Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Số hiệu: | 23/2022/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Nguyễn Bá Hoan |
Ngày ban hành: | 25/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2023 |
Ngày công báo: | 03/01/2023 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời hạn giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực BHXH, BHTN
Bộ trưởng BLĐTBXH ban hành Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/11/2022 quy định về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực BHXH, BHTN.
Theo đó, thời hạn giám định tư pháp (GĐTP) theo vụ việc trong lĩnh vực BHXH, BHTN được quy định như sau:
- Thời hạn GĐTP theo vụ việc được tính từ ngày cơ quan, tố chức GĐTP theo vụ việc nhận được quyết định trưng cầu giám định và đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật nêu tại quyết định trưng cầu giám định.
- Thời hạn GĐTP theo vụ việc lĩnh vực BHXH, BHTN thực hiện theo thời hạn được ghi trong quyết định trưng cầu của người trưng cầu giám định.
- Thời hạn GĐTP tối đa đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH với từng loại việc giám định như sau:
+ Giám định các nội dung liên quan đến thu BHXH, thu BHTN, thời hạn giám định tối đa là 01 tháng;
+ Giám định các nội dung liên quan đến giải quyết hưởng các chế độ BHXH thời hạn giám định tối đa là 02 tháng;
+ Giám định các nội dung liên quan đến chi trả các chế độ BHXH, BHTN, thời hạn giám định tối đa là 01 tháng;
+ Giám định các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHTN thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam, thời hạn giám định tối đa là 03 tháng;
- Trường hợp giám định theo vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trở lên quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH hoặc có tính chất phức tạp liên quan đến nhiều tố chức, cá nhân, thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.
- Trường hợp cần thiết, cá nhân người GĐTP, tổ chức GĐTP theo vụ việc có văn bản đề nghị cơ quan trưng cầu giám định gia hạn theo thấm quyền.
Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 10/01/2023.
Văn bản tiếng việt
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2022/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2022 |
QUY ĐỊNH VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Thông tư này quy định về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam), gồm: Quy trình giám định tư pháp theo vụ việc; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện giám định của các tổ chức giám định theo vụ việc, đơn vị chuyên môn khi được trưng cầu thực hiện giám định; tiêu chuẩn, công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp theo vụ việc.
1. Người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện giám định lần đầu, giám định bổ sung và giám định lại về sự tuân thủ quy định pháp luật, quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của cơ quan có thẩm quyền đối với các nội dung sau:
1. Hồ sơ, giấy tờ, tài liệu liên quan đến công tác thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội; ghi xác nhận, điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trên sổ bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ, giấy tờ, tài liệu giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội ban hành theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động: Quyết định hưởng, điều chỉnh, tạm dừng hưởng, hưởng tiếp, hủy quyết định hưởng, chấm dứt hưởng các chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
3. Hồ sơ, chứng từ chi trả các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; chi trả bảo hiểm thất nghiệp.
4. Việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết và chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; chi trả bảo hiểm thất nghiệp; quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; truy thu; đôn đốc thu các khoản phải đóng bảo hiểm xã hội; cấp, ghi xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội; khai thác, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
5. Các giấy tờ, tài liệu, quy định, quy trình nghiệp vụ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, tổ chức thực hiện.
Quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là các quy định, nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ, thủ tục hồ sơ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại:
1. Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Các quy định, quyết định hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thuộc thẩm quyền ban hành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về:
a) Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội;
b) Giải quyết hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và chi trả các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và bảo hiểm thất nghiệp;
c) Các văn bản, quy định khác có liên quan.
3. Các quy định, quyết định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại khoản 2 Điều này có hiệu lực áp dụng đối với sự kiện pháp lý là đối tượng giám định tư pháp.
Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, đơn vị chuyên môn được trưng cầu thực hiện giám định đáp ứng đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện giám định sau:
1. Có trụ sở làm việc phù hợp yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị.
2. Có trang thiết bị bảo quản, lưu giữ đối tượng, hồ sơ, tài liệu giám định và trang thiết bị khác đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định pháp luật giám định tư pháp.
1. Cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp.
2. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp phải có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp.
1. Đơn vị đầu mối thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức lựa chọn, lập danh sách các cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý đủ điều kiện năng lực hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng Giám đốc ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không còn đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định tại Điều 6 Thông tư này thì đơn vị đầu mối thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
1. Trong 07 ngày làm việc kể từ khi có quyết định công nhận hoặc hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đăng tải hoặc cập nhật danh sách trên Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
2. Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quy định tại khoản 1 Điều này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lựa chọn, quyết định việc trưng cầu giám định.
Quy trình thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp.
2. Chuẩn bị giám định tư pháp.
3. Thực hiện giám định tư pháp.
4. Kết luận giám định tư pháp.
5. Lập, bàn giao, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp.
1. Đơn vị đầu mối có trách nhiệm tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung, quyết định trưng cầu giám định lại của người trưng cầu giám định trưng cầu cơ quan, tổ chức giám định theo vụ việc, đơn vị chuyên môn thực hiện giám định.
2. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung, quyết định trưng cầu giám định lại của người trưng cầu giám định kèm theo hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có), đơn vị đầu mối có trách nhiệm:
a) Lập biên bản giao nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có) theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
b) Kiểm tra, rà soát nội dung trưng cầu giám định với phạm vi giám định tư pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này;
c) Rà soát hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có) với hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật ghi trong quyết định trưng cầu giám định và hình thức hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật theo quy định của công tác văn thư, lưu trữ (bản chụp có chứng thực theo quy định,...);
d) Trình Thủ trưởng cơ quan hoặc đề nghị tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có văn bản từ chối giám định gửi người trưng cầu giám định nếu nội dung trưng cầu giám định không thuộc phạm vi giám định tại Điều 3 Thông tư này và theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Giám định tư pháp.
Trường hợp nội dung trưng cầu giám định thuộc phạm vi giám định tại Điều 3 Thông tư này thì trình Thủ trưởng cơ quan giao đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định theo quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung, quyết định trưng cầu giám định lại.
3. Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu đích danh cá nhân thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc, cá nhân nhận quyết định trưng cầu chuyển một bản sao quyết định cho đơn vị đầu mối để theo dõi, tổng hợp; đồng thời, báo cáo đơn vị trực tiếp quản lý để bố trí thời gian, tạo điều kiện cho cá nhân thực hiện giám định; thực hiện trình tự tiếp nhận theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Trường hợp tiếp nhận trực tiếp đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có), người tiếp nhận thực hiện lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp tiếp nhận qua đường bưu chính, người tiếp nhận thực hiện kiểm tra số hiệu của bưu kiện, bảo quản và khi mở niêm phong phải lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, đơn vị chuyên môn thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức giám định theo vụ việc được giao thực hiện giám định thực hiện các công việc sau:
a) Lựa chọn, cử người giám định tư pháp trong Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận để thực hiện giám định tư pháp.
Trường hợp cần thiết có thể cử người giám định tư pháp ngoài danh sách đã được công nhận nhưng phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này để thực hiện giám định.
Trường hợp cử từ 02 người giám định tư pháp theo vụ việc trở lên, đơn vị được giao thực hiện giám định phải phân công người chịu trách nhiệm làm đầu mối điều phối thực hiện giám định tư pháp.
b) Phối hợp với người trưng cầu giám định để nhận bàn giao hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu theo quy định tại Điều 11 Thông tư này trong trường hợp người trưng cầu giám định chưa gửi hồ sơ, đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu liên quan kèm theo quyết định trưng cầu giám định.
2. Người giám định tư pháp theo vụ việc nghiên cứu nội dung vụ việc tại quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng giám định, tài liệu có liên quan để yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp bổ sung hồ sơ, thông tin, tài liệu, đồ vật cần thiết còn thiếu phục vụ việc giám định theo nội dung yêu cầu giám định.
3. Người giám định tư pháp theo vụ việc lập đề cương giám định, trong đó ít nhất phải có nội dung cơ bản sau:
a) Xác định quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Xác định phương tiện, thiết bị, dự kiến sử dụng, áp dụng khi thực hiện giám định (nếu có) và thông báo cho người trưng cầu giám định;
c) Xây dựng dự toán chi phí theo quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung, yêu cầu giám định;
d) Xác định phương pháp thực hiện giám định; các bước thực hiện giám định; tiến độ, thời gian dự kiến hoàn thành giám định;
đ) Các hoạt động, điều kiện khác để thực hiện giám định.
4. Trường hợp trưng cầu trực tiếp người giám định tư pháp theo vụ việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc của các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận giám định, thực hiện chuẩn bị giám định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Căn cứ từng nội dung được trưng cầu giám định, xem xét đối tượng giám định và sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đối chiếu nội dung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật đã được cung cấp với các quy chuẩn chuyên môn để đưa ra nhận xét, đánh giá về những vấn đề có liên quan đến đối tượng cần giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Việc xem xét giám định bao gồm một hoặc một số nội dung sau: Xác định cụ thể các vấn đề cần giám định (hình thức vật mang thông tin và nội dung thông tin cần giám định...); xác định yếu tố bị xâm phạm; xác định giá trị thiệt hại và các nội dung khác theo yêu cầu của người trưng cầu (nếu có).
2. Trong trường hợp phát sinh nội dung mới hoặc vấn đề khác trong quá trình thực hiện giám định, có văn bản thông báo ngay cho người trưng cầu giám định biết để thống nhất phương án giải quyết.
3. Lập văn bản ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình và kết quả thực hiện giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Người giám định tư pháp theo vụ việc chỉ kết luận giám định đối với những nội dung yêu cầu giám định thuộc phạm vi giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Căn cứ kết quả thực hiện giám định tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc đưa ra nhận xét, đánh giá, kết luận đối với từng nội dung yêu cầu giám định cụ thể.
3. Kết luận giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu trực tiếp cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định thì bản kết luận giám định phải có chữ ký và ghi rõ họ tên của người giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Giám định tư pháp.
5. Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận cử người giám định, bản kết luận phải có chữ ký, ghi rõ họ tên của người giám định tư pháp theo vụ việc và có xác nhận chữ ký của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc của các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc cử người giám định.
6. Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận thực hiện giám định thì ngoài chữ ký, họ, tên của người giám định tư pháp theo vụ việc, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc thủ trưởng các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ký, đóng dấu vào bản kết luận giám định và phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp.
1. Sau khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể đối tượng, tài liệu giám định không phải giao lại hoặc được thỏa thuận cụ thể tại biên bản do hai bên xác nhận.
Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo hình thức trực tiếp (mẫu giao nhận thực hiện theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này) hoặc qua đường bưu chính theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu.
2. Người giám định tư pháp theo vụ việc, người được giao làm đầu mối điều phối thực hiện giám định lập hồ sơ giám định tư pháp. Hồ sơ giám định tư pháp bao gồm các tài liệu sau:
a) Quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật kèm theo;
b) Văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc giao thực hiện giám định tư pháp (nếu có);
c) Văn bản của đơn vị được giao giám định tư pháp về việc cử người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định (nếu có);
d) Biên bản giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có);
đ) Đề cương giám định;
e) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc thuê máy móc, phương tiện, thiết bị, dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);
g) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
h) Bản ảnh giám định (nếu có);
i) Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung (nếu có), kết quả giám định lại (nếu có);
k) Tài liệu khác có liên quan đến việc thực hiện giám định (nếu có).
3. Bàn giao hồ sơ giám định
a) Hồ sơ giám định tư pháp do cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện được bàn giao cho đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quản lý trực tiếp cá nhân người thực hiện giám định;
b) Hồ sơ giám định tư pháp do tập thể giám định được bàn giao cho đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quản lý trực tiếp cá nhân được giao làm đầu mối điều phối thực hiện.
4. Đơn vị chuyên môn và các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
5. Khai thác, sử dụng hồ sơ giám định tư pháp
a) Đơn vị nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự;
b) Người giám định tư pháp theo vụ việc được khai thác, sử dụng hồ sơ giám định tư pháp đối với vụ việc mà họ thực hiện để phục vụ hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
1. Đơn vị đầu mối thực hiện tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
2. Trường hợp quyết định trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại trưng cầu trực tiếp người giám định tư pháp theo vụ việc thì người được trưng cầu thực hiện việc tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định; giao, nhận mở niêm phong hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu; chuẩn bị giám định; tổ chức thực hiện giám định theo quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Thông tư này.
Trường hợp quyết định trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại trưng cầu trực tiếp người giám định tư pháp theo vụ việc của cơ quan Bảo hiểm xã hội để phối hợp tham gia giám định tư pháp theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Luật Giám định tư pháp, người được trưng cầu giám định thực hiện theo sự phân công của tổ chức chủ trì thực hiện giám định.
1. Thời hạn giám định tư pháp theo vụ việc được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc nhận được quyết định trưng cầu giám định và đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật nêu tại quyết định trưng cầu giám định.
2. Thời hạn giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo thời hạn được ghi trong quyết định trưng cầu của người trưng cầu giám định.
3. Thời hạn giám định tư pháp tối đa đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này với từng loại việc giám định như sau:
a) Giám định các nội dung liên quan đến thu bảo hiểm xã hội, thu bảo hiểm thất nghiệp, thời hạn giám định tối đa là 01 tháng;
b) Giám định các nội dung liên quan đến giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thời hạn giám định tối đa là 02 tháng;
c) Giám định các nội dung liên quan đến chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thời hạn giám định tối đa là 01 tháng;
d) Giám định các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời hạn giám định tối đa là 03 tháng;
đ) Đối với trường hợp giám định theo vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trở lên thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này hoặc có tính chất phức tạp liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.
3. Trong trường hợp cần thiết, cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có văn bản đề nghị cơ quan trưng cầu giám định gia hạn theo thẩm quyền.
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam phân công đơn vị đầu mối là Vụ Pháp chế có trách nhiệm tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc để tham mưu, phân công tổ chức, người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia giám định tư pháp trong quá trình tố tụng bảo đảm thời hạn, điều kiện về chuyên môn theo quy định.
2. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công đơn vị đầu mối là đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ pháp chế có trách nhiệm tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc để tham mưu, phân công các tổ chức, người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia giám định tư pháp trong quá trình tố tụng bảo đảm thời hạn, điều kiện về chuyên môn theo quy định.
3. Theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm giới thiệu cá nhân, tổ chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện về sức khỏe, phẩm chất, trình độ, chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Giám định tư pháp và Điều 6 Thông tư này để thực hiện giám định theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2023.
1. Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Kèm theo Thông tư số 23/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIAO NHẬN HỒ SƠ, ĐỐI TƯỢNG TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH (1)
Hôm nay, hồi...giờ.... ngày .... tháng ... năm .... tại ……………………….(2) ....................
Chúng tôi gồm:
1. Bên giao: (3)
- Ông (bà) ………………………………………………. chức vụ ..........................................
- Ông (bà) ………………………………………………. chức vụ ..........................................
2. Bên nhận: (4)
- Ông (bà) ………………………………………………. chức vụ ..........................................
- Ông (bà) ……………………………………………….. chức vụ .........................................
3. Người chứng kiến (nếu có):
- Ông (bà) ………………….….………; đơn vị công tác, chức vụ hoặc số căn cước công dân, CMND, hộ chiếu ………………………………………….
- Ông (bà) ……………………….…….; đơn vị công tác, chức vụ hoặc số căn cước công dân, CMND, hộ chiếu …………………………………………..
Tiến hành giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có) thuộc Quyết định trưng cầu giám định số ………….(5)……….. Bên giao đã giao và bên nhận đã nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật, gồm:
(1) Hồ sơ, giấy tờ, tài liệu ………………………….(6) ......................................................
(2) Đồ vật: …………………………………..(7) ..................................................................
Biên bản này đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe, đồng ý nội dung và ký xác nhận dưới đây. Biên bản được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản, có giá trị như nhau.
Việc giao, nhận hoàn thành hồi …….. giờ …….. ngày ……./……/.........
NGƯỜI TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH |
ĐẠI DIỆN |
___________________
(1) Được sử dụng trong trường hợp nhận bàn giao trực tiếp.
(2) Địa điểm tiến hành giao nhận.
(3) Tên cơ quan, đơn vị bàn giao.
(4) Tên cơ quan, đơn vị nhận bàn giao.
(5) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Quyết định trưng cầu giám định; loại quyết định (trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại); Tên cơ quan trưng cầu giám định tư pháp/Họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp.
(6) Ghi cụ thể từng loại hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật giao, nhận (tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, trích yếu nội dung thông tin và tình trạng của hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, tính phù hợp của thông tin, tài liệu hồ sơ theo quy định của pháp luật về văn thư: bản chụp có chứng thực theo quy định...).
(7) Đối với đồ vật, cần ghi rõ tình trạng, hình thức được bảo quản.
(Kèm theo Thông tư số 23/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật) (1)
Hôm nay, hồi ………..giờ.... ngày.... tháng.... năm....tại ……………………….(2) .............
Chúng tôi gồm:
1. Đại diện đơn vị nhận, mở niêm phong (3):
- Ông (bà) …………………………chức vụ, đơn vị công tác ............................................
- Ông (bà) …………………………chức vụ, đơn vị công tác ............................................
2. Người chứng kiến (nếu có):
- Ông (bà) …………….……………; đơn vị công tác, chức vụ hoặc số căn cước công dân, CMND, hộ chiếu ……………………………………………………………………………………………..
- Ông (bà) …………………………..; đơn vị công tác, chức vụ hoặc số căn cước công dân, CMND, hộ chiếu ……………………………………………………………………………………………..
Tiến hành mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật, như sau:
1. Tình trạng bưu kiện hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật: ………..….…(4)……………………………………………..
2. Hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật nhận được sau khi mở niêm phong, gồm:
a) Hồ sơ, giấy tờ, tài liệu …………………………..…….(5) ……………………………………
b) Mẫu vật: …………………………………………(5) ……………………………...……………
Biên bản này đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe, đồng ý nội dung và ký xác nhận dưới đây. Biên bản được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản.
Việc mở niêm phong hoàn thành hồi ………giờ……… ngày ………../………../………..
NGƯỜI LÀM CHỨNG |
ĐẠI DIỆN (3)………… |
___________________
(1) Sử dụng trong trường hợp nhận được hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật gửi qua đường bưu điện.
(2) Địa điểm tiến hành mở niêm phong.
(3) Tên cơ quan, đơn vị mở niêm phong.
(4) Ghi rõ số bưu phẩm, bưu kiện, ngày, tháng, năm gửi; tên, địa chỉ người gửi; tên địa chỉ người nhận trên bưu phẩm, bưu kiện; tình trạng bên ngoài của bưu phẩm, bưu kiện khi nhận được (nguyên vẹn, rách, ẩm, ướt,... (nếu có).
(5) Ghi cụ thể từng loại hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có) nhận được khi mở niêm phong (tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, trích yếu nội dung thông tin và tình trạng của tài liệu, đối tượng giám định, tính phù hợp của thông tin, tài liệu hồ sơ theo quy định của pháp luật về văn thư: bản chụp có chứng thực theo quy định,...).
(Kèm theo Thông tư số 23/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GHI NHẬN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Tôi/Chúng tôi gồm:
- ……………………….(1) được công nhận người giám định viên tư pháp theo vụ việc theo Quyết định số .... ngày.... tháng .... năm 20... của....;
- ………………………..(1) được công nhận người giám định viên tư pháp theo vụ việc theo Quyết định số .... ngày.... tháng .... năm 20... của....;
- ……………………………..
Thực hiện ………..(2)……………., tôi/chúng tôi đã tiến hành giám định và quá trình thực hiện giám định như sau:
1. Quá trình thực hiện giám định tư pháp đối với nội dung trưng cầu giám định thứ nhất (3):
- Người thực hiện: …………………………… (4) .............................................................
- Thời gian, địa điểm: ………………………….……. (5) ....................................................
- Nội dung công việc đã thực hiện: ………………………. (6) ...........................................
- Phương pháp thực hiện; phương tiện, máy móc, thiết bị, dịch vụ đã sử dụng:
……………………..(7)...................................................................................................
- Kết quả thực hiện giám định: …………………………(8).................................................
2. Quá trình thực hiện giám định tư pháp đối với nội dung trưng cầu giám định thứ hai (3):
- Người thực hiện: …………………………… (4) .............................................................
- Thời gian, địa điểm: ………………………….……. (5) ....................................................
- Nội dung công việc đã thực hiện: ………………………. (6) ...........................................
- Phương pháp thực hiện; phương tiện, máy móc, thiết bị, dịch vụ đã sử dụng:
……………………..(7)...................................................................................................
- Kết quả thực hiện giám định: …………………………(8).................................................
|
……….. (9)..., ngày.... tháng.... năm ….. |
____________________
(1) Tên người giám định tư pháp theo vụ việc.
(2) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Quyết định trưng cầu giám định; loại quyết định (trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại lần đầu, lần thứ hai); Tên cơ quan trưng cầu giám định tư pháp/Họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp.
(3) Căn cứ nội dung trưng cầu giám định ghi tại quyết định trưng cầu giám định.
(4) Ghi người giám định tư pháp trực tiếp thực hiện giám định tư pháp đối với nội dung trưng cầu giám định. Trường hợp có từ 02 người giám định tư pháp trở lên, ghi đầy đủ thông tin của từng người giám định tư pháp.
(5) Ghi cụ thể theo thứ tự thời gian (ngày, tháng, năm) và địa điểm thực hiện giám định đối với nội dung giám định được trưng cầu.
(6) Ghi rõ các công việc đã thực hiện theo diễn biến thời gian và địa điểm nêu tại điểm (5).
(7) Ghi rõ phương pháp đã thực hiện; các phương tiện, máy móc, thiết bị, dịch vụ đã sử dụng trong quá trình giám định.
(8) Ghi rõ kết quả đã thực hiện theo diễn biến thời gian và địa điểm nêu tại điểm (5).
(9) Địa điểm nơi người giám định lập văn bản ghi nhận quá trình giám định.
(10) Trường hợp có từ 2 giám định viên trở lên, thì tất cả giám định viên đều phải ký và ghi rõ họ, tên.
(Kèm theo Thông tư số 23/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
(1)………………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
- Căn cứ Luật ……..;
- Căn cứ Luật Giám định tư pháp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp;
- Căn cứ Nghị định/Quyết định số ... ngày .... của ... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của.... ;
- Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
- Căn cứ Thông tư số .../2022/TT-LĐTBXH ngày .../..../2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình giám định tư pháp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
- Căn cứ Quyết định trưng cầu giám định số ……. ngày …. tháng .... năm .... của …………;(2)
- Căn cứ Quyết định số... ngày.... tháng....năm.... của ……. về việc công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc; (3)
- Căn cứ Văn bản ngày.... tháng....năm.... của ... về việc giao thực hiện giám định tư pháp; (4)
- Căn cứ Quyết định số... ngày .... tháng ... năm ... của ...(5) về việc thành lập tổ giám định tư pháp/cử giám định viên tư pháp/người giám định tư pháp theo vụ việc;
- Căn cứ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật do ...(6)... cung cấp (Biên bản giao nhận/mở niêm phong số... ngày... tháng....năm....);
Tổ giám định tư pháp/người giám định tư pháp theo vụ việc đã tiến hành giám định và kết luận như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tổ chức thực hiện giám định: (1)
2. Họ, tên người giám định tư pháp gồm:
- Ông/bà: ………….. (7) ...............................................................................................
- Ông/bà: ………….. (7) ...............................................................................................
3. Tên người trưng cầu giám định, số văn bản trưng cầu giám định (8)
4. Thông tin xác định đối tượng giám định: (9) ..........................................................
5. Thời gian nhận văn bản trưng cầu:
a) Thời gian tiếp nhận trưng cầu giám định: (10) ............................................................
b) Thời gian nhận bàn giao/mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật: (11)
6. Nội dung yêu cầu giám định (12)
7. Phương pháp thực hiện giám định (13)
8. Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định (14)
II. KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
1. Nội dung yêu cầu giám định thứ nhất
a) Cơ sở pháp lý (15)
b) Thực trạng thông tin từ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (16)
c) Nhận xét, đánh giá (17)
d) Kết luận (18)
2. Nội dung yêu cầu giám định thứ hai
a) Cơ sở pháp lý (15)
b) Thực trạng thông tin từ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, (16)
c) Nhận xét, đánh giá (17)
d) Kết luận (18)
3. Nội dung yêu cầu giám định thứ...
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM HOÀN THÀNH VIỆC GIÁM ĐỊNH
- Thời gian giám định: từ ngày ………….. đến ngày .......................................................
- Địa điểm hoàn thành giám định:
- Kết luận giám định này gồm ... trang, được làm thành ... bản có giá trị như nhau và được gửi cho:
+ Người trưng cầu giám định tư pháp: ... bản;
+ Đơn vị đầu mối quản lý chung công tác giám định tư pháp: 01 bản.
+ Lưu hồ sơ giám định: .... bản.
|
Chữ ký của người giám định (19) |
XÁC NHẬN CỦA .... (20)
....(20).... xác nhận những chữ ký nói trên là chữ ký của người được cử thực hiện giám định tư pháp.
(Ký tên, đóng dấu)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ....(21)
(Ký tên, đóng dấu)
|
|
___________________
(1) Tên đơn vị được giao giám định tư pháp.
(2) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Quyết định trưng cầu giám định; loại quyết định (trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại); Tên cơ quan trưng cầu giám định tư pháp/Họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp.
(3) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.
(4) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Quyết định về việc giao tổ chức thực hiện giám định tư pháp thực hiện giám định tư pháp.
(5) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định của Thủ trưởng đơn vị về việc thành lập tổ giám định tư pháp/cử người giám định tư pháp theo vụ việc.
(6) Ghi rõ cơ quan, tổ chức trưng cầu giám định tư pháp; trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định thì ghi rõ họ tên, chức vụ.
(7) Ghi tên thành viên Hội đồng giám định/người giám định tư pháp.
(8) Ghi rõ cơ quan, tổ chức trưng cầu giám định tư pháp; trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định thì ghi rõ họ tên, chức vụ; số văn bản trưng cầu giám định, trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại lần đầu, lần thứ hai.
(9) Ghi rõ tên, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật và/hoặc tên, địa chỉ, chứng minh thư/căn cước công dân/số hộ chiếu của đối tượng giám định được nêu trong quyết định trưng cầu giám định.
(10) Ghi cụ thể thời gian đơn vị đầu mối quản lý chung công tác giám định tư pháp nhận được quyết định trưng cầu giám định.
(11) Ghi cụ thể thời gian theo các Biên bản nhận bàn giao/mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có).
(12) Ghi theo yêu cầu tại quyết định trưng cầu giám định.
(13) Ghi cụ thể các phương pháp sử dụng/áp dụng trong quá trình thực hiện giám định.
(14) Ghi ngắn gọn theo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp.
(15) Ghi đầy đủ tên, số, ngày tháng năm của các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung, phạm vi điều chỉnh liên quan đến nội yêu cầu giám định.
(16) Ghi đầy đủ thông tin, số liệu vụ việc của nội dung yêu cầu giám định từ kết quả nghiên cứu hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có).
(17) Căn cứ nội dung yêu cầu giám định, kết quả nghiên cứu, đối chiếu nội dung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật đã được cung cấp với quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nêu tại (15) để đưa ra nhận xét, đánh giá nội dung yêu cầu giám định.
(18) Kết luận cụ thể nội dung yêu cầu giám định theo cơ sở pháp lý.
(19) Ký, ghi rõ họ tên của người giám định tư pháp theo vụ việc.
(20) Bảo hiểm xã hội Việt Nam/tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc xác nhận chữ ký của người giám định tư pháp theo vụ việc đối với trường hợp trưng cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam/tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận cử người giám định.
(21) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam hoặc Thủ trưởng tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ký, đóng dấu trong trường hợp BHXH Việt Nam hoặc tổ chức giám định theo vụ việc được trưng cầu thực hiện giám định lần đầu, giám định bổ sung hoặc giám định lại./.
(Kèm theo Thông tư số 23/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIAO NHẬN HỒ SƠ, ĐỐI TƯỢNG TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH (1)
Hôm nay, hồi...giờ.... ngày .... tháng ... năm .... tại ……………………….(2) ....................
Chúng tôi gồm:
1. Bên giao: (3)
- Ông (bà) ………………………………………………. chức vụ ..........................................
- Ông (bà) ………………………………………………. chức vụ ..........................................
2. Bên nhận: (4)
- Ông (bà) ………………………………………………. chức vụ ..........................................
- Ông (bà) ……………………………………………….. chức vụ .........................................
3. Người chứng kiến (nếu có):
- Ông (bà) ………………….….………; đơn vị công tác, chức vụ hoặc số căn cước công dân, CMND, hộ chiếu ………………………………………….
- Ông (bà) ……………………….…….; đơn vị công tác, chức vụ hoặc số căn cước công dân, CMND, hộ chiếu …………………………………………..
Tiến hành giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có) thuộc Quyết định trưng cầu giám định số ………….(5)……….. Bên giao đã giao và bên nhận đã nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật, gồm:
(1) Hồ sơ, giấy tờ, tài liệu ………………………….(6) ......................................................
(2) Đồ vật: …………………………………..(7) ..................................................................
Biên bản này đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe, đồng ý nội dung và ký xác nhận dưới đây. Biên bản được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản, có giá trị như nhau.
Việc giao, nhận hoàn thành hồi …….. giờ …….. ngày ……./……/.........
NGƯỜI TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH |
ĐẠI DIỆN |
___________________
(1) Được sử dụng trong trường hợp nhận bàn giao trực tiếp.
(2) Địa điểm tiến hành giao nhận.
(3) Tên cơ quan, đơn vị bàn giao.
(4) Tên cơ quan, đơn vị nhận bàn giao.
(5) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Quyết định trưng cầu giám định; loại quyết định (trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại); Tên cơ quan trưng cầu giám định tư pháp/Họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp.
(6) Ghi cụ thể từng loại hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật giao, nhận (tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, trích yếu nội dung thông tin và tình trạng của hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, tính phù hợp của thông tin, tài liệu hồ sơ theo quy định của pháp luật về văn thư: bản chụp có chứng thực theo quy định...).
(7) Đối với đồ vật, cần ghi rõ tình trạng, hình thức được bảo quản.
(Kèm theo Thông tư số 23/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật) (1)
Hôm nay, hồi ………..giờ.... ngày.... tháng.... năm....tại ……………………….(2) .............
Chúng tôi gồm:
1. Đại diện đơn vị nhận, mở niêm phong (3):
- Ông (bà) …………………………chức vụ, đơn vị công tác ............................................
- Ông (bà) …………………………chức vụ, đơn vị công tác ............................................
2. Người chứng kiến (nếu có):
- Ông (bà) …………….……………; đơn vị công tác, chức vụ hoặc số căn cước công dân, CMND, hộ chiếu ……………………………………………………………………………………………..
- Ông (bà) …………………………..; đơn vị công tác, chức vụ hoặc số căn cước công dân, CMND, hộ chiếu ……………………………………………………………………………………………..
Tiến hành mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật, như sau:
1. Tình trạng bưu kiện hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật: ………..….…(4)……………………………………………..
2. Hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật nhận được sau khi mở niêm phong, gồm:
a) Hồ sơ, giấy tờ, tài liệu …………………………..…….(5) ……………………………………
b) Mẫu vật: …………………………………………(5) ……………………………...……………
Biên bản này đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe, đồng ý nội dung và ký xác nhận dưới đây. Biên bản được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản.
Việc mở niêm phong hoàn thành hồi ………giờ……… ngày ………../………../………..
NGƯỜI LÀM CHỨNG |
ĐẠI DIỆN (3)………… |
___________________
(1) Sử dụng trong trường hợp nhận được hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật gửi qua đường bưu điện.
(2) Địa điểm tiến hành mở niêm phong.
(3) Tên cơ quan, đơn vị mở niêm phong.
(4) Ghi rõ số bưu phẩm, bưu kiện, ngày, tháng, năm gửi; tên, địa chỉ người gửi; tên địa chỉ người nhận trên bưu phẩm, bưu kiện; tình trạng bên ngoài của bưu phẩm, bưu kiện khi nhận được (nguyên vẹn, rách, ẩm, ướt,... (nếu có).
(5) Ghi cụ thể từng loại hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có) nhận được khi mở niêm phong (tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, trích yếu nội dung thông tin và tình trạng của tài liệu, đối tượng giám định, tính phù hợp của thông tin, tài liệu hồ sơ theo quy định của pháp luật về văn thư: bản chụp có chứng thực theo quy định,...).
(Kèm theo Thông tư số 23/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GHI NHẬN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Tôi/Chúng tôi gồm:
- ……………………….(1) được công nhận người giám định viên tư pháp theo vụ việc theo Quyết định số .... ngày.... tháng .... năm 20... của....;
- ………………………..(1) được công nhận người giám định viên tư pháp theo vụ việc theo Quyết định số .... ngày.... tháng .... năm 20... của....;
- ……………………………..
Thực hiện ………..(2)……………., tôi/chúng tôi đã tiến hành giám định và quá trình thực hiện giám định như sau:
1. Quá trình thực hiện giám định tư pháp đối với nội dung trưng cầu giám định thứ nhất (3):
- Người thực hiện: …………………………… (4) .............................................................
- Thời gian, địa điểm: ………………………….……. (5) ....................................................
- Nội dung công việc đã thực hiện: ………………………. (6) ...........................................
- Phương pháp thực hiện; phương tiện, máy móc, thiết bị, dịch vụ đã sử dụng:
……………………..(7)...................................................................................................
- Kết quả thực hiện giám định: …………………………(8).................................................
2. Quá trình thực hiện giám định tư pháp đối với nội dung trưng cầu giám định thứ hai (3):
- Người thực hiện: …………………………… (4) .............................................................
- Thời gian, địa điểm: ………………………….……. (5) ....................................................
- Nội dung công việc đã thực hiện: ………………………. (6) ...........................................
- Phương pháp thực hiện; phương tiện, máy móc, thiết bị, dịch vụ đã sử dụng:
……………………..(7)...................................................................................................
- Kết quả thực hiện giám định: …………………………(8).................................................
|
……….. (9)..., ngày.... tháng.... năm ….. |
____________________
(1) Tên người giám định tư pháp theo vụ việc.
(2) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Quyết định trưng cầu giám định; loại quyết định (trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại lần đầu, lần thứ hai); Tên cơ quan trưng cầu giám định tư pháp/Họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp.
(3) Căn cứ nội dung trưng cầu giám định ghi tại quyết định trưng cầu giám định.
(4) Ghi người giám định tư pháp trực tiếp thực hiện giám định tư pháp đối với nội dung trưng cầu giám định. Trường hợp có từ 02 người giám định tư pháp trở lên, ghi đầy đủ thông tin của từng người giám định tư pháp.
(5) Ghi cụ thể theo thứ tự thời gian (ngày, tháng, năm) và địa điểm thực hiện giám định đối với nội dung giám định được trưng cầu.
(6) Ghi rõ các công việc đã thực hiện theo diễn biến thời gian và địa điểm nêu tại điểm (5).
(7) Ghi rõ phương pháp đã thực hiện; các phương tiện, máy móc, thiết bị, dịch vụ đã sử dụng trong quá trình giám định.
(8) Ghi rõ kết quả đã thực hiện theo diễn biến thời gian và địa điểm nêu tại điểm (5).
(9) Địa điểm nơi người giám định lập văn bản ghi nhận quá trình giám định.
(10) Trường hợp có từ 2 giám định viên trở lên, thì tất cả giám định viên đều phải ký và ghi rõ họ, tên.
(Kèm theo Thông tư số 23/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
(1)………………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
- Căn cứ Luật ……..;
- Căn cứ Luật Giám định tư pháp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp;
- Căn cứ Nghị định/Quyết định số ... ngày .... của ... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của.... ;
- Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
- Căn cứ Thông tư số .../2022/TT-LĐTBXH ngày .../..../2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình giám định tư pháp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
- Căn cứ Quyết định trưng cầu giám định số ……. ngày …. tháng .... năm .... của …………;(2)
- Căn cứ Quyết định số... ngày.... tháng....năm.... của ……. về việc công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc; (3)
- Căn cứ Văn bản ngày.... tháng....năm.... của ... về việc giao thực hiện giám định tư pháp; (4)
- Căn cứ Quyết định số... ngày .... tháng ... năm ... của ...(5) về việc thành lập tổ giám định tư pháp/cử giám định viên tư pháp/người giám định tư pháp theo vụ việc;
- Căn cứ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật do ...(6)... cung cấp (Biên bản giao nhận/mở niêm phong số... ngày... tháng....năm....);
Tổ giám định tư pháp/người giám định tư pháp theo vụ việc đã tiến hành giám định và kết luận như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tổ chức thực hiện giám định: (1)
2. Họ, tên người giám định tư pháp gồm:
- Ông/bà: ………….. (7) ...............................................................................................
- Ông/bà: ………….. (7) ...............................................................................................
3. Tên người trưng cầu giám định, số văn bản trưng cầu giám định (8)
4. Thông tin xác định đối tượng giám định: (9) ..........................................................
5. Thời gian nhận văn bản trưng cầu:
a) Thời gian tiếp nhận trưng cầu giám định: (10) ............................................................
b) Thời gian nhận bàn giao/mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật: (11)
6. Nội dung yêu cầu giám định (12)
7. Phương pháp thực hiện giám định (13)
8. Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định (14)
II. KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
1. Nội dung yêu cầu giám định thứ nhất
a) Cơ sở pháp lý (15)
b) Thực trạng thông tin từ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (16)
c) Nhận xét, đánh giá (17)
d) Kết luận (18)
2. Nội dung yêu cầu giám định thứ hai
a) Cơ sở pháp lý (15)
b) Thực trạng thông tin từ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, (16)
c) Nhận xét, đánh giá (17)
d) Kết luận (18)
3. Nội dung yêu cầu giám định thứ...
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM HOÀN THÀNH VIỆC GIÁM ĐỊNH
- Thời gian giám định: từ ngày ………….. đến ngày .......................................................
- Địa điểm hoàn thành giám định:
- Kết luận giám định này gồm ... trang, được làm thành ... bản có giá trị như nhau và được gửi cho:
+ Người trưng cầu giám định tư pháp: ... bản;
+ Đơn vị đầu mối quản lý chung công tác giám định tư pháp: 01 bản.
+ Lưu hồ sơ giám định: .... bản.
|
Chữ ký của người giám định (19) |
XÁC NHẬN CỦA .... (20)
....(20).... xác nhận những chữ ký nói trên là chữ ký của người được cử thực hiện giám định tư pháp.
(Ký tên, đóng dấu)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ....(21)
(Ký tên, đóng dấu)
|
|
___________________
(1) Tên đơn vị được giao giám định tư pháp.
(2) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Quyết định trưng cầu giám định; loại quyết định (trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại); Tên cơ quan trưng cầu giám định tư pháp/Họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp.
(3) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.
(4) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Quyết định về việc giao tổ chức thực hiện giám định tư pháp thực hiện giám định tư pháp.
(5) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định của Thủ trưởng đơn vị về việc thành lập tổ giám định tư pháp/cử người giám định tư pháp theo vụ việc.
(6) Ghi rõ cơ quan, tổ chức trưng cầu giám định tư pháp; trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định thì ghi rõ họ tên, chức vụ.
(7) Ghi tên thành viên Hội đồng giám định/người giám định tư pháp.
(8) Ghi rõ cơ quan, tổ chức trưng cầu giám định tư pháp; trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định thì ghi rõ họ tên, chức vụ; số văn bản trưng cầu giám định, trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại lần đầu, lần thứ hai.
(9) Ghi rõ tên, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật và/hoặc tên, địa chỉ, chứng minh thư/căn cước công dân/số hộ chiếu của đối tượng giám định được nêu trong quyết định trưng cầu giám định.
(10) Ghi cụ thể thời gian đơn vị đầu mối quản lý chung công tác giám định tư pháp nhận được quyết định trưng cầu giám định.
(11) Ghi cụ thể thời gian theo các Biên bản nhận bàn giao/mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có).
(12) Ghi theo yêu cầu tại quyết định trưng cầu giám định.
(13) Ghi cụ thể các phương pháp sử dụng/áp dụng trong quá trình thực hiện giám định.
(14) Ghi ngắn gọn theo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp.
(15) Ghi đầy đủ tên, số, ngày tháng năm của các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung, phạm vi điều chỉnh liên quan đến nội yêu cầu giám định.
(16) Ghi đầy đủ thông tin, số liệu vụ việc của nội dung yêu cầu giám định từ kết quả nghiên cứu hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có).
(17) Căn cứ nội dung yêu cầu giám định, kết quả nghiên cứu, đối chiếu nội dung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật đã được cung cấp với quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nêu tại (15) để đưa ra nhận xét, đánh giá nội dung yêu cầu giám định.
(18) Kết luận cụ thể nội dung yêu cầu giám định theo cơ sở pháp lý.
(19) Ký, ghi rõ họ tên của người giám định tư pháp theo vụ việc.
(20) Bảo hiểm xã hội Việt Nam/tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc xác nhận chữ ký của người giám định tư pháp theo vụ việc đối với trường hợp trưng cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam/tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận cử người giám định.
(21) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam hoặc Thủ trưởng tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ký, đóng dấu trong trường hợp BHXH Việt Nam hoặc tổ chức giám định theo vụ việc được trưng cầu thực hiện giám định lần đầu, giám định bổ sung hoặc giám định lại./.
MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 23/2022/TT-BLDTBXH |
Hanoi, November 25, 2022 |
ON CASE-SPECIFIC JUDICIAL ASSESSMENT IN SOCIAL INSURANCE AND UNEMPLOYMENT INSURANCE
Pursuant to the Law on Judicial Assessment dated June 20, 2012; the Law on amendments to certain Articles of the Law on Judicial Assessment dated June 10, 2020;
Pursuant to the Law on Social Insurance dated November 20, 2014;
Pursuant to the Law on Employment dated November 16, 2013;
Pursuant to the Law on Occupational Safety and Hygiene dated June 25, 2014;
Pursuant to Decree No. 85/2013/ND-CP dated July 29, 2013 of the Government of Vietnam providing detailed regulations and measures to implementation of the Law on Judicial Assessment; Decree No. 157/2020/ND-CP amending certain Articles of Decree No. 85/2013/ND-CP;
Pursuant to Decree No. 62/2022/ND-CP dated September 12, 2022 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs of Vietnam;
At the request of the General Director of Vietnam Social Security;
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby promulgates a Circular on ad hoc judicial assessment in social insurance and unemployment insurance.
This Circular provides for case-specific judicial assessment in social insurance and unemployment insurance for Vietnam Social Security and social insurance agencies of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “Vietnam’s Social insurance sector”), including: case-specific judicial assessment procedures; conditions of material facilities and equipment used for assessment of case-specific judicial assessment institutions and specialized units if they are solicited to carry out assessment; standards, acknowledgement, cancellation of acknowledgement and update of lists of case-specific judicial assessors and case-specific judicial assessment institutions; application of specialized regulations in case-specific judicial assessment activities.
1. Case-specific judicial assessors and case-specific judicial assessment institutions in social insurance and unemployment insurance of Vietnam’s social insurance sector that are confirmed by Vietnam Social Security as prescribed by the Law on Judicial Assessment.
2. Organizations and individuals related to judicial assessment activities in social insurance and unemployment insurance.
Article 3. Scope of case-specific judicial assessment in social insurance and unemployment insurance
Vietnam‘s social insurance sector shall perform first-time assessment, additional assessment and re-assessment in compliance with regulations of law and regulations of Vietnam Social Security and competent authorities on the following contents:
1. Documents related to the collection of social insurance and unemployment insurance premiums; issuance of social insurance books; confirmation and adjustment of information on participation in social insurance and unemployment insurance of employees specified in social insurance books.
2. Documentation for claiming social insurance benefits issued by Social Insurance Agencies as prescribed by the Law on Social Insurance, Law on Occupational Safety and Hygiene: Decision on grant, adjustment, suspension, resumption, cancellation, termination of sickness benefits, maternity benefits, occupational accident benefits, occupational disease benefits, pension and death benefits.
3. Documents and records concerning on provision of sickness, maternity, occupational accident and diseases, retirement, pension and death benefits, and coverage for unemployment insurance.
4. Compliance with regulations and judicial process concerning receipt of applications and return of results of processing of and provision of sick and maternity benefits, occupational accident benefits, occupational disease benefits, pension and death benefits; coverage for unemployment insurance; procedures for collection of social insurance and unemployment insurance; collection of arrears; collection of payable social insurance premiums; issuance of and confirmation on social insurance books; exploitation and development of the social insurance insured.
5. Operational documents, papers and judicial process promulgated and implemented by Vietnam Social Security.
Article 4. Professional regulations applied in case-specific judicial assessment in social insurance and unemployment insurance
Professional regulations applied to case-specific judicial assessment in social insurance and unemployment insurance shall be regulations, rules, judicial process and procedures applicable to social insurance and unemployment insurance prescribed in:
1. Legislative documents on social insurance and unemployment insurance and other relevant legislative documents.
2. Regulations and decisions promulgated by Vietnam Social Security on provision of instructions on judicial process of:
a) collection of social insurance and unemployment insurance and management of social insurance books;
b) processing of applications for grants for sickness benefits, maternity benefits, occupational accident benefits and occupational disease benefits, pension, death benefits and provision thereof;
c) other relevant documents and regulations.
3. Regulations and decisions of Vietnam Social Security prescribed in Clause 2 of this Article shall be applied to judicial events which are judicial assessment subjects.
Article 5. Conditions of material facilities and equipment used for assessment of case-specific judicial assessment institutions and specialized units that are solicited to carry out assessment
Case-specific judicial assessment institutions and specialized units that are solicited to carry out assessment must fully satisfy the following conditions of material facilities and equipment used for assessment:
1. Have headquaters meeting operational requirements of organizations and units.
2. Have equipment used for preservation and storage of assessment subjects and documents and other equipment meeting requirements for performing case-specific judicial assessment as prescribed by laws on judicial assessment.
STANDARDS FOR CASE-SPECIFIC JUDICIAL ASSESSORS AND CASE-SPECIFIC JUDICIAL ASSESSMENT INSTITUTIONS; ACKNOWLEDGEMENT AND UPDATE OF LISTS OF CASE-SPECIFIC JUDICIAL ASSESSORS AND CASE-SPECIFIC JUDICIAL ASSESSMENT INSTITUTIONS
Article 6. Standards for case-specific judicial assessors and institutions in social insurance and unemployment insurance
1. Individuals may be selected to be case-specific judicial assessors in social insurance and unemployment insurance if they fully satisfy standards as prescribed in Clause 1 Article 18 of the Law on Judicial Assessment.
2. Case-specific judicial assessment institutions in social insurance and unemployment insurance must fully satisfy requirements as prescribed in Clause 1 Article 19 of the Law on Judicial Assessment.
Article 7. Acknowledgement, cancellation of acknowledgement of case-specific judicial assessors and case-specific judicial assessment institutions
1. A focal point affiliated to Vietnam Social Security shall organize selection of and make a list of individuals and organizations under its management that fully meet requirements for operational capacity in social insurance and unemployment insurance as prescribed and submit it to the General Director of Vietnam Social Security; within 07 working days from the day on which valid applications are received, the General Director shall make a decision on acknowledgement of case-specific judicial assessors and institutions in social insurance and unemployment insurance.
2. In case case-specific judicial assessors and institutions no more satisfy standards and requirements for performing case-specific judicial assessment activities as prescribed in Article 6 of this Circular, the focal point affiliated to Vietnam Social Security shall appeal to the General Director of Vietnam Social Security to issue a decision on cancellation of the acknowledgement of case-specific judicial assessors and institutions in social insurance and unemployment insurance.
Article 8. Update of lists of case-specific judicial assessors and institutions in social insurance and unemployment insurance
1. Within 07 working days from the day on which the decision on acknowledgement or cancellation of acknowledgement of case-specific judicial assessors and case-specific judicial assessment institutions is issued, Vietnam Social Security shall post or update the list of case-specific judicial assessors and case-specific judicial assessment institutions on the web portal of Vietnam Social Security and submit it to the Ministry of Justice as prescribed.
2. The list of case-specific judicial assessors and case-specific judicial assessment institutions prescribed in Clause 1 of this Article shall be the ground for selection of and decision on assessment solicitation by authorities and individuals given authority to institute proceedings (hereinafter referred to as “competent procedural authorities and persons”)
JUDICIAL ASSESSMENT PROCEDURES IN SOCIAL INSURANCE AND UNEMPLOYMENT INSURANCE
Article 9. Procedures for performing case-specific judicial assessment
Procedure for performing case-specific judicial assessment in social insurance and unemployment insurance includes the following basic contents:
1. Receiving judicial assessment solicitation.
2. Preparing judicial assessment.
3. Performing judicial assessment.
4. Making judicial assessment conclusions.
5. Making, transferring and storing dossiers on judicial assessment.
Article 10. Receipt of case-specific judicial assessment solicitation
1. Focal points shall be responsible for receiving decisions on assessment solicitation, decisions on additional assessment solicitation and decisions on re-assessment solicitation of solicitants soliciting ad hoc assessment agencies and institutions and assessing units.
2. Within 03 working days from the day on which decisions on assessment solicitation, decisions on additional assessment solicitation and decisions on re-assessment solicitation of solicitants enclosed with applications for assessment solicitation and assessment subjects, information, documents and objects (if any), focal points are responsible for:
a) making records of receipt and transfer and breaking seals of applications for assessment solicitation and assessment subjects, information, documents and objects (if any) as prescribed in Article 11 of this Circular;
b) inspecting and reviewing contents of solicit assessment to ensure they are within scope of judicial assessment prescribed in Article 3 of this Circular;
c) comparing the above-mentioned applications and subjects, information, documents and objects (if any) with the applications for assessment solicitation and assessment subjects, information, documents and objects specified in the decisions on solicit assessment and reviewing forms of above-mentioned applications for assessment solicitation, assessment subjects, information, documents and objects as prescribed in correspondence and archive work (certified photocopies as prescribed, etc.);
d) proposing to Heads of agencies or requesting case-specific judicial assessment institutions issuance of written refusals to carry out assessment and send them to solicitants if contents of solicit assessment beyond scope of judicial assessment prescribed in Article 3 of this Circular and according to regulations in Point b Clause 1 Article 24 of the Law on Judicial Assessment.
If contents of assessment solicitation are under the scope of judicial assessment prescribed in Article 3 of this Article, focal points shall appeal to Heads of agencies to assign specialized units or case-specific judicial assessment institutions to carry out assessment according to decisions of assessment solicitation, decisions on additional assessment solicitation and decisions on re-assessment solicitation.
3. If a competent procedural authority or person directly solicits an individual to perform case-specific judicial assessment, the individual who receives a decision on assessment solicitation shall transfer a copy of the decision to a focal point for monitoring and consolidation; and report the supervisory unit to arrange time and enable the individual to carry out assessment; allow procedures for receipt as prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 11. Transferring, receiving and breaking seals of applications for assessment solicitation and assessment subjects, information, documents and objects (if any)
1. If assessment subjects, information, documents and objects (if any) are directly received, receivers shall make records using the Form prescribed in Appendix I enclosed herewith.
2. If applications for assessment solicitation and assessment subjects, information, documents and objects are received by post, receivers shall check codes of postal parcels and preserve them. When seals are broken, records using the form in Appendix II enclosed herewith must be made.
Article 12. Preparing judicial assessment
1. Within 05 working days from the date on which decisions on assessment solicitation are received, specialized units of Vietnam Social Security, ad hoc assessment institutions assigned to carry out assessment shall carry out the following tasks:
a) Select and appoint a judicial assessor named in the list of case-specific judicial assessors acknowledged by Vietnam Social Security for performing judicial assessment.
If necessary, judicial assessors outside of the acknowledged list may be selected but they must fully satisfy standards as prescribed in Clause 1 Article 6 hereof for assessment.
If 02 or more than 02 case-specific judicial assessors are appointed, which unit assigned to carry out assessment must assign persons in charge of focal points to regulate the performance of judicial assessment.
b) Cooperate with solicitants in receiving applications for assessment solicitation and assessment subjects, information, documents as prescribed in Article 11 hereof in case such solicitants do not submit their relevant applications for assessment solicitation and assessment subjects, information, documents enclosed with decisions on assessment solicitation.
2. Case-specific judicial assessors shall study cases specified in decisions on assessment solicitation, relevant applications for assessment solicitation and assessment subjects and documents to require solicitants to add missing necessary information, documents and objects serving assessment based on requirements of assessment.
3. Case-specific judicial assessors shall make assessment outlines, including at least the following contents:
a) Determining professional regulations applied to judicial assessment in social insurance and unemployment insurance;
b) Determining vehicles and equipment prepared for use and application during assessment (if any) and notifying solicitants;
c) Formulating cost estimates as prescribed by law related to contents and requirements of assessment;
d) Determining methods for assessment; assessment steps; progress and scheduled time for completion of assessment;
dd) Other activities and requirements for assessment.
4. For direct solicitations of case-specific judicial assessors of Vietnam Social Security or of case-specific judicial assessment institutions acknowledgement for assessment, the assessment shall be prepared as prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 13. Case-specific judicial assessment institutions
1. On the basis of each content to be solicited for assessment, it is required to consider assessment subjects and use knowledge and profession to compare documents, assessment subjects, information and objects that have been provided with professional regulations for providing comments and evaluations of matters related to subjects of judicial assessment in social insurance and unemployment insurance. Assessment contents: matters requiring assessment (forms of information carriers and information contents requiring assessment, etc.); infringements; losses and other contents at the requests of the solicitants (if any).
2. New contents or other matters arising during the process of assessment must be immediately notified in writing to solicitants for consolidation of solutions.
3. It is required to make written records of all the process and results of assessment in a prompt, sufficient and reliable manner using the form prescribed in Appendix III enclosed herewith.
Article 14. Conclusion of judicial assessment
1. Case-specific judicial assessors shall only come to assessment conclusions for contents requiring assessment within the scope of case-specific judicial assessment in social insurance and unemployment insurance prescribed in Article 3 hereof.
2. On the basis of results of judicial assessment, case-specific judicial assessors shall provide comments, evaluations and conclusions for each specific content requiring assessment.
3. Assessment conclusions shall be made using the form prescribed in Appendix IV enclosed herewith.
4. If solicitants directly solicit case-specific judicial assessors for assessment, assessment conclusions must include signatures and full names of such case-specific judicial assessors according to the regulations in Clause 2 Article 32 of the Law on Judicial Assessment.
5. If solicitants solicit Vietnam Social Security or case-specific judicial assessment institutions acknowledged by Vietnam Social Security for appointing assessment performers, assessment conclusions must include signatures and full names of such case-specific judicial assessors and be certified by signatures of Vietnam Social Security or case-specific judicial assessment institutions that have appointed assessment performers.
6. If solicitants solicit Vietnam Social Security or case-specific judicial assessment institutions acknowledged by Vietnam Social Security for assessment, besides signatures and full names of such case-specific judicial assessors, assessment conclusions also include signatures and seals of the General Director of Vietnam Social Security or heads of case-specific judicial assessment institutions and the General Director and heads must be responsible for such judicial assessment conclusions.
Article 15. Making, transferring and storing; exploring and using dossiers on judicial assessment
1. After completing assessment, assessment performers and institutions shall be responsible for transferring assessment subjects to solicitants, unless otherwise prescribed by law or agreed in writing by both parties.
The assessment subjects shall be transferred and received directly (using transfer and receipt samples prescribed in Appendix I enclosed herewith) or by registered mail.
2. If case-specific judicial assessors and persons in charge of focal points for regulating assessment performance shall make judicial assessment dossiers. A judicial assessment dossier includes the following documents:
a) Decisions on assessment solicitation, decisions on additional assessment solicitation (if any), decisions on re-assessment solicitation (if any) and attached documents, assessment subjects, information and objects;
b) Documents of Vietnam Social Security on the assignment of assessment performance (if any);
c) Documents of units assigned to perform judicial concerning appointment of case-specific judicial assessors to carry out assessment (if any);
d) Records of transfer, receipt and breaking of seals of documents, assessment subjects, information, objects (if any);
dd) Assessment outline;
e) Documents and records related to hiring of machines, equipment, vehicles and services for judicial assessment (if any);
g) Written records of the process of assessment;
h) Photos (if any)
i) Assessment conclusions, additional assessment conclusions (if any) and results of re-assessment (if any);
k) Other documents related to assessment performance (if any).
3. Transfer of assessment dossiers
a) Judicial assessment dossiers compiled by individuals of case-specific judicial assessors shall be transferred to specialized units or case-specific judicial assessment institutions directly managing such assessment performers;
b) Judicial assessment dossiers compiled by collectives of case-specific judicial assessors shall be transferred to specialized units or case-specific judicial assessment institutions directly managing individuals assigned to act as focal points.
4. Specialized units and case-specific judicial assessment institutions affiliated to Vietnam Social Security receiving judicial assessment dossiers are responsible for preservation and storage thereof according to regulations of law on archive and regulations of Vietnam Social Security.
5. Exploitation and use of judicial assessment dossiers
a) Units receiving judicial assessment dossiers are responsible for presenting judicial assessment dossiers at the requests of competent procedural authorities and persons to institute proceedings for handling criminal cases, administrative cases and non-litigious civil cases;
b) Case-specific judicial assessors are allowed to exploit and use judicial assessment dossiers in cases that they handle to serve proceedings at the requests of competent procedural authorities and persons.
Article 16. Additional assessment and re-assessment
Focal points shall receive decisions on additional assessment solicitation and decisions on re-assessment solicitation according to the regulations in Article 10 hereof.
2. In case of decisions on solicitation of additional assessment or re-assessment of direct solicitation of case-specific judicial assessors, the solicited performers shall receive decisions on assessment solicitation; transfer, receive applications, assessment subjects, information, documents and break seals thereof; prepare assessment; organize performance of assessment according to the regulations in Articles 10, 11, 12 and 13 hereof.
In case of decisions on solicitation of additional assessment and re-assessment of direct solicitation of case-specific judicial assessors of Vietnam Social Security for cooperating in participating in judicial assessment under the regulations in Clause 5 Article 25 of the Law on Judicial Assessment, the solicited performers shall comply with assignments of organizations presiding over assessment performance.
Article 17. Duration of judicial assessment
1. Duration of case-specific judicial assessment shall be calculated from the day on which case-specific judicial assessment agencies and institutions receive decisions on assessment solicitation and fully receive applications for assessment, assessment subjects, information, documents and objects mentioned in decisions on assessment solicitation.
2. Duration of case-specific judicial assessment in social insurance and unemployment insurance shall follow the duration specified in decisions on assessment solicitation of solicitants.
3. The maximum duration of judicial assessment of cases other than the cases prescribed in Clause 2 of this Article for each type of assessment is prescribed as follows:
a) For assessment of contents related to collection of social insurance premiums and collection of unemployment insurance premiums, the maximum assessment duration shall be 01month;
b) For assessment of social insurance claims, the maximum duration shall be 02 months;
c) For assessment of contents related to payment for social insurance benefits and unemployment insurance benefits, the maximum assessment duration shall be 01month;
d) For assessment of contents related to the fields of social insurance and unemployment insurance under competence of Vietnam Social Security, the maximum assessment duration shall be 03 months;
dd) For cases of ad hoc assessment of at least 02 different assessment contents of the fields of social insurance and unemployment insurance prescribed in Article 3 hereof or of complex contents related to numerous organizations and individuals, the maximum assessment duration shall be 04 months.
3. In necessary cases, individuals of case-specific judicial assessors and case-specific judicial assessment institutions must submit written proposals to agencies soliciting assessment for extension of assessment duration under their competence.
Article 18. Responsibilities of Vietnam Social Security in assigning focal points to receive; appoint case-specific judicial assessors and institutions
1. Vietnam Social Security shall assign the Department of Justice acting as a focal point to be responsible for receiving decisions on case-specific judicial assessment solicitation to advise and assign case-specific judicial assessors and institutions of Vietnam Social Security to participate in judicial assessment during the proceedings to ensure the duration and requirements in terms of professional knowledge as prescribed.
2. Social insurance agencies of provinces and central-affiliated cities shall assign units assigned to perform judicial tasks acting as focal points to be responsible for receiving decisions on case-specific judicial assessment solicitation to advise and assign case-specific judicial assessors and institutions of Social insurance agencies of provinces and central-affiliated cities to participate in judicial assessment during the proceedings to ensure the duration and requirements in terms of professional knowledge as prescribed.
3. At the request of competent procedural authorities and persons, authorities of Vietnam Social Security are responsible for introduce individuals and organizations satisfying standards and requirements for health, virtue, professional knowledge and qualifications as prescribed in Articles 18 and 19 of the Law on Judicial Assessment and Article 6 hereof to carry out assessment as prescribed.
This Circular comes into force from January 10, 2023.
Article 20. Organizing implementation
1. Authorities of Vietnam Social Security, relevant agencies, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular.
2. Difficulties that arise during the period of implementation of this Circular should be reported to Vietnam Social Security for consolidating and reporting to the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs./.
|
PP. MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực