Mục 1 Thông tư 215/2013/TT-BTC: Những quy định chung
Số hiệu: | 215/2013/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 31/12/2013 | Ngày hiệu lực: | 21/02/2014 |
Ngày công báo: | 04/02/2014 | Số công báo: | Từ số 167 đến số 168 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Vi phạm hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới trong cưỡng chế thuế
Ngày 31/12/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 215/2013/TT-BTC hướng dẫn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Theo đó, quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có một số điểm mới sau:
- Không còn quy định về xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thuế cho cá nhân bị cưỡng chế.
- Không giới hạn mức tiền tạm ứng chi phí cho hoạt động cưỡng chế từ nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước giao (trước đây chỉ được tạm ứng không quá 30 triệu đồng)
- Quy định cụ thể việc phân định thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thuế đối với đối tượng bị cưỡng chế có nhiều trụ sở đóng tại nhiều địa phương.
Thông tư 215/2013/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 21/02/2014, thay thế Thông tư 157/2007/TT-BTC .
Văn bản tiếng việt
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn các trường hợp bị cưỡng chế, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây gọi chung là cưỡng chế thuế), nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế đối với tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế, trừ biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trách nhiệm thi hành và đảm bảo thi hành quyết định cưỡng chế thuế.
Quyết định hành chính thuế gồm: quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế; quyết định tạm dừng cưỡng chế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế, các thông báo nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính thuế khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng áp dụng
a) Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây gọi chung là đối tượng bị cưỡng chế) theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế (sau đây gọi chung là Luật Quản lý thuế).
b) Cơ quan thuế, công chức thuế.
c) Người có thẩm quyền và trách nhiệm cưỡng chế.
d) Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện cưỡng chế thuế.
1. Đối với người nộp thuế
a) Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
c) Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 (mười) ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).
2. Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Kho bạc nhà nước, kho bạc nhà nước cấp tỉnh, kho bạc nhà nước cấp huyện (sau đây gọi chung là kho bạc nhà nước) không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế.
5. Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây gọi chung là biện pháp cưỡng chế)
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
c) Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
d) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
đ) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
e) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
2. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu trên được thực hiện theo quy định tại Điều 11, 12, 13, 14, 15 và Điều 16 Mục 2 Thông tư này.
Trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền quyết định chấm dứt biện pháp cưỡng chế đang thực hiện và ban hành quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế trước để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.
1. Những người sau đây có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế theo các biện pháp cưỡng chế quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế đối với các quyết định mà mình ban hành hoặc của cấp dưới ban hành
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh được quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong phạm vi mình phụ trách.
c) Trường hợp người vi phạm bị áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì cơ quan thuế lập hồ sơ, tài liệu và văn bản yêu cầu chuyển cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
2. Phân định thẩm quyền cưỡng chế
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế đối với: quyết định hành chính thuế do mình ban hành; quyết định hành chính thuế do cấp dưới ban hành nhưng không đủ thẩm quyền cưỡng chế hoặc cấp dưới có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ban hành quyết định cưỡng chế.
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quyết định cưỡng chế đối với đối tượng bị cưỡng chế có nhiều trụ sở đóng tại nhiều địa phương do nhiều Cục Thuế quản lý.
c) Cục trưởng Cục Thuế ban hành quyết định cưỡng chế trong trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có nhiều trụ sở đóng tại nhiều địa bàn do nhiều Chi cục Thuế trong cùng địa phương (cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) quản lý.
3. Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó xem xét ban hành quyết định cưỡng chế. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
1. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo được thực hiện khi không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước đó nhưng chưa thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo quyết định hành chính thuế; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập thì chỉ áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân.
2. Cách tính ngày để thực hiện các thủ tục cưỡng chế
a) Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày” thì tính liên tục theo ngày dương lịch, kể cả ngày nghỉ.
b) Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày làm việc” thì tính theo ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật: là các ngày theo dương lịch trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết (gọi chung là ngày nghỉ).
c) Trường hợp thời hạn được tính từ một ngày cụ thể thì ngày bắt đầu tính thời hạn là ngày tiếp theo của ngày cụ thể đó.
d) Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn thực hiện thủ tục cưỡng chế trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.
3. Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế thuộc đối tượng được cơ quan thuế ban hành quyết định cho nộp dần tiền nợ thuế, tiền phạt theo quy định tại Điều 32 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
4. Nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
1. Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, công chức thuế có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế phải giao quyết định cưỡng chế cho đối tượng bị cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế theo quy định của từng biện pháp cưỡng chế. Trường hợp có khó khăn trong việc giao trực tiếp quyết định cưỡng chế cho đối tượng bị cưỡng chế thì quyết định cưỡng chế được chuyển cho đối tượng bị cưỡng chế bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện.
a) Trường hợp cưỡng chế cần sự phối hợp của Ủy ban nhân dân cấp xã thì quyết định cưỡng chế phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế trước khi thi hành để phối hợp thực hiện.
b) Trường hợp được coi là quyết định đã được giao
Trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận thì người có thẩm quyền hoặc công chức thuế có trách nhiệm giao quyết định cưỡng chế lập biên bản về việc tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận quyết định, có xác nhận của chính quyền địa phương thì được coi là quyết định đã được giao.
Trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại trụ sở của tổ chức, nơi cư trú của cá nhân bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.
2. Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại điểm d và đ Khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế trước khi thi hành cưỡng chế để phối hợp thực hiện.
1. Trách nhiệm thi hành
a) Người ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế đó.
Người ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các tổ chức, cá nhân liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của mình và của cấp dưới.
b) Đối với quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân ban hành quyết định cưỡng chế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân để phân công cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Việc phân công cơ quan chủ trì phải trên nguyên tắc vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì giao cơ quan đó chủ trì; trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giao cho một cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với cơ quan thuế thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
d) Tổ chức, cá nhân nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
đ) Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện quyết định cưỡng chế.
2. Đảm bảo trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
1. Biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế
a) Trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 17 Mục 2 Thông tư này.
b) Trường hợp có đầy đủ căn cứ xác định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đang thực hiện không thu được số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền chấm dứt quyết định cưỡng chế đang thực hiện và ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo.
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế có hành vi chống đối không thực hiện quyết định cưỡng chế sau khi đã vận động, giải thích, thuyết phục nhưng không có hiệu quả thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền huy động lực lượng, phương tiện để bảo đảm thi hành cưỡng chế.
d) Trường hợp quyết định cưỡng chế đã được giao cho cá nhân bị cưỡng chế theo quy định mà cá nhân bị cưỡng chế chưa thực hiện hoặc trốn tránh thực hiện thì bị đưa vào diện chưa được xuất cảnh.
2. Chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế để bảo đảm thi hành
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú hoặc đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định cưỡng chế tại địa bàn cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế thì quyết định cưỡng chế được chuyển đến cơ quan thuế nơi tổ chức đóng trụ sở, cá nhân cư trú bị cưỡng chế để tổ chức thi hành.
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế ở địa bàn cấp huyện thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc những vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn và tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không có điều kiện chấp hành tại nơi ban hành quyết định cưỡng chế thì quyết định cưỡng chế được chuyển đến cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
1. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế được ghi trong quyết định cưỡng chế.
Riêng quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế là 30 (ba mươi) ngày được ghi trong quyết định cưỡng chế.
2. Trong thời hiệu quy định tại Khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn, cản trở việc cưỡng chế, không thực hiện trách nhiệm của mình như: không nhận quyết định cưỡng chế, cản trở không cho cơ quan thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 3 Thông tư này thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt các hành vi này.
3. Quyết định cưỡng chế chấm dứt hiệu lực kể từ khi đối tượng bị cưỡng chế chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế; đối tượng bị cưỡng chế đã nộp đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Căn cứ để chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế thuế là chứng từ nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước của đối tượng bị cưỡng chế có xác nhận của kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức được phép uỷ nhiệm thu thuế của đối tượng bị cưỡng chế.
1. Xác định chi phí cưỡng chế
a) Chi phí cưỡng chế được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế phù hợp với giá cả ở từng địa phương.
b) Chi phí cưỡng chế bao gồm: chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế; chi phí thù lao cho các chuyên gia định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản; chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản; chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên; chi phí thực tế khác (nếu có).
2. Mức chi
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ vào tiêu chuẩn, chế độ, định mức của nhà nước và tính chất hoạt động của công tác cưỡng chế để ban hành định mức chi tiêu đối với việc thi hành quyết định cưỡng chế thuế theo quy định.
3. Thanh toán chi phí cưỡng chế
a) Đối tượng bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế thuế.
b) Đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế cho tổ chức thực hiện cưỡng chế theo thông báo của tổ chức này.
c) Đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp hoặc nộp chưa đủ chi phí hoặc nộp không đúng thời gian theo thông báo của tổ chức cưỡng chế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có thể ban hành quyết định cưỡng chế để thu hồi chi phí cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
4. Tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế
a) Tạm ứng chi phí cưỡng chế
Trước khi tổ chức cưỡng chế thuế, tổ chức được giao nhiệm vụ cưỡng chế thuế phải trình thủ trưởng cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế phê duyệt kế hoạch cưỡng chế thuế và dự toán chi phục vụ cưỡng chế thuế.
Dự toán chi phục vụ cưỡng chế được lập căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Dự toán chi phục vụ cưỡng chế sau khi được phê duyệt phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế 01 (một) bản cùng với quyết định cưỡng chế thuế.
Trên cơ sở kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, tổ chức thực hiện cưỡng chế làm thủ tục tạm ứng chi phí cho hoạt động cưỡng chế từ nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước giao cho cơ quan thực hiện quyết định cưỡng chế.
Trường hợp cưỡng chế theo quy định tại Điều 17 Thông tư này thì áp dụng mức chi thực tế bình quân của việc thi hành quyết định cưỡng chế thuế đối với các trường hợp trước đó.
b) Hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế
Khi kết thúc việc thi hành quyết định cưỡng chế: tổ chức cưỡng chế trình thủ trưởng cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế phê duyệt quyết toán chi phí cưỡng chế.
Căn cứ vào quyết toán chi phí cưỡng chế đã được phê duyệt và số tiền xử lý tài sản của đối tượng bị cưỡng chế thuế còn lại sau khi đã nộp đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế ghi trên quyết định cưỡng chế thuế vào ngân sách nhà nước, tổ chức cưỡng chế thông báo bằng văn bản cho đối tượng bị cưỡng chế nộp phần chi phí còn lại (văn bản ghi rõ ngày, tháng, năm xử lý, số tiền phải thanh toán, địa chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản nếu thanh toán bằng chuyển khoản và các thông tin cần thiết khác).
Khi thu đủ số tiền của đối tượng bị cưỡng chế theo quyết toán được duyệt, tổ chức thực hiện cưỡng chế phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng chi cưỡng chế trước đó cho cơ quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế theo quy định.
Cơ quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đối tượng phải chịu chi phí cưỡng chế để thu hồi chi phí đã tạm ứng.
c) Cuối quý, năm, cơ quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế tổng hợp báo cáo việc sử dụng kinh phí tạm ứng tổ chức cưỡng chế (số kinh phí đã tạm ứng, số kinh phí đã thu hồi được; số kinh phí tạm ứng chưa thu hồi, nguyên nhân chưa thu hồi...) với cơ quan quản lý cấp trên. Tổng cục Thuế tổng hợp, gửi Bộ Tài chính cùng với báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.
5. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi phí cưỡng chế
Việc lập dự toán, chấp hành, quyết toán chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Article 1. Scope and regulated entities
1. Scope of regulation
This Circular deals with the cases of enforcement, measures for enforcement of tax decisions (hereinafter referred to as tax enforcement), rules, authority, procedures for tax enforcement, except for suspension of customs procedure for exported and imported goods; responsibility for implementation of tax decisions.
Tax decisions include: decision on administrative penalties for tax offences; decision to suspend enforcement; notification/decision of tax imposition; notification of tax, fine, interest on late payment of tax; decision to reclaim refund; decision on tax deferral; decision to take remedial measures according to regulations of law on actions against tax offenses; decision on compensation; and other tax decisions defined by law.
2. Regulated entities
a) The delinquent taxpayers against whom enforcement actions are taken (hereinafter referred to as delinquent taxpayers) defined in the Law on Tax administration and the Law on the amendments to the Law on Tax administration (hereinafter referred to as the Law on Tax administration);
b) Tax authorities and tax officials.
c) People having the power and responsibility to enforce (hereinafter referred to as enforcer)
d) Regulatory bodies and other entities relevant to tax enforcement
Article 2. Cases of tax enforcement
1. Taxpayers
a) Any taxpayer that owes tax or late payment fine more than 90 days from the deadline for paying tax or extended period according to regulations of the Law on Tax administration and competent authorities.
b) Any taxpayer that owes tax, fine, late payment fine and attempts to illegally liquidate his/her property or makes a getaway.
c) Any taxpayer that fails to implement the decision on administrative penalties for tax offences within 10 days from the day on which the decision is received. If the deadline for implementing the decision on administrative penalties for tax offences is longer than 10 days and the taxpayer fails to implement it by the deadline, the decision shall be enforced unless it is suspended.
2. Any credit institution that fails to implement the decision on administrative penalties for tax offences according to the Law on Tax administration and the Law on Actions against administrative violations.
3. Any organization that provide guarantee for the taxpayer (hereinafter referred to as guarantor): if the taxpayer fails to pay tax, fine, or late payment interest within 90 days from the deadline, the guarantor shall face enforcement according to the Law on Tax administration and the Law on Actions against administrative violations.
4. Any State Treasury that fails to extract money from delinquent taxpayer’s account opened at the State Treasury and transfer it to government budget according to the decision on administrative penalties for tax offences issued by a tax authority.
5. Any relevant entities that fail to implement decisions on administrative penalties for tax offences issued by competent authorities.
Article 3. Enforcement actions
1. Enforcement actions include:
a) Extracting money from the delinquent taxpayer’s account at a State Treasury or credit institution; requesting freezing of account.
b) Withholding part of the taxpayer’s wage or income (hereinafter referred to as income).
c) Invalidating invoices.
d) Distraining property and sold it at auction to collect unpaid tax, fines, late payment interest.
dd) Confiscating the delinquent taxpayer’s money and other property that are held by other entities.
e) Revoking the Certificate of Business Registration, license for establishment and operation, or practice certificate.
2. The aforesaid enforcement actions shall be taken in accordance with Articles 11, 12, 13, 14, 15, and 16 Section 2 of this Circular.
If a decision to take the next enforcement action has been issued but the previous enforcement action can be taken, the issuer of the decision on enforcement shall terminate the current enforcement action and take the previous enforcement action to ensure collection of sufficient tax, fine, and late payment interest.
Article 4. The power to issue the decisions on enforcing the implementation of tax decision (hereinafter referred to as decision on enforcement) and division of power to take enforcement actions
1. The following persons have the power to issue decisions on enforcement to take the enforcement actions prescribed in Clause 1 Article 3 of this Circular, and are responsible for organize the enforcement of the decisions they or their inferior issue
a) The Director of the General Department of Taxation, Directors of Provincial Departments of Taxation, Directors of Sub-departments of taxation have the power to take the enforcement actions mentioned in Points a, b, c, d, and dd Clause 1 Article 3 of this Circular.
b) Presidents of the People’s Committees of districts and provinces have the power to issue decisions on enforcement of decisions on administrative penalties for tax offences within the area of their competence.
c) In the cases of enforcement mentioned in Point e Clause 1 Article 3 of this Circular, the tax authority shall compile and transfer documents to the issue of Certificate of Business Registration, license for establishment and operation, or practice certificate and request the revocation of such paper.
2. Division of power to take enforcement actions
a) The Director of the General Department of Taxation and Directors of Provincial Departments of Taxation shall enforce the tax decisions they issue or the tax decisions their inferior issue without the power or resources to enforce such decisions.
b) The Director of the General Department of Taxation shall take enforcement actions against the delinquent taxpayer whose premises are located in various provinces.
c) The Director of Provincial Department of Taxation shall take enforcement actions against the delinquent taxpayer whose premises are located in various districts in the same province.
3. The persons mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article may delegate their deputies to consider issuing decisions on enforcement. The delegation shall only be carried out, in writing, when the chief is absent and the scope, period of delegation must be specified. The delegated deputies are responsible to the chief for their decisions. The delegated deputies must not delegate such tasks to any other individual.
Article 5. Rules for taking enforcement actions
1. The next enforcement action shall be taken when the previous enforcement action cannot be taken, or unpaid tax, fines, late payment interest are not collected in full after the previous enforcement actions are taken. The enforcement by withholding part of income is only applied to individuals.
2. Expression of period
a) If a period is expressed as “days”, the days shall be consecutive calendar days, inclusive of days off.
b) The period expressed as “working days” means the working days of state authorities as prescribed by law, meaning calendar days exclusive of Saturdays, Sundays, and public holidays (hereinafter referred to as days off).
c) If a time limit is a period of time from a particular day, the succeeding day shall be the beginning day of the time limit.
d) If the deadline for fulfilling a task is a day off, the actual deadline shall be the succeeding day.
3. Enforcement actions shall not be taken against the taxpayers that owe tax, fines, late payment interest and are permitted by tax authorities to pay tax, fines, late payment interest by instalments as prescribed in Article 32 of Circular No. 156/2013/TT-BTC dated November 06, 2013 on guidelines for the Law on Tax administration, the Law on the amendments to the Law on Tax administration, and the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
4. The money withheld and property distrained shall be handled in accordance with Article 4 of the Government's Decree No. 166/2013/NĐ-CP dated November 12, 2013 on enforcement of decision on penalties for administrative violations.
Article 6. Sending the decision on enforcement to the delinquent taxpayer and relevant entities
1. The issuer of the decision on enforcement and the tax official responsible for implementation of the decision on enforcement shall give it to the delinquent taxpayer before the taking each enforcement action. If it is difficult to directly give the decision on enforcement to the delinquent taxpayer, it shall be sent by registered mail.
a) If the enforcement needs cooperation from the People’s Committee of the commune, the decision shall be sent to the Presidents of the People’s Committee of the commune where the enforcement takes place before the enforcement is carried out.
b) The decision is considered received in the following cases:
If the delinquent taxpayer refuses to receive the decision, the decision issuer or tax official in charge shall make a record on the refusal and have it certified by the local governments. Then, the decision is considered received.
The decision on enforcement shall be considered received if it is returned after it is sent by registered mail for the 3rd time because the delinquent taxpayer refuses to receive it; or it has been posted at the premises of the delinquent taxpayer; or there is evidence that the delinquent taxpayer refuses to receive the decision on enforcement.
2. Where the enforcement actions mentioned in Point d and Point dd Clause 1 Article 3 of aquaculture products Circular are taken, the President of the People’s Committee of the commune where the enforcement takes place must be notified in advance.
Article 7. Responsibility for implementation of decision on enforcement and assurance of safety and order during enforcement of decision on enforcement
1. Responsibility for implementation
a) The issue of the decision on enforcement shall organize the implementation of such decision.
The issuer of the decision shall send the decision on enforcement to relevant entities and organize the enforcement of the decision on administrative penalties for tax offences issued by the issuer and his/her inferior.
b) If the decision on enforcement is issued by the President of the People’s Committee, the President of the People’s Committee shall appoint an agency affiliated to the People’s Committee to take charge of implementation of the decision on enforcement. The appointment of the agency in charge must be appropriate for its function. If the case is related to multiple agencies, the appointment shall be decided on a case-by-case basis.
c) The People’s Committee of the commune where the delinquent taxpayer is located shall appoint relevant agencies to cooperate with the tax authority in enforcement of the tax decision.
d) Any organization or individual that receives the decision on enforcement must implement it and bear all the enforcement costs.
dd) Relevant entities shall cooperate with the issuer of the decision on enforcement or agency in charge of enforcement in taking actions to implement the decision on enforcement.
2. Assurance of safety and order during implementation of decisions on enforcement is specified in Article 7 of the Government's Decree No. 166/2013/NĐ-CP dated November 12, 2013 on enforcement of decision on penalties for administrative violations.
Article 8. Assurance of implementation of decision on enforcement
1. Measures for assurance of implementation of decision on enforcement
a) If the taxpayer who owes unpaid tax, fine, or late payment interest attempts to make a getaway or illegally liquidate property, the issuer of the decision on enforcement shall take appropriate enforcement actions to ensure tax collection as prescribed in Article 17 Section 2 of this Circular.
b) If there is ample evidence that the current enforcement action does not ensure sufficient collection of unpaid tax, fine, or late payment interest, the issuer of the decision on enforcement is entitled to terminate the current decision on enforcement and take the next enforcement action.
c) If the delinquent taxpayer keeps refusing to implement the decision on enforcement after due explanation is given, the issuer of the decision on enforcement is entitled to mobilize forces to enforcement.
d) If delinquent taxpayer who is an individual fails to implement or avoids implementing the decision on enforcement after having received it, the individual shall be suspended from exit.
2. Transfer of decision on enforcement to ensure implementation
a) If the enforcement action is taken in a province but the delinquent taxpayer’s residence or premises are located in another province and is not able to implement the decision on enforcement where it is issued, the decision on enforcement shall be transfer to the tax authority where the delinquent taxpayer’s residence or premises are located.
b) If the enforcement action is taken in a mountainous, remote district or on an island where traveling is difficult, and thus the delinquent taxpayer is not able to implement the decision on enforcement where it is issued, the decision on enforcement shall be transferred to the tax authority where the delinquent taxpayer’s residence or premises are located.
Article 9. Time limit for implementation of decision on enforcement
1. The decision on enforcement is effective within 01 year from the date written in the decision on enforcement. The time limit for enforcement is written in the decision on enforcement.
The decision on enforcement by drawing money from the delinquent taxpayer’s account is effective within 30 days from the date written in the decision on enforcement. The time limit for enforcement is 30 days as written in the decision on enforcement.
2. Before expiration of the time limit mentioned in Clause 1 of this Article, if the delinquent taxpayer deliberately delays or obstruct the enforcement as prescribed in Article 3 of this Circular, the time limit shall be reset to the date on which such acts are stopped.
3. The decision on enforcement shall be invalidated when the delinquent taxpayer finish implementing the decision on administrative penalties for tax offences, or when the delinquent taxpayer has paid tax, fines, late payment interest in full.
The basis for invalidating the decision on enforcement is the proof of sufficient payment of tax, fine late payment interest, which is certified by the State Treasury, credit institution, or authorized collector.
1. Determination of enforcement costs
a) Enforcement costs are determined based on actual costs incurred during the implementation of the decision on enforcement and local market prices.
b) Enforcement costs include: cost of manpower for implementation of the decision on enforcement; cost of payment for pricing experts to hold auction, auctioning cost; cost of hiring vehicles to removing, moving property and assets; cost of storage or preservation of distrained property; and other actual costs.
2. Cost limitation
The Director of the General Department of Taxation shall determine the limits on enforcement costs according to the standards and limits of the state and the characteristics of the enforcements.
3. Payment of enforcement costs
a) The delinquent taxpayer shall incur all enforcement costs.
b) The delinquent taxpayer shall pay the enforcement costs to the organization that carries out the enforcement (hereinafter referred to as enforcing organization) according to its notification.
c) If the delinquent taxpayer fails to pay or pay in full the enforcement costs or pay the enforcement costs by the deadline imposed by the enforcing organization, the issuer of the decision on enforcement may issue a decision to enforce payment of enforcement costs by taking the actions mentioned in Clause 1 Article 3 of this Circular.
4. Advancing and returning of enforcement costs
a) Advancing enforcement costs
Before tax enforcement, the enforcing organization shall submit a tax enforcement plan and estimate of enforcement costs to the head of the agency that issues the decision on enforcement for approval.
The enforcement costs shall be estimated in accordance with Clause 1 and Clause 2 of this Article. A copy of the estimate shall be sent to the delinquent taxpayer together with the decision on enforcement.
According to the approved enforcement plan, the enforcing organization shall receive an advance of the enforcement costs from the budget of the tax authority.
In the case of enforcement in Article 17 of this Circular, the average value of actual costs of previous enforcements shall apply.
b) Returning of enforcement costs
After the decision on enforcement is implemented, the enforcing organization shall request the head of the agency that issue the decision on enforcement to approve the statement of enforcement costs.
According to the statement of enforcement costs that has been approved and the money derived from the delinquent taxpayer’s property that remain after tax, fine, and late payment interest are paid in full, the enforcing organization shall request the delinquent taxpayer in writing to pay the remaining costs (the written request must specify the date, amount payable, address of money is paid in cash or account number if money is wired, and other necessary information).
After collecting sufficient money from delinquent taxpayer according to the approved cost statement, the enforcing organization shall return the advance of enforcement costs to the tax authority.
The tax authority shall monitor and urge the entities that incur enforcement costs to pay the costs.
c) At the end of every quarter and every year, the tax authority shall report the use of advanced enforcement costs (advanced amount, collected amount, uncollected amount, reasons for failure to collect, etc.) to the superior authority. The General Department of Taxation shall submit a summary report to the Ministry of Finance together with the annual budget statement.
5. Estimation, payment, and statement of enforcement costs
Estimation, payment, and statement of enforcement costs shall comply with the Law on State budget and its guiding documents.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực