Chương IV Thông tư 23/2018/TT-NHNN tổ chức lại thu hồi Giấy phép thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân: Trách nhiệm của các đơn vị liên quan
Số hiệu: | 23/2018/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Đồng Tiến |
Ngày ban hành: | 14/09/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2018 |
Ngày công báo: | 27/09/2018 | Số công báo: | Từ số 937 đến số 938 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về các trường hợp quỹ TDND bị thu hồi Giấy phép
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân (TDND).
Theo đó, quỹ TDND bị thu hồi Giấy phép khi:
- Quỹ TDND tự nguyện xin giải thể khi có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;
- Hồ sơ đề nghị cấp phép quỹ TDND có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;
- Quỹ TDND hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;
- Quỹ TDND vi phạm nghiêm trọng quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;
- Quỹ TNND không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của NHNN chi nhánh để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
- Quỹ TDND bị chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản;
- Quỹ TDND hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được NHNN chi nhánh chấp thuận bằng văn bản.
Thông tư 23/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trách nhiệm về tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân:
a) Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại có trách nhiệm thực hiện các quy định có liên quan theo quy định tại Thông tư này;
b) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về tài sản của quỹ tín dụng nhân dân đến khi hoàn thành tổ chức lại theo phương án tổ chức lại được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt;
c) Sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận nguyên tắc tổ chức lại, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại chủ động chuẩn bị cho công tác bàn giao và phải bàn giao ngay toàn bộ quyền lợi, nghĩa vụ và các vấn đề có liên quan khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyết định chấp thuận tổ chức lại;
d) Sau khi tổ chức lại, nếu phát hiện có những vấn đề ngoài sổ sách hoặc không được bàn giao, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
2. Trách nhiệm về việc giải thể, thu hồi Giấy phép, thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ đề nghị thu hồi Giấy phép;
b) Cung cấp đầy đủ, trung thực toàn bộ thực trạng về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân phục vụ cho việc thanh lý tài sản;
c) Thực hiện chế độ báo cáo và các quy định khác liên quan việc giải thể, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân theo đúng quy định tại Thông tư này.
1. Trách nhiệm về việc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân:
a) Đầu mối tiếp nhận và phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn;
b) Có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận nguyên tắc tổ chức lại đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn;
c) Có quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tổ chức lại đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, sửa đổi Giấy phép và chấp thuận các nội dung thay đổi của quỹ tín dụng nhân dân bị tách, quỹ tín dụng nhân dân nhận sáp nhập; cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân hình thành mới;
d) Thanh tra các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thực hiện tổ chức lại theo đúng các quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trách nhiệm về việc thu hồi Giấy phép, thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân:
a) Có quyết định thu hồi Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, công bố Quyết định thu hồi Giấy phép theo quy định tại Thông tư này;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến việc thành lập Tổ giám sát thanh lý;
c) Tiếp nhận báo cáo của Tổ giám sát thanh lý về tình hình hoạt động và diễn biến quá trình thanh lý tài sản quỹ tín dụng nhân dân. Trong trường hợp cần thiết có văn bản đề nghị các cơ quan có liên quan hỗ trợ quỹ tín dụng nhân dân thu hồi các khoản phải thu, xử lý các khách hàng cố tình làm thất thoát tài sản của quỹ tín dụng nhân dân;
d) Xem xét, quyết định đình chỉ thành viên Hội đồng thanh lý của quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở đề nghị của Tổ giám sát thanh lý. Trường hợp nghiêm trọng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trình Thống đốc có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các cá nhân sai phạm;
đ) Có quyết định kết thúc thanh lý quỹ tín dụng nhân dân, yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân hoặc nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật về phá sản;
e) Xử lý kiến nghị liên quan đến quá trình thanh lý tài sản, thu hồi Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân ngoài thẩm quyền của Tổ giám sát thanh lý. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý các vấn đề phát sinh ngoài thẩm quyền.
3. Trách nhiệm về việc báo cáo Ngân hàng Nhà nước:
a) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận nguyên tắc, quyết định chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh gửi Ngân hàng Nhà nước (thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) văn bản chấp thuận nguyên tắc kèm phương án tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân, quyết định chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân;
b) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận giải thể quỹ tín dụng nhân dân, quyết định kết thúc thanh lý và thu hồi Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân (bao gồm cả trường hợp kết thúc thanh lý quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện các thủ tục phá sản), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh gửi Ngân hàng Nhà nước (thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) văn bản chấp thuận giải thể kèm phương án thanh lý tài sản quỹ tín dụng nhân dân, quyết định kết thúc thanh lý và thu hồi Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân;
c) Định kỳ hằng quý, chậm nhất vào ngày 15 của tháng tiếp theo tháng cuối quý, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình chấp thuận tổ chức lại, thu hồi Giấy phép, thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn (nếu có phát sinh).
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Đầu mối tiếp nhận báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về tình hình chấp thuận tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư này;
b) Đầu mối tham mưu, trình Thống đốc quyết định việc sửa đổi, bổ sung quy định có liên quan đến tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản quỹ tín dụng nhân dân;
c) Đầu mối tham mưu, trình Thống đốc trong việc xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương giải thể quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.
2. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Có ý kiến bằng văn bản đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về việc tổ chức lại, thu hồi Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn;
b) Cử cán bộ tham gia Tổ Giám sát thanh lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này;
c) Thanh tra, giám sát các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thực hiện việc tổ chức lại theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.