Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 22/2019/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Thị Hồng |
Ngày ban hành: | 15/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 02/12/2019 | Số công báo: | Từ số 921 đến số 922 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2019/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2019 |
QUY ĐỊNH CÁC GIỚI HẠN, TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Thông tư này quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì, bao gồm:
a) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Tỷ lệ này không áp dụng đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) (sau đây gọi là Thông tư số 41/2016/TT-NHNN);
b) Hạn chế, giới hạn cấp tín dụng;
c) Tỷ lệ khả năng chi trả;
d) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;
đ) Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
e) Giới hạn góp vốn, mua cổ phần;
g) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.
2. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện một hoặc một số giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn chặt chẽ hơn so với các mức quy định tại Thông tư này.
3. Ngân hàng được kiểm soát đặc biệt thực hiện các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 146đ Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
4. Ngân hàng hỗ trợ theo phương án phục hồi đã được phê duyệt, thực hiện tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại khoản 8 Điều 148đ Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia tài trợ các chương trình, dự án theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, việc xem xét nguồn vốn, dư nợ của từng chương trình, dự án khi xác định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn thực hiện theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1. Ngân hàng: Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoản phải đòi gồm các khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài; khoản đầu tư vào giấy tờ có giá; các khoản cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh toán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá, cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng, cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; khoản ủy thác cho vay và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp; các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng.
2. Khách hàng trong quan hệ cấp tín dụng với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là khách hàng) là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân, các chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự.
Một khách hàng là một tổ chức hoặc một cá nhân hoặc một chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, xây dựng, sửa chữa, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.
4. Sản phẩm phái sinh bao gồm:
a) Sản phẩm phái sinh theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng, gồm:
(i) Sản phẩm phái sinh tín dụng gồm các hợp đồng bảo hiểm tín dụng, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, hợp đồng đầu tư gắn với rủi ro tín dụng, hợp đồng phái sinh tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
(ii) Sản phẩm phái sinh lãi suất gồm hợp đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất một đồng tiền, hợp đồng hoán đổi lãi suất hai đồng tiền hoặc hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo, hợp đồng quyền chọn lãi suất, các hợp đồng phái sinh lãi suất khác theo quy định của pháp luật;
(iii) Sản phẩm phái sinh ngoại tệ gồm các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ, các giao dịch phái sinh ngoại tệ khác theo quy định của pháp luật;
(iv) Sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa gồm các hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa, hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa, hợp đồng quyền chọn giá cả hàng hóa và các hợp đồng phái sinh giá cả hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.
b) Chứng khoán phái sinh gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn và chứng khoán phái sinh khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
c) Sản phẩm phái sinh khác theo quy định của pháp luật.
5. Nợ thứ cấp là khoản nợ theo thỏa thuận chủ nợ chỉ được thanh toán sau tất cả nghĩa vụ, khoản nợ có bảo đảm hoặc không bảo đảm khác khi đơn vị vay nợ bị phá sản, giải thể.
6. Lợi thế thương mại là phần chênh lệch dương giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà tổ chức tín dụng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác theo quy định pháp luật. Tài sản tài chính này được phản ánh đầy đủ trên bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng.
7. OECD là tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organization for Economic Cooperation and Development).
8. Tổ chức tài chính quốc tế gồm:
a) Nhóm ngân hàng thế giới gồm: Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (The International Bank for Reconstruction and Development - IBRD), Công ty tài chính quốc tế (The International Financial Company - IFC), Hiệp hội Phát triển quốc tế (The International Development Association - IDA), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (The Multilateral Investment Guarantee Agency - MIGA);
b) Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank - ADB);
c) Ngân hàng Phát triển Châu Phi (The African Development Bank - AfDB);
d) Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (The European Bank for Reconstruction and Development - EBRD);
đ) Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (The Inter-American Development Bank-IADB);
e) Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (The European Investment Bank - EIB);
g) Quỹ đầu tư Châu Âu (The European Investment Fund - EIF);
h) Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (The Nordic Investment Bank - NIB);
i) Ngân hàng Phát triển Caribbean (The Caribbean Development Bank - CDB);
k) Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (The Islamic Development Bank - IDB);
l) Ngân hàng Phát triển cộng đồng Châu Âu (The Council of Europe Development Bank - CEDB);
m) Tổ chức tài chính quốc tế khác có vốn điều lệ do chính phủ các nước đóng góp.
a) Công ty sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp trên 20% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết hoặc nắm quyền kiểm soát của một ngân hàng thương mại;
b) Ngân hàng thương mại có công ty con, công ty liên kết.
10. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Giấy tờ có giá bao gồm trái phiếu, tín phiếu, công trái, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
11. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ (L/C) và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả việc cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật.
12. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng bao gồm tổng số dư nợ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, tổng mức mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (bao gồm cả dư nợ cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật); hạn mức cho vay chưa giải ngân, hạn mức thẻ tín dụng, số dư bảo lãnh ngân hàng, cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ (sau khi trừ đi số tiền ký quỹ của thư tín dụng) và số dư các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cấp tín dụng.
13. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là việc mua hoặc ủy thác cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác) mua trái phiếu doanh nghiệp.
14. Người có liên quan của một tổ chức, cá nhân là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân đó.
a) Người có liên quan của một tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng) gồm các trường hợp sau đây:
(i) Công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng là công ty mẹ (sau đây gọi là tổ chức tín dụng mẹ) của tổ chức đó;
(ii) Công ty con của tổ chức đó;
(iii) Công ty có cùng công ty mẹ hoặc cùng tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;
(iv) Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc của tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;
(v) Cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;
(vi) Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức đó;
(vii) Công ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức đó;
(viii) Vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể), bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức đó;
(ix) Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại tổ chức đó;
(x) Cá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần cho tổ chức đó;
(xi) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà tổ chức đó sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên;
(xii) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà tổ chức đó có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên ban kiểm soát của công ty, tổ chức tín dụng;
(xiii) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà tổ chức đó có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên ban kiểm soát của công ty mẹ của công ty hoặc tổ chức tín dụng này.
b) Người có liên quan của một cá nhân gồm các trường hợp sau đây:
(i) Vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể); bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của cá nhân đó;
(ii) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên;
(iii) Công ty con mà cá nhân đó là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ;
(iv) Công ty con mà cá nhân đó có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ;
(v) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát;
(vi) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó là vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể), bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó;
(vii) Tổ chức, cá nhân ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần cho cá nhân đó;
(viii) Cá nhân cùng với cá nhân đó được một tổ chức ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần tại một tổ chức khác;
(ix) Cá nhân được cá nhân đó ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần.
c) Pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định theo quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, giám sát đối với từng trường hợp cụ thể.
15. Góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại là việc ngân hàng thương mại góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần và các hình thức khác để trở thành cổ đông, thành viên góp vốn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả việc cấp vốn điều lệ, góp vốn vào công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại; góp vốn vào quỹ đầu tư hoặc ủy thác vốn cho các tổ chức khác góp vốn, mua cổ phần theo các hình thức nêu trên.
16. Không thể hủy ngang là việc không thể hủy bỏ hoặc thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào đối với những cam kết đã được thiết lập, trừ trường hợp phải hủy bỏ hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật.
17. Cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu là việc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng hoặc ủy thác cấp tín dụng theo quy định của pháp luật cho khách hàng để khách hàng hoặc pháp nhân, cá nhân khác sử dụng nguồn vốn vào mục đích đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, sở hữu cổ phần.
18. Cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp là việc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng hoặc ủy thác cấp tín dụng theo quy định của pháp luật cho khách hàng để khách hàng hoặc pháp nhân, cá nhân khác sử dụng nguồn vốn vào mục đích đầu tư, kinh doanh, sở hữu trái phiếu doanh nghiệp.
19. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
20. Tổ chức tài chính là tổ chức được quy định theo pháp luật về phòng chống rửa tiền.
21. Tổ chức tài chính nhà nước là tổ chức tài chính quy định tại khoản 20 Điều này do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
22. Ngân hàng thương mại nhà nước là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
23. Tổ chức tài chính ở nước ngoài là tổ chức tài chính được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.
24. Tổng Nợ phải trả bình quân của tháng được tính bằng tổng số dư khoản mục Tổng Nợ phải trả trên cân đối tài khoản kế toán cuối mỗi ngày trong tháng chia cho tổng số ngày trong tháng.
25. Giao dịch mua, bán có kỳ hạn là giao dịch mà một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán (bên mua) từ một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác (bên bán), đồng thời bên bán cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá đó sau một khoảng thời gian nhất định.
26. Tỷ giá để tính toán các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn tại Thông tư này (sau đây gọi là tỷ giá) được quy định như sau:
a) Tỷ giá quy đổi các loại ngoại tệ sang đồng Việt Nam:
(i) Vào ngày làm việc không phải ngày làm việc cuối tháng, cuối quý, cuối năm: áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ giá hạch toán tại Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng;
(ii) Vào ngày làm việc là ngày làm việc cuối tháng, cuối quý, cuối năm: áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ giá quy đổi Bảng cân đối tài khoản kế toán tháng, quý, năm bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng đồng tiền hạch toán là đồng Việt Nam hoặc tỷ giá chuyển đổi báo cáo tài chính bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng đồng tiền hạch toán là ngoại tệ tại Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.
b) Tỷ giá quy đổi các loại ngoại tệ khác sang đô la Mỹ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:
a) Tiêu chí xác định một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Thông tư này, chính sách tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan, quy định về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan;
b) Quy định về việc phân tán rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng; phương pháp theo dõi, quản lý và việc phê duyệt, quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan ở mức từ 1% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trở lên. Các quy định này phải đảm bảo công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định, cấp tín dụng và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa người thẩm định, người quyết định cấp tín dụng và khách hàng là người có liên quan của những người này;
c) Nguyên tắc, chỉ tiêu đánh giá, xác định mức độ rủi ro cấp tín dụng đối với các đối tượng khách hàng, lĩnh vực mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ưu tiên hoặc hạn chế cấp tín dụng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh hằng năm;
d) Việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) phải được thực hiện theo nguyên tắc minh bạch, không xung đột lợi ích và không che giấu chất lượng tín dụng, trong đó người quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là người quyết định khoản cấp tín dụng đó, trừ trường hợp việc cấp tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc, ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua. Trường hợp việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện thông qua cơ chế hội đồng thì chủ tịch Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là chủ tịch Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng và ít nhất hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là thành viên của Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng;
đ) Quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; cấp tín dụng để kinh doanh bất động sản; cấp tín dụng cho dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
e) Quy định về cấp tín dụng đối với Giám đốc (Phó giám đốc) của chi nhánh, đơn vị trực thuộc và các chức danh tương đương của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm các nguyên tắc quy định tại điểm a, b, c, d và điểm đ khoản này. Việc xác định các chức danh tương đương thực hiện theo quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành Quy định nội bộ về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, được xây dựng trên nguyên tắc quản lý rủi ro đối với tài sản, căn cứ vào nhu cầu, đặc điểm, mức độ rủi ro trong hoạt động, xem xét đến chu kỳ kinh doanh, khả năng thích ứng với rủi ro và chiến lược kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nội dung của Quy định này phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:
a) Quy định về cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
b) Các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin về rủi ro để tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
c) Các quy định về quản lý cơ cấu vốn tự có và tài sản phải đánh giá được: mức độ và xu hướng của các rủi ro, tác động của rủi ro đến yêu cầu vốn tự có để bù đắp rủi ro; quy mô và chất lượng vốn tự có, khả năng chịu đựng rủi ro từ các yếu tố vĩ mô, khả năng tiếp cận nguồn vốn bổ sung vốn tự có, kể cả khả năng hỗ trợ tài chính từ các cổ đông khi cần thiết để đảm bảo tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; nghĩa vụ cấp vốn đối với các công ty con và công ty liên kết; mục tiêu vốn tự có trong ngắn hạn và dài hạn, dự kiến chi phí bổ sung vốn tự có và giải pháp thực hiện mục tiêu vốn tự có. Các quy định về quản lý cơ cấu vốn tự có và tài sản gồm:
(i) Quy trình và phương pháp theo dõi, đánh giá quy mô, cấu phần, chất lượng vốn tự có và danh mục tài sản;
(ii) Hệ thống quản lý an toàn vốn tối thiểu;
(iii) Hệ thống cảnh báo sớm, trong đó xác định rõ các dấu hiệu để sớm nhận dạng rủi ro, nguy cơ dẫn đến suy giảm tỷ lệ an toàn vốn và việc giám sát, báo cáo theo quy định;
(iv) Phương án xử lý để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và hợp nhất, trong đó phải có quy định về:
- Biện pháp quản lý, phát triển vốn tự có và tài sản để ứng phó với trường hợp suy giảm hoặc vi phạm quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
- Trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và sự phối hợp của các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng phương án, biện pháp xử lý, ứng phó với trường hợp suy giảm hoặc vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:
a) Quy định về việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý tài sản Có, tài sản Nợ và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản;
b) Quy trình, thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản, giới hạn kiểm soát chênh lệch kỳ hạn tài sản Có, tài sản Nợ trên cơ sở dòng tiền vào, dòng tiền ra quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
c) Các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin rủi ro về khả năng chi trả, thanh khoản; các tiêu chí cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt khả năng chi trả, thanh khoản và các phương án xử lý;
d) Kế hoạch và biện pháp nắm giữ các loại giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản;
e) Mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản, trong đó có các phân tích tình huống khả năng chi trả, tính thanh khoản có thể xảy ra. Phân tích tình huống phải đảm bảo:
(i) Phân tích tình huống tối thiểu gồm hai trường hợp:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong điều kiện hoạt động bình thường;
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong điều kiện gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản.
(ii) Phân tích tình huống phải đảm bảo thể hiện được các nội dung sau:
- Khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết hàng ngày;
- Các biện pháp xử lý để có đủ khả năng đáp ứng quy định về khả năng chi trả.
4. Các Quy định nội bộ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này phải được rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung định kỳ ít nhất một năm một lần.
5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Quy định nội bộ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính các Quy định nội bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi báo cáo cho đơn vị tiếp nhận quy định tại khoản 5 Điều này như sau:
a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có hệ thống công nghệ thông tin được kết nối toàn hệ thống để thực hiện các quy định tại Thông tư này, đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
1. Lưu giữ, truy cập, bổ sung cơ sở dữ liệu về khách hàng, thị trường, bảo đảm quản lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Thống kê, theo dõi, quản lý dòng tiền, các khoản mục vốn, tài sản, nợ phải trả; tính toán, quản lý, giám sát các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động.
3. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước
Section 1. ACTUAL VALUE OF CHARTER CAPITAL/ASSIGNED CAPITAL; WHAT TO DO WHEN ACTUAL VALUE OF CHARTER CAPITAL/ASSIGNED CAPITAL FALLS BELOW LEGAL CAPITAL
Article 6. Actual value of charter capital/assigned capital
1. Actual value of charter capital/assigned capital of a bank or FBB is the remaining value of the charter capital/assigned capital determined according to Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. Determination of actual value of charter capital/assigned capital:
A bank or FBB shall determine the remaining value of charter capital/assigned capital when:
a) Provisions for losses are sufficient as prescribed by law;
b) Revenues and expenses are fully accounted for to determine business performance.
3. Calculation of actual value of charter capital/assigned capital:
Actual value of charter capital/assigned capital equals (=) the charter capital/assigned capital plus (+) share premium ± undistributed cumulative profit on accounting book.
4. A bank or FBB shall regularly monitor and assess the actual value of its charter capital/assigned capital and submit reports to SBV in accordance with Point a and Point b Clause 6 Article 4 of this Circular. To be specific:
a) If the fiscal year of the bank or FBB ends on December 31:
The report on actual value of charter capital/assigned capital at the end of June 30 and December 31 shall be submitted by July 15 and January 15 respectively;
b) If the fiscal year of the bank or FBB does not end on December 31:
The report on actual value of charter capital/assigned capital at the end of the last day of the previous quarter shall be submitted by the 15th of the first months of the first quarter and the third quarter;
c) In case the actual value of charter capital/assigned capital mentioned in Point a and Point b of this Clause does not include adjustments by independent auditors (if any), they may be added to the next financial statement.
Article 7. What to do when actual value of charter capital/assigned capital fall below legal capital
1. When the actual value of charter capital/assigned capital fall below legal capital, the bank or FBB shall:
a) Develop and implement a plan to make sure the actual value of charter capital/assigned capital is not smaller than legal capital;
b) Within 30 days after the actual value of charter capital/assigned capital falls below the legal capital, send a response plan to SBV in accordance with Point a and Point b Clause 6 Article 4 of this Circular. Such a plan shall specify:
(i) The actual value of charter capital/assigned capital according to Article 6 of this Circular;
(ii) The reason it falls below legal capital;
(iii) Measures for maintaining the actual value of charter capital/assigned capital equal to or above the legal capital and maintaining prudential ratios;
c) Organize implementation of the corrective measures at the request of SBV (if any).
2. Whenever the charter capital/assigned capital of a bank or FBB falls below the legal capital, SBV shall:
a) Carry out an assessment, inspection or request the bank or FBB to undergo independent audit for determination of actual value of charter capital/assigned capital in the response plan mentioned in Clause 1 of this Article.
b) Request changes or completion of the corrective measures to be implemented by the bank or FBB where necessary;
c) Supervise and inspect the implementation of the response plan, including the corrective measures requested by SBV;
d) SBV shall, in consideration of the decrease in actual value of charter capital/assigned capital, decide on the following corrective measures:
(i) The measures specified in Clause 2 Article 59 of the Law on the State bank when the actual value of charter capital/assigned capital is below 80% of legal capital;
(ii) Apply restructuring measures prescribed by law; revoke the license if the bank’s or FBB’s charter capital/assigned capital is below 50% of legal capital or is below legal capital for 6 consecutive months despite implementation of the measures mentioned in Clause 1 of this Article.
3. SBV branches may apply the measures mentioned in Clause 2 of this Article to FBBs that are subjects of microprudential supervision, including:
a) The measures mentioned in Points a, b, c Clause 2 of this Article;
a) The measures mentioned in Point d(i) of this Article if assigned by the Governor of SBV;
c) The measures mentioned in Clause 2 of this Article beyond the power of SBV branches if authorized by the Governor of SBV.
1. Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn được cấp được xác định theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 và cách tính quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Nguyên tắc xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp:
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn được cấp khi:
a) Trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật;
b) Tính đầy đủ các khoản thu nhập và chi phí theo quy định của pháp luật để xác định kết quả kinh doanh.
3. Cách tính giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp:
Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp được xác định bằng vốn điều lệ, vốn được cấp và thặng dư vốn cổ phần, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử lý) được phản ánh trên sổ sách kế toán.
4. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên theo dõi, đánh giá giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp và định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 4 Thông tư này giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp, như sau:
a) Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có kỳ lập báo cáo tài chính năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12:
Chậm nhất đến ngày 15 tháng 7 và 15 tháng 01 hằng năm, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tại thời điểm cuối ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12;
b) Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kỳ lập báo cáo tài chính năm không kết thúc vào ngày 31 tháng 12:
Chậm nhất đến ngày 15 của tháng đầu tiên kỳ kế toán quý thứ nhất và kỳ kế toán quý thứ ba, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tại thời điểm ngày cuối cùng của kỳ kế toán quý liền kề trước đó;
c) Trường hợp giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tại thời điểm báo cáo nêu tại điểm a và điểm b khoản này chưa bao gồm các bút toán điều chỉnh của kiểm toán độc lập (nếu có), ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung vào kỳ lập báo cáo tài chính tiếp theo.
1. Khi giá trị thực của vốn điều lệ của ngân hàng, vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải:
a) Xây dựng và tự triển khai thực hiện phương án xử lý để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Trong thời gian tối đa 30 ngày khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định, phải có văn bản báo cáo phương án xử lý và cam kết thực hiện phương án gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 4 Thông tư này, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
(i) Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
(ii) Nguyên nhân giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định;
(iii) Các biện pháp bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp không thấp hơn mức vốn pháp định và duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;
c) Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (nếu có).
2. Các biện pháp Ngân hàng Nhà nước áp dụng để xử lý khi vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn vốn pháp định:
a) Đánh giá, kiểm tra, thanh tra hoặc yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm toán độc lập để xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tại phương án xử lý do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các biện pháp xử lý của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp thấp hơn mức vốn pháp định nêu tại phương án quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp cần thiết;
c) Giám sát, thanh tra việc tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp tại phương án xử lý, bao gồm cả các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;
d) Tùy theo mức độ giảm giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp so với mức vốn pháp định, Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể các biện pháp xử lý sau đây đối với từng ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
(i) Các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm xuống dưới 80% của mức vốn pháp định;
(ii) Áp dụng các biện pháp cơ cấu lại theo quy định của pháp luật, thu hồi giấy phép đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nếu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp thấp dưới 50% mức vốn pháp định hoặc giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp thấp hơn mức vốn pháp định liên tục trong thời gian 6 tháng mặc dù đã có phương án xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được áp dụng các biện pháp xử lý tại khoản 2 Điều này đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đối tượng thuộc phạm vi thanh tra, giám sát an toàn vi mô gồm:
a) Các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
b) Các biện pháp quy định tại điểm d(i) khoản 2 Điều này theo thẩm quyền được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao;
c) Đối với các biện pháp xử lý quy định tại khoản 2 Điều này không thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
1. Các hợp đồng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng. Việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn hợp đồng nói trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung, gia hạn phù hợp với các quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không đảm bảo quy định tại Điều 9 Thông tư này phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:
a) Tỷ lệ cụ thể không đảm bảo theo quy định;
b) Biện pháp và kế hoạch xử lý để đảm bảo sau thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.
3. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi không đảm bảo quy định tại Điều 20 Thông tư này phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:
a) Tỷ lệ cụ thể không đảm bảo theo quy định;
b) Các biện pháp áp dụng để đảm bảo không làm tăng tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi;
c) Biện pháp và kế hoạch xử lý để giảm tỷ lệ và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo quy định tại Thông tư này trước ngày 01/01/2022.
Sau thời gian chuyển tiếp tối đa tại phương án xử lý quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 Thông tư này hoặc sau thời hạn tối đa do Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo quy định tại Thông tư này thì tùy theo mức độ, tính chất rủi ro, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý cần thiết bao gồm cả biện pháp cơ cấu lại theo quy định của pháp luật, thu hồi giấy phép đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa bảo đảm tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này, phải xây dựng các phương án xử lý và chủ động tổ chức thực hiện ngay các biện pháp xử lý để tuân thủ đúng quy định.
2. Trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính phương án xử lý quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
Trường hợp Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các nội dung tại phương án xử lý, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung phương án xử lý nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này và tiến độ thực hiện vào nội dung Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” để triển khai đồng bộ.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN như sau:
“Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này trước thời điểm quy định tại khoản 1 Điều này, gửi văn bản đăng ký áp dụng Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trong đó nêu rõ khả năng thực hiện, dự kiến thời điểm áp dụng. Thời điểm áp dụng Thông tư này đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có văn bản đăng ký theo thông báo bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng đặt trụ sở chính đăng ký áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước ngày 01/01/2020.
Văn bản đăng ký phải nêu rõ lý do tiếp tục thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kể từ ngày 01/01/2020 và kế hoạch (giải pháp, lộ trình) để đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư này chậm nhất kể từ ngày 01/01/2023, trừ trường hợp ngân hàng thực hiện theo lộ trình tại Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”. Thời điểm áp dụng Thông tư này là thời điểm ghi tại văn bản đăng ký hoặc lộ trình tại Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”.
3. Các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
- Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Thông tư số 16/2018/TT-NHNN ngày 31/7/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Điều 4 Thông tư số 13/2019/TT-NHNN ngày 21/8/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư có liên quan đến việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
CẤU PHẦN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH VỐN TỰ CÓ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
A. Cấu phần và cách xác định để tính vốn tự có riêng lẻ của ngân hàng:
I. Vốn tự có riêng lẻ:
Mục |
Cấu phần |
Cách xác định |
|
VỐN CẤP 1 RIÊNG LẺ (A) = A1 - A2 - A3 |
|
|
Cấu phần vốn cấp 1 riêng lẻ (A1) = ∑1 ÷ 8 |
|
(1) |
Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) |
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ trên Bảng cân đối tài khoản kế toán. Đối với ngân hàng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì Vốn điều lệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng. |
(2) |
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ thuộc khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối tài khoản kế toán. |
(3) |
Quỹ đầu tư phát triển |
Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển thuộc khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối tài khoản kế toán. |
(4) |
Quỹ dự phòng tài chính |
Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối tài khoản kế toán. |
(5) |
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định |
Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối tài khoản kế toán. |
(6) |
Lợi nhuận chưa phân phối |
Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối trên Bảng cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ. Đối với ngân hàng được chấp thuận hoãn, giãn trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận chưa phân phối phải trừ đi chênh lệch dương giữa số dự phòng rủi ro phải trích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so với số dự phòng rủi ro đã trích. |
(7) |
Thặng dư vốn cổ phần |
Lấy số liệu Thặng dư vốn cổ phần trên Bảng cân đối tài khoản kế toán. |
(8) |
Chênh lệch tỷ giá hối đoái |
Lấy số dư khoản Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thuộc khoản mục Vốn Chủ sở hữu được ghi nhận trên Bảng cân đối tài khoản kế toán khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam. |
|
Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 riêng lẻ (A2) = ∑ 9 ÷ 15 |
|
(9) |
Lợi thế thương mại |
Lấy số liệu chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà ngân hàng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do ngân hàng thực hiện. |
(10) |
Lỗ lũy kế |
Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính vốn tự có riêng lẻ. |
(11) |
Cổ phiếu quỹ |
Lấy số liệu tại khoản mục Cổ phiếu quỹ trên Bảng cân đối tài khoản kế toán. |
(12) |
Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác |
Lấy số dư các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác. |
(13) |
Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác |
Lấy số liệu các khoản mua cổ phiếu đã niêm yết của tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là các tổ chức tín dụng khác thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối tài khoản kế toán. |
(14) |
Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con, không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13) |
Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là công ty con (không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13)) thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối tài khoản kế toán. |
(15) |
Các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng, không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13) và mục (14) |
Lấy số liệu các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13) và mục (14) thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối tài khoản kế toán. |
|
Các khoản giảm trừ bổ sung (A3) = ∑16 ÷ 17 |
|
(16) |
Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một công ty liên kết, một quỹ đầu tư (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (15)), vượt mức 10% của (A1-A2) |
Tổng các phần chênh lệch dương giữa: (i) Số dư khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng công ty liên kết, từng quỹ đầu tư theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (15)) tại khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và khoản mục Đầu tư dài hạn khác trên Bảng cân đối tài khoản kế toán; và (ii) 10% của (A1-A2). |
(17) |
Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần còn lại (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (16)), vượt mức 40% của (A1 - A2)
|
Phần chênh lệch dương giữa: (i) Tổng các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn còn lại theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (16)) thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và Góp vốn, đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối tài khoản kế toán; và (ii) 40% của (A1-A2) |
|
VỐN CẤP 2 RIÊNG LẺ (B) = B1 - B2 - (25) |
Giá trị vốn cấp 2 riêng lẻ tối đa bằng vốn cấp 1 riêng lẻ. |
|
Cấu phần vốn cấp 2 riêng lẻ (B1) = ∑18 ÷ 21 |
|
(18) |
50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật |
50% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định. |
(19) |
40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật |
40% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn. |
(20) |
Dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
Lấy tổng các khoản mục Dự phòng chung trên Bảng cân đối tài khoản kế toán. |
(21) |
Trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp do ngân hàng phát hành thỏa mãn các điều kiện sau đây: (i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm; (ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức ngân hàng; (iii) Ngân hàng chỉ được mua lại, trả nợ trước thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 4 Thông tư này để giám sát; (iv) Ngân hàng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; (v) Trong trường hợp thanh lý ngân hàng, người sở hữu trái phiếu và nợ thứ cấp chỉ được thanh toán sau khi ngân hàng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác; (vi) Ngân hàng chỉ được lựa chọn lãi suất của nợ thứ cấp được xác định bằng giá trị cụ thể hoặc được xác định theo công thức và ghi rõ trong hợp đồng, tài liệu phát hành. - Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định bằng giá trị cụ thể, việc thay đổi lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của nợ thứ cấp. - Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng |
- Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn nợ thứ cấp trên 5 năm, toàn bộ giá trị nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2. - Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày phát hành hoặc ngày ký hợp đồng, phần giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 theo quy định phải được khấu trừ 20% giá trị để đảm bảo đến ngày đầu tiên của năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp tính vào vốn cấp 2 bằng 0.
|
|
Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 2 riêng lẻ (B2) = (22) + (23) + (24) |
|
(22) |
Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng khác phát hành, nợ thứ cấp do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành mà ngân hàng mua, đầu tư theo quy định của pháp luật |
- Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được mua, đầu tư kể từ ngày 12/02/2018, ngân hàng phải trừ khỏi vốn cấp 2 kể từ ngày mua, đầu tư. - Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được mua, đầu tư trước ngày 12/02/2018, ngân hàng trừ khỏi vốn cấp 2 theo lộ trình sau đây: + Từ ngày 12/02/2018 đến hết ngày 31/12/2018: trừ 25% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp; + Từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019: trừ 50% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp; + Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020: trừ 75% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp; + Từ ngày 01/01/2021: trừ toàn bộ giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp. |
(23) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (20) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Phụ lục 2 |
|
(24) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (21) và 50% của A |
|
|
Các khoản giảm trừ bổ sung |
|
(25) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1-B2) và A |
|
|
Các khoản mục giảm trừ khi tính vốn tự có riêng lẻ |
|
(26) |
100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật |
100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định. |
(27) |
100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật |
100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn. |
(C) |
VỐN TỰ CÓ RIÊNG LẺ (C) = (A) + (B) - (26) - (27) |
|
II. Vốn tự có hợp nhất
1. Nguyên tắc chung:
a. Vốn tự có hợp nhất được xác định theo các cấu phần quy định tại điểm 2 dưới đây, lấy từ Bảng cân đối kế toán hợp nhất, trong đó không hợp nhất công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm.
b. Trường hợp Báo cáo tài chính hợp nhất nêu tại điểm a không có các khoản mục cụ thể để tính vốn cấp 1 hợp nhất và vốn cấp 2 hợp nhất, thì ngân hàng phải xây dựng số liệu thống kê từ các bảng cân đối tài khoản kế toán riêng lẻ của các đối tượng hợp nhất để đảm bảo việc tính toán đầy đủ, chính xác các khoản mục vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
2. Cấu phần và cách xác định vốn tự có hợp nhất:
Mục |
Cấu phần |
Cách xác định |
|
VỐN CẤP 1 HỢP NHẤT (A) = A1 - A2 - A3 |
|
|
Cấu phần vốn cấp 1 hợp nhất (A1) = ∑1 ÷ 8 |
|
(1) |
Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) |
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Đối với ngân hàng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì Vốn điều lệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng. |
(2) |
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ thuộc khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(3) |
Quỹ đầu tư phát triển |
Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển thuộc khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(4) |
Quỹ dự phòng tài chính |
Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
(5) |
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định |
Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán. |
(6) |
Lợi nhuận chưa phân phối |
Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán hợp nhất tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất. Đối với ngân hàng được chấp thuận hoãn, giãn trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận chưa phân phối phải trừ đi chênh lệch dương giữa số dự phòng rủi ro phải trích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so với số dự phòng rủi ro đã trích. |
(7) |
Thặng dư vốn cổ phần lũy kế |
Lấy số liệu Thặng dư vốn cổ phần trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(8) |
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi hợp nhất báo cáo tài chính |
Lấy số liệu tại khoản mục Chênh lệch tỷ giá hối đoái trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Đối với ngân hàng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, Chênh lệch tỷ giá hối đoái bao gồm cả số liệu chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thuộc khoản mục Vốn Chủ sở hữu được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam. |
|
Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 hợp nhất (A2) = ∑9 ÷ 14 |
|
(9) |
Lợi thế thương mại |
Lấy số liệu chênh lệch dương giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà ngân hàng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do ngân hàng thực hiện. |
(10) |
Lỗ lũy kế |
Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính vốn tự có hợp nhất. |
(11) |
Cổ phiếu quỹ |
Lấy số liệu tại khoản mục Cổ phiếu quỹ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(12) |
Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác |
Lấy số dư các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả khoản cấp tín dụng của các công ty con được hợp nhất. |
(13) |
Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác |
Lấy số liệu các khoản mua cổ phiếu đã niêm yết của tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là các tổ chức tín dụng khác thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(14) |
Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất và công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm, không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13) |
Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất và các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty bảo hiểm (không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13)) thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
|
Các khoản giảm trừ bổ sung (A3) = ∑15 ÷ 16 |
|
(15) |
Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một công ty liên kết, một quỹ đầu tư (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (14)), vượt mức 10% của (A1-A2) |
Tổng các Phần chênh lệch dương giữa: (i) Số dư khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng công ty liên kết, từng quỹ đầu tư theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (14)) tại khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và khoản mục Đầu tư dài hạn khác trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất; và (ii) 10% của (A1 - A2) |
(16) |
Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần còn lại (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (15)), vượt mức 40% của (A1-A2) |
Phần chênh lệch dương giữa: (i) Tổng các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn còn lại theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (15)) thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất; và (ii) 40% của (A1- A2) |
|
VỐN CẤP 2 HỢP NHẤT (B) = B1 - B2 - (25) |
Giá trị vốn cấp 2 hợp nhất tối đa bằng vốn cấp 1 hợp nhất |
|
Cấu phần vốn cấp 2 hợp nhất (B1) = ∑17 ÷ 21 |
|
(17) |
50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật |
50% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(18) |
40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật |
40% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(19) |
Dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
Lấy tổng các khoản mục Dự phòng chung trên Bảng cân đối kế toán. |
(20) |
Trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp do ngân hàng phát hành thỏa mãn các điều kiện sau đây: (i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm; (ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng; (iii) Ngân hàng chỉ được mua lại, trả nợ trước thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 4 Thông tư này để giám sát; (iv) Ngân hàng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; (v) Trong trường hợp thanh lý ngân hàng, người sở hữu trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp chỉ được thanh toán sau khi ngân hàng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác; (vi) Ngân hàng chỉ được lựa chọn lãi suất của trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được xác định bằng giá trị cụ thể hoặc được xác định theo công thức và ghi rõ trong hợp đồng, tài liệu phát hành. - Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định bằng giá trị cụ thể, việc thay đổi lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của trái phiếu chuyển đổi, các công cụ nợ khác. - Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng |
- Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn nợ thứ cấp trên 5 năm, toàn bộ giá trị trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác được tính vào vốn cấp 2. - Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày phát hành hoặc ngày ký hợp đồng, phần giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 theo quy định phải được khấu trừ 20% giá trị để đảm bảo đến ngày đầu tiên của năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp tính vào vốn cấp 2 bằng 0. Lưu ý: Trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp do công ty con không phải là tổ chức tín dụng phát hành không được tính vào khoản mục này. |
(21) |
Lợi ích của cổ đông thiểu số |
Lấy số liệu tại khoản mục Lợi ích của cổ đông thiểu số trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất |
|
Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 2 hợp nhất (B2) = (22) + (23) + (24) |
|
(22) |
Trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng; nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành mà tổ chức tín dụng mua, đầu tư theo quy định của pháp luật |
- Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được mua, đầu tư kể từ ngày 12/02/2018, ngân hàng phải trừ khỏi vốn cấp 2 kể từ ngày mua, đầu tư. - Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được mua, đầu tư trước ngày 12/02/2018, ngân hàng trừ khỏi vốn cấp 2 theo lộ trình sau đây: + Từ ngày 12/02/2018 đến hết ngày 31/12/2018: trừ 25% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp; + Từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019: trừ 50% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp; + Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020: trừ 75% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp; + Từ ngày 01/01/2021: trừ toàn bộ giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp. |
(23) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (19) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Phụ lục 2 |
|
(24) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (20) và 50% của A |
|
|
Các khoản giảm trừ bổ sung |
|
(25) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1- B2) và A |
|
|
Các khoản mục giảm trừ khi tính vốn tự có hợp nhất |
|
(26) |
100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật |
100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán. |
(27) |
100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật |
100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán. |
(C) |
VỐN TỰ CÓ HỢP NHẤT (C) = (A) + (B) - (26) - (27) |
|
B. Cấu phần và cách xác định để tính vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ vào các cấu phần quy định dưới đây, quy định của pháp luật về chế độ tài chính của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khoản mục tài sản của mình để xác định Vốn tự có cho phù hợp.
Mục |
Cấu phần |
Cách xác định |
|
VỐN CẤP 1 (A) = (A1) - (A2) |
|
|
Cấu phần vốn cấp 1 (A1) = ∑1 ÷ 7 |
|
(1) |
Vốn đã được cấp |
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ trên Bảng cân đối tài khoản kế toán. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì Vốn điều lệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng. |
(2) |
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ thuộc khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối tài khoản kế toán |
(3) |
Quỹ đầu tư phát triển |
Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển thuộc khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối tài khoản kế toán |
(4) |
Quỹ dự phòng tài chính |
Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối tài khoản kế toán. |
(5) |
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định |
Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối tài khoản kế toán. |
(6) |
Lợi nhuận chưa phân phối |
Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chấp thuận hoãn, giãn trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận chưa phân phối phải trừ đi chênh lệch dương giữa số dự phòng rủi ro phải trích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so với số dự phòng rủi ro đã trích. |
(7) |
Chênh lệch tỷ giá hối đoái |
Lấy số liệu Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thuộc khoản mục Vốn Chủ sở hữu được ghi nhận trên Bảng cân đối tài khoản kế toán khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam. |
|
Các khoản phải giảm trừ khỏi vốn cấp 1 (A2) = (8) + (9) |
|
(8) |
Lỗ lũy kế |
Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính vốn tự có. |
(9) |
Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác |
Lấy số dư các khoản cho vay để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác. |
|
VỐN CẤP 2 (B) = B1 - B2 - (15) |
Giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng vốn cấp 1. |
|
Cấu phần vốn cấp 2 (B1) = ∑10 ÷ 11 |
|
(10) |
Dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
Lấy tổng các khoản mục Dự phòng chung trên Bảng cân đối tài khoản kế toán. |
(11) |
Khoản vay, nợ thứ cấp thỏa mãn các điều kiện sau đây: (i) Có kỳ hạn vay tối thiểu là 5 năm; (ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (iii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được trả nợ trước thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 4 Thông tư này để giám sát; (iv) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; (v) Trong trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấm dứt hoạt động, bên cho vay chỉ được thanh toán sau khi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác; (vi) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được lựa chọn lãi suất của khoản vay, nợ thứ cấp được xác định bằng giá trị cụ thể hoặc được xác định theo công thức và ghi rõ trong hợp đồng vay. - Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định bằng giá trị cụ thể, việc thay đổi lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của khoản vay. - Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng |
- Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn khoản vay trên 5 năm, toàn bộ giá trị khoản vay, nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2. Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày ký hợp đồng, giá trị khoản vay, nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 theo quy định phải được khấu trừ 20% giá trị khoản vay, nợ thứ cấp để đảm bảo đến ngày đầu tiên của năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, giá trị khoản vay, nợ thứ cấp tính vào vốn cấp 2 bằng 0.
|
|
Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 2 (B2) = (12) + (13) + (14) |
|
(12) |
Trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng; nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành mà chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, đầu tư theo quy định của pháp luật |
- Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được mua, đầu tư kể từ ngày 12/02/2018, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trừ khỏi vốn cấp 2 kể từ ngày mua, đầu tư. - Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được mua, đầu tư trước ngày 12/02/2018, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trừ khỏi vốn cấp 2 theo lộ trình sau đây: + Từ ngày 12/02/2018 đến hết ngày 31/12/2018: trừ 25% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp; + Từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019: trừ 50% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp; + Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020: trừ 75% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp; + Từ ngày 01/01/2021: trừ toàn bộ giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp. |
(13) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (10) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Phụ lục 2 |
|
(14) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (11) và 50% của A |
|
|
Các khoản giảm trừ bổ sung |
|
(15) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1-B2) và A |
|
(C) |
VỐN TỰ CÓ (C) = (A) + (B) |
|
HƯỚNG DẪN PHÂN NHÓM VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH TỔNG TÀI SẢN CÓ RỦI RO
(Bao gồm tài sản có nội bảng và các cam kết ngoại bảng)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
Phần I. Hướng dẫn tính Tài sản Có nội bảng và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro
A. Hướng dẫn chung:
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ vào cân đối tài khoản kế toán, cơ sở dữ liệu, hồ sơ có liên quan của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của ngân hàng và quy định tại Thông tư này để xác định tài sản Có nội bảng và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro quy định tại Phần II của Phụ lục này.
Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo lưu giữ, thống kê đối với từng khoản phải đòi theo các tiêu chí: đối tượng phải đòi; loại tiền; hình thức bảo đảm; tài sản đảm bảo và mục đích của khoản cấp tín dụng.
2. Tài sản Có là các khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng khác, nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, trong thời gian chưa bị trừ khỏi Vốn cấp 2 quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này thì xác định hệ số rủi ro như khoản phải đòi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước.
3. Giá trị khoản phải đòi để tính tài sản có rủi ro là số dư nợ gốc, lãi và phí (nếu có).
4. Nguyên tắc xác định hệ số rủi ro của tài sản Có:
- Nguyên tắc 1: Mỗi tài sản Có nội bảng được phân vào một nhóm hệ số rủi ro. Nếu tài sản Có đồng thời thỏa mãn nhiều hệ số rủi ro khác nhau thì áp dụng hệ số rủi ro cao nhất. Nguyên tắc này không áp dụng đối với:
(i) Khoản phải đòi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Khoản phải đòi được bảo đảm đầy đủ về thời hạn và giá trị bằng tiền mặt, giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán; tiền gửi có kỳ hạn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành; giấy tờ có giá do Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán; giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính quốc tế phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán;
+ Khoản phải đòi không sử dụng cho các mục đích: kinh doanh bất động sản; đầu tư, kinh doanh chứng khoán;
+ Khoản phải đòi không cấp cho các đối tượng: công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; công ty chứng khoán; công ty quản lý quỹ.
(ii) Khoản cho vay đối với cá nhân để khách hàng mua nhà ở xã hội, nhà ở theo chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ, khoản mua nhà ở mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại hợp đồng tín dụng dưới 1,5 tỷ đồng được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay.
- Nguyên tắc 2: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thống kê các khoản phải đòi theo hình thức bảo đảm, tài sản bảo đảm và tỷ lệ bảo đảm của từng hình thức, từng loại tài sản bảo đảm đối với khoản phải đòi được ghi trong hợp đồng bảo đảm. Trên cơ sở đó, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản Có rủi ro của khoản phải đòi theo hệ số rủi ro quy định tại Phụ lục này đối với từng hình thức bảo đảm, tài sản bảo đảm.
Trường hợp 1: Đối với tài sản Có (khoản phải đòi) được bảo đảm toàn bộ bằng một loại tài sản bảo đảm/hoặc không được bảo đảm: Áp dụng nguyên tắc 1.
Ví dụ 1: Khoản cho Ngân hàng A vay 100 tỷ đồng, trong đó được bảo đảm toàn bộ bằng 150 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Căn cứ nguyên tắc 1 nêu trên, khoản vay này được áp dụng hệ số rủi ro 0% (khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam phát hành).
Ví dụ 2: Khoản cho vay khách hàng A 100 tỷ đồng với thời hạn 2 tháng để kinh doanh bất động sản (hệ số rủi ro 200%) được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá (có giá trị 120 tỷ với thời hạn còn lại 1 năm) do ngân hàng khác phát hành (hệ số rủi ro 50%). Căn cứ vào nguyên tắc 1 nêu trên, khoản cho vay này sẽ áp dụng hệ số rủi ro là 200%.
Ví dụ 3: Ngân hàng A cho khách hàng vay 100 tỷ đồng với thời hạn 06 tháng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, khoản vay được bảo đảm toàn bộ bằng 150 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với thời hạn còn lại 02 năm. Căn cứ nguyên tắc 1 nêu trên, khoản vay này phải áp dụng hệ số rủi ro 150% (khoản phải đòi để đầu tư, kinh doanh chứng khoán).
Trường hợp 2: Đối với tài sản Có (khoản phải đòi) được bảo đảm một phần bằng tài sản bảo đảm: Áp dụng nguyên tắc 2.
Ví dụ: Khoản cho vay Ngân hàng A 100 tỷ đồng với thời hạn 2 tháng, trong đó 50 tỷ đồng được bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ có thời hạn còn lại 02 năm.
Căn cứ vào nguyên tắc 2 nêu trên, hệ số rủi ro của khoản vay này như sau: (i) 50 tỷ đồng là khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam phát hành được áp dụng hệ số rủi ro 0%; (ii) 50 tỷ đồng còn lại được áp dụng hệ số rủi ro 50% (khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam đối với Ngân hàng khác ở trong nước).
Trường hợp 3: Đối với tài sản Có (khoản phải đòi) được bảo đảm bằng các tài sản bảo đảm khác nhau: Áp dụng nguyên tắc 2.
Ví dụ: Khoản cho vay mục đích thương mại đối với Doanh nghiệp A 100 tỷ đồng với kỳ hạn 6 tháng, trong đó 50 tỷ đồng được bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ có thời hạn còn lại 02 năm, 50 tỷ đồng được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất.
Căn cứ vào nguyên tắc 2 nêu trên, hệ số rủi ro của khoản vay này như sau: (i) 50 tỷ đồng là khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam phát hành được áp dụng hệ số rủi ro 0%; (ii) 50 tỷ đồng còn lại là khoản phải đòi được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất sẽ được áp dụng hệ số rủi ro 50%.
Trường hợp 4: Đối với tài sản Có (khoản phải đòi) được bảo đảm bằng vàng; hoặc sử dụng cho một trong các mục đích gồm: kinh doanh bất động sản; đầu tư, kinh doanh chứng khoán; hoặc cấp cho các đối tượng gồm: công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ: Áp dụng đồng thời nguyên tắc 1 và nguyên tắc 2.
Ví dụ: Khoản cho vay công ty chứng khoán A 100 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ đồng được bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ, 50 tỷ đồng được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất.
Căn cứ quy định tại Phụ lục này, khoản vay 50 tỷ đồng được bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ có hệ số rủi ro là 0%, 50 tỷ đồng được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất hệ số rủi ro là 50%, khoản phải đòi đối với công ty chứng khoán có hệ số rủi ro 150%.
Áp dụng đồng thời hai nguyên tắc trên, hệ số rủi ro của khoản vay này được áp dụng hệ số rủi ro cao nhất là 150% (khoản phải đòi đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ).
Trường hợp 5: Hướng dẫn cách xác định hệ số rủi ro và tài sản có rủi ro đối với khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống (tại Mục 23 và Mục 31 Phụ lục này)
Ví dụ 1: Ngân hàng có các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân A bao gồm:
(i) Khoản cho vay thứ nhất có số tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 1,2 tỷ đồng nhằm mục đích mua nhà ở được bảo đảm bằng nhà ở đó. Tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, dư nợ còn lại là 1 tỷ đồng.
(ii) Khoản cho vay thứ hai có số tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 800 triệu đồng nhằm mục đích mua ô tô. Dư nợ còn lại tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn là 500 triệu đồng.
(iii) Khoản cho vay thứ ba có số tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 2,5 tỷ đồng phục vụ mục đích chữa bệnh ở nước ngoài. Dư nợ còn lại tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn là 1 tỷ đồng.
Cách xác định hệ số rủi ro và tổng tài sản có rủi ro đối với 3 khoản cho vay trên như sau:
- Tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, khách hàng A có khoản vay thứ nhất đáp ứng điều kiện tại Mục 23 Phụ lục này và được áp dụng hệ số rủi ro 50%.
Khoản thứ hai và khoản thứ ba có tổng số tiền thỏa thuận cho vay tại các hợp đồng tín dụng là 0,8 tỷ đồng + 2,5 tỷ đồng = 3,3 tỷ đồng (nhỏ hơn 4 tỷ đồng) nên áp dụng hệ số rủi ro là 100%.
- Tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, tài sản có rủi ro của 3 khoản cho vay khách hàng A được xác định như sau: 1 tỷ đồng (khoản thứ nhất) x 50% + 0,5 tỷ đồng (khoản thứ 2) x 100% + 1 tỷ đồng (khoản thứ 3) x 100% = 2 tỷ đồng.
Ví dụ 2: Ngân hàng có các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân B bao gồm:
(i) Khoản cho vay thứ nhất có số tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 4 tỷ đồng để mua nhà ở được bảo đảm bằng chính nhà ở đó. Tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, dư nợ còn lại của khoản vay là 500 triệu đồng.
(ii) Khoản cho vay thứ 2 có số tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 1 tỷ đồng để mua ô tô. Tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, dư nợ còn lại là 800 triệu đồng.
Cách xác định hệ số rủi ro và tổng tài sản có rủi ro đối với 2 khoản cho vay trên như sau:
- Tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, khách hàng B có hai khoản vay, trong đó không có khoản vay nào đáp ứng điều kiện tại Mục 23 Phụ lục này và tổng số tiền thỏa thuận cho vay tại các hợp đồng tín dụng của khách hàng B này là 4 tỷ đồng + 1 tỷ đồng = 5 tỷ đồng. Do đó, cả hai khoản vay đều áp dụng hệ số rủi ro là 150% (trường hợp thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau ngày 01/01/2021).
- Tổng tài sản có rủi ro của hai khoản vay tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn như sau: 0,5 tỷ đồng (khoản thứ nhất) x 150% + 0,8 tỷ đồng (khoản thứ hai) x 150% = 1,95 tỷ đồng.
Ví dụ 3: Ngân hàng có các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân C bao gồm:
(i) Khoản cho vay thứ nhất với số tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 1,2 tỷ để mua nhà ở được bảo đảm bằng chính nhà ở đó. Tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, dư nợ còn lại của khoản vay là 500 triệu đồng.
(ii) Khoản cho vay thứ hai với số tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 1,3 tỷ để mua nhà ở được bảo đảm bằng chính nhà ở đó. Tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, dư nợ còn lại của khoản vay là 700 triệu đồng.
(iii) Khoản cho vay thứ ba với số tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 3 tỷ đồng phục vụ nhu cầu đời sống. Tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, dư nợ còn lại của khoản vay là 2 tỷ đồng.
Cách xác định hệ số rủi ro và tổng tài sản có rủi ro đối với 3 khoản cho vay trên như sau:
- Tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, khách hàng C có khoản vay thứ nhất và khoản vay thứ hai đáp ứng điều kiện tại Mục 23 Phụ lục này. Ngân hàng được quyền lựa chọn khoản vay thứ nhất hoặc khoản vay thứ hai áp dụng hệ số rủi ro 50% và phải áp dụng hệ số rủi ro này trong suốt thời hạn của khoản vay. Trường hợp ngân hàng lựa chọn khoản vay thứ nhất có hệ số rủi ro 50% thì:
+ Hệ số rủi ro của khoản cho vay thứ nhất là 50%.
+ Khoản thứ hai và khoản thứ 3 có tổng số tiền thỏa thuận cho vay tại các hợp đồng tín dụng là 1,3 tỷ đồng + 3 tỷ đồng = 4,3 tỷ đồng. Theo đó, cả hai khoản cho vay này đều áp dụng hệ số rủi ro 150% (trường hợp thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau ngày 01/01/2021).
- Tổng tài sản có rủi ro của ba khoản vay tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn như sau: 0,5 tỷ đồng (khoản thứ nhất) x 50% + 0,7 tỷ đồng (khoản thứ hai) x 150% + 2 tỷ đồng (khoản thứ ba) x 150% = 4,3 tỷ đồng.
5. Cách xác định hệ số rủi ro của các cam kết ngoại bảng:
5.1. Giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro được tính qua hai bước như sau:
(i) Bước 1: Xác định giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng.
Cách xác định: Lấy giá trị cam kết ngoại bảng nhân với hệ số chuyển đổi tương ứng quy định tại Phụ lục này.
(ii) Bước 2: Xác định giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng.
Cách xác định: Nhân giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của từng cam kết ngoại bảng đã xác định ở Bước 1 với hệ số rủi ro tương ứng quy định tại Phụ lục này.
5.2. Các cam kết ngoại bảng sau khi chuyển đổi theo hướng dẫn nêu trên được coi là tài sản Có nội bảng và áp dụng hệ số rủi ro tương tự như quy định đối với tài sản Có nội bảng để xác định giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng. Theo đó:
(i) Cam kết ngoại bảng được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh thanh toán hoặc được bảo đảm đầy đủ về cả thời hạn và giá trị bằng giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành: Hệ số rủi ro là 0%.
(ii) Cam kết ngoại bảng phát sinh bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước phát hành: Hệ số rủi ro là 20%.
(iii) Cam kết ngoại bảng phát sinh bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành: Hệ số rủi ro là 50%.
(iv) Cam kết ngoại bảng được bảo đảm bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay: Hệ số rủi ro là 50%.
5.3. Các hợp đồng phái sinh và cam kết ngoại bảng khác chưa được phân vào các nhóm hệ số rủi ro: Hệ số rủi ro là 100%.
6. Nguyên tắc xác định hệ số chuyển đổi đối với cam kết ngoại bảng là cam kết cung cấp một cam kết ngoại bảng (ví dụ: cam kết cấp bảo lãnh, cam kết phát hành thư tín dụng,…): Hệ số chuyển đổi là hệ số thấp hơn giữa hệ số chuyển đổi của cam kết cung cấp cam kết ngoại bảng và hệ số chuyển đổi của cam kết ngoại bảng được cam kết cung cấp.
Ví dụ:
Ngân hàng A phát hành một cam kết chấp nhận thanh toán trị giá 100.000 USD cho Công ty B đối với khoản vay của Công ty B tại Ngân hàng C. Cam kết chấp nhận thanh toán của Ngân hàng A được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do chính Ngân hàng A phát hành và Công ty B hiện đang sở hữu. Trong trường hợp này:
- Giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng được xác định như sau: 100.000 USD (giá trị cam kết ngoại bảng) x 100% (hệ số chuyển đổi quy định tại Mục 45 Điểm 2 Phần II Phụ lục này) = 100.000 USD;
- Giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng tương ứng được xác định như sau: 100.000 USD (là giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng) x 20% (hệ số rủi ro quy định tại Mục 20 Điểm 1 Phần II Phụ lục này) = 20.000 USD.
B. Hướng dẫn tính tài sản Có rủi ro hợp nhất:
Nguyên tắc tính:
1. Căn cứ vào số liệu từ bảng cân đối kế toán hợp nhất, trong đó không hợp nhất công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
2. Giá trị tài sản Có rủi ro hợp nhất (bao gồm giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng hợp nhất và giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng hợp nhất tương ứng của các cam kết ngoại bảng hợp nhất) được xác định theo quy định tại Mục A Phần I Phụ lục này.
Phần II. Phân nhóm và xác định tài sản Có rủi ro
1. Tài sản Có nội bảng xác định theo mức độ rủi ro:
Mục |
Tài sản Có |
Giá trị |
Hệ số rủi ro |
Giá trị tài sản Có xác định theo mức độ rủi ro |
||
Riêng lẻ |
Hợp nhất |
Riêng lẻ |
Hợp nhất |
|||
|
|
[1] |
[2] |
[3] |
[4] = [1] x [3] |
[5] = [2] x [3] |
|
Tài sản Có nội bảng |
|
|
|
|
|
(A1) |
Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 0% |
|
|
|
= ∑1 ÷ 11 |
= ∑1 ÷ 11 |
(1) |
Tiền mặt |
|
|
0% |
|
|
(2) |
Vàng |
|
|
0% |
|
|
(3) |
Tiền, vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước |
|
|
0% |
|
|
(4) |
Khoản phải đòi ngân hàng chính sách |
|
|
0% |
|
|
(5) |
Khoản phải đòi Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước hoặc khoản phải đòi được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh thanh toán hoặc khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán |
|
|
0% |
|
|
(6) |
Khoản phải đòi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc khoản phải đòi được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bảo lãnh thanh toán |
|
|
0% |
|
|
(7) |
Các khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam được bảo đảm toàn bộ bằng tiền, được bảo đảm đầy đủ về cả thời hạn và giá trị bằng: (i) tiền gửi có kỳ hạn; (ii) thẻ tiết kiệm; (iii) giấy tờ có giá do chính ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành |
|
|
0% |
|
|
(8) |
Các khoản phải đòi đối với Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD hoặc được Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước này bảo lãnh thanh toán |
|
|
0% |
|
|
(9) |
Các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán |
|
|
0% |
|
|
(10) |
Các khoản phải đòi đối với các tổ chức tài chính quốc tế hoặc được các tổ chức này bảo lãnh thanh toán |
|
|
0% |
|
|
(11) |
Các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính quốc tế phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán |
|
|
0% |
|
|
(A2) |
Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 20% |
|
|
|
= ∑12 ÷ 20 |
= ∑12 ÷ 20 |
(12) |
Kim loại quý (trừ vàng), đá quý |
|
|
20% |
|
|
(13) |
Các khoản phải đòi đối với tổ chức tài chính nhà nước |
|
|
20% |
|
|
(14) |
Các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước phát hành |
|
|
20% |
|
|
(15) |
Trái phiếu do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành, trái phiếu do Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam phát hành |
|
|
20% |
|
|
(16) |
Các khoản phải đòi đối với ngân hàng được thành lập ở các nước thuộc khối OECD và những khoản phải đòi được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán |
|
|
20% |
|
|
(17) |
Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc khối OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh thanh toán |
|
|
20% |
|
|
(18) |
Các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước không thuộc OECD hoặc được các ngân hàng đó bảo lãnh thanh toán |
|
|
20% |
|
|
(19) |
Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán có thời hạn còn lại dưới 1 năm được thành lập ở các nước không thuộc khối OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh thanh toán |
|
|
20% |
|
|
(20) |
Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ được bảo đảm toàn bộ bằng tiền, được bảo đảm đầy đủ về cả thời hạn và giá trị bằng: (i) tiền gửi có kỳ hạn; (ii) thẻ tiết kiệm; (iii) giấy tờ có giá do chính ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành |
|
|
20% |
|
|
(A3) |
Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 50% |
|
|
|
= ∑21 ÷ 23 |
= ∑21 ÷ 23 |
(21) |
Khoản phải đòi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước, trừ khoản phải đòi là khoản cho vay, tiền gửi quy định tại khoản 9 Điều 148đ Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) |
|
|
50% |
|
|
(22) |
Các khoản phải đòi được bảo đảm đầy đủ về cả giá trị và thời hạn bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành |
|
|
50% |
|
|
(23) |
Các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: a) Là khoản cho vay để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; b) Là khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ; c) Là khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại hợp đồng tín dụng dưới 1,5 tỷ đồng. Mỗi khách hàng chỉ được áp dụng hệ số rủi ro này cho 1 khoản vay |
|
|
50% |
|
|
(A4) |
Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 100% |
|
|
|
= ∑24 ÷ 26 |
= ∑24 ÷ 26 |
(24) |
Các khoản góp vốn, mua cổ phần, không bao gồm phần giá trị góp vốn, mua cổ phần đã bị trừ khỏi vốn cấp 1 để tính vốn tự có |
|
|
100% |
|
|
(25) |
Giá trị nguyên giá các khoản đầu tư máy móc, thiết bị, tài sản cố định và bất động sản khác |
|
|
100% |
|
|
(26) |
Toàn bộ tài sản Có khác còn lại trên bảng cân đối kế toán, ngoài các khoản phải đòi đã được phân loại vào nhóm hệ số rủi ro 0%, 20%, 50%, 100%, 120%, 150% và 200% |
|
|
100% |
|
|
(A5) |
Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 150% |
|
|
|
= ∑27 ÷ 31 |
= ∑26 ÷ 31 |
(27) |
Các khoản phải đòi đối với các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng |
|
|
150% |
|
|
(28) |
Các khoản phải đòi để đầu tư, kinh doanh chứng khoán |
|
|
150% |
|
|
(29) |
Các khoản phải đòi đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ |
|
|
150% |
|
|
(30) |
Các khoản cho vay được bảo đảm bằng vàng |
|
|
150% |
|
|
(31) |
Các khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng của khách hàng đó từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50% tại điểm 23 Phần này) |
|
|
120% - có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020 |
|
|
|
|
150% - có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 |
|
|
||
(A6) |
Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 200% |
|
|
|
= 32 |
= 32 |
(32) |
Các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản, khoản phải đòi mà khách hàng cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nguồn vốn để kinh doanh bất động sản |
|
|
200% |
|
|
(A) |
Tổng tài sản Có nội bảng xác định theo mức độ rủi ro |
|
|
|
= ∑A1 ÷ A6 |
= ∑A1 ÷ A6 |
2. Cam kết ngoại bảng
Mục |
Khoản mục |
Giá trị |
Hệ số chuyển đổi |
Hệ số rủi ro |
Giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro |
||
Riêng lẻ |
Hợp nhất |
Riêng lẻ |
Hợp nhất |
||||
|
|
[1] |
[2] |
[3] |
[5] |
[6] = [1] x [3] x [5] |
[7] = [2] x [3] x [5] |
|
Các cam kết ngoại bảng |
|
|
|
|
|
|
(33) |
Các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng phái sinh lãi suất có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm |
|
|
0,5% |
|
|
|
(34) |
Các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng phái sinh lãi suất có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm |
|
|
1% |
|
|
|
(35) |
Các hợp đồng giao dịch lãi suất có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên (cộng thêm (+) 1,0% cho mỗi năm kể từ năm thứ 3) |
|
|
1% |
|
|
|
(36) |
Hợp đồng giao dịch ngoại tệ, hợp đồng giá cả hàng hóa có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm |
|
|
2% |
|
|
|
(37) |
Hợp đồng giao dịch ngoại tệ, hợp đồng giá cả hàng hóa có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm |
|
|
5% |
|
|
|
(38) |
Hợp đồng giao dịch ngoại tệ, hợp đồng giá cả hàng hóa có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên (cộng thêm (+) 3,0% cho mỗi năm kể từ năm thứ 3) |
|
|
5% |
|
|
|
(39) |
Cam kết ngoại bảng (bao gồm cả hạn mức tín dụng chưa sử dụng, hạn mức tín dụng thấu chi) mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền hủy ngang hoặc tự động hủy ngang khi khách hàng vi phạm điều kiện hủy ngang hoặc suy giảm khả năng thực hiện nghĩa vụ |
|
|
10% |
|
|
|
(40) |
Hạn mức tín dụng chưa sử dụng của thẻ tín dụng |
|
|
10% |
|
|
|
(41) |
Giao dịch phát hành hoặc xác nhận thư tín dụng thương mại dựa trên chứng từ vận tải, có thời hạn gốc từ 1 năm trở xuống |
|
|
20% |
|
|
|
(42) |
Giao dịch phát hành hoặc xác nhận thư tín dụng thương mại dựa trên chứng từ vận tải, có thời hạn gốc trên 1 năm |
|
|
50% |
|
|
|
(43) |
Nợ tiềm tàng dựa trên hoạt động cụ thể (ví dụ: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, thư tín dụng dự phòng cho hoạt động cụ thể) |
|
|
50% |
|
|
|
(44) |
Bảo lãnh phát hành chứng khoán, giấy tờ có giá |
|
|
50% |
|
|
|
(45) |
Các cam kết ngoại bảng tương đương khoản cho vay (ví dụ: cam kết cho vay không hủy ngang là cam kết cho vay không thể hủy bỏ hoặc thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào đối với những cam kết đã được thiết lập, trừ trường hợp phải hủy bỏ hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật; các khoản bảo lãnh, thư tín dụng dự phòng bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho khoản nợ hoặc trái phiếu; hạn mức tín dụng chưa giải ngân không hủy ngang, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán,...) |
|
|
100% |
|
|
|
(46) |
Các khoản chấp nhận thanh toán (ví dụ: ký hậu chấp nhận thanh toán bộ chứng từ,...) |
|
|
100% |
|
|
|
(47) |
Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong giao dịch bán giấy tờ có giá có bảo lưu quyền truy đòi khi bên phát hành không thực hiện cam kết |
|
|
100% |
|
|
|
(48) |
Các hợp đồng kỳ hạn về tài sản, tiền gửi và các chứng khoán trả trước một phần mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết thực hiện |
|
|
100% |
|
|
|
(49) |
Các cam kết ngoại bảng còn lại khác, ngoài các cam kết ngoại bảng được xác định hệ số chuyển đổi vào nhóm 0,5%, 1%, 2%, 5%, 10%, 20%, 50%, 100% |
|
|
100% |
|
|
|
(B) |
Tổng giá trị nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro |
|
|
|
|
= ∑33÷49 |
= ∑33÷49 |
HƯỚNG DẪN CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ LỆ KHẢ NĂNG CHI TRẢ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
Phần I. Tài sản có tính thanh khoản cao:
1. Biểu mẫu tính “Tài sản có tính thanh khoản cao”:
Mục |
Khoản mục |
Số liệu |
1 |
Tiền mặt, vàng |
|
2 |
Tiền gửi thanh toán (bao gồm cả dự trữ bắt buộc), tiền gửi qua đêm và tiền gửi ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước |
|
3 |
Các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước |
|
4 |
Tiền trên tài khoản thanh toán, tiền gửi qua đêm tại ngân hàng đại lý, trừ các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể |
|
5 |
Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi qua đêm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài, trừ các khoản đã cam kết hoặc thỏa thuận sử dụng cho mục đích cụ thể |
|
6 |
Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước có mức xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán |
|
7 |
Trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng AA- trở lên và được niêm yết trên thị trường chứng khoán |
|
8 |
Tổng cộng (A) = (1 ÷ 7) |
|
2. Hướng dẫn cách lấy số liệu:
Mục 1: Số dư tiền mặt, giá trị của vàng trên cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm cuối mỗi ngày.
Mục 2: Số dư tiền gửi thanh toán, tiền gửi qua đêm và tiền gửi ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước trên cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm cuối mỗi ngày.
Mục 3: Giá trị ghi sổ các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm cuối mỗi ngày.
Trong thời gian mua có kỳ hạn giấy tờ có giá quy định tại Hợp đồng mua lại, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính số giấy tờ có giá mua kỳ hạn vào tài sản có tính thanh khoản cao.
Trong thời gian bán có kỳ hạn giấy tờ có giá, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tính số giấy tờ có giá bán kỳ hạn vào tài sản có tính thanh khoản cao.
Mục 4: Số dư tiền gửi thanh toán, tiền gửi qua đêm tại các ngân hàng đại lý trên cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm cuối mỗi ngày, trừ đi các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể.
Mục 5: Số dư tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi qua đêm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài trên cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm cuối mỗi ngày.
Mục 6: Giá trị ghi sổ trên cân đối tài khoản kế toán của trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ, Ngân hàng Trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác tại thời điểm cuối mỗi ngày.
Mục 7: 50% giá trị ghi sổ trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm cuối mỗi ngày mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang sở hữu trong trường hợp trái phiếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện: (i) không phải là trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hoặc công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng phát hành; (ii) trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán; (iii) trái phiếu doanh nghiệp được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA- hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác.
Tiền gửi qua đêm được hiểu là tiền gửi trong khoảng thời gian tính từ cuối ngày làm việc hôm trước đến ngày làm việc liền kề tiếp theo.
3. Nguyên tắc tính “Tài sản có tính thanh khoản cao”:
(i) Mục 3 và Mục 7 phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Được sử dụng ngay để chi trả hoặc dễ chuyển đổi thành tiền với chi phí giao dịch thấp;
- Không được dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ tài chính khác;
- Không bao gồm số dư giấy tờ có giá đang đem đi chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố, bán có kỳ hạn;
- Không bao gồm giấy tờ có giá mà tổ chức phát hành không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán lãi, gốc;
- Không bao gồm trái phiếu (kể cả trái phiếu đặc biệt) do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát hành;
(ii) Tài sản có tính thanh khoản cao là giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước (trừ trái phiếu do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát hành); các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ, Ngân hàng trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác có mệnh giá bằng đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.
1. Biểu mẫu tính “Dòng tiền vào”:
Mục |
Khoản mục |
Giá trị dòng tiền theo thời gian đến hạn |
|||||
Ngày tiếp theo |
Từ ngày 2 đến ngày 7 |
Từ ngày 8 đến ngày 30 |
Từ ngày 31 đến ngày 180 |
Từ ngày 181 đến 1 năm |
Trên 1 năm |
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
||
1 |
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật. Cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài: |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Tiền gửi không kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Tiền gửi có kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
1.3 |
Cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
2 |
Cho vay khách hàng |
|
|
|
|
|
|
3 |
Chứng khoán kinh doanh |
|
|
|
|
|
|
4 |
Chứng khoán đầu tư |
|
|
|
|
|
|
5 |
Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác |
|
|
|
|
|
|
6 |
Các khoản lãi, phí phải thu |
|
|
|
|
|
|
7 |
Tài sản Có khác |
|
|
|
|
|
|
8 |
Dòng tiền vào (B = 1 ÷ 7) |
|
|
|
|
|
|
2. Hướng dẫn cách lấy số liệu “Dòng tiền vào”:
Mục 1.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi không kỳ hạn trên cân đối kế toán điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại.
Mục 1.2: Tiền gửi có kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán ghi trên hợp đồng tiền gửi điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán.
Mục 1.3: Cho vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài: Lấy số dư nợ cho vay đến hạn thanh toán ghi trên hợp đồng cho vay điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán.
Mục 2: Cho vay khách hàng: Lấy số dư nợ cho vay đến hạn thanh toán ghi trên hợp đồng cho vay điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán. Đối với khoản vay có nhiều kỳ hạn trả nợ, dòng tiền vào được ghi nhận theo kỳ trả nợ tương ứng.
Mục 3: Chứng khoán kinh doanh:
- Chứng khoán kinh doanh niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước: Lấy giá trị ghi sổ trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại.
- Chứng khoán kinh doanh chưa niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán kinh doanh điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn.
Mục 4: Chứng khoán đầu tư:
- Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước: Lấy giá trị ghi sổ trừ dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại.
- Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước: Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn trừ dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn.
- Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán chưa niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn.
- Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chưa niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn.
Mục 5: Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác: Lấy số tiền chắc chắn sẽ thu được phát sinh từ việc thực hiện các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền.
Mục 6: Các khoản lãi, phí phải thu: Lấy số tiền lãi, phí phải thu đến hạn, chắc chắn thu được phát sinh từ các khoản cho vay, tiền gửi, chứng khoán đầu tư, các công cụ phái sinh và tài sản tài chính khác đủ điều kiện được ghi nhận vào “Dòng tiền vào” ở các mục 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải thu.
Mục 7: Tài sản Có khác: Lấy số tiền chắc chắn sẽ thu được phát sinh từ việc thực hiện “Tài sản Có khác” theo hướng dẫn tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng và các văn bản khác có liên quan (không bao gồm các dòng tiền đã phát sinh từ Mục 1 đến Mục 6 của Bảng Dòng tiền vào) điền vào các cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền.
3. Nguyên tắc tính “Dòng tiền vào”:
“Dòng tiền vào” phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Các khoản mục đã được tính vào Tài sản có tính thanh khoản cao không được ghi nhận vào “Dòng tiền vào”.
- Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có đủ căn cứ xác định số tiền có khả năng thu được theo dự kiến thì không được tính số tiền này vào “Dòng tiền vào”.
- Đối với khoản cho vay, ủy thác cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ gốc khác nhau thì ngân hàng căn cứ thời hạn trả nợ thực tế từng kỳ hạn trả nợ gốc của khoản nợ đó để tính số tiền vào “Dòng tiền vào”.
- Đối với các khoản cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tổ chức tín dụng nước ngoài và cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân: đã quá hạn và/hoặc được phân loại nợ vào nhóm 2 trở lên (theo kết quả phân loại nợ gần nhất) sẽ không được ghi nhận vào “Dòng tiền vào”.
- Đối với chứng khoán kinh doanh đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước và chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước: Giá trị được tính vào “Dòng tiền vào” là giá trị ghi sổ trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật và được tính vào “Dòng tiền vào” của “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại.
- Đối với chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước: Giá trị được tính vào “Dòng tiền vào” là giá trị ghi sổ trừ dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật và được tính vào “Dòng tiền vào” tại ngày đáo hạn của chứng khoán.
- Đối với chứng khoán chưa niêm yết (chứng khoán kinh doanh chưa niêm yết, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán chưa niêm yết và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chưa niêm yết): Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán chưa niêm yết được phân loại nợ vào nhóm 1 điền vào cột tương ứng với ngày đáo hạn của chứng khoán.
- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không ghi nhận các khoản sau đây vào “Dòng tiền vào”:
(i) Từ khoản mua có kỳ hạn, nhận chiết khấu, nhận tái chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước, các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.
(ii) Từ khoản mua kết hợp bán lại trái phiếu Chính phủ với thành viên giao dịch trái phiếu Chính phủ tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo quy định của Bộ Tài chính quản lý giao dịch trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
1. Biểu mẫu tính “Dòng tiền ra”:
Mục |
Khoản mục |
Giá trị dòng tiền theo thời gian đến hạn |
|||||
Ngày tiếp theo |
Từ ngày 2 đến ngày 7 |
Từ ngày 8 đến ngày 30 |
Từ ngày 31 đến ngày 180 |
Từ ngày 181 đến 1 năm |
Trên 1 năm |
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
||
1 |
Các khoản nợ chính phủ và Ngân hàng Nhà nước |
|
|
|
|
|
|
2 |
Tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật. Tiền vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài: |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Tiền gửi không kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Tiền gửi có kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
2.3 |
Tiền vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
3 |
Tiền gửi của khách hàng |
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Tiền gửi không kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
3.2 |
Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm |
|
|
|
|
|
|
4 |
Công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác |
|
|
|
|
|
|
5 |
Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật |
|
|
|
|
|
|
6 |
Phát hành giấy tờ có giá |
|
|
|
|
|
|
7 |
Các khoản lãi, phí phải trả |
|
|
|
|
|
|
8 |
Các khoản Nợ khác |
|
|
|
|
|
|
9 |
Các cam kết không hủy ngang đối với khách hàng |
|
|
|
|
|
|
10 |
Các nghĩa vụ thanh toán đã quá hạn |
|
|
|
|
|
|
11 |
Dòng tiền ra (C = 1 ÷ 10) |
|
|
|
|
|
|
2. Hướng dẫn cách lấy số liệu “Dòng tiền ra”:
Mục 1: Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước: Lấy số dư khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả.
Mục 2.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài trên cân đối kế toán điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không điền vào các ngày còn lại.
Mục 2.2: Tiền gửi có kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài đến hạn phải thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả.
Mục 2.3: Tiền vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài: Lấy số dư nợ đi vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài đến hạn thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán trên hợp đồng cho vay.
Mục 3.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thống kê, tính số dư tiền gửi không kỳ hạn bị rút ra trung bình của 30 ngày liền kề trước ngày tính toán để xác định số tiền gửi không kỳ hạn có khả năng bị rút ra và điền vào cột “Ngày tiếp theo”. Trường hợp không xác định được số dư bình quân nói trên, số tiền gửi không kỳ hạn có khả năng bị rút ra được điền vào cột “Ngày tiếp theo” không thấp hơn 15% số dư bình quân Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng trong 30 ngày liền kề trước ngày tính toán.
Mục 3.2: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm đến hạn phải thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả.
Mục 4: Công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác: Lấy số tiền dự kiến phát sinh từ việc thực hiện các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền.
Mục 5: Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật: Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện hoạt động tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro phải thực hiện theo hợp đồng tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn thực hiện ghi trên hợp đồng.
Mục 6: Phát hành giấy tờ có giá: Lấy số tiền phải trả phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán giấy tờ có giá đã phát hành điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn của giấy tờ có giá.
Mục 7: Các khoản lãi, phí phải trả: Lấy số tiền lãi, phí phải trả điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn phải trả.
Mục 8: Các khoản nợ khác: Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ của “Các khoản nợ khác” theo hướng dẫn tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng và các văn bản khác có liên quan (không bao gồm các dòng tiền đã phát sinh từ Mục 1 đến Mục 7 của Bảng Dòng tiền ra) điền vào các cột thích hợp tương ứng với thời hạn phải trả.
Mục 9: Cam kết không hủy ngang đối với khách hàng: Lấy số dư của các cam kết không thể hủy ngang điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn thực hiện cam kết quy định tại thỏa thuận cấp hạn mức, hợp đồng, chứng từ thanh toán và các tài liệu liên quan.
Mục 10: Các nghĩa vụ thanh toán đã quá hạn: Lấy toàn bộ các khoản phải thanh toán theo nghĩa vụ đã quá hạn điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không điền vào các ngày còn lại.
3. Nguyên tắc tính “Dòng tiền ra”:
“Dòng tiền ra” là dòng tiền phát sinh từ nghĩa vụ đến hạn phải thanh toán, phải thực hiện cam kết, các nghĩa vụ dự kiến phát sinh và phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ, số tiền phải thực hiện nghĩa vụ tính vào “Dòng tiền ra” của “Ngày tiếp theo”;
- Các nghĩa vụ phải thực hiện đã quá hạn phải tính vào “Dòng tiền ra” của “Ngày tiếp theo”.
- Các cam kết không thể hủy ngang được bảo đảm đầy đủ về thời hạn và giá trị bằng: (i) tiền mặt hoặc tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; (ii) trái phiếu Chính phủ, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không ghi nhận giá trị cam kết vào “Dòng tiền ra”.
- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không ghi nhận các khoản vay sau đây vào “Dòng tiền ra”:
(i) Khoản vay Ngân hàng Nhà nước (bao gồm bán có kỳ hạn giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở; chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng);
(ii) Khoản vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác dưới hình thức bán có kỳ hạn, chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố đối với: (i) các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước; (ii) các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác.
(iii) Khoản bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ với thành viên giao dịch trái phiếu Chính phủ tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo quy định của Bộ Tài chính quản lý giao dịch trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
- Đối với khoản vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở trái phiếu do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành, ngân hàng phải ghi nhận khoản vay này vào “Dòng tiền ra” tương ứng với ngày đáo hạn của khoản vay.
THE STATE BANK OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 22/2019/TT-NHNN |
Hanoi, November 15, 2019 |
LIMITS AND PRUDENTIAL RATIOS OF BANKS AND FOREIGN BANK BRANCHES
Pursuant to the Law on the State bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12 dated June 19, 2010;
Pursuant to the Law dated November 20, 2017 on amendments to the Law on credit institutions;
Pursuant to the Government's Decree No.16/2017/ND-CP defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the State bank of Vietnam;
At the request of Chief Bank Inspector;
The Governor of the State bank of Vietnam promulgates a Circular on limits and prudential ratios of banks and foreign bank branches (FBBs)
1. This Circular provides for limits and prudential ratios that have to be maintained by banks and foreign bank branches, including:
a) Capital adequacy ratio This ratio does not apply to banks and FBBs that apply the capital adequacy ratio in Circular No. 41/2016/TT-NHNN and its amending or superseding documents (if any);
b) Limits on credit extension;
c) Solvency ratio;
d) Maximum ratio of short-term capital used for granting medium-term and long-term loans;
dd) Ratio of investment in Government bonds and government-guaranteed bonds;
e) Limits on capital contribution and purchase of shares;
g) Loan-to-deposit ratio.
2. On the basis of results of supervision and inspection by the State bank of Vietnam (SBV), SBV may request a bank or FBB to apply one or some stricter limits or prudential ratios that those specified in this Circular.
3. Banks under strict control shall apply the limits and prudential ratios specified in Article 146dd of the Law on credit institutions (amended).
4. Banks shall provide assistance under approved recovery plans; apply the ratio of purchase of Government bonds and government-guaranteed bonds in accordance with Clause 8 Article 148dd of the Law on credit institutions (amended).
5. Banks and FBBs that are sponsors of programs and projects decided by the Government or the Prime Minister shall consider the source of financing and debt balance of each program/project when determining limits and prudential ratios.
1. Banks: state-owned commercial banks, cooperative banks, joint-stock commercial banks, joint venture banks, wholly foreign-invested banks;
2. FBBs.
3. Organizations and individuals relevant to limits and prudential ratios of banks and FBBs.
For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:
1. “receivables” include deposits at other credit institutions, FBBs, foreign credit institutions; investments in financial instruments; loans, finance lease, factoring, discounting of negotiable instruments, valuable papers, credit extension by issuance of credit cards and other forms defined by the State bank; fiduciary loans and purchases of corporate bonds; off-balance-sheet (OBS) payments on behalf of other parties.
2. “client” can be an organization (including credit institutions and FBBs), individual or other entities defined by civil law.
3. “real estate business” means investment in creation, repair, purchase, lease or lease purchase of real estate for sale, transfer, lease, sublease or lease purchase for profitable purposes.
4. “Derivatives” include:
a) Derivatives specified in Clause 23 Article 4 of the Law on credit institutions, including:
(i) Credit derivatives, including credit insurance contracts, credit default swaps (CDS); credit-linked notes, other credit derivative contracts prescribed by law;
(ii) Interest-rate derivatives, including forward rate agreements, single-currency basis swaps; two-currency basis swaps or cross-currency basis swaps, interest rate options, other interest-rate derivative agreements prescribed by law;
(iii) Foreign exchange derivatives, including foreign exchange forwards, currency swaps, foreign-exchange options, other foreign currency derivatives prescribed by law;
(iv) Commodity derivatives including commodity swaps, futures, options and other commodity derivative contracts as prescribed by laws;
b) Derivative securities, including future contracts, option contracts, forward contract and other derivative securities prescribed by regulations of law on derivative securities and the market thereof;
c) Other derivatives prescribed by law.
5. “secondary debt” means a debt which is only paid after all other liabilities, secured and unsecured debts are paid by the debtor upon the debtor’s bankruptcy or dissolution.
6. “goodwill” means the positive difference between the amount paid for a financial asset and its book value payable by a credit institution when it acquires another enterprise or credit institution as prescribed by law. This financial asset shall be fully recorded in the acquirer’s balance sheet.
7. OECD stands for Organization for Economic Cooperation and Development.
8. International financial institutions include:
a) International Bank for Reconstruction and Development (IBRD), International Financial Company (IFC), International Development Association (IDA), Multilateral Investment Guarantee Agency (MIGA);
b) Asian Development Bank (ADB);
c) African Development Bank (AfDB);
d) European Bank for Reconstruction and Development (EBRD);
dd) Inter-American Development Bank (IADB);
e) European Investment Bank (EIB);
g) European Investment Fund (EIF);
h) Nordic Investment Bank (NIB);
i) Caribbean Development Bank (CDB);
k) Islamic Development Bank (IDB);
l) Council of Europe Development Bank (CEDB);
m) Other international financial institutions whose charter capital is contributed by governments.
9.”controlling company” means:
a) A company that directly or indirectly owns more than 20% of charter capital or voting shares of a commercial bank or has the control over a commercial bank;
b) A commercial bank that has subsidiaries or associate companies.
10. “financial instrument” means evidence of the issuer’s debt repayment obligation to the holder which arises for a definite period of time, and contains interest payment and other terms and conditions. Financial instruments include bonds, treasury bills, sovereign bonds, deposit certificates, promissory notes and other types of financial instruments.
11. “Credit extension” means an agreement between a credit institution or FBB with another organization or individual in which the latter may use a repayable amount of money in the form of a loan, discounting, finance lease, factoring, purchase of corporate bonds, credit card issuance, bank guarantee, L/C or other forms of credit extension prescribed by the State bank, including credit extension by another juridical person the risk of which is assumed by the credit institution or FBB.
12. “total credit extensions” includes the total balance of loans, discounting, finance lease, factoring, total investment in corporate bonds, other credit extensions defined by the State bank (including credit extensions derived from capital sources of other juridical persons the risks of which are taken by the credit institution or FBB); undisbursed loan limits, credit limits, bank guarantee balance, letters of credit (minus LC deposits) and other trust funds for credit extension other credit institutions and FBBs.
13. “investment in corporate bonds” means the purchase of corporate bonds or fiduciary purchase of corporate bonds by trustees that also include other credit institutions and FBBs.
14. “related person” of an organization or individual means a person who is directly or indirectly related to such organization or individual.
a) A related person of an organization (including credit institutions) can be:
(i) The parent company or a credit institution that is the parent company (hereinafter referred to as parent credit institution) of the said organization;
(ii) A subsidiary of the said organization;
(iii) A company that has the same parent company or parent credit institution as that of the said organization;
(iv) An executive or controller of the parent company or parent credit institution of the said organization;
(v) An individual or organization that has the power to designate executives or controllers of the parent company or parent credit institution of the said organization
(iv) An executive or controller of said organization;
(vii) A company or organization that has the power to designate executives or controllers of the said organization;
(viii) A spouse, parent, child (including adoptive parent, adopted child, father in law, mother in law, son in law, daughter in law, step parent, step child), sibling, (including half siblings), brother in law, sister in law of an executive, controller, capital contributor or shareholder who holds at least 5% of charter capital or voting shares of the said organization;
(ix) An organization or individual that holds at least 5% of charter capital or voting shares of modern drugs said organization;
(x) An individual authorized to represent the said organization’s stakes or shares;
(xi) A company or credit institution at least 5% of charter capital or voting shares of which is held by the said organization;
(xii) A company or credit institution whose executives or controllers are designated by the said organization;
(xiii) A company or credit institution that has a parent company whose executives or controllers are designated by the said organization.
b) A related person of an individual can be:
(i) A spouse, parent, child (including adoptive parent, adopted child, father in law, mother in law, son in law, daughter in law, step parent, step child), sibling, (including half siblings), brother in law, sister in law of the said individual;
(ii) A company or credit institution at least 5% of charter capital or voting shares of which is held by the said individual;
(iii) A company that has a parent company or parent credit institution executive or controller is the said individual;
(iv) A company that has a parent company or parent credit institution whose executives or controllers are designated by the said individual;
(v) A company or credit institution whose executive or controller is the said individual;
(vi) A company or credit institution whose executive, controller, capital contributor or shareholder holding at least 5% of its charter capital or voting shares is the said individual’s spouse, parent, child (including adoptive parent, adopted child, father in law, mother in law, son in law, daughter in law, step parent, step child), sibling, (including half siblings), brother in law, sister in law;
(vii) An organization or individual that authorizes the said individual to represent their stakes or shares;
(viii) Another individual who is, together with the said individual, authorized by an organization to represent its stakes or shares in another organization;
(ix) An individual who is authorized by the said individual to represent his/her stakes or shares.
c) Other juridical persons or natural persons in a relationship that poses risks to the operation of a bank or FBB shall be determined in accordance with the bank’s or FBB’s rules and regulations, or under SBV’s written request through inspection or supervision on a case-by-case basis.
15. “capital contribution" and “purchase of shares” means a commercial bank contributes charter capital, purchases shares or otherwise becomes a shareholder or capital contributor of another enterprise or credit institution, including provision of charter capital, contribution of capital to a subsidiary or associate company of a commercial bank; contributes capital to an investment fund or provides trust funds for another organization to contribute or purchase shares in any of these manners.
16. An “irrevocable” agreement means an agreement that cannot be revoked or changed in any manner, unless otherwise prescribed by law.
17. “credit extension for investment in shares” means a bank or FBB grants or entrusts extension of credit which will be used by a juridical person or natural person to purchase shares.
18. “credit extension for investment in shares” means a bank or FBB grants or entrusts extension of credit which will be used by a juridical person or natural person to purchase shares.
19. “credit institutions” and “FBBs" are credit institutions and FBBs established and operating in Vietnam in accordance with Vietnam’s law.
20. “financial organization” means an organization established in accordance with anti money laundering (AML) laws.
21. “state-owned financial institution” means a financial institution whose charter capital is wholly held by the State.
22. “state-owned commercial bank” means a commercial bank whose charter capital is wholly held by the State.
23. “overseas financial organization” means a financial institution established overseas in accordance with its home country’s law.
24. “average daily payable” of a month equals (=) the sum of the daily payables on the balance sheet divided by (:) the number of days of the month.
25. “forward” means a transaction in which a credit institution or FBB (the buyer) purchases undue financial instruments from another credit institution or FBB (the seller) while the seller promises to re-purchase the financial instruments after a specific period of time.
26. “exchange rates" include:
a) The rates of exchange of foreign currencies into VND:
(i) On working days other than the last days of months, quarters or years: apply regulations of the State bank on exchange rates on account systems of credit institutions;
(ii) On last days of months, quarters or years: apply regulations of the State bank on exchange rates on the balance sheet for credit institutions and FBBs using VND, or exchange rates the account systems or financial statements for credit institutions and FBBs using foreign currencies.
b) Exchange rate of other foreign currencies into USD shall be quoted by the credit institutions and FBBs.
Article 4. Internal rules and regulations
1. Banks and FBBs shall issue their own rules and regulations on extend credit and loan management to ensure proper use of loans in accordance with this Circular and relevant documents. The rules and regulations shall include:
a) Criteria for identification of a client, a client and related persons defined in Clause 14 Article 3 of this Circular, credit policies for a client, a client and related persons, the power to approve credit extension, debt restructuring for a client, a client and related persons;
b) Regulations on dispersion of risks to credit extension; methods for monitoring and management of credit extension to a client, a client and related persons if the credit extended is worth at least 1% of the equity of the bank or FBB. The regulations shall be made public, especially those on appraisal, credit extension, debt restructuring, prevention of conflict of interest between the appraiser, the approver and the client if they are related;
c) Rules and criteria for assessment of risks posed by groups of clients and fields in which credit extension is favored or limited, as the basis for preparation of annual business plans and strategies;
d) Regulations that consideration of credit extension and debt restructuring (including deferral and adjustment of repayment terms) has to be transparent, free of conflict of interest and must not conceal information about credit quality. The decider of debt restructuring must be different from the decider of credit extension, unless the credit extension is approved by the Board of Directors, the Board of members, General Director (Director), parent bank (of the FBB). In case credit extension and debt restructuring are considered by a council, the chairperson of the credit extension council shall be different from the chairperson of the debt restructuring council, and at least two thirds of the members of one council shall be different from those of the other;
dd) Regulations on risk management in credit extension for investment in shares, corporate bonds, real estate; credit extension for PPP projects;
e) Regulations on credit extension by directors and deputy directors of branches, affiliated units and equivalent positions of banks and FBBs according to the rules specified in Point a, b, c, d, dd of this Clause. Equivalent positions shall be determined according to rules and regulations of the banks and FBBs.
2. Banks and FBBs shall issue their own rules and regulations on assessment of assets, compliance to capital adequacy ratios on the basis of management of asset-related risks, operational risks, with consideration to business cycles, adaptability to risks and business strategies of the banks and FBBs. The rules and regulations must be conformable with this Circular and relevant documents, and shall include the following contents:
a) Organizational structure, authorization system, functions and duties of each managerial department regarding capital adequacy ratio;
b) Rules, policies, procedures for identification, measurement, monitoring, control, reporting and exchange of risk-related information in order to maintain the capital adequacy ratio;
c) Regulations on management of equity and assets, including assessment of the level and tendency of the risks, their impacts on the need for equity to mitigate the risks; amount and quality of equity; the ability to face risks from macroeconomic elements, accessibility to sources of additional equity, including financial assistance from shareholders where necessary to maintain the capital adequacy ratio; the obligation to provide capital for subsidiaries and associate companies; short-term and long-term equity targets; estimated cost of addition of equity and solutions for achievement of equity targets. Regulations on management of structure of equity and assets include:
(i) Procedures and methods for monitoring and assessment of the magnitude, components and quality of equity and assets;
(ii) Capital adequacy management system;
(iii) Early warning system, which can detect signs of risks that lead to decrease in capital adequacy ratio; supervision and reporting thereof;
(iv) Plan for maintenance of individual and consolidated capital adequacy ratios, including:
- Measures for management and development of equity and assets in response to low capital adequacy ratio;
- Responsibilities, entitlements of and cooperation among relevant departments and individuals in development of the plan for response to low capital adequacy ratio.
3. Banks and FBBs shall issue internal rules and regulations on liquidity management in accordance with this Circular and relevant documents. Such rules and regulations shall include:
a) Regulations on decentralization, functions and duties of each department regarding management of assets, liabilities and maintenance of solvency and liquidity;
b) Procedures and limits for management of liquidity, limits of difference in terms of assets and liabilities on the basis of cash inflow and outflow in Appendix 3 hereof;
c) Rules, policies, procedures for identification, measurement, monitoring, control, reporting and exchange of information about solvency and liquidity; criteria for early warning of inadequate solvency and liquidity, and response plans;
d) Plans and measures for acquisition of financial instruments with high liquidity;
dd) Instructions, inspection and audit of the maintenance of solvency and liquidity ratios;
e) A model for assessment and experiment of solvency and liquidity scenarios. Scenario analysis shall ensure:
(i) Analysis of at least two cases:
- The cash flow from business operation in normal conditions;
- The cash flow from business operation in case of low solvency or liquidity.
(ii) Scenario analysis shall demonstrate:
- The ability to fulfill daily commitments and duties;
- Measures for maintenance of solvency.
4. The internal rules and regulations mentioned in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article shall be periodically reviewed and revised at least once a year.
5. Within 10 days from the date of revision, the bank or FBB shall send the revised rules and regulations to the State bank, whether directly or by post, in accordance with Article 6 of this Article.
6. Banks and FBBs shall send reports to the receiving units specified in Clause 5 of this Article as follows:
a) Banks and FBBs shall send reports to SBV (Bank Supervision and Inspection Agency), except the case specified in Point b of this Clause;
b) The FBBs that are subjects of microprudential supervision by provincial branches of SBV (hereinafter referred to as “SBV branches”) shall send reports to such SBV branches.
Banks and FBBs shall have interconnected IT systems to implement regulations of this Circular. The IT systems shall be able to:
1. Store, assess, add data about clients, the market; manage risks in accordance with regulations of SBV and internal regulations.
2. Monitor and manage cash flows, capital, assets, liabilities; calculate, manage and supervise the limits and prudential ratios.
3. Prepare statistical reports as requested by SBV.
Section 1. ACTUAL VALUE OF CHARTER CAPITAL/ASSIGNED CAPITAL; WHAT TO DO WHEN ACTUAL VALUE OF CHARTER CAPITAL/ASSIGNED CAPITAL FALLS BELOW LEGAL CAPITAL
Article 6. Actual value of charter capital/assigned capital
1. Actual value of charter capital/assigned capital of a bank or FBB is the remaining value of the charter capital/assigned capital determined according to Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. Determination of actual value of charter capital/assigned capital:
A bank or FBB shall determine the remaining value of charter capital/assigned capital when:
a) Provisions for losses are sufficient as prescribed by law;
b) Revenues and expenses are fully accounted for to determine business performance.
3. Calculation of actual value of charter capital/assigned capital:
Actual value of charter capital/assigned capital equals (=) the charter capital/assigned capital plus (+) share premium ± undistributed cumulative profit on accounting book.
4. A bank or FBB shall regularly monitor and assess the actual value of its charter capital/assigned capital and submit reports to SBV in accordance with Point a and Point b Clause 6 Article 4 of this Circular. To be specific:
a) If the fiscal year of the bank or FBB ends on December 31:
The report on actual value of charter capital/assigned capital at the end of June 30 and December 31 shall be submitted by July 15 and January 15 respectively;
b) If the fiscal year of the bank or FBB does not end on December 31:
The report on actual value of charter capital/assigned capital at the end of the last day of the previous quarter shall be submitted by the 15th of the first months of the first quarter and the third quarter;
c) In case the actual value of charter capital/assigned capital mentioned in Point a and Point b of this Clause does not include adjustments by independent auditors (if any), they may be added to the next financial statement.
Article 7. What to do when actual value of charter capital/assigned capital fall below legal capital
1. When the actual value of charter capital/assigned capital fall below legal capital, the bank or FBB shall:
a) Develop and implement a plan to make sure the actual value of charter capital/assigned capital is not smaller than legal capital;
b) Within 30 days after the actual value of charter capital/assigned capital falls below the legal capital, send a response plan to SBV in accordance with Point a and Point b Clause 6 Article 4 of this Circular. Such a plan shall specify:
(i) The actual value of charter capital/assigned capital according to Article 6 of this Circular;
(ii) The reason it falls below legal capital;
(iii) Measures for maintaining the actual value of charter capital/assigned capital equal to or above the legal capital and maintaining prudential ratios;
c) Organize implementation of the corrective measures at the request of SBV (if any).
2. Whenever the charter capital/assigned capital of a bank or FBB falls below the legal capital, SBV shall:
a) Carry out an assessment, inspection or request the bank or FBB to undergo independent audit for determination of actual value of charter capital/assigned capital in the response plan mentioned in Clause 1 of this Article.
b) Request changes or completion of the corrective measures to be implemented by the bank or FBB where necessary;
c) Supervise and inspect the implementation of the response plan, including the corrective measures requested by SBV;
d) SBV shall, in consideration of the decrease in actual value of charter capital/assigned capital, decide on the following corrective measures:
(i) The measures specified in Clause 2 Article 59 of the Law on the State bank when the actual value of charter capital/assigned capital is below 80% of legal capital;
(ii) Apply restructuring measures prescribed by law; revoke the license if the bank’s or FBB’s charter capital/assigned capital is below 50% of legal capital or is below legal capital for 6 consecutive months despite implementation of the measures mentioned in Clause 1 of this Article.
3. SBV branches may apply the measures mentioned in Clause 2 of this Article to FBBs that are subjects of microprudential supervision, including:
a) The measures mentioned in Points a, b, c Clause 2 of this Article;
a) The measures mentioned in Point d(i) of this Article if assigned by the Governor of SBV;
c) The measures mentioned in Clause 2 of this Article beyond the power of SBV branches if authorized by the Governor of SBV.
Section 2. OWNER’S EQUITY AND CAPITAL ADEQUACY RATIO
The owners’ equity equals (=) Tier 1 capital plus (+) and Tier 2 capital minus (-) the deductions stipulated in Appendix 1 hereto attached.
Article 9. Capital adequacy ratio
1. The capital adequacy ratio (CAR) reflects the capital adequacy of the bank or FBB based on the value of its equity and operational risks. Every bank and FBB shall maintain their CARs in accordance with Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. CAR of a bank:
a) CAR of a bank consists of individual CAR and consolidated CAR.
b) Individual CAR of a bank: 9%.
Individual CAR is calculated as follows:
Individual CAR (%) |
= |
Individual equity |
x 100% |
Total individual risk-weighted assets |
Where:
- Individual equity is determined according to Appendix 1 hereof.
- Total individual risk-weighted assets is the sum of on-balance assets, determined according to the level of risks and corresponding value of on-balance assets of OBS commitments according to the level of risk specified in Appendix 2 hereof.
c) Consolidated CAR: If a bank that has a subsidiary, it shall maintain a consolidated CAR of 9% in addition to the individual CAR specified in Point b of this Clause.
Consolidated CAR is calculated as follows:
Consolidated CAR (%) |
= |
Consolidated equity |
x 100% |
Total consolidated risk-weighted assets |
Where:
- Consolidated equity shall be determined according to Appendix 1 hereof.
- Total consolidated risk-weighted assets shall be determined according to Appendix 2 hereof.
3. CAR of an FBB: 9%.
CAR is calculated as follows:
CAR (%) |
= |
Equity |
x 100% |
Total risk-weighted assets |
Where:
- Equity shall be determined according to Appendix 1 hereof.
- Total risk-weighted assets is the sum of on-balance assets, determined according to their level of risks and on-balance values of OBS commitments according to the level of risk specified in Appendix 2 hereof.
Section 3. CREDIT EXTENSION LIMITS
Article 10. CREDIT EXTENSION LIMITS
1. Banks and FBBs shall comply with regulations on the cases in which credit extension is banned or limited and the credit extension limits specified in Articles 126, 127 and 128 of the Law on credit institutions (amended).
2. A bank or FBB shall determine its credit extension limits mentioned in Clause 1 of this Article on the basis of its equity specified in Clause 3 of this Article at the end of the last working day.
3. Equity is determined as follows:
a) For banks and FBBs applying the CARs specified in this Circular: Banks shall apply their individual equity; FBBs shall apply their equity specified in Article 9 of this Circular.
b) Banks and FBBs that apply the CARs specified in this Circular No. 41/2016/TT-NHNN shall apply the equity determined according to Circular No. 41/2016/TT-NHNN.
Article 11. Conditions and limits for credit extension for investment in corporate bonds
1. A bank or FBB may extend credit with terms of up to 01 year for clients to invest in corporate bonds if the following conditions are met:
a) The credit extension comply with the limits and prudential ratios prescribed by law;
b) Bad debts ratio is under 3%;
c) Risks are properly managed in accordance with regulations of SBV on internal control systems of commercial banks and FBBs, regulations on classification of assets, making of and use of provisions for losses for risk management by credit institutions and FBBs.
2. A bank or FBB must not extend credit with for a client to invest in corporate bonds in the following cases:
a) The collateral is bonds issued by a credit institution, subsidiary of a credit institution or FBB;
b) The collateral is the bonds to be purchased by the client with the extended credit;
c) The client is one of the organizations and individuals mentioned in Clause 1 Article 126 of the Law on credit institutions (amended);
d) The client is a related person of any of the organizations or individuals mentioned in Clause 1 and Clause 4 Article 126 of the Law on credit institutions (amended);
dd) The client is or is related to one of the organizations or individuals mentioned in Clause 1 Article 127 of the Law on credit institutions (amended);
e) The bonds are not listed or registered on the Unlisted Public Company Market (UPCOM);
g) The bonds are issued by a subsidiary of the bank;
h) The client is a subsidiary or associate company of the credit institution.
3. The total credit extended for investment in corporate bonds (including bonds of credit institutions and FBBs) must not exceed 5% of the charter capital/assigned capital of a bank or FBB.
Article 12. Conditions and limits for credit extension for investment in shares
1. A bank or FBB may extend credit with terms of up to 01 year for clients to invest in shares if the following conditions are met:
a) The credit extension comply with the limits and prudential ratios prescribed by law;
b) Bad debts ratio is under 3%;
c) Risks are properly managed in accordance with regulations of SBV on internal control systems of commercial banks and FBBs, regulations on classification of assets, making of and use of provisions for losses for risk management by credit institutions and FBBs.
2. A bank or FBB must not extend credit with for a client to invest in shares in the following cases:
a) The collateral is shares of a credit institution or its subsidiary;
b) The collateral is the shares to be purchased by the client with the extended credit;
c) The shares are issued by a credit institution;
d) The client is one of the organizations and individuals mentioned in Clause 1 Article 126 of the Law on credit institutions (amended);
dd) The client is a related person of the organizations or individuals mentioned in Clause 1 and Clause 4 Article 126 of the Law on credit institutions (amended);
e) The client is or is related to one of the organizations or individuals mentioned in Clause 1 Article 127 of the Law on credit institutions (amended);
g) The client is a subsidiary or associate company of the credit institution.
3. The total credit extended for investment in shares of a bank or FBB must not exceed 5% of its charter capital/assigned capital.
Article 13. Credit extension management
1. Banks and FBBs shall manage credit extension in accordance with law their internal rules and regulations on credit extension and loan management to ensure proper use of loans according to Clause 1 Article 4 of this Circular.
2. Banks and FBBs shall keep updating the list of founding shareholders, major shareholders, capital contributors, members of the Board of Directors, the Board of members, the Board of Controllers, executives, holders of other managerial positions, and their related persons. This list must be made publicly available in the system of banks and FBBs, and be sent directly or by post to SBV in accordance with Point a and Point b Clause 6 Article 4 of this Circular.
3. A bank or FBB shall submit reports to:
d) To the General Meeting of Shareholders or members: reports on credit extended to the entities specified in Clause 1 Article 127 of the Law on credit institutions (amended) by the time the general meeting is held;
b) To the owner, capital contributors, executives: reports on credit extended to the entities specified in Clause 1 Article 127 of the Law on credit institutions (amended);
c) To SBV: reports on credit extended to the entities specified in Clause 1 Article 127 of the Law on credit institutions (amended);
4. Extension of credit to subsidiaries, associate companies and the entities mentioned in Clause 2 of this Article (except for the cases in which credit extension is not allowed according to Article 126 of the Law on credit institutions (amended)) is subject to approval by the Board of members (for banks), General Director or Director (for FBBs), except for credit extension decided by the General Meeting of Shareholders. The Board of Controllers shall monitor the approval of credit extension for the aforementioned entities.
1. Banks and FBBs shall, in accordance with the regulations in Appendix 3 hereof, prepare cash inflow and outflow worksheets at the end of each working day for monitoring solvency ratios specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. Liquidity ratio:
a) Every bank and FBB shall hold liquid assets in order to be prepared for payment of debts when they are due and unexpected expenses.
b) Every bank and FBB shall maintain a minimum liquidity ratio of 10%.
c) The liquidity ratio shall be calculated as follows:
Liquidity ratio (%) |
= |
Liquid assets |
x 100% |
Total liability |
Where:
- Liquid assets are specified in Appendix 3 hereof;
- Total liability is the total liability on the balance sheet minus (-):
+ Refinancing by SBV in the form of discounting, loans backed by financial instruments (minus the refinancing by SBV on the basis of special bonds and bonds directly issued to the debt seller at market prices of VAMC); overnight loan in electronic interbank payment; forward of financial instruments (minus the revenue from sale of bonds directly issued to the debt seller at market prices of VAMC) through open market operation of SBV.
+ Credit extension by other credit institutions and FBBS in the form of forwards, discounting and secured loans: (i) financial instruments used in transactions of SBV; (ii) bonds, treasury bills issued or guaranteed by governments and SBV of other countries and rated by international credit rating agencies (Standard & Poor’s, Fitch Rating) as AA or above, or equivalently rated by another independent credit rating agency.
d) Liquid assets and total liability shall be expressed as VND and other convertible foreign currencies at the rates specified in Point a Clause 26 Article 3 of this Circular).
3. 30-day solvency ratio:
a) A bank or FBB shall calculate and maintain its 30-day solvency for VND, USD and other foreign currencies that can be exchanged into USD a the rates specified in Point b Clause 26 Article 3 of this Circular.
b) 30-day solvency ratio is calculated as follows:
30-day solvency ratio (%) |
= |
Liquid assets |
x 100% |
Net cash outflow in the next 30 days |
Where:
(i) Liquid assets are specified in Appendix 3 hereof;
(ii) Net cash outflow in the next 30 days is the difference between the cash outflow and cash inflow of 30 consecutive days from the next day according to Appendix 3 hereof.
c) In case a bank or FBB finds that the net cash outflow in VND in the next 30 days is a positive number, it shall maintain a minimum 30-day solvency ratio for VND of 50%.
d) In case a bank or FBB finds that the net cash outflow for a foreign currency in the next 30 days is a positive number, it shall maintain a minimum 30-day solvency ratio as follows:
(i) For commercial banks: 10%;
(ii) For FBBs: 5%;
(iii) For cooperative banks: 5%.
Article 15. Management and handling of failure to maintain solvency ratios
1. Every bank and FBB shall establish a department at the headquarters for management of liabilities and assets. Such a department shall be managed by General Director/Director or Deputy General Director/Deputy director.
2. In case the 30-day solvency ratio of a bank or FBB is below the rate specified in with Point c and Point d Clause 3 Article 14 of this Circular, SBV shall consider imposing administrative penalties and carry out solvency ratio supervision. The bank or FBB shall promptly implement the corrective measure, including: taking a loan from another credit institution or FBB; taking a loan from an overseas financial institutions; concluding an irrevocable term deposit agreement, irrevocable loan agreement and other irrevocable agreement with other credit institutions, FBBs or overseas financial institutions in other to maintain the minimum solvency ratio. If any of the corrective measures mentioned above involves at least 20% of the liquid assets, SBV shall implement additional supervision measures and take actions as prescribed by law.
3. Banks and FBBs shall submit solvency ratio reports to SBV in accordance with regulations on statistical reporting by credit institutions and FBBs. Before 10 am of the next day, the bank or FBB shall submit a written report on the inadequate solvency ratio (if any) and implemented measures, send it to SBV directly or by post in accordance with Point a and Point b Clause 6 Article 4 of this Circular.
4. A bank or FBB may only grant loans and enter into such irrevocable term deposit agreements, irrevocable loan agreements with other credit institutions and FBBs if its 30-day solvency ratio is still conformable with Article 14 of this Circular.
5. After taking the corrective measures mentioned in Clause 2 of this Article, if the bank’s or FBB’s solvency is still inadequate, it shall promptly notify SBV (Bank Supervision and Inspection Agency) and the SBV branch in the province in which the bank’s or FBB’s headquarters are located.
Section 5. MAXIMUM RATIO OF SHORT-TERM CAPITAL FOR PROVISION OF MEDIUM-TERM AND LONG-TERM LOANS
Article 16. Maximum ratio of short-term capital for provision of medium-term and long-term loans
1. Banks and FBBs shall apply the following formula to calculate maximum ratio of short-term capital for provision of medium-term and long-term loans in VND and other foreign currencies that can be exchanged into VND at the rates specified in Point a Clause 26 Article 3 of this Circular:
Where:
- A: Ratio of short-term capital for provision of medium-term and long-term loans.
- B: Total medium-term and long-term loans balance specified in Clause 2 of this Article minus (-) total medium-term and long-term capital specified in Clause 3 of this Article.
- C: Short-term capital specified in Clause 4 of this Article.
2. Total medium-term and long-term loans include:
a) Balance of the following amounts with remaining term of over 01 year:
(i) Loans (including loans taken by other credit institutions and FBBs in Vietnam), except:
- Loans from trust funds of the Government, individuals and other organizations (including other credit institutions and FBBs in Vietnam; parent banks, foreign branches of parent banks) the risks of which are taken by the trustors;
- Loans granted to programs and projects refinanced by SBV under decisions of the Government or the Prime Minister.
(ii) Trust funds granted by other credit institutions and FBBs under a trust agreement the risks of which are taken by the trustors;
(iii) Purchases of and investments in financial instruments; trust funds for purchases of and investments in financial instruments the risks of which are taken by the trustors; except financial instruments used in transactions of SBV (not including bonds issued by VAMC);
(iv) If the loans and or fiduciary loans mentioned in (i) and (ii) have various repayment terms, the remaining term to be included in the medium-term and long-term loan balance shall be determined according to the original term of each loan.
b) Overdue principal of loans, or fiduciary loans; total purchase or fiduciary purchase of financial instruments.
3. Medium-term and long-term capital with remaining term of over 01 year includes:
a) Deposits of individuals;
b) Deposits of domestic and overseas organizations, except deposits in State Treasury;
c) Loans from domestic and overseas financial institutions;
d) Trust funds from the Government the risks of which are taken by the bank or FBB (the trustee);
dd) Loans from another credit institution or FBB (the lender) that are subsequently on-lent by the bank or FBB (the borrower), the risks of which are taken by the borrower;
e) Revenue from issuance of promissory notes, treasury bills, certificates of deposit, bonds;
g) Deposits of people's credit funds if the bank is a cooperative bank;
h) Charter capital, assigned capital, fund for charter capital increase, development investment funds and financial reserve funds that remain after deduction of cumulative loss (according to the balance sheet when calculating the maximum ratio of short-term capital for provision of medium-term and long-term loans), costs of fixed assets, capital contributions, purchases of shares prescribed by law;
i) Share premium, undistributed profit (according to the balance sheet when calculating the maximum ratio of short-term capital for provision of medium-term and long-term loans) that remains after purchase of treasury stocks;
k) Exchange differences due to reassessment of foreign currency equity on the balance sheet when converting the foreign currency in the financial statement into VND.
4. Short-term capital with remaining term of up to 01 year (including demand deposits) includes:
a) Deposits of individuals, except escrows and dedicated capital deposits;
b) Deposits of domestic and overseas organizations, except:
(i) Deposits of State Treasury;
(ii) Escrows and dedicated capital deposits of clients;
(iii) Deposits of other credit institutions and FBBs in Vietnam.
c) Loans from domestic and overseas financial institutions (except loans from other credit institutions and FBBs in Vietnam);
d) Trust funds from the Government (the trustor) the risks of which are taken by the bank or FBB (the trustee);
dd) Loans from another credit institution or FBB (the lender) that are subsequently on-lent by the bank or FBB (the borrower), the risks of which are taken by the borrower;
e) Revenue from issuance of promissory notes, treasury bills, certificates of deposit, bonds;
g) Deposits of people's credit funds if the bank is a cooperative bank.
5. Banks and FBBs shall maintain the maximum ratio of short-term capital for provision of medium-term and long-term loans as follows:
a) From January 01, 2020 to September 30, 2020 inclusive: 40%
b) From October 01, 2020 to September 30, 2021 inclusive: 37%
c) From October 01, 2021 to September 30, 2022 inclusive: 34%
d) From October 01, 2022 onwards: 30%
Section 6. RATIOS OF INVESTMENT IN GOVERNMENT BONDS AND GOVERNMENT-BACKED BONDS
Article 17. Ratios of investment in government bonds and government-backed bonds
1. The maximum ratio of a bank’s or FBB’s investment in government bonds and government-backed bonds to its previous month’s total liability is 30%.
2. Government bonds include:
a) Treasury bills;
c) Treasury bonds;
c) National development bonds.
3. Government-backed bonds include:
a) Government-backed corporate bonds;
b) Government-backed bonds issued by policy banks;
c) Government-backed bonds issued financial institutions and credit institutions.
4. Total purchases of Government bonds and government-backed bonds for determination of the maximum ratio mentioned in Clause 1 of this Article is the buying prices for Government bonds and government-backed bonds under the ownership of the bank or FBB, fiduciary purchases of Government bonds and government-backed bonds, exclusive of purchases of Government bonds and government-backed bonds from trust funds the risks of which are not taken by the bank or FBB.
5. A newly established bank or FBB (excluding credit institutions that are reorganized under the Law on credit institutions) that has been operating for less than 02 years and has a total liability smaller than its charter capital/assigned capital may invest in Government bonds and government-backed bonds with a ratio of up to 30% of its charter capital/assigned capital.
Section 7. LIMITS ON CAPITAL CONTRIBUTION AND SHARES PURCHASE
Article 18. Limits on capital contribution and shares purchase
Commercial banks, their subsidiaries and associate companies shall comply with the ratios of capital contribution and share purchase specified in Article 103, Article 129 and Article 135 of the Law on credit institutions (amended).
Article 19. Commercial banks holding shares of other credit institutions
1. A commercial bank that holds of another credit institution shares (including the shares held by the bank’s shareholders, other organizations, individuals under a trust agreement with the bank) shall satisfy the conditions specified in Clause 2 and the limits specified in Clause 3 of this Article.
2. At the time of purchase of shares of another credit institution, the purchasing bank shall satisfy the following conditions:
a) The actual value of charter capital is not smaller than the registered charter capital;
b) The limits and prudential ratios specified in this Circular are complied with;
c) Bad debts ratio is under 3%;
d) There are procedures for assessment of risks of the purchase and holding of shares of other credit institutions;
dd) Every purchase of shares of the other credit institution is approved by Board of Directors, the Board of members;
e) The bank has not incurred any administrative penalties for violations against regulations on banking over 01 year before the date of purchase;
g) The chairperson and other members of the Board of Directors, the chairperson and other members of the Board of members, General Director (Director), the chief and other members of the Board of Controllers, major shareholders of the commercial bank, its subsidiaries and their related persons must not purchase voting shares of the said credit institution;
h) The chairperson and other members of the Board of Directors, the chairperson and other members of the Board of members, General Director (Director), the chief and other members of the Board of Controllers, major shareholders of the commercial bank, its subsidiaries and their related persons must not entrust any other organization to purchase voting shares of the said credit institution.
3. Limits:
a) A commercial bank may hold shares of up to 02 other credit institutions, except for the credit institutions that are subsidiaries of the bank;
b) A commercial bank may hold an amount of shares of another credit institution that is worth less than 5% of its voting shares;
c) A commercial bank must not nominate members of Board of Directors of the credit institutions whose shares are being held by the bank, except for the credit institutions that are subsidiaries of the bank or commercial banks that are supporting credit institutions appointed to participate in management of the credit institution under strict control;
d) In the following cases, the limits specified in Point a and Point b of this Clause and the conditions specified in Clause 2 of this Article may be ignored:
(i) The shares are purchased under the plan for restructuring of a credit institution put under strict control according to the Law on credit institutions (amended);
(ii) The shares purchase is requested by SBV as prescribed by law.
dd) In case a commercial bank sells another credit institution’s shares under a deferred payment plan, the bank may only transfer the ownership of the shares paid for.
Section 8. LOAN-TO-DEPOSIT RATIO
Article 20. Loan-to-deposit ratio
1. Banks and FBBs shall apply the following formula to calculate the maximum loan-to-deposit ratio LDR in VND and other foreign currencies that can be exchanged into VND at the rates specified in Point a Clause 26 Article 3 of this Circular:
Where:
- LDR: Loan-to-deposit ratio
- L: Total loans specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
- D: Total deposits specified in Clause 4 of this Article.
2. Total loans include:
a) Loans provided for individuals and organizations (except credit institutions and FBBs in Vietnam);
b) Fiduciary loans granted by other credit institutions and FBBs.
3. Total loans do not include:
a) Loans from trust funds of the Government, individuals and other organizations (including other credit institutions and FBBs in Vietnam; parent banks, foreign branches of parent banks) the risks of which are taken by the trustors;
b) Overseas loans of by the bank or FBB. Overseas loans of an FBB include loans of the parent bank and its overseas branches;
c) Refinancing by SBV, excluding refinancing for temporary solvency recovery.
4. Total deposits include:
a) Deposits of domestic and foreign organizations (including deposits of other credit institutions and FBBs), except:
(i) Deposits of State Treasury;
(ii) Escrows and dedicated capital deposits of clients;
b) Deposits of individuals, except escrows and capital deposits;
c) Revenue from issuance of promissory notes, treasury bills, certificates of deposit, bonds.
5. Every bank and FBB shall maintain a maximum LDR of 85%.
The Governor of SBV shall impose specific ratios applicable to banks and FBBs over their first 03 years of operation on a case-by-case basis.
6. A bank or FBB is not required to apply the LDR specified in Clause 5 of this Article if its charter capital/assigned capital minus (-) cumulative loss (according to the balance sheet when LDR), costs of fixed assets, capital contributions, purchases of shares is greater than total loans.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 21. Transition clauses
1. The contracts that are concluded before the effective date of this Circular and conformable with applicable laws when they are concluded may be executed until their expiration. These contracts may be revised or extension if the revision or extension is conformable with regulations of this Circular and relevant laws.
2. When this Circular comes into force, every bank and FBB whose capital adequacy ratios are not conformable with Article 9 of this Circular shall prepare a remedial plan that has the following contents:
a) The unconformable ratios;
b) Measures for ensuring that the ratios are conformable within 6 months from the effective date of this Circular.
3. When this Circular comes into force, every bank and FBB whose LDR is not conformable with Article 20 of this Circular shall prepare a remedial plan with the following contents:
a) The unconformable LDR;
b) Measures for ensuring the LDR does not increase;
c) Measures for reducing the LDR to the conformable level by January 01, 2022.
Article 22. Post-transition actions
After the transition period mentioned in Clause 2 and Clause 3 Article 21 of this Circular or a time limit imposed by SBV, SBV shall consider implementing necessary measures, including restructuring and revocation of the licenses of the banks and FBBs that fail to maintain the conformable capital adequacy ratios or LDR specified in this Circular.
Article 23. Responsibilities of banks and FBBs
1. The Banks and FBBs that fail to comply with the limits and prudential ratios specified in this Circular shall prepare remedial plans and implement remedial measures.
2. Within 30 days from the date of effective of this Circular, they shall submit the remedial plan mentioned in Clause 2 and Clause 3 Article 21 of this Circular to SBV in accordance with Point a and Point b Clause 6 Article 4 of this Circular.
IN case SBV or an SBV’s branch requests revisions to a remedial plan, the bank or FBB shall make the revisions accordingly.
3. Banks and FBBs shall add the revisions the remedial plans mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article and the implementation schedule to the approved restructuring plan according to the Prime Minister’s Decision No. 1058/QD-TTg dated July 19, 2017.
1. This Circular shall enter into force from January 01, 2020.
2. Article 23 of Circular No. 41/2016/TT-NHNN is amended as follows:
“Article 23. Effect
1. This Circular shall enter into force from January 1, 2020, except for the cases specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. Banks and FBBs that are able to apply the capital adequacy ratios referred to herein prior to the date referred to in Clause 1 of this Article and shall submit an application for implementation of this Circular to SBV (Bank Supervision and Inspection Agency) in which capability to implement these ratios and implementation schedule date must be clearly defined. The date of official implementation of this Circular by the banks and FBBs that submit the aforementioned application shall be specified in writing by SBV.
3. The banks and FBBs that are not able to apply the capital adequacy ratios specified in this Circular shall send written requests for permission to apply the minimum capital adequacy ratios to SBV (Bank Supervision and Inspection Agency) and SBV’s branches where their headquarters are located by January 01, 2020.
The request shall specify the reasons for application of the minimum capital adequacy ratios from January 01, 2020, the plan (solutions and road map) for ensuring compliance to this Circular by January 01, 2023, except for banks that follow the road map under the Prime Minister’s Decision No. 1058/QD-TTg dated July 19, 2017. The date of application of this Circular shall be the date written in the request or the approved restructuring plan under Decision No. 1058/QD-TTg.”
3. The following documents are no longer applicable to banks and FBBs:
- Circular No. 36/2014/TT-NHNN dated 20/11/2014 of the Governor of SBV on limits and prudential ratios applicable to credit institutions and FBBs;
- Circular No. 06/2016/TT-NHNN dated 27/5/2016 of the Governor of SBV on amendments to Circular No. 36/2014/TT-NHNN;
- Circular No. 19/2017/TT-NHNN dated 28/12/2017 of the Governor of SBV on amendments to Circular No. 36/2014/TT-NHNN;
- Circular No. 16/2018/TT-NHNN dated 31/7/2018 of the Governor of SBV on amendments to Circular No. 36/2014/TT-NHNN;
- Article 4 of Circular No. 13/2019/TT-NHNN dated 21/8/2019 of the Governor of SBV on amendments to some Circulars on licensing, organization and operation of credit institutions and FBBs.
Article 25. Implementation organization
The Chief of the Office, Chief of the Banking Inspection and Supervision Agency, Heads of affiliated entities of the State Bank, Directors of the State Bank branches located at centrally-affiliated cities and provinces, Chairpersons of the Board of Directors, Chairpersons of the Board of Members, and General Director (Director) of banks and/or foreign bank branches, shall be responsible for implementing this Circular./.
|
PP GOVERNOR |
APPENDIX 1
Components AND DETERMINATION OF EQUITY
(Promulgated together with Circular No. 22/2019/TT-NHNN dated November 15, 2019)
A. Components and determination of isolated equity of a bank:
I. Isolated equity:
No. |
Component |
Determination method |
|
ISOLATED TIER 1 CAPITAL (A) = A1 - A2 - A3 |
|
|
Components of isolated Tier 1 capital (A1) = Σ1÷8 |
|
(1) |
Charter capital (provided and contributed capital) |
Use the figures in “Charter capital” section on the balance sheet. If a foreign currency is used in the balance sheet, charter capital will be converted into VND according to SBV's guidance on financial statements of credit institutions. |
(2) |
Fund for charter capital increase |
Use the amount of “Fund for charter capital increase” in “Funds of the credit institution” section on the balance sheet. |
(3) |
Development investment fund |
Use the amount of “Development investment fund” in “Funds of the credit institution” section on the balance sheet. |
(4) |
Financial reserve fund |
Use the amount of “Financial reserve fund” in “Funds of the credit institution” section on the balance sheet. |
(5) |
Investments in capital construction and purchase of fixed assets |
Use the amounts of “Investments in capital construction and purchase of fixed assets” on the balance sheet. |
(6) |
Undistributed profit |
Use the amount of “Undistributed profit” on the balance sheet at the time of calculation of isolated capital adequacy ratio. If the bank is permitted to delay making provision for losses, the positive difference between the mandatory provision for losses mandated by SBV and the existing provision shall be deducted from the undistributed profit. |
(7) |
Share premium |
Use the amount of “Share premium” on the balance sheet. |
(8) |
Exchange difference |
Use the exchange difference due to revaluation of foreign currency equity on the balance sheet when converting the foreign currency in the financial statement into VND. |
|
Deductions from isolated Tier 1 capital (A2) = Σ 9÷15 |
|
(9) |
Goodwill |
Use the positive difference between the amount paid for a financial asset and its book value payable by the bank upon its acquisition. |
(10) |
Cumulative loss |
Use the amount of “cumulative loss” when calculating isolated equity. |
(11) |
Treasury stocks |
Use the figures in “Treasury stocks” section on the balance sheet. |
(12) |
Credit extensions for contributing capital in and purchasing shares of other credit institutions |
Use the amounts of credit extensions for contributing capital to and purchasing shares of other credit institutions. |
(13) |
Capital contributions and purchases of shares of other credit institutions |
Use the purchases of listed shares of other credit institutions in “Marketable securities” section and capital contributions for long-term investment in other credit institutions in “Capital contributions for long-term investment” section on the balance sheet. |
(14) |
Capital contributions to and purchase of shares of subsidiary companies, excepts the items in (13) |
Use the capital contributions for long-term investment in subsidiary companies other than those in (13) in “Capital contributions for long-term investment” section on the balance sheet. |
(15) |
Investments in the form of purchase of shares in order to have control over enterprises operating in the fields of insurance, securities, foreign exchange, gold, factoring, credit card issuance, consumer credit, payment services, credit information, except those mentioned in (13) and (14). |
Use the figures of investments in the form of purchase of shares in order to have control over enterprises operating in the fields of insurance, securities, foreign exchange, gold, factoring, credit card issuance, consumer credit, payment services, credit information, except those mentioned in (13) and (14) in “Marketable securities” and “Capital contributions for long-term investment” sections of the balance sheet. |
|
Additional deductions (A3) = Σ16÷17 |
|
(16) |
Capital contribution to and purchase of shares of an enterprise, a associate company, a fund (except those mentioned in (13) to (15)) exceeding 10% of (A1 – A2) |
Total positive difference between: (i) capital contribution for long-term investment in each enterprise, an associate company, a fund (except those mentioned in (13) to (15)) in “Marketable securities” and “Other long-term investments” sections of the balance sheet; and (ii) 10% of (A1 - A2). |
(17) |
Other capital contributions and purchases of shares (except those mentioned in (13) to (16)) exceeding 40% of (A1 – A2) |
Total positive difference between: (i) total other capital contributions and purchases of shares (except those mentioned in (13) to (16)) in “Marketable securities” and “Capital contributions for long-term investments” sections of the balance sheet; and (ii) 40% of (A1 - A2). |
|
ISOLATED TIER 2 CAPITAL (B) = B1 - B2 - (25) |
Value of isolated Tier 2 capital must not exceed isolated Tier 1 capital |
|
Components of isolated Tier 2 capital (B1) = Σ18÷21 |
|
(18) |
50% of the positive difference due to revaluation of fixed assets as prescribed by law |
50% of the credit balance of the fixed asset revaluation difference account |
(19) |
40% of the positive difference due to revaluation of capital contributions for long-term investment as prescribed by law |
40% of the credit balance of the asset revaluation difference account for long-term capital contributions. |
(20) |
General provisions prescribed by SBV’s regulations on classification of assets, making of and use of provisions for losses for risk management by credit institutions and FBBs |
The sum of “General provisions" on the balance sheet. |
(21) |
Convertible bonds, subordinated debts that are issued by the bank and satisfy the following conditions: (i) The initial term is not shorter than 5 years; (ii) They are not secured with assets of the bank itself; (iii) The bank is only permitted to repurchase or prematurely repay the debt if the safety ratios and limits are still complied with after doing so and reports are sent to SBV in accordance with Point a and Point b Clause 6 Article 4 of this Circular for supervision; (iv) The bank may stop paying interest and carry forward the cumulative interest to the next year if interest payment causes a loss in the year; (v) In case of bank liquidation, holders of bonds and subordinated debts will only be paid after the bank has fully paid other creditors; (vi) The bank may only impose a specific value of interest rate of subordinated debts or use a formula which is specified in the contract or issuance documents. - In case the interest rate is expressed as a specific value, it may only be changed after 5 years from the issuance date or contract conclusion date and may be changed only once throughout its duration. - In case the interest rate is expressed as a formula, it must not be changed except for the amplitude in the formula (if any), which may be changed once after 5 years from the issuance date or contract conclusion date. |
- If the subordinated debt duration is over 5 years when value is being determined, the entire subordinated debt value will be included in Tier 2 capital. - On the issuance date or contract conclusion date every year from the fifth year to before the payment deadline, the value of convertible bonds or subordinated debt which is included in Tier 2 capital shall be reduced by 20% so that such value will be 0 on the first day of the last year before the payment deadline. |
|
Deductions from isolated Tier 2 capital (B2) = (22) + (23) + (24) |
|
(22) |
Convertible bonds issued by other credit institutions, subordinated debts issued by other credit institutions/FBBs which fully satisfy the conditions for inclusion in Tier 2 capital of the credit institutions/FBBs and are purchased/invested in by the bank as prescribed by law |
- Convertible bonds and subordinated debts that are purchased from 12/02/2018 must be removed from Tier 2 capital from the date of purchase. - Convertible bonds and subordinated debts that are purchased before 12/02/2018 must be deducted from Tier 2 capital as follows: + From 12/02/2018 to 31/12/2018: deduct 25% of the value of purchased convertible bonds and subordinated debts; + From 01/01/2019 to 31/12/2019: deduct 50% of the value of purchased convertible bonds and subordinated debts; + From 01/01/2020 to 31/12/2020: deduct 75% of the value of purchased convertible bonds and subordinated debts; + From 01/01/2021: deduct 100% of the value of purchased convertible bonds and subordinated debts; |
(23) |
Positive difference between item (20) and 1,25% of “Total risk-weighted assets” in Appendix 2 |
|
(24) |
Positive difference between item (21) and 50% of A |
|
|
Additional deductions |
|
(25) |
Positive difference between (B1-B2) and A |
|
|
Deductions when calculating isolated equity |
|
(26) |
100% of the negative difference due to fixed asset revaluation as prescribed by law |
100% of the debit balance of the fixed asset revaluation difference account. |
(27) |
100% of the negative difference due to revaluation of capital contributions for long-term investment as prescribed by law |
100% of the debit balance of the asset revaluation difference account for long-term capital contributions. |
(C) |
ISOLATED EQUITY (C) = (A) + (B) - (26) - (27) |
|
II. Consolidated equity
1. General rules:
a. Consolidated equity has the components specified in Point 2 below, extracted from the consolidated balance sheet, excluding subsidiary companies that are enterprises operating under the Law on Insurance Business.
b. In case the consolidated financial statement mentioned in (a) does not contain specific items for calculating consolidated Tier 1 and Tier 2 capital, the bank shall obtain information from isolated balance sheets.
2. Components and determination of consolidated equity:
No. |
Component |
Determination method |
|
CONSOLIDATED TIER 1 CAPITAL (A) = A1 - A2 - A3 |
|
|
Components of consolidated Tier 1 capital (A1) = Σ1÷8 |
|
(1) |
Charter capital (provided and contributed capital) |
Use the figures in “Charter capital” section on the consolidated balance sheet. If a foreign currency is used in the balance sheet, charter capital will be converted into VND according to SBV's guidance on financial statements of credit institutions. |
(2) |
Fund for charter capital increase |
Use the amount of “Fund for charter capital increase” in “Funds of the credit institution” section on the consolidated balance sheet. |
(3) |
Development investment fund |
Use the amount of “Development investment fund” in “Funds of the credit institution” section on the consolidated balance sheet. |
(4) |
Financial reserve fund |
Use the amount of “Financial reserve fund” in “Funds of the credit institution” section on the balance sheet. |
(5) |
Investments in capital construction and purchase of fixed assets |
Use the amounts of “Investments in capital construction and purchase of fixed assets” on the balance sheet. |
(6) |
Undistributed profit |
Use the amount of “Undistributed profit” on the consolidated balance sheet at the time of calculation of consolidated capital adequacy ratio. If the bank is permitted to delay making provision for losses, the positive difference between the mandatory provision for losses mandated by SBV and the existing provision shall be deducted from the undistributed profit. |
(7) |
Cumulative share premium |
Use the amount of “Share premium” on the consolidated balance sheet. |
(8) |
Exchange differences upon consolidation of financial statements |
Use the figures in “Exchange differences” section on the consolidated balance sheet. If the bank uses a foreign currency for accounting, the exchange differences also include those due to revaluation of foreign currency equity in “Equity” section on the balance sheet when converting the foreign currency in the financial statement into VND. |
|
Deductions from consolidated Tier 1 capital (A2) = Σ Σ9÷14 |
|
(9) |
Goodwill |
Use the positive difference between the amount paid for a financial asset and its book value payable by the bank upon its acquisition. |
(10) |
Cumulative loss |
Use the amount of “cumulative loss” when calculating consolidated equity. |
(11) |
Treasury stocks |
Use the figures in “Treasury stocks” section on the consolidated balance sheet. |
(12) |
Credit extensions for contributing capital to and purchasing shares of other credit institutions |
Use the balance of credit extensions for capital contribution to or purchase of shares of other credit institutions, including those of consolidated subsidiary companies. |
(13) |
Capital contributions and purchases of shares of other credit institutions |
Use the purchases of listed shares of other credit institutions in “Marketable securities” section and capital contributions for long-term investment in other credit institutions in “Capital contributions for long-term investment” section on the consolidated balance sheet. |
(14) |
Capital contributions and purchases of shares of subsidiary companies that are not included in the consolidated financial statement and enterprises operating under the Law on Insurance Business, excluding those accounted for in (13) |
Use the capital contributions for long-term investment in subsidiary companies that are not included in the consolidated financial statement and insurers other than those accounted for in (13) in “Capital contributions for long-term investment” section on the consolidated balance sheet. |
|
Additional deductions (A3) = Σ15÷16 |
|
(15) |
Capital contribution to and purchase of shares of an enterprise, a associate company, a fund (except those mentioned in (13) to (14)) exceeding 10% of (A1 – A2) |
Total positive difference between: (i) capital contribution for long-term investment in each enterprise, a associate company, a fund (except those mentioned in (13) to (14)) in “Marketable securities” and “Other long-term investments” sections of the consolidated balance sheet; and (ii) 10% of (A1 - A2). |
(16) |
Other capital contributions and purchases of shares (except those mentioned in (13) to (15)) exceeding 40% of (A1 – A2) |
Total positive difference between: (i) total other capital contributions and purchases of shares (except those mentioned in (13) to (15)) in “Marketable securities” and “Capital contributions for long-term investments” sections of the consolidated balance sheet; and (ii) 40% of (A1 - A2). |
|
CONSOLIDATED TIER 2 CAPITAL (B) = B1 - B2 - (25) |
Value of consolidated Tier 2 capital must not exceed consolidated Tier 1 capital |
|
Components of consolidated Tier 2 capital (B1) = Σ17÷21 |
|
(17) |
50% of the positive difference due to revaluation of fixed assets as prescribed by law |
50% of the credit balance of the fixed asset revaluation difference account on the consolidated balance sheet. |
(18) |
40% of the positive difference due to revaluation of capital contributions for long-term investment as prescribed by law |
40% of the credit balance of the asset revaluation difference account for long-term capital contributions on the consolidated balance sheet. |
(19) |
General provisions prescribed by SBV’s regulations on classification of assets, making of and use of provisions for losses for risk management by credit institutions and FBBs |
The sum of “General provisions" on the balance sheet. |
(20) |
Convertible bonds, subordinated debts that are issued by the bank and satisfy the following conditions: (i) The initial term is not shorter than 5 years; (ii) They are not secured with assets of the credit institution itself; (iii) The bank is only permitted to repurchase or prematurely repay the debt if the safety ratios and limits are still complied with after doing so and reports are sent to SBV in accordance with Point a and Point b Clause 6 Article 4 of this Circular for supervision; (iv) The bank may stop paying interest and carry forward the cumulative interest to the next year if interest payment causes a loss in the year; (v) In case of bank liquidation, holders of convertible bonds and subordinated debts will only be paid after the bank has fully paid other creditors; (vi) The bank may only impose specific values of interest rates of convertible bonds and subordinated debts or use a formula which is specified in the contract or issuance documents. - In case the interest rate is expressed as a specific value, it may only be changed after 5 years from the issuance date or contract conclusion date and may be changed only once throughout the duration of the convertible bonds and other debt instruments. - In case the interest rate is expressed as a formula, it must not be changed except for the amplitude in the formula (if any), which may be changed once after 5 years from the issuance date or contract conclusion date. |
- If the duration of the subordinated debt is over 5 years upon valuation, the entire value of convertible bonds and other debt instruments will be included in Tier 2 capital. - On the issuance date or contract conclusion date every year from the fifth year to before the payment deadline, the value of convertible bonds or subordinated debt which is included in Tier 2 capital shall be reduced by 20% so that such value will be 0 on the first day of the last year before the payment deadline. Note: Convertible bond and subordinated debts issued by subsidiary companies that are not credit institutions must not be included in this item. |
(21) |
Interests of minority shareholders |
Use the figures in “Interests of minority shareholders” section on the consolidated balance sheet. |
|
Deductions from consolidated Tier 2 capital (B2) = (22) + (23) + (24) |
|
(22) |
Convertible bonds issued by credit institutions, subordinated debts issued by other credit institutions/FBBs which fully satisfy the conditions for inclusion in Tier 2 capital of the credit institutions/FBBs and are purchased/invested in by the credit institution as prescribed by law |
- Convertible bonds and subordinated debts that are purchased from 12/02/2018 must be removed from Tier 2 capital from the date of purchase. - Convertible bonds and subordinated debts that are purchased before 12/02/2018 must be deducted from Tier 2 capital as follows: + From 12/02/2018 to 31/12/2018: deduct 25% of the value of purchased convertible bonds and subordinated debts; + From 01/01/2019 to 31/12/2019: deduct 50% of the value of purchased convertible bonds and subordinated debts; + From 01/01/2020 to 31/12/2020: deduct 75% of the value of purchased convertible bonds and subordinated debts; + From 01/01/2021: deduct 100% of the value of purchased convertible bonds and subordinated debts; |
(23) |
Positive difference between item (19) and 1,25% of “Total risk-weighted assets” in Appendix 2 |
|
(24) |
Positive difference between item (20) and 50% of A |
|
|
Additional deductions |
|
(25) |
Positive difference between (B1 - B2) and A |
|
|
Deductions when calculating consolidated equity |
|
(26) |
100% of the negative difference due to fixed asset revaluation as prescribed by law |
100% of the debit balance of the fixed asset revaluation difference account on the balance sheet. |
(27) |
100% of the negative difference due to revaluation of capital contributions for long-term investment as prescribed by law |
100% of the debit balance of the asset revaluation difference account for long-term capital contributions on the balance sheet. |
(C) |
CONSOLIDATED EQUITY (C) = (A) + (B) - (26) - (27) |
|
B. Components and determination of equity of an FBB:
The FBB shall determine its equity with the following components according to regulations of law on finance of FBBs and its assets.
No. |
Component |
Determination method |
|
TIER 1 CAPITAL (A) = (A1) - (A2) |
|
|
Components of Tier 1 capital (A1) = Σ1÷7 |
|
(1) |
Provided capital |
Use the figures in “Charter capital” section on the balance sheet. If the FBB uses a foreign currency for accounting, charter capital will be converted into VND according to SBV's guidance on financial statements of credit institutions. |
(2) |
Fund for charter capital increase |
Use the amount of “Fund for charter capital increase” in “Funds of the credit institution” section on the balance sheet. |
(3) |
Development investment fund |
Use the amount of “Development investment fund” in “Funds of the credit institution” section on the balance sheet. |
(4) |
Financial reserve fund |
Use the amount of “Financial reserve fund” in “Funds of the credit institution” section on the balance sheet. |
(5) |
Investments in capital construction and purchase of fixed assets |
Use the amounts of “Investments in capital construction and purchase of fixed assets” on the balance sheet. |
(6) |
Undistributed profit |
Use the amount of “Undistributed profit” on the balance sheet at the time of calculation of capital adequacy ratio. If the bank is permitted to delay making provision for losses, the positive difference between the mandatory provision for losses mandated by SBV and the existing provision shall be deducted from the undistributed profit. |
(7) |
Exchange difference |
Use the exchange difference due to revaluation of foreign currency equity on the balance sheet when converting the foreign currency in the financial statement into VND. |
|
Deductions from Tier 1 capital (A2) = (8) + (9) |
|
(8) |
Cumulative loss |
Use the amount of “cumulative loss” when calculating equity. |
(9) |
Credit extensions for contributing capital to and purchasing shares of other credit institutions |
Use the amounts of loans granted for contributing capital to and purchasing shares of other credit institutions. |
|
TIER 2 CAPITAL (B) = B1 - B2 - (15) |
Value of Tier 2 capital must not exceed Tier 1 capital |
|
Components of Tier 2 capital (B1) = Σ10÷11 |
|
(10) |
General provisions prescribed by SBV’s regulations on classification of assets, making of and use of provisions for losses for risk management by credit institutions and FBBs |
Use the sum of “General provisions" on the balance sheet. |
(11) |
Convertible bonds, subordinated debts that satisfy the following conditions: (i) The loan term is not shorter than 5 years; (ii) They are not secured with assets of the FBB itself; (iii) The FBB is only permitted to prematurely repay the debt if the safety ratios and limits are still complied with after doing so and reports are sent to SBV in accordance with Point a and Point b Clause 6 Article 4 of this Circular for supervision; (iv) The FBB may stop paying interest and carry forward the cumulative interest to the next year if interest payment causes a loss in the year; (v) In case the FBB is shut down, the lender will only be paid after the FBB has paid other creditors; (vi) The FBB may only impose a specific value of interest rate of the loans or subordinated debts or use a formula which is specified in the loan contract. - In case the interest rate is expressed as a specific value, it may only be changed after 5 years from the contract conclusion date and may be changed only once throughout the loan term. - In case the interest rate is expressed as a formula, it must not be changed except for the amplitude in the formula (if any), which may be changed once after 5 years from the contract conclusion date. |
- If the loan term is over 5 years when value is being determined, the entire value of the loan or subordinated debt will be included in Tier 2 capital. On the contract conclusion date every year from the fifth year to before the repayment deadline, the value of the loan or subordinated debt which is included in Tier 2 capital shall be reduced by 20% so that such value will be 0 on the first day of the last year before the repayment deadline. |
|
Deductions from Tier 2 capital (B2) = (12) + (13) + (14) |
|
(12) |
Convertible bonds issued by credit institutions; subordinated debts issued by other credit institutions/FBBs which fully satisfy the conditions for inclusion in Tier 2 capital of the credit institutions/FBBs and are purchased/invested in by the FBB as prescribed by law |
- Convertible bonds and subordinated debts that are purchased from 12/02/2018 must be removed from Tier 2 capital from the date of purchase. - Convertible bonds and subordinated debts that are purchased before 12/02/2018 must be deducted from Tier 2 capital as follows: + From 12/02/2018 to 31/12/2018: deduct 25% of the value of purchased convertible bonds and subordinated debts; + From 01/01/2019 to 31/12/2019: deduct 50% of the value of purchased convertible bonds and subordinated debts; + From 01/01/2020 to 31/12/2020: deduct 75% of the value of purchased convertible bonds and subordinated debts; + From 01/01/2021: deduct 100% of the value of purchased convertible bonds and subordinated debts; |
(13) |
Positive difference between item (10) and 1,25% of “Total risk-weighted assets” in Appendix 2 |
|
(14) |
Positive difference between item (11) and 50% of A |
|
|
Additional deductions |
|
(15) |
Positive difference between (B1-B2) and A |
|
(C) |
EQUITY (C) = (A) + (B) |
|
APPENDIX 2
CATEGORIZATION AND DETERMINATION OF TOTAL RISK-WEIGHTED ASSETS (RWA)
(Including on-balance sheet assets and OBS commitments)
(Promulgated together with Circular No. 22/2019/TT-NHNN dated November 15, 2019)
Part I. Calculation of on-balance sheet assets and on-balance value of OBS commitments according to level of risk.
A. General instructions:
1. On the basis of the balance sheets, relevant documents and database of banks and FBBs, they shall determine on-balance sheet assets and on-balance value of OBS commitments according to level of risk in accordance with Part II of this Appendix.
The database must contain all receivables sorted by debtor, type of money, security method; collateral and purpose of credit extension.
2. Assets are purchases, investment in convertible bonds of other credit institutions, subordinated debts of other credit institutions and FBBs. Before they are deducted from Tier 2 capital according to Appendix 1 of this Circular, their risk weightings shall be determined similarly to those of receivables owed by other credit institutions and FBBs in the country.
3. Value of receivables for calculation of risk-weighted assets (RWA) includes the principal, interest and fees (if any).
4. Rules for determining risk weightings of assets:
- Rule 1: Each on-balance sheet asset must he classified into a group of risk weightings. If the asset can apply multiple risk weightings, the highest one shall apply. This rule does not apply to:
(i) Receivables that fully satisfy the following conditions:
+ The receivables are secured in terms of duration and value by cash, valuable papers issued or backed by Vietnam’s Government, SBV, the People’s Committees of provinces; term deposits, saving cards, valuable papers issued by the bank or FBB itself; valuable papers issued or backed by the central governments or central banks of OECD countries; valuable papers issued or backed by international financial institutions;
+ The receivables are not used for real estate business; securities investment or trade;
+ The receivables are not provided for: subsidiary companies, associate companies of the credit institutions; securities companies, fund management companies.
(ii) Loans granted for individuals for purchase of social housing and housing under assistance programs/projects of the Government, the house purchase loan that is under 1,5 billion and secured by the borrower’s house (including off-the-plan housing), land use right (LUR), property on land.
- Rule 2: The bank/FBB shall enumerate the receivables by security method, collateral and security ratio of each security method and collateral type in the security contract, which will be the basis for the bank/FBB to valuate the RWAs of the receivables according to the risk weightings provided for in this Appendix.
Scenario 1: The asset (receivable) is wholly secured by a type of collateral/or not secured: Apply Rule 1.
Example 1: Bank A takes a loan of 100 billion VND which is secured by 150 billion VND of government bonds. According to Rule 1, this loan will apply the risk weighting of 0% (receivable wholly secured with valuable papers issued by the Government of Vietnam).
Example: Client A takes a loan of 100 billion VND with a duration of 2 months for real estate business (risk weighting = 200%). The loan is wholly secured by valuable papers that are worth 120 billion VND for the remaining time of 1 year and issued by another bank (risk weighting = 50%). According to Rule 1, this loan will apply the risk weighting of 200%).
Example 3: Bank A grants a loan of 100 billion VND to a client with a duration of 06 months for investment in shares. The loan is secured by 150 billion VND of government bonds for the remaining time of 02 years. According to Rule 1, this loan will apply the risk weighting of 150% (receivables for investment in securities).
Scenario 2: Assets (receivables) partially secured with collateral: Apply Rule 2.
Example: Bank A is granted loan of 100 billion VND with a duration of 2 months, 50 billion VND of which is secured with government bonds for the remaining time of 02 years.
According to Rule 2: (2) the 50 billion VND secured with valuable papers issued by the Government of Vietnam will apply the risk weighting of 0%; (ii) The remaining 50 billion VND will apply the risk weighting of 50% (receivables in VND from other domestic banks).
Scenario 3: Assets (receivables) partially secured with different types of collateral: Apply Rule 2.
Example: Enterprise A is granted a loan of 100 billion VND with a duration of 6 months for commercial purposes, 50 billion VND of which is secured with government bonds for the remaining time of 02 years, the remaining 50 billion is secured with LUR.
According to Rule 2: (2) the 50 billion VND secured with valuable papers issued by the Government of Vietnam will apply the risk weighting of 0%; (ii) The remaining 50 billion VND, which is secured with LUR, will apply the risk weighting of 50%.
Scenario 4: Assets (receivables) are secured with gold; or used for either real estate business, securities investment; or issued to subsidiary companies, associate companies of credit institutions; securities companies, fund management companies: Apply both Rule 1 and Rule 2.
Example: Securities company A is granted a loan of 100 billion VND; 50 billion VND of which is secured with government bonds; the remaining 50 billion is secured with LUR.
According to regulations in this Appendix, the 50 billion VND which is secured with government bonds will have the risk weighting of 0%, the remaining 50 billion, which is secured with LUR, will have the risk weighting of 50%. The receivables owed by the securities company have the risk weighting of 150%.
According to Rule 1 and Rule 2, the highest risk weighting (150%) will apply.
Scenario 5: Determination of risk weightings and RWAs for consumer loans (Section 23 and 31 of this Appendix)
Example 1: The bank grants the following loans to individual A:
(i) The first loan is 1,2 billion VND for purchase of a house which is secured by that same house. When capital adequacy ratio is calculated, outstanding debt is 1 billion VND.
(ii) The second loan is 800 million VND for purchase of a car. When capital adequacy ratio is calculated, outstanding debt is 500 million VND.
(iii) The third loan is 2,5 billion VND for medical treatment overseas. When capital adequacy ratio is calculated, outstanding debt is 1 billion VND.
Risk weightings and total RWAs of these loans:
- When capital adequacy ratio is calculated, borrower A’s first loan satisfies the conditions specified in (23) and may apply the risk weighting of 50%.
Sum of the second loan and third: 0,8 billion VND + 2,5 billion VND = 3,3 billion VND, which is smaller than 4 billion, thus risk weighting will be 100%.
- When capital adequacy ratio is calculated, RWAs of all 3 loans of borrower A: 1 billion VND (first loan) x 50% + 5 billion VND (second loan) x 100% + 1 billion VND (third loan) x 100% = 2 billion VND.
Example 2: The bank grants the following loans to individual B:
(i) The first loan is 4 billion VND for purchase of a house which is secured by that same house. When capital adequacy ratio is calculated, outstanding debt is 500 million VND.
(ii) The second loan is 1 billion VND for purchase of a car. When capital adequacy ratio is calculated, outstanding debt is 800 million VND.
Risk weightings and total RWAs of these loans:
- When calculating capital adequacy ratio, none of borrower B’s loans satisfies the conditions in (23). Borrower B's total loan: 4 billion VND + 1 billion VND = 5 billion VND. Thus both of them apply the risk weighting of 150% (if capital adequacy ratio is calculated after 01/01/2021).
- Total RWAs of these loans when capital adequacy ratio is calculated: 0,5 billion VND (first loan) x 150% + 0,8 billion VND (second loan) x 150% = 1,95 billion VND.
Example 3: The bank grants the following loans to individual C:
(i) The first loan is 1,2 billion VND for purchase of a house which is secured by that same house. When capital adequacy ratio is calculated, outstanding debt is 500 million VND.
(ii) The second loan is 1,3 billion VND for purchase of a house which is secured by that same house. When capital adequacy ratio is calculated, outstanding debt is 700 million VND.
(iii) The third loan is a consumer loan of 3 billion VND. When capital adequacy ratio is calculated, outstanding debt is 2 billion VND.
Risk weightings and total RWAs of these loans:
- When capital adequacy ratio is calculated, borrower A’s first and second loans satisfy the conditions specified in (23). The bank may choose one of them to apply the risk weighting of 50% throughout the loan term. If the bank chooses the first loan:
+ Risk weighting of the first loan is 50%.
+ Sum of the second loan and third loan: 1,3 billion VND + 3 billion VND = 4,3 billion VND. Thus both of them apply the risk weighting of 150% (if capital adequacy ratio is calculated after 01/01/2021).
- Total RWAs of the 3 loans when capital adequacy ratio is calculated: 0,5 billion VND (first loan) x 50% + 0,7 billion VND (second loan) x 150% = 2 billion VND (third loan) x 150% = 4,3 billion VND.
5. Determination of risk weightings of OBS commitments:
5.1. Values of corresponding on-balance sheet assets of OBS commitments shall be determined as follows:
(i) Step 1: Determine the values of corresponding on-balance sheet assets of OBS commitments by multiplying value of the OBS commitment by the conversion factor specified in this Appendix.
(ii) Step 2: Determine the values of corresponding on-balance sheet RWAs of OBS commitments by multiplying the value of on-balance sheet asset of each OBS commitment calculated in Step 1 by the risk weighting specified in this Appendix.
5.2. The OBS commitments that are converted as instructed above will be considered on-balance sheet assets and will apply the risk weightings similarly to those of on-balance sheet assets in order to determine the values of corresponding risk-weighted assets of OBS commitments. To be specific:
(i) For OBS commitments whose payment is guaranteed by the Government of Vietnam or SBV or whose duration and value are secured by valuable papers issued by the Government of Vietnam or SBV: Risk weighting = 0%.
(ii) For OBS commitments in VND or foreign currencies that are wholly secured by valuable papers issued by state-owned financial institutions: Risk weighting = 20%.
(ii) For OBS commitments in VND or foreign currencies that are wholly secured by valuable papers issued by state-owned financial organizations: Risk weighting = 50%.
(iv) For OBS commitments secured by housing (including off-the-plan housing), LUR, property on land: Risk weighting = 50%
5.3. Derivative contracts and uncategorized OBS commitments: Risk weighting = 100%.
6. The conversion factor of an OBS commitment e.g. to provide guarantee or letter of credit, etc. is the lower conversion factor between the conversion factor of a commitment to provide an OBS commitment and the conversion factor of that OBS commitment.
Example:
Bank A issues a commitment to accept a payment of 100.000 USD to Company B for Company B’s loan at Bank C. Bank A’s commitment is wholly secured by valuable papers issued by Bank A and owned by Company B. In this case:
- Value of corresponding on-balance sheet assets: 100.000 USD (value of the OBS commitments) x 100% (conversion factor in (45) of Part II of this Appendix) = 100.000 USD;
- Value of RWAs: 100.000 USD (value of corresponding on-balance sheet asset of the OBS commitment) x 20% (risk weighting in (20) of Part II of this Appendix) = 20.000 USD.
B. Calculation of consolidated RWAs:
General rules:
1. Use the data on the consolidated balance sheet without subsidiary companies that are enterprises operating under the Law on Insurance Business.
2. The value of consolidated RWAs (including values of consolidated on-balance sheet RWAs and values of corresponding consolidated on-balance sheet RWAs of consolidated OBS commitments) shall be determined according to Section A Part I of this Appendix.
Part II. Categorization and determination of total RWAs
1. Categorization of on-balance sheet assets by level of risks:
No. |
Asset |
Value |
Risk weighting |
Asset value according to level of risks |
||
Isolated |
Consolidated |
Isolated |
Consolidated |
|||
|
|
[1] |
[2] |
[3] |
[4] = [1] x [3] |
[5] = [2] x [3] |
|
On-balance sheet assets |
|
|
|
|
|
(A1) |
Assets with risk weighting = 0% |
|
|
|
= Σ1÷11 |
= Σ1÷11 |
(1) |
Cash |
|
|
0% |
|
|
(2) |
Gold |
|
|
0% |
|
|
(3) |
Money and gold deposited at SBV |
|
|
0% |
|
|
(4) |
Receivables from policy banks |
|
|
0% |
|
|
(5) |
Receivables owed by the Government of Vietnam and SBV, or receivables backed by the Government of Vietnam or SBV or secured by valuable papers issued or backed by the Government of Vietnam or SBV. |
|
|
0% |
|
|
(6) |
Receivables owed by the People’s Committees of provinces or receivables whose payment is guaranteed by the People’s Committees of provinces |
|
|
0% |
|
|
(7) |
Receivables in VND wholly secured by money, whose duration and value are secured by: (i) term deposits; (ii) saving cards; (iii) valuable papers issued by the bank or FBB itself |
|
|
0% |
|
|
(8) |
Receivables owed by the Government or central banks of OECD countries or receivables whose payment is guaranteed by the Government or central banks of these countries |
|
|
0% |
|
|
(9) |
Receivables wholly secured by valuable papers issued or backed by the Government or central banks of OECD countries |
|
|
0% |
|
|
(10) |
Receivables owed or backed by international financial institutions |
|
|
0% |
|
|
(11) |
Receivables wholly secured by valuable papers issued or backed by the Government or central banks of OECD countries |
|
|
0% |
|
|
(A2) |
Assets with risk weighting = 20% |
|
|
|
= Σ12÷20 |
= Σ12÷20 |
(12) |
Precious metals (except gold), jewels |
|
|
20% |
|
|
(13) |
Receivables owed by state-owned financial institutions |
|
|
20% |
|
|
(14) |
Receivables wholly secured by valuable papers issued by state-owned financial institutions |
|
|
20% |
|
|
(15) |
Bonds issued by VAMC, bonds issued by DATC |
|
|
20% |
|
|
(16) |
Receivables owed or backed by banks established in OECD countries |
|
|
20% |
|
|
(17) |
Receivables owed or backed by securities companies established in OECD countries applying agreements on risk-based capital management and supervision |
|
|
20% |
|
|
(18) |
Receivables with remaining duration of less than 1 year owed or backed by banks established in non-OECD countries |
|
|
20% |
|
|
(19) |
Receivables with remaining duration of less than 1 year owed or backed by securities companies established in non-OECD countries applying agreements on risk-based capital management and supervision |
|
|
20% |
|
|
(20) |
Receivables in foreign currencies wholly secured by money, whose duration and value are secured by: (i) term deposits; (ii) saving cards; (iii) valuable papers issued by the bank or FBB itself |
|
|
20% |
|
|
(A3) |
Assets with risk weighting = 50% |
|
|
|
= Σ21÷23 |
= Σ21÷23 |
(21) |
Receivables owed by other credit institutions and FBBs in the country, except those that are loans and deposits specified in Clause 9 Article 148dd of f the Law on credit institutions (amended) |
|
|
50% |
|
|
(22) |
Receivables whose duration and values are secured by valuable papers issued by other credit institutions and FBBs |
|
|
50% |
|
|
(23) |
Receivables that are wholly secured by borrowers’ housing (including off-the-plan housing), LUR, property on land and satisfy one of the following conditions: a) Loans granted to serve business operation according to regulations of SBV on lending by credit institutions and FBBs; b) Loans granted to individuals for purchase of social housing or housing under assistance programs/projects of the Government; c) Loans granted to individuals for purchase of housing of under 1,5 billion VND. Each client may apply this risk weighting to 1 loan. |
|
|
50% |
|
|
(A4) |
Assets with risk weighting = 100% |
|
|
|
= Σ24÷26 |
= Σ24÷26 |
(24) |
Capital contributions to and purchases of shares, excluding the value of capital contributions and purchases of shares that has been deducted from Tier 1 capital when calculating equity |
|
|
100% |
|
|
(25) |
Costs of machinery, equipment, fixed assets and other real property |
|
|
100% |
|
|
(26) |
Other assets that remain on the balance sheet, except receivables classified into groups with risk weightings of 0%, 20%, 50%, 100%, 120%, 150% and 200% |
|
|
100% |
|
|
(A5) |
Assets with risk weighting = 150% |
|
|
|
= Σ27÷31 |
= Σ26÷31 |
(27) |
Receivables owed by subsidiary companies and associate companies of the credit institution |
|
|
150% |
|
|
(28) |
The receivables for securities trading and investment |
|
|
150% |
|
|
(29) |
Receivables owed by securities companies and fund management companies |
|
|
150% |
|
|
(30) |
Loans secured by gold |
|
|
150% |
|
|
(31) |
Receivables that are consumer loans of 4 billion VND or over (except those that apply the risk weighting of 50% in (23) of this Part) |
|
|
120% - effective from 01/01/2020 to 31/12/2020 inclusive |
|
|
|
|
150% - effective from 01/01/2021 |
|
|
||
(A6) |
Assets with risk weighting = 200% |
|
|
|
= 32 |
= 32 |
(32) |
Receivables for real estate business |
|
|
200% |
|
|
(A) |
Total on-balance sheet assets by level of risks |
|
|
|
= ΣA1÷A6 |
= ΣA1÷A6 |
2. OBS commitments
No. |
Item |
Value |
Conversion factor |
Risk weighting |
Value of on-balance sheet assets by level of risks |
||
Isolated |
Consolidated |
Isolated |
Consolidated |
||||
|
|
[1] |
[2] |
[3] |
[5] |
[6] = [1] x [3] x [5] |
[7]= [2] x [3] x [5] |
|
OBS commitments |
|
|
|
|
|
|
(33) |
Interest rate futures and interest rate derivatives with initial term of less than 1 year |
|
|
0,5% |
|
|
|
(34) |
Interest rate futures and interest rate derivatives with initial term of from 1 year to less than 2 years |
|
|
1% |
|
|
|
(35) |
Interest rate futures and interest rate derivatives with initial term of 2 years or longer (+1,0% for each year from the third year) |
|
|
1% |
|
|
|
(36) |
Foreign exchange futures and commodity futures with initial term of less than 1 year |
|
|
2% |
|
|
|
(37) |
Foreign exchange futures and commodity futures with initial term of from 1 year to less than 2 years |
|
|
5% |
|
|
|
(38) |
Foreign exchange futures and commodity futures with initial term of 2 years or longer (+3,0% for each year from the third year) |
|
|
5% |
|
|
|
(39) |
OBS commitments (including unused credit and overdraft limits) that are revocable by banks/FBBs or automatically revoked when violated by clients or when clients are not likely to fulfill their obligations |
|
|
10% |
|
|
|
(40) |
Unused credit of credit cards |
|
|
10% |
|
|
|
(41) |
Issuance or certification of letters of credits according to transport documents with initial of 1 year or less |
|
|
20% |
|
|
|
(42) |
Issuance or certification of letters of credits according to transport documents with initial of more than 1 year |
|
|
50% |
|
|
|
(43) |
Potential debts on specific activities (e.g. contract performance guarantee, tender guarantee, letters of credit for specific activities) |
|
|
50% |
|
|
|
(44) |
Valuable papers, securities underwriting |
|
|
50% |
|
|
|
(45) |
OBS commitments that are equivalent to loans (e.g. irrevocable loan commitments, which are loans that cannot be revoked in any shape or form unless except in the cases specified by law; guarantees, letters of credit as guarantee for debts or bonds; undisbursed credit limits, loan guarantee, payment guarantee, etc.) |
|
|
100% |
|
|
|
(46) |
Payment acceptances (e.g. endorsement for acceptance of payment of dossier, etc.) |
|
|
100% |
|
|
|
(47) |
Liabilities of the bank/FBB when selling valuable papers with reserved rights of recourse when the issuers fail to fulfill their commitments |
|
|
100% |
|
|
|
(48) |
Forward contracts for assets, deposits and securities that are partially paid for in advance under guarantee by the bank/FBB |
|
|
100% |
|
|
|
(49) |
OBS commitments other than those with conversion factor of 0,5%, 1%, 2%, 5%, 10%, 20%, 50%, 100% |
|
|
100% |
|
|
|
(B) |
Total on-balance sheet value of corresponding OBS commitments by level of risks |
|
|
|
|
= Σ33÷49 |
= Σ33÷49 |
APPENDIX 3
DETERMINATION OF SOLVENCY RATIO
(Promulgated together with Circular No. 22/2019/TT-NHNN dated November 15, 2019)
Part I. Liquid assets:
1. “Liquid assets” table:
No. |
Item |
Value |
1 |
Cash, gold |
|
2 |
Demand deposits (including reserve requirement), overnight deposits and deposits at SBV |
|
3 |
Valuable papers used for transactions with SBV |
|
4 |
Demand deposits, overnight deposits in correspondent banks, except for those reserved for specific payments. |
|
5 |
Demand deposits, overnight deposits at other foreign bank branches (FBB) and credit institutions in Vietnam and other countries, except for those reserved for specific purposes. |
|
6 |
Bonds, treasury bills issued or secured by governments and central banks of the countries with credit rating of AA or better. |
|
7 |
Listed corporate bonds with credit rating of AA- or better |
|
8 |
Total (A) = (1÷7) |
|
2. Instructions:
1: Cash balance, gold value on the balance sheet at the end of each day.
2: Balances of demand deposits, overnight deposits and deposits at SBV on the balance sheet at the end of each day.
3: Book values of valuable papers used for transactions with SBV at the end of each day.
Valuable papers purchased under a forward contract may be included in liquid assets before the maturity date specified therein.
Valuable papers sold under a forward contract may be included in liquid assets before the maturity date specified therein.
4: Demand deposits, overnight deposits in correspondent banks, except for those reserved for specific payments, on the balance sheet at the end of each day.
5: Demand deposits, overnight deposits at other FBBs and credit institutions in Vietnam and other countries on the balance sheet at the end of each day
6: Book values at the end of each day of bonds, treasury bills issued or secured by governments and central banks of the countries with credit rating of AA or better provided by international credit rating agencies (Standard & Poor’s, Fitch Rating) or an equivalent rating given by another independent credit rating agency.
7: 50% of book value at the end of each day of corporate bonds being held by the bank/FBB and satisfy the following conditions: (i) the bonds are not issued by a credit institution/FBB in Vietnam or its subsidiary companies or associate companies; (ii) the bonds are listed; (iii) the bonds are rated AA or better by international credit rating agencies (Standard & Poor’s, Fitch Rating) or an equivalent rating given by another independent credit rating agency.
Overnight deposits are money deposited during the period from the end of a working day to the beginning of the next working day.
3. Rules for calculation of “Liquid assets”:
(i) Assets in No. 3 and 7 must:
- Be immediately used for payment or converted into cash at low transaction costs;
- Not be used as collateral for other liabilities;
- Not include valuable papers that are discounted, rediscounted, pledged or sold under forward contract;
- Not include valuable papers that are not fully redeemed by issuers;
- Not include bonds (even special bonds) issued by VAMC;
(ii) Liquid assets that are valuable papers are used for transactions of SBV (except bonds issued by VAMC); bonds and treasury bills issued by governments and central banks of the countries rated AA or better by international credit rating agencies (Standard & Poor’s, Fitch Rating) or an equivalent rating given by another independent credit rating agency, expressed as VND and convertible currencies.
1. “Cash inflow” table:
No. |
Item |
Value by maturity date |
|||||
Next day |
Day 2 - 7 |
Day 8 - 30 |
Day 31 - 180 |
Day 181 – 1 year |
More than 1 year |
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
||
1 |
Deposits at credit institutions/FBBs/foreign credit institutions as prescribed by law. Loans granted to credit institutions/FBBs/foreign credit institutions: |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Demand deposits |
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Term deposits |
|
|
|
|
|
|
1.3 |
Loans granted to credit institutions/FBBs/foreign credit institutions |
|
|
|
|
|
|
2 |
Loans granted to customers |
|
|
|
|
|
|
3 |
Trading securities |
|
|
|
|
|
|
4 |
Investment securities |
|
|
|
|
|
|
5 |
Derivatives and other financial assets |
|
|
|
|
|
|
6 |
Interests and fees receivable |
|
|
|
|
|
|
7 |
Other assets |
|
|
|
|
|
|
8 |
Cash inflow (B = 1 ÷ 7) |
|
|
|
|
|
|
2. Instructions:
1.1: Demand deposits: Enter the balance of demand deposit in "Next day" column; leave out other columns.
1.2: Term deposits: Enter the balance of demand deposit that is due written on the depositing contract in a column that matches its maturity date.
1.3: Loans granted to credit institutions/FBBs/foreign credit institutions: enter the loans that are due according to the lending contracts in the columns that match their maturity dates.
2: Loans granted to customers: enter the due amounts written on the lending contract in the columns that match their maturity dates. In case a loan has multiple maturity dates, the cash inflow will be recorded according to the corresponding maturity date.
3: Trading securities:
- Domestically listed or registered trading securities: Enter the book value minus provision for decrease in securities prices in “Next day” column and leave out other columns.
- Unlisted trading securities: Enter book value of securities in the columns that match their maturity dates.
4: Investment securities:
- Domestically listed or registered marketable securities: Enter the book value minus provision for decrease in securities prices in “Next day” column and leave out other columns.
- Domestically listed or registered investment securities held to maturity: Enter the book value minus provision for decrease in securities prices in a column that matches the maturity date.
- Unlisted marketable securities: Enter book value of marketable securities in the columns that match their maturity dates.
- Unlisted securities held to maturity: Enter book value of securities in the columns that match their maturity dates.
5: Derivatives and other financial assets: Enter the realizable revenue from the derivatives and other financial assets in the columns that match the collection dates.
6: Interests and fees receivable: Enter the due and realizable interest and fees on the loans, deposits, investment securities, derivatives and other financial assets in 1, 2, 3, 4, 5 to in the columns that match their maturity dates.
7: Other assets: Enter the amounts receivable from realization of “other assets” according to Decision No. 16/2007/QD-NHNN (except cash inflow from 1 to 6) in the columns that match their collection dates.
3. Rules for calculation of “Cash inflow”:
“Cash inflow" shall be calculated as follows:
- The items that have been included in liquid assets must not be included in "cash inflow”.
- Do not include realizable revenue in “cash inflow” if it cannot be estimated.
- In case a loan or fiduciary loan has various due dates, the bank shall calculate cash inflow according to each due date of the loan.
- Loans that are granted to other credit institutions/FBBs/foreign credit institutions/business organizations/individuals and have been overdue and/or classified as Group 2 debts or above (according to the latest classification) must not be included in “cash inflow”.
- For domestically listed or registered trading securities and marketable investment securities: The value to be included in “cash inflow” is the book value minus provision for decrease in securities prices and shall be included in the cash inflow of the “next day” column instead of other days.
- For domestically listed or registered investment securities held to maturity: The value to be included in “cash inflow” is the book value minus provision for decrease in securities prices on their maturity date.
- For unlisted securities (unlisted trading securities, unlisted marketable investment securities, unlisted investment securities held to maturity: Enter book value of unlisted securities classified as Group 1 debts in the columns that match their maturity dates.
- The following amounts must not be included in “cash inflow”:
(i) Forwards, discounting, rediscounting, pledging of valuable papers are used for transactions of SBV (except bonds issued by VAMC); bonds and treasury bills issued by governments and central banks of the countries rated of AA or better by international credit rating agencies (Standard & Poor’s, Fitch Rating) or an equivalent rating given by another independent credit rating agency.
(ii) Purchase and resale of government bonds with government bonds traders at the Hanoi Stock Exchange (HNX) as prescribed by the Ministry of Finance.
1. “Cash outflow” table:
No. |
Item |
Value by maturity date |
|||||
Next day |
Day 2 - 7 |
Day 8 - 30 |
Day 31 - 180 |
Day 181 – 1 year |
More than 1 year |
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
||
1 |
Debts to the Government and SBV |
|
|
|
|
|
|
2 |
Deposits of credit institutions/FBBs/foreign credit institutions as prescribed by law. Loans granted by credit institutions/FBBs/foreign credit institutions |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Demand deposits |
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Term deposits |
|
|
|
|
|
|
2.3 |
Loans granted by credit institutions/FBBs/foreign credit institutions |
|
|
|
|
|
|
3 |
Deposits of customers |
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Demand deposits |
|
|
|
|
|
|
3.2 |
Term deposits and saving deposits |
|
|
|
|
|
|
4 |
Derivatives and other financial liabilities |
|
|
|
|
|
|
5 |
Sponsorships, investment trusts, fiduciary loans the risk of which is taken by the bank/FBB as prescribed by law. |
|
|
|
|
|
|
6 |
Issuance of valuable papers |
|
|
|
|
|
|
7 |
Interests and fees payable |
|
|
|
|
|
|
8 |
Other debts |
|
|
|
|
|
|
9 |
Irrevocable commitments to customers |
|
|
|
|
|
|
10 |
Overdue liabilities |
|
|
|
|
|
|
11 |
Cash outflow (C = 1 ÷ 10) |
|
|
|
|
|
|
2. Instructions:
1: Enter the balance of debts to the Government and SBV in the columns that match their maturity dates.
2.1: Enter the balance of demand deposit of credit institutions/FBBs/foreign credit institutions in "Next day" column and leave out other columns.
2.2: Enter the balance of term deposits of credit institutions/FBBs/foreign credit institutions that have matured in the columns that match their maturity dates.
2.3: Enter the balance of loans granted to credit institutions/FBBs/foreign credit institutions in the columns that match their maturity dates written on the lending contracts.
3.1: Calculate the average demand deposit withdrawn over the last 30 days and enter the estimated withdrawn deposit in “Next day” column. In case the average demand deposit withdrawn cannot be determined, the value entered in “Next day” column must not fall below 15% of the average balance of demand deposit of customers over the last 30 days.
3.2: Enter the balance of term deposits and saving deposits that are due in the columns that match their maturity dates.
4: Enter the estimated amount incurred from realization of derivatives and other financial liabilities in a column that matches the collection date.
5: Enter the sponsorships, investment trusts, fiduciary loans the risk of which is taken by the bank/FBB in the columns that matches their execution dates according to the sponsorship, trust and fiduciary loan contracts.
6: Enter the payables incurred from redemption of the issued valuable papers in the columns that match their maturity dates.
7: Enter the interests and fees payable in the columns that match their due dates.
8: Enter the amounts payable derived from fulfillment of “other liabilities” according to Decision No. 16/2007/QD-NHNN (except cash outflow from 1 to 7) in the columns that match their payment dates.
9: Enter the balances of irrevocable commitments in the columns that match their execution dates according to relevant agreements, contracts and documents.
10: Enter all overdue payables to "Next day" column; leave out other columns.
3. Rules for calculation of “Cash outflow”:
“Cash outflow” is the cash flow caused by liabilities that are due and have to be fulfilled and expected liabilities.
- If a liability does not have a specific due date, it must be written in the “Next day” column.
- Overdue liabilities must be written in the “Next day” column.
- For irrevocable commitments whose term and value are secured with: (i) cash or deposits in VND or foreign currencies; (ii) government bonds, their value must not be included in “Cash outflow”.
- The following amounts must not be included in “cash outflow”:
(i) Loans granted by SBV (including valuable papers sold under forward contracts through open market operation; discounting, pledging of valuable papers, overnight loans in interbank electronic payment);
(ii) Loans granted by other credit institutions/FBBs un the form of forwards, discounting, rediscounting, pledging of: (i) valuable papers used for transactions of SBV; (ii) bonds and treasury bills issued or secured by governments and central banks of the countries rated AA or better by international credit rating agencies (Standard & Poor’s, Fitch Rating) or an equivalent rating given by another independent credit rating agency.
(iii) Purchase and resale of government bonds with government bond traders at the HNX as prescribed by the Ministry of Finance.
- Refinancing loans granted by SBV on the basis of bonds issued by VAMC shall be included in “Cash outflow” corresponding to their maturity dates.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực