Point a of this Clause shall include sections corresponding to each protection title, and each section shall include:
(i) Information on the protection title: code, issuance date; names of protected subject matters, protection scope/volume, validity period; names and addresses of protection title holder/person registering the geographical indication, geographical indication management organization, name and nationality of the creator of the invention or author of the layout design or industrial design;
(ii) Information on the protection title issuance application (code, submission date, priority date of the application, name of the industrial property representation service provider (if any));
(iii) Any amendment concerning information on amendments to protection title, validity of protection title (validity maintenance, renewal, termination, or abrogation); transfer of ownership, rights to use subject matters of industrial property; number of re-issuance times, re-issuance date, issuance of copies, number of copies (for any co-owner), date of issuance of copies, changes to the industrial property representation service provider (if any), etc.
c) Regarding marks and industrial designs accepted for protection under the international registration procedure, the Part of Internationally Registered Marks and Part of Internationally Registered Industrial Designs in the corresponding National Registers prescribed in Paragraphs (iii) and (v) Point a of this Clause shall include the following sections:
(i) Information on the protection status: decision code and issuance date or protection acceptance date; names of protected subject matters, protection scope/volume, validity period; name and address of the protection title holder and name and nationality of the author of the industrial design;
(ii) Information on the protection title issuance application (code, submission date, priority date of the application, name of the industrial property representation service provider (if any));
d) Regarding geographical indications accepted for protection under international treaties, the Part of International Geographical Indications in the National Register specified in Paragraph (vi) Point a of this Clause shall include the following sections:
(i) Information on the protection status: name of the international treaty, validity date of the international treaty or geographical indication protection acceptance date according to the international treaty; protected geographical indication, protection scope/volume; name and address of the geographical indication management organization;
(ii) Information on documentation concerning the geographical indication of the protection request (international treaty, international agreement on the protection, or database concerning the geographical indication in the protection request (if any));
(iii) Any amendment concerning the legal status of the protected geographical indication: validity status, protection scope/volume, transfer of management rights, etc.
2. The National Register of Industrial Property Representatives shall include sections corresponding to each industrial property representative service provider, specifically:
(i) Information on the industrial property representation service provider (full name, transaction name, address, name recording or removal, and any amendment to such an industrial property representation service provider);
(ii) Information on the list of industrial design representatives of the organization (full names, permanent addresses, practicing certificate codes of each member in the list);
(iii) Information on changes to the list of industrial property representatives (issuance, re-issuance, revocation of practicing certificates, removal, etc.).
3. National Registers prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be established and archived electronically or in the form of papers by the Intellectual Property Office of Vietnam. Anyone can look up electronic registers (if any) or request the Intellectual Property Office of Vietnam to provide copies or excerpts from registers, providing that they pay the fees for register excerpt or copy provision services.
Article 33. Disclosure of protection title issuance decisions
1. Any decision on protection title issuance, protection acceptance of internationally registered industrial designs, and protection acceptance of internationally registered marks shall be disclosed by the Intellectual Property Office of Vietnam in the Industrial Property Official Gazette within 60 days from the date of the decision, and applicants shall pay disclosure fees as per regulation.
2. Information disclosed under Clause 1 of this Article includes information specified in the corresponding decision (including decision code and date) and the following information:
a) Regarding an invention patent or utility solution patent: name and nationality of the inventor; summary of the invention; drawings enclosed with the summary (if any); international classification of the invention; information concerning application conversion or split, code of the initial application before the split/conversion (if any), etc.; and other information (if any);
b) Regarding an industrial design patent: name and nationality of the author; set of photos or drawings of the industrial design; the number of schemes for the protection request; international classification of the industrial design; information concerning application split, code of the initial application of the split application (if any), etc.; and other information (if any);
c) Regarding a decision on protection acceptance of an internationally registered industrial design: name and nationality of the author; set of photos or drawings of the industrial design; number of schemes for the protection request; international classification of the industrial design; information concerning application split, code of the initial application of the split application (if any), etc.; and other information (if any);
d) Regarding a mark registration certificate: mark samples and list of goods and services bearing the mark according to the international classification table of goods and services; information concerning application conversion or split, the code of the initial application of the split application (if any), etc.; use regulation on collective marks or certification marks (if any); other information (if any);
dd) Regarding a decision on protection acceptance of an internationally registered mark: mark samples; goods and services bearing the mark according to the international classification table of goods and services; and other information (if any);
e) Regarding a geographical indication registration certificate: summary of the characteristics of products with the geographical indication and names of products with the geographical indication; and other information (if any);
g) Regarding a semiconductor integrated circuit layout design registration certificate: name and nationality of the author and other information (if any), excluding confidential information as per regulation.
3. A geographical indication accepted for protection under an international treaty shall be disclosed by the Intellectual Property Office of Vietnam in the Industrial Property Official Gazette within 60 days from the date of acceptance. Necessary information concerning the mentioned geographical indication shall be disclosed under Clause 2 Article 11 of Decree No. 65/2023/ND-CP, including name, a summary of the characteristics of products and names of products with that geographical indication; protection scope/area of the geographical indication; and other information (if any).
Article 34. Grounds to terminate validity of protection titles
1. An invention protection title shall have its validity terminated when the invention with the issued protection title exceeds the presented scope in the initial description of the invention registration application according to Point dd Clause 2 Article 96 of the Law on Intellectual Property, e.g., in cases where the description of an invention has changes to its content, leading to information without direct or clear origin compared to the initial description of the application or making persons with average knowledge of the corresponding technical field fail to implement such an invention, specifically:
a) One or more technical signs to the description that cannot be determined directly or clearly from the initial description are added to the description by the applicant while amending or supplementing the application;
b) Additional information (including information on the purpose, efficiency, etc.) cannot be determined directly or clearly from the initial description (including drawings) and/or the initial protection request to clearly present the invention or adequately present the protection request;
c) Contents added to the description are technical signs related to the size specifications collected by measuring the size specifications of drawings;
d) Details or components added to the description are not mentioned in the initial description of the application, leading to special effects that are not included in the initial application;
dd) Effects and/or benefits added to the description cannot be determined by persons with average knowledge of the corresponding technical field from the initial application;
e) Changes to technical signs of the protection requests and the changed technical signs are not directly or clearly presented or determined from the initial description;
g) New contents are added by changing undetermined contents to determined and specific contents;
h) Independent technical signs of the initial application are combined into one new technical sign when the relation between such technical signs is not presented in the initial application;
i) One or more technical signs in the description are changed compared to the initial description;
k) One technical sign necessary for the subject matters of the protection request to achieve the set goal is removed from the protection request points, and/or the removal of such a technical sign changes another or more technical signs.
2. A mark protection title shall have its validity terminated due to the mark registration application is submitted for malicious intent according to Point a Clause 1 Article 96 of the Law on Intellectual Property in the following cases:
a) There are grounds to determine that at the time of applying, the applicant knows or has grounds to know that the mark subject to the registration is identical or similar to the point of indistinguishability from another mark used widely in Vietnam or a popular mark at another country used for identical or similar goods and services; and
b) The registration is aimed to take advantage of the reputation and prestige of the mark mentioned above for profiteering; or to resell, license, or transfer registration rights to persons with marks prescribed in Point a of this Clause; or to prevent the market entry of persons with marks prescribed in Point a of this Clause to limit their competitiveness; or to conduct acts contrary to other fair trade practices.
3. Clauses 1 and 2 of this Article shall also be applied when processing invention and mark registration applications.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực