Chương 4: Thông tư 23/2012/TT-BGTVT Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành
Số hiệu: | 23/2012/TT- BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 29/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2012 |
Ngày công báo: | 07/08/2012 | Số công báo: | Từ số 485 đến số 486 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức quản lý và hướng dẫn hoạt động đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
2. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và xử lý phương tiện vận tải đường bộ và xe công vụ của Việt Nam và Trung Quốc hoạt động qua lại biên giới giữa hai nước.
3. In ấn và phát hành Biển ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam, giấy phép vận tải, mẫu giấy phép vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV của Thông tư này
4. Trao đổi giấy phép E, F, G với phía Trung Quốc.
5. Xây dựng, triển khai và hướng dẫn thực hiện phần mềm quản lý hoạt động vận tải đường bộ Việt - Trung.
6. Công bố bổ sung danh mục các bến xe, trạm dừng nghỉ, bãi đỗ cho xe vận tải hành khách và hàng hóa hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc để các doanh nghiệp, hợp tác xã lựa chọn thực hiện.
7. Định kỳ trao đổi thông tin với cơ quan quản lý có thẩm quyền của Trung Quốc về các phương tiện vận tải đường bộ và người lái xe kinh doanh vận tải hành khách và vận tải hàng hóa, các thông tin có liên quan đến các vụ vi phạm giao thông và gây tai nạn bỏ trốn.
8. Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hội nghị thường niên với phía Trung Quốc để trao đổi và giải quyết hoặc đề xuất giải quyết các vấn đề có liên quan đến vận tải đường bộ giữa hai nước theo quy định tại Điều 20 của Nghị định thư thực hiện Hiệp định.
1. Các Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Phổ biến và triển khai thực hiện Thông tư này tới các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn;
b) Đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành các quy định về vận tải đường bộ Việt-Trung.
c) Chuẩn bị các điều kiện và tổ chức, quản lý hoạt động bến xe khách, trạm dừng nghỉ, kho và bãi đỗ xe vận tải hàng hóa để tổ chức hoạt động vận tải đường bộ Việt - Trung;
d) Tổ chức và quản lý hoạt động bán vé của các đại lý bán vé đi tuyến vận tải hành khách định kỳ trên địa bàn.
2. Sở Giao thông vận tải các tỉnh giáp biên giới Việt - Trung có cửa khẩu thực hiện Hiệp định:
a) Tổ chức và quản lý hoạt động vận tải đường bộ Việt - Trung trên các tuyến thuộc các tỉnh giáp biên giới;
b) Tiếp nhận, trao đổi các loại giấy phép A, B, C với phía Trung Quốc và cấp cho các đối tượng theo quy định;
c) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Trạm quản lý vận tải cửa khẩu (đối với cửa khẩu chưa có Trạm quản lý vận tải cửa khẩu);
d) Tổ chức và quản lý hoạt động của Trạm quản lý vận tải cửa khẩu.
1. Định kỳ ngày 10 tháng 01 và ngày 10 tháng 7 hàng năm, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải phải báo cáo tình hình hoạt động vận tải đường bộ Việt - Trung về Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với các tuyến vào sâu trong lãnh thổ hai nước), về Sở Giao thông vận tải (đối với các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước). Mẫu báo cáo kết quả hoạt động vận chuyển hành khách theo quy định tại Phụ lục XV của Thông tư này. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa theo quy định tại Phụ lục XVI của Thông tư này.
2. Đối với phương tiện vận tải hàng nguy hiểm theo giấy phép vận tải loại D trước khi xuất cảnh, doanh nghiệp, hợp tác xã phải có công văn thông báo cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam để thông tin cho phía Trung Quốc biết.
3. Đại lý bán vé phải báo cáo Sở Giao thông vận tải địa phương trước khi hoạt động.
4. Định kỳ vào tháng 01 hàng năm, Sở Giao thông vận tải các tỉnh có cửa khẩu biên giới thực hiện Hiệp định tổng hợp tình hình hoạt động vận tải đường bộ Việt - Trung của địa phương để báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Mẫu báo cáo tình hình hoạt động vận tải theo quy định tại Phụ lục XVII của Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2012.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 258/1998/TT-BGTVT ngày 18 tháng 8 năm 1998 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định thư của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; bãi bỏ Điều 1 của Thông tư số 24/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 258/1998/TT-BGTVT ngày 18 tháng 8 năm 1998 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định thư của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Thông tư số 10/2006/TT-BGTVT ngày 01 tháng 11 năm 2006 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan trong ngành giao thông vận tải chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi thực hiện các quy định của Thông tư này.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, tổ chức, cá nhân liên hệ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam để được hướng dẫn giải quyết. Trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết, Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải để chỉ đạo thực hiện.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực