Chương I Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính: Quy định chung
Số hiệu: | 22/2021/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Lê Quốc Doanh |
Ngày ban hành: | 29/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 12/02/2022 |
Ngày công báo: | 15/01/2022 | Số công báo: | Từ số 63 đến số 64 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các trường hợp hủy bỏ công nhận giống cây trồng lâm nghiệp
Ngày 29/12/2021, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT quy định về danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
Theo đó, hủy bỏ quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp trong các trường hợp sau:
- Giống cây trồng lâm nghiệp bị thoái hóa, suy giảm về năng suất, chất lượng hoặc bị sâu bệnh hại ở mức độ nặng so với tiêu chuẩn quốc gia về giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận;
(So với hiện hành, bổ sung trường hợp bị sâu bệnh hại ở mức độ nặng so với tiêu chuẩn quốc gia về giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận).
- Giống cây trồng lâm nghiệp không còn vật liệu nhân giống. (Nội dung mới)
Trong thời hạn 20 ngày làm việc từ ngày phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh về tình trạng giống cây trồng lâm nghiệp thuộc một trong các trường hợp trên:
Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức kiểm tra, quyết định hủy bỏ công nhận giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 03 Phụ lục III và Mục A Phụ lục IV kèm theo Thông tư 22/2021.
Trường hợp không hủy bỏ công nhận giống cây trồng lâm nghiệp, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.
Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 và thay thế Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018.
Văn bản tiếng việt
Thông tư này quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; trình tự, thủ tục công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nội dung quy định tại Điều 1 Thông tư này.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cây trồng lâm nghiệp là những loài cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và trồng phân tán.
2. Nguồn giống cây trồng lâm nghiệp là nơi cung cấp vật liệu nhân giống bao gồm: Lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng, vườn giống, cây trội, cây đầu dòng và vườn cây đầu dòng.
3. Lâm phần tuyển chọn là khu rừng tự nhiên hoặc rừng trồng được tuyển chọn, chưa tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và được công nhận để cung cấp vật liệu nhân giống.
4. Rừng giống chuyển hóa là khu rừng tự nhiên hoặc rừng trồng được tuyển chọn, đã tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy định và được công nhận để cung cấp vật liệu nhân giống.
5. Rừng giống trồng là khu rừng được trồng không theo sơ đồ bằng cây gieo ươm từ hạt thu hái từ cây trội, được công nhận để cung cấp vật liệu nhân giống.
6. Vườn giống là khu rừng được trồng theo sơ đồ nhất định từ các dòng vô tính (vườn giống vô tính) hoặc từ hạt (vườn giống hữu tính) của cây trội đã được tuyển chọn, được công nhận để cung cấp vật liệu nhân giống.
7. Cây trội là cây được tuyển chọn trong rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng, vườn giống, cây trồng phân tán, được công nhận để cung cấp vật liệu nhân giống.
8. Cây đầu dòng là cây được đánh giá và công nhận từ quần thể của một giống cây trồng lâm nghiệp, để cung cấp vật liệu nhân giống vô tính.
9. Vườn cây đầu dòng là vườn cây được trồng bằng cây giống vô tính nhân từ cây đầu dòng hoặc nhân giống vô tính từ giống gốc, được công nhận để cung cấp vật liệu sản xuất giống vô tính.
10. Trồng thử nghiệm là hoạt động trồng, theo dõi và đánh giá năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại hoặc điều kiện bất lợi khác của giống trồng thử nghiệm.
11. Loài cây sinh trưởng nhanh là loài cây có tăng trưởng đường kính bình quân đạt tối thiểu từ 02cm/năm trở lên hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh đạt tối thiểu từ 15m3/ha/năm trở lên.
12. Loài cây sinh trưởng chậm là loài cây có tăng trưởng đường kính bình quân đạt dưới 02cm/năm hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh đạt dưới 15m3/ha/năm.
13. Vùng sinh thái lâm nghiệp là vùng có đặc trưng về khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ), địa hình địa mạo, thổ nhưỡng và thảm thực vật rừng đặc trưng; được chia thành 08 vùng sinh thái, chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
This Circular provides for list of major forest tree species; recognition of forest tree cultivars and cultivar sources.
This Circular applies to organizations and individuals whose activities involve the regulations set out in Article 1 of this Circular.
For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. “forest trees” mean timber tree species and non-timer forest products which are planted on special-use forest, protection forest and production forest land and are scattered.
2. “forest tree cultivar sources” mean places that provide propagating materials, including selected forest stands, transformed cultivar stands, planted cultivar stands, cultivar gardens, plus trees, original ortets and hedge orchards.
3. “selected forest stand” means a selected natural forest or selected planted forest that has not yet been affected by silvicultural techniques or recognized to provide propagating materials.
4. “transformed cultivar stand” means a selected natural forest or selected planted forest which has been affected by silvicultural techniques as prescribed and recognized to provide propagating materials.
5. “planted cultivar stand” means a stand that is not planted according to a planting plan, is planted with seedlings grown from seeds collected from plus trees and recognized to provide propagating materials.
6. “cultivar garden” means a garden that is planted according to a certain planting plan, from clones (clonal cultivar garden) or seeds of plus trees (sexual cultivar garden) that have been selected and recognized to provide propagating materials.
7. “plus trees” mean trees that are selected from natural forests, planted forests, transformed cultivar stands, cultivar stands, cultivar gardens scattered trees and are recognized to provide propagating materials.
8. “original ortets” mean trees that are assessed and recognized in a population of a forest tree cultivar to provide vegetative propagating materials.
9. “hedge orchard” means an orchard that is planted with clonal cultivars propagated from original ortets or vegetatively propagated from original cultivars to provide materials for producing clonal cultivars.
10. “trial planting” means the planting, monitoring and assessment of yield, quality and resistance of trial cultivars to pests or adverse conditions.
11. “fast-growing species” mean those that reach an average annual diameter growth of at least 02 cm/year or average yield of at least 15 m3/ha/year in a business cycle.
12. “slow-growing species” mean those that reach an average annual diameter growth of less than 02 cm/year or average yield of less than 15 m3/ha/year in a business cycle.
13. “forest ecological zone” means an area with characteristics in terms of climate (rainfall, temperature), topography, geomorphology, soil and typical forest vegetation; is divided into 08 ecological zones specified in Appendix I promulgated together with this Circular.