Chương I Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng : Quy định chung
Số hiệu: | 22/2019/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Thị Hồng |
Ngày ban hành: | 15/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 02/12/2019 | Số công báo: | Từ số 921 đến số 922 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì, bao gồm:
a) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Tỷ lệ này không áp dụng đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) (sau đây gọi là Thông tư số 41/2016/TT-NHNN);
b) Hạn chế, giới hạn cấp tín dụng;
c) Tỷ lệ khả năng chi trả;
d) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;
đ) Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
e) Giới hạn góp vốn, mua cổ phần;
g) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.
2. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện một hoặc một số giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn chặt chẽ hơn so với các mức quy định tại Thông tư này.
3. Ngân hàng được kiểm soát đặc biệt thực hiện các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 146đ Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
4. Ngân hàng hỗ trợ theo phương án phục hồi đã được phê duyệt, thực hiện tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại khoản 8 Điều 148đ Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia tài trợ các chương trình, dự án theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, việc xem xét nguồn vốn, dư nợ của từng chương trình, dự án khi xác định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn thực hiện theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1. Ngân hàng: Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoản phải đòi gồm các khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài; khoản đầu tư vào giấy tờ có giá; các khoản cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh toán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá, cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng, cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; khoản ủy thác cho vay và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp; các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng.
2. Khách hàng trong quan hệ cấp tín dụng với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là khách hàng) là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân, các chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự.
Một khách hàng là một tổ chức hoặc một cá nhân hoặc một chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, xây dựng, sửa chữa, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.
4. Sản phẩm phái sinh bao gồm:
a) Sản phẩm phái sinh theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng, gồm:
(i) Sản phẩm phái sinh tín dụng gồm các hợp đồng bảo hiểm tín dụng, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, hợp đồng đầu tư gắn với rủi ro tín dụng, hợp đồng phái sinh tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
(ii) Sản phẩm phái sinh lãi suất gồm hợp đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất một đồng tiền, hợp đồng hoán đổi lãi suất hai đồng tiền hoặc hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo, hợp đồng quyền chọn lãi suất, các hợp đồng phái sinh lãi suất khác theo quy định của pháp luật;
(iii) Sản phẩm phái sinh ngoại tệ gồm các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ, các giao dịch phái sinh ngoại tệ khác theo quy định của pháp luật;
(iv) Sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa gồm các hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa, hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa, hợp đồng quyền chọn giá cả hàng hóa và các hợp đồng phái sinh giá cả hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.
b) Chứng khoán phái sinh gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn và chứng khoán phái sinh khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
c) Sản phẩm phái sinh khác theo quy định của pháp luật.
5. Nợ thứ cấp là khoản nợ theo thỏa thuận chủ nợ chỉ được thanh toán sau tất cả nghĩa vụ, khoản nợ có bảo đảm hoặc không bảo đảm khác khi đơn vị vay nợ bị phá sản, giải thể.
6. Lợi thế thương mại là phần chênh lệch dương giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà tổ chức tín dụng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác theo quy định pháp luật. Tài sản tài chính này được phản ánh đầy đủ trên bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng.
7. OECD là tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organization for Economic Cooperation and Development).
8. Tổ chức tài chính quốc tế gồm:
a) Nhóm ngân hàng thế giới gồm: Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (The International Bank for Reconstruction and Development - IBRD), Công ty tài chính quốc tế (The International Financial Company - IFC), Hiệp hội Phát triển quốc tế (The International Development Association - IDA), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (The Multilateral Investment Guarantee Agency - MIGA);
b) Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank - ADB);
c) Ngân hàng Phát triển Châu Phi (The African Development Bank - AfDB);
d) Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (The European Bank for Reconstruction and Development - EBRD);
đ) Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (The Inter-American Development Bank-IADB);
e) Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (The European Investment Bank - EIB);
g) Quỹ đầu tư Châu Âu (The European Investment Fund - EIF);
h) Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (The Nordic Investment Bank - NIB);
i) Ngân hàng Phát triển Caribbean (The Caribbean Development Bank - CDB);
k) Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (The Islamic Development Bank - IDB);
l) Ngân hàng Phát triển cộng đồng Châu Âu (The Council of Europe Development Bank - CEDB);
m) Tổ chức tài chính quốc tế khác có vốn điều lệ do chính phủ các nước đóng góp.
a) Công ty sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp trên 20% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết hoặc nắm quyền kiểm soát của một ngân hàng thương mại;
b) Ngân hàng thương mại có công ty con, công ty liên kết.
10. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Giấy tờ có giá bao gồm trái phiếu, tín phiếu, công trái, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
11. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ (L/C) và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả việc cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật.
12. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng bao gồm tổng số dư nợ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, tổng mức mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (bao gồm cả dư nợ cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật); hạn mức cho vay chưa giải ngân, hạn mức thẻ tín dụng, số dư bảo lãnh ngân hàng, cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ (sau khi trừ đi số tiền ký quỹ của thư tín dụng) và số dư các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cấp tín dụng.
13. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là việc mua hoặc ủy thác cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác) mua trái phiếu doanh nghiệp.
14. Người có liên quan của một tổ chức, cá nhân là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân đó.
a) Người có liên quan của một tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng) gồm các trường hợp sau đây:
(i) Công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng là công ty mẹ (sau đây gọi là tổ chức tín dụng mẹ) của tổ chức đó;
(ii) Công ty con của tổ chức đó;
(iii) Công ty có cùng công ty mẹ hoặc cùng tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;
(iv) Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc của tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;
(v) Cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;
(vi) Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức đó;
(vii) Công ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức đó;
(viii) Vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể), bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức đó;
(ix) Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại tổ chức đó;
(x) Cá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần cho tổ chức đó;
(xi) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà tổ chức đó sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên;
(xii) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà tổ chức đó có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên ban kiểm soát của công ty, tổ chức tín dụng;
(xiii) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà tổ chức đó có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên ban kiểm soát của công ty mẹ của công ty hoặc tổ chức tín dụng này.
b) Người có liên quan của một cá nhân gồm các trường hợp sau đây:
(i) Vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể); bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của cá nhân đó;
(ii) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên;
(iii) Công ty con mà cá nhân đó là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ;
(iv) Công ty con mà cá nhân đó có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ;
(v) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát;
(vi) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó là vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể), bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó;
(vii) Tổ chức, cá nhân ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần cho cá nhân đó;
(viii) Cá nhân cùng với cá nhân đó được một tổ chức ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần tại một tổ chức khác;
(ix) Cá nhân được cá nhân đó ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần.
c) Pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định theo quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, giám sát đối với từng trường hợp cụ thể.
15. Góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại là việc ngân hàng thương mại góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần và các hình thức khác để trở thành cổ đông, thành viên góp vốn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả việc cấp vốn điều lệ, góp vốn vào công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại; góp vốn vào quỹ đầu tư hoặc ủy thác vốn cho các tổ chức khác góp vốn, mua cổ phần theo các hình thức nêu trên.
16. Không thể hủy ngang là việc không thể hủy bỏ hoặc thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào đối với những cam kết đã được thiết lập, trừ trường hợp phải hủy bỏ hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật.
17. Cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu là việc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng hoặc ủy thác cấp tín dụng theo quy định của pháp luật cho khách hàng để khách hàng hoặc pháp nhân, cá nhân khác sử dụng nguồn vốn vào mục đích đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, sở hữu cổ phần.
18. Cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp là việc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng hoặc ủy thác cấp tín dụng theo quy định của pháp luật cho khách hàng để khách hàng hoặc pháp nhân, cá nhân khác sử dụng nguồn vốn vào mục đích đầu tư, kinh doanh, sở hữu trái phiếu doanh nghiệp.
19. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
20. Tổ chức tài chính là tổ chức được quy định theo pháp luật về phòng chống rửa tiền.
21. Tổ chức tài chính nhà nước là tổ chức tài chính quy định tại khoản 20 Điều này do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
22. Ngân hàng thương mại nhà nước là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
23. Tổ chức tài chính ở nước ngoài là tổ chức tài chính được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.
24. Tổng Nợ phải trả bình quân của tháng được tính bằng tổng số dư khoản mục Tổng Nợ phải trả trên cân đối tài khoản kế toán cuối mỗi ngày trong tháng chia cho tổng số ngày trong tháng.
25. Giao dịch mua, bán có kỳ hạn là giao dịch mà một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán (bên mua) từ một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác (bên bán), đồng thời bên bán cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá đó sau một khoảng thời gian nhất định.
26. Tỷ giá để tính toán các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn tại Thông tư này (sau đây gọi là tỷ giá) được quy định như sau:
a) Tỷ giá quy đổi các loại ngoại tệ sang đồng Việt Nam:
(i) Vào ngày làm việc không phải ngày làm việc cuối tháng, cuối quý, cuối năm: áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ giá hạch toán tại Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng;
(ii) Vào ngày làm việc là ngày làm việc cuối tháng, cuối quý, cuối năm: áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ giá quy đổi Bảng cân đối tài khoản kế toán tháng, quý, năm bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng đồng tiền hạch toán là đồng Việt Nam hoặc tỷ giá chuyển đổi báo cáo tài chính bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng đồng tiền hạch toán là ngoại tệ tại Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.
b) Tỷ giá quy đổi các loại ngoại tệ khác sang đô la Mỹ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:
a) Tiêu chí xác định một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Thông tư này, chính sách tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan, quy định về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan;
b) Quy định về việc phân tán rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng; phương pháp theo dõi, quản lý và việc phê duyệt, quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan ở mức từ 1% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trở lên. Các quy định này phải đảm bảo công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định, cấp tín dụng và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa người thẩm định, người quyết định cấp tín dụng và khách hàng là người có liên quan của những người này;
c) Nguyên tắc, chỉ tiêu đánh giá, xác định mức độ rủi ro cấp tín dụng đối với các đối tượng khách hàng, lĩnh vực mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ưu tiên hoặc hạn chế cấp tín dụng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh hằng năm;
d) Việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) phải được thực hiện theo nguyên tắc minh bạch, không xung đột lợi ích và không che giấu chất lượng tín dụng, trong đó người quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là người quyết định khoản cấp tín dụng đó, trừ trường hợp việc cấp tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc, ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua. Trường hợp việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện thông qua cơ chế hội đồng thì chủ tịch Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là chủ tịch Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng và ít nhất hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là thành viên của Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng;
đ) Quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; cấp tín dụng để kinh doanh bất động sản; cấp tín dụng cho dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
e) Quy định về cấp tín dụng đối với Giám đốc (Phó giám đốc) của chi nhánh, đơn vị trực thuộc và các chức danh tương đương của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm các nguyên tắc quy định tại điểm a, b, c, d và điểm đ khoản này. Việc xác định các chức danh tương đương thực hiện theo quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành Quy định nội bộ về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, được xây dựng trên nguyên tắc quản lý rủi ro đối với tài sản, căn cứ vào nhu cầu, đặc điểm, mức độ rủi ro trong hoạt động, xem xét đến chu kỳ kinh doanh, khả năng thích ứng với rủi ro và chiến lược kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nội dung của Quy định này phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:
a) Quy định về cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
b) Các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin về rủi ro để tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
c) Các quy định về quản lý cơ cấu vốn tự có và tài sản phải đánh giá được: mức độ và xu hướng của các rủi ro, tác động của rủi ro đến yêu cầu vốn tự có để bù đắp rủi ro; quy mô và chất lượng vốn tự có, khả năng chịu đựng rủi ro từ các yếu tố vĩ mô, khả năng tiếp cận nguồn vốn bổ sung vốn tự có, kể cả khả năng hỗ trợ tài chính từ các cổ đông khi cần thiết để đảm bảo tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; nghĩa vụ cấp vốn đối với các công ty con và công ty liên kết; mục tiêu vốn tự có trong ngắn hạn và dài hạn, dự kiến chi phí bổ sung vốn tự có và giải pháp thực hiện mục tiêu vốn tự có. Các quy định về quản lý cơ cấu vốn tự có và tài sản gồm:
(i) Quy trình và phương pháp theo dõi, đánh giá quy mô, cấu phần, chất lượng vốn tự có và danh mục tài sản;
(ii) Hệ thống quản lý an toàn vốn tối thiểu;
(iii) Hệ thống cảnh báo sớm, trong đó xác định rõ các dấu hiệu để sớm nhận dạng rủi ro, nguy cơ dẫn đến suy giảm tỷ lệ an toàn vốn và việc giám sát, báo cáo theo quy định;
(iv) Phương án xử lý để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và hợp nhất, trong đó phải có quy định về:
- Biện pháp quản lý, phát triển vốn tự có và tài sản để ứng phó với trường hợp suy giảm hoặc vi phạm quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
- Trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và sự phối hợp của các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng phương án, biện pháp xử lý, ứng phó với trường hợp suy giảm hoặc vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:
a) Quy định về việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý tài sản Có, tài sản Nợ và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản;
b) Quy trình, thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản, giới hạn kiểm soát chênh lệch kỳ hạn tài sản Có, tài sản Nợ trên cơ sở dòng tiền vào, dòng tiền ra quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
c) Các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin rủi ro về khả năng chi trả, thanh khoản; các tiêu chí cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt khả năng chi trả, thanh khoản và các phương án xử lý;
d) Kế hoạch và biện pháp nắm giữ các loại giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản;
e) Mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản, trong đó có các phân tích tình huống khả năng chi trả, tính thanh khoản có thể xảy ra. Phân tích tình huống phải đảm bảo:
(i) Phân tích tình huống tối thiểu gồm hai trường hợp:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong điều kiện hoạt động bình thường;
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong điều kiện gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản.
(ii) Phân tích tình huống phải đảm bảo thể hiện được các nội dung sau:
- Khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết hàng ngày;
- Các biện pháp xử lý để có đủ khả năng đáp ứng quy định về khả năng chi trả.
4. Các Quy định nội bộ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này phải được rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung định kỳ ít nhất một năm một lần.
5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Quy định nội bộ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính các Quy định nội bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi báo cáo cho đơn vị tiếp nhận quy định tại khoản 5 Điều này như sau:
a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có hệ thống công nghệ thông tin được kết nối toàn hệ thống để thực hiện các quy định tại Thông tư này, đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
1. Lưu giữ, truy cập, bổ sung cơ sở dữ liệu về khách hàng, thị trường, bảo đảm quản lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Thống kê, theo dõi, quản lý dòng tiền, các khoản mục vốn, tài sản, nợ phải trả; tính toán, quản lý, giám sát các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động.
3. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước
1. This Circular provides for limits and prudential ratios that have to be maintained by banks and foreign bank branches, including:
a) Capital adequacy ratio This ratio does not apply to banks and FBBs that apply the capital adequacy ratio in Circular No. 41/2016/TT-NHNN and its amending or superseding documents (if any);
b) Limits on credit extension;
c) Solvency ratio;
d) Maximum ratio of short-term capital used for granting medium-term and long-term loans;
dd) Ratio of investment in Government bonds and government-guaranteed bonds;
e) Limits on capital contribution and purchase of shares;
g) Loan-to-deposit ratio.
2. On the basis of results of supervision and inspection by the State bank of Vietnam (SBV), SBV may request a bank or FBB to apply one or some stricter limits or prudential ratios that those specified in this Circular.
3. Banks under strict control shall apply the limits and prudential ratios specified in Article 146dd of the Law on credit institutions (amended).
4. Banks shall provide assistance under approved recovery plans; apply the ratio of purchase of Government bonds and government-guaranteed bonds in accordance with Clause 8 Article 148dd of the Law on credit institutions (amended).
5. Banks and FBBs that are sponsors of programs and projects decided by the Government or the Prime Minister shall consider the source of financing and debt balance of each program/project when determining limits and prudential ratios.
1. Banks: state-owned commercial banks, cooperative banks, joint-stock commercial banks, joint venture banks, wholly foreign-invested banks;
2. FBBs.
3. Organizations and individuals relevant to limits and prudential ratios of banks and FBBs.
For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:
1. “receivables” include deposits at other credit institutions, FBBs, foreign credit institutions; investments in financial instruments; loans, finance lease, factoring, discounting of negotiable instruments, valuable papers, credit extension by issuance of credit cards and other forms defined by the State bank; fiduciary loans and purchases of corporate bonds; off-balance-sheet (OBS) payments on behalf of other parties.
2. “client” can be an organization (including credit institutions and FBBs), individual or other entities defined by civil law.
3. “real estate business” means investment in creation, repair, purchase, lease or lease purchase of real estate for sale, transfer, lease, sublease or lease purchase for profitable purposes.
4. “Derivatives” include:
a) Derivatives specified in Clause 23 Article 4 of the Law on credit institutions, including:
(i) Credit derivatives, including credit insurance contracts, credit default swaps (CDS); credit-linked notes, other credit derivative contracts prescribed by law;
(ii) Interest-rate derivatives, including forward rate agreements, single-currency basis swaps; two-currency basis swaps or cross-currency basis swaps, interest rate options, other interest-rate derivative agreements prescribed by law;
(iii) Foreign exchange derivatives, including foreign exchange forwards, currency swaps, foreign-exchange options, other foreign currency derivatives prescribed by law;
(iv) Commodity derivatives including commodity swaps, futures, options and other commodity derivative contracts as prescribed by laws;
b) Derivative securities, including future contracts, option contracts, forward contract and other derivative securities prescribed by regulations of law on derivative securities and the market thereof;
c) Other derivatives prescribed by law.
5. “secondary debt” means a debt which is only paid after all other liabilities, secured and unsecured debts are paid by the debtor upon the debtor’s bankruptcy or dissolution.
6. “goodwill” means the positive difference between the amount paid for a financial asset and its book value payable by a credit institution when it acquires another enterprise or credit institution as prescribed by law. This financial asset shall be fully recorded in the acquirer’s balance sheet.
7. OECD stands for Organization for Economic Cooperation and Development.
8. International financial institutions include:
a) International Bank for Reconstruction and Development (IBRD), International Financial Company (IFC), International Development Association (IDA), Multilateral Investment Guarantee Agency (MIGA);
b) Asian Development Bank (ADB);
c) African Development Bank (AfDB);
d) European Bank for Reconstruction and Development (EBRD);
dd) Inter-American Development Bank (IADB);
e) European Investment Bank (EIB);
g) European Investment Fund (EIF);
h) Nordic Investment Bank (NIB);
i) Caribbean Development Bank (CDB);
k) Islamic Development Bank (IDB);
l) Council of Europe Development Bank (CEDB);
m) Other international financial institutions whose charter capital is contributed by governments.
9.”controlling company” means:
a) A company that directly or indirectly owns more than 20% of charter capital or voting shares of a commercial bank or has the control over a commercial bank;
b) A commercial bank that has subsidiaries or associate companies.
10. “financial instrument” means evidence of the issuer’s debt repayment obligation to the holder which arises for a definite period of time, and contains interest payment and other terms and conditions. Financial instruments include bonds, treasury bills, sovereign bonds, deposit certificates, promissory notes and other types of financial instruments.
11. “Credit extension” means an agreement between a credit institution or FBB with another organization or individual in which the latter may use a repayable amount of money in the form of a loan, discounting, finance lease, factoring, purchase of corporate bonds, credit card issuance, bank guarantee, L/C or other forms of credit extension prescribed by the State bank, including credit extension by another juridical person the risk of which is assumed by the credit institution or FBB.
12. “total credit extensions” includes the total balance of loans, discounting, finance lease, factoring, total investment in corporate bonds, other credit extensions defined by the State bank (including credit extensions derived from capital sources of other juridical persons the risks of which are taken by the credit institution or FBB); undisbursed loan limits, credit limits, bank guarantee balance, letters of credit (minus LC deposits) and other trust funds for credit extension other credit institutions and FBBs.
13. “investment in corporate bonds” means the purchase of corporate bonds or fiduciary purchase of corporate bonds by trustees that also include other credit institutions and FBBs.
14. “related person” of an organization or individual means a person who is directly or indirectly related to such organization or individual.
a) A related person of an organization (including credit institutions) can be:
(i) The parent company or a credit institution that is the parent company (hereinafter referred to as parent credit institution) of the said organization;
(ii) A subsidiary of the said organization;
(iii) A company that has the same parent company or parent credit institution as that of the said organization;
(iv) An executive or controller of the parent company or parent credit institution of the said organization;
(v) An individual or organization that has the power to designate executives or controllers of the parent company or parent credit institution of the said organization
(iv) An executive or controller of said organization;
(vii) A company or organization that has the power to designate executives or controllers of the said organization;
(viii) A spouse, parent, child (including adoptive parent, adopted child, father in law, mother in law, son in law, daughter in law, step parent, step child), sibling, (including half siblings), brother in law, sister in law of an executive, controller, capital contributor or shareholder who holds at least 5% of charter capital or voting shares of the said organization;
(ix) An organization or individual that holds at least 5% of charter capital or voting shares of modern drugs said organization;
(x) An individual authorized to represent the said organization’s stakes or shares;
(xi) A company or credit institution at least 5% of charter capital or voting shares of which is held by the said organization;
(xii) A company or credit institution whose executives or controllers are designated by the said organization;
(xiii) A company or credit institution that has a parent company whose executives or controllers are designated by the said organization.
b) A related person of an individual can be:
(i) A spouse, parent, child (including adoptive parent, adopted child, father in law, mother in law, son in law, daughter in law, step parent, step child), sibling, (including half siblings), brother in law, sister in law of the said individual;
(ii) A company or credit institution at least 5% of charter capital or voting shares of which is held by the said individual;
(iii) A company that has a parent company or parent credit institution executive or controller is the said individual;
(iv) A company that has a parent company or parent credit institution whose executives or controllers are designated by the said individual;
(v) A company or credit institution whose executive or controller is the said individual;
(vi) A company or credit institution whose executive, controller, capital contributor or shareholder holding at least 5% of its charter capital or voting shares is the said individual’s spouse, parent, child (including adoptive parent, adopted child, father in law, mother in law, son in law, daughter in law, step parent, step child), sibling, (including half siblings), brother in law, sister in law;
(vii) An organization or individual that authorizes the said individual to represent their stakes or shares;
(viii) Another individual who is, together with the said individual, authorized by an organization to represent its stakes or shares in another organization;
(ix) An individual who is authorized by the said individual to represent his/her stakes or shares.
c) Other juridical persons or natural persons in a relationship that poses risks to the operation of a bank or FBB shall be determined in accordance with the bank’s or FBB’s rules and regulations, or under SBV’s written request through inspection or supervision on a case-by-case basis.
15. “capital contribution" and “purchase of shares” means a commercial bank contributes charter capital, purchases shares or otherwise becomes a shareholder or capital contributor of another enterprise or credit institution, including provision of charter capital, contribution of capital to a subsidiary or associate company of a commercial bank; contributes capital to an investment fund or provides trust funds for another organization to contribute or purchase shares in any of these manners.
16. An “irrevocable” agreement means an agreement that cannot be revoked or changed in any manner, unless otherwise prescribed by law.
17. “credit extension for investment in shares” means a bank or FBB grants or entrusts extension of credit which will be used by a juridical person or natural person to purchase shares.
18. “credit extension for investment in shares” means a bank or FBB grants or entrusts extension of credit which will be used by a juridical person or natural person to purchase shares.
19. “credit institutions” and “FBBs" are credit institutions and FBBs established and operating in Vietnam in accordance with Vietnam’s law.
20. “financial organization” means an organization established in accordance with anti money laundering (AML) laws.
21. “state-owned financial institution” means a financial institution whose charter capital is wholly held by the State.
22. “state-owned commercial bank” means a commercial bank whose charter capital is wholly held by the State.
23. “overseas financial organization” means a financial institution established overseas in accordance with its home country’s law.
24. “average daily payable” of a month equals (=) the sum of the daily payables on the balance sheet divided by (:) the number of days of the month.
25. “forward” means a transaction in which a credit institution or FBB (the buyer) purchases undue financial instruments from another credit institution or FBB (the seller) while the seller promises to re-purchase the financial instruments after a specific period of time.
26. “exchange rates" include:
a) The rates of exchange of foreign currencies into VND:
(i) On working days other than the last days of months, quarters or years: apply regulations of the State bank on exchange rates on account systems of credit institutions;
(ii) On last days of months, quarters or years: apply regulations of the State bank on exchange rates on the balance sheet for credit institutions and FBBs using VND, or exchange rates the account systems or financial statements for credit institutions and FBBs using foreign currencies.
b) Exchange rate of other foreign currencies into USD shall be quoted by the credit institutions and FBBs.
Article 4. Internal rules and regulations
1. Banks and FBBs shall issue their own rules and regulations on extend credit and loan management to ensure proper use of loans in accordance with this Circular and relevant documents. The rules and regulations shall include:
a) Criteria for identification of a client, a client and related persons defined in Clause 14 Article 3 of this Circular, credit policies for a client, a client and related persons, the power to approve credit extension, debt restructuring for a client, a client and related persons;
b) Regulations on dispersion of risks to credit extension; methods for monitoring and management of credit extension to a client, a client and related persons if the credit extended is worth at least 1% of the equity of the bank or FBB. The regulations shall be made public, especially those on appraisal, credit extension, debt restructuring, prevention of conflict of interest between the appraiser, the approver and the client if they are related;
c) Rules and criteria for assessment of risks posed by groups of clients and fields in which credit extension is favored or limited, as the basis for preparation of annual business plans and strategies;
d) Regulations that consideration of credit extension and debt restructuring (including deferral and adjustment of repayment terms) has to be transparent, free of conflict of interest and must not conceal information about credit quality. The decider of debt restructuring must be different from the decider of credit extension, unless the credit extension is approved by the Board of Directors, the Board of members, General Director (Director), parent bank (of the FBB). In case credit extension and debt restructuring are considered by a council, the chairperson of the credit extension council shall be different from the chairperson of the debt restructuring council, and at least two thirds of the members of one council shall be different from those of the other;
dd) Regulations on risk management in credit extension for investment in shares, corporate bonds, real estate; credit extension for PPP projects;
e) Regulations on credit extension by directors and deputy directors of branches, affiliated units and equivalent positions of banks and FBBs according to the rules specified in Point a, b, c, d, dd of this Clause. Equivalent positions shall be determined according to rules and regulations of the banks and FBBs.
2. Banks and FBBs shall issue their own rules and regulations on assessment of assets, compliance to capital adequacy ratios on the basis of management of asset-related risks, operational risks, with consideration to business cycles, adaptability to risks and business strategies of the banks and FBBs. The rules and regulations must be conformable with this Circular and relevant documents, and shall include the following contents:
a) Organizational structure, authorization system, functions and duties of each managerial department regarding capital adequacy ratio;
b) Rules, policies, procedures for identification, measurement, monitoring, control, reporting and exchange of risk-related information in order to maintain the capital adequacy ratio;
c) Regulations on management of equity and assets, including assessment of the level and tendency of the risks, their impacts on the need for equity to mitigate the risks; amount and quality of equity; the ability to face risks from macroeconomic elements, accessibility to sources of additional equity, including financial assistance from shareholders where necessary to maintain the capital adequacy ratio; the obligation to provide capital for subsidiaries and associate companies; short-term and long-term equity targets; estimated cost of addition of equity and solutions for achievement of equity targets. Regulations on management of structure of equity and assets include:
(i) Procedures and methods for monitoring and assessment of the magnitude, components and quality of equity and assets;
(ii) Capital adequacy management system;
(iii) Early warning system, which can detect signs of risks that lead to decrease in capital adequacy ratio; supervision and reporting thereof;
(iv) Plan for maintenance of individual and consolidated capital adequacy ratios, including:
- Measures for management and development of equity and assets in response to low capital adequacy ratio;
- Responsibilities, entitlements of and cooperation among relevant departments and individuals in development of the plan for response to low capital adequacy ratio.
3. Banks and FBBs shall issue internal rules and regulations on liquidity management in accordance with this Circular and relevant documents. Such rules and regulations shall include:
a) Regulations on decentralization, functions and duties of each department regarding management of assets, liabilities and maintenance of solvency and liquidity;
b) Procedures and limits for management of liquidity, limits of difference in terms of assets and liabilities on the basis of cash inflow and outflow in Appendix 3 hereof;
c) Rules, policies, procedures for identification, measurement, monitoring, control, reporting and exchange of information about solvency and liquidity; criteria for early warning of inadequate solvency and liquidity, and response plans;
d) Plans and measures for acquisition of financial instruments with high liquidity;
dd) Instructions, inspection and audit of the maintenance of solvency and liquidity ratios;
e) A model for assessment and experiment of solvency and liquidity scenarios. Scenario analysis shall ensure:
(i) Analysis of at least two cases:
- The cash flow from business operation in normal conditions;
- The cash flow from business operation in case of low solvency or liquidity.
(ii) Scenario analysis shall demonstrate:
- The ability to fulfill daily commitments and duties;
- Measures for maintenance of solvency.
4. The internal rules and regulations mentioned in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article shall be periodically reviewed and revised at least once a year.
5. Within 10 days from the date of revision, the bank or FBB shall send the revised rules and regulations to the State bank, whether directly or by post, in accordance with Article 6 of this Article.
6. Banks and FBBs shall send reports to the receiving units specified in Clause 5 of this Article as follows:
a) Banks and FBBs shall send reports to SBV (Bank Supervision and Inspection Agency), except the case specified in Point b of this Clause;
b) The FBBs that are subjects of microprudential supervision by provincial branches of SBV (hereinafter referred to as “SBV branches”) shall send reports to such SBV branches.
Banks and FBBs shall have interconnected IT systems to implement regulations of this Circular. The IT systems shall be able to:
1. Store, assess, add data about clients, the market; manage risks in accordance with regulations of SBV and internal regulations.
2. Monitor and manage cash flows, capital, assets, liabilities; calculate, manage and supervise the limits and prudential ratios.
3. Prepare statistical reports as requested by SBV.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực