Chương I Thông tư 21/2023/TT-BNNPTNT định mức kinh tế kỹ thuật Lâm nghiệp: Quy định chung
Số hiệu: | 21/2023/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Nguyễn Quốc Trị |
Ngày ban hành: | 15/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2024 |
Ngày công báo: | 31/12/2023 | Số công báo: | Từ số 1365 đến số 1366 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Định mức kinh tế - kỹ thuật trồng rừng từ ngày 01/02/2024
Ngày 15/12/2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 21/2023/TT-BNNPTNT quy định một số định mức kinh tế - kỹ thuật về Lâm nghiệp.
Định mức kinh tế - kỹ thuật trồng rừng từ ngày 01/02/2024
* Định mức kinh tế - kỹ thuật trồng 01 ha rừng trên đất đồi núi:
- Điều kiện áp dụng: Hệ số 1,0 cho điều kiện đất nhóm 2; thực bì phát vỡ nhóm 2; cự ly di chuyển 1-2 km; độ dốc 20°-25°;
- Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: Xử lý thực bì toàn diện; mật độ trồng 1.660 cây/ha; đào hố kích thước: 40x40x40 cm; bón phân 3 năm đầu 0,2 kg/cây (bón lót cùng với lấp hố; bón thúc 2 năm sau cùng với xới vun gốc); thuốc chống mối rải năm đầu 0,01 kg/cây; chăm sóc 3 năm, mỗi năm 2 lần: Phát chăm sóc, xới vun gốc đường kính xới < 0,8 m;
- Vật tư thiết yếu, gồm: Cây giống 1.826 cây (trồng lần đầu 1.660 cây, ưồng dặm năm đầu 10% X 1.660 cây); phân bón NPK 996 kg, thuốc chống mối 16,6 kg.
Trong đó, năm thứ nhất: Cây giống 1.826 cây, phân bón NPK 332 kg, thuốc chống mối 16,6 kg; năm thứ hai: Phân bón NPK 332 kg; năm thứ ba: Phân bón NPK 332 kg;
- Vật tư khác: 5% giá trị so với vật tư thiết yếu;
- Nhân công:
+ Nhân công trực tiếp: Tổng số 297 công.
Trong đó, năm thứ nhất 129 công; năm thứ hai 59 công; năm thứ ba 58 công; từ năm thứ tư đến năm thứ mười 51 công;
+ Nhân công gián tiếp: 37 công.
Trong đó, lập hồ sơ thiết kế dự toán 7 công; quản lý, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệm thu 30 công.
Chi tiết các bước công việc và định mức theo quy định tại Bảng 1 phan I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BNNPTNT .
* Định mức kinh tế - kỹ thuật trồng 01 ha rừng ngập mặn:
- Điều kiện áp dụng: Hệ số 1,0 cho điều kiện gây trồng nhóm 2; cự ly di chuyển 0,5-1,0 km;
- Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: Mật độ trồng 4.400 cây/ha; cuốc hố kích thước 40x40x40 cm; cắm cọc đỡ 1 cọc/cây. Chăm sóc 5 năm: cắm lại cọc, vớt bèo rác đè lên cây, đứng thẳng cây bị đổ, nghiêng, buộc giữ cây theo đúng thiết kế, thu dọn hiện trường;
- Vật tư thiết yếu, gồm: Cây giống 5.940 cây (trồng dặm năm thứ nhất 15%, năm thứ hai 10%, năm thứ ba 10%), cọc cắm đỡ cây 4.400 cái.
Trong đó: Năm thư nhất: Cây giống 5.060 cây, cọc cắm đỡ cây 4.400 cái; năm thứ hai: Cay giống 440 cây; năm thứ ba: Cây giống 440 cây;
- Vật tư khác: 5% giá trị so với vật tư thiết yếu;
- Nhân công:
+ Nhân công trực tiếp: Tổng số 328 công.
Trong đó, năm thứ nhất: 160 công; năm thứ hai 52 công; năm thứ ba 37 công; năm thứ tư 22 công; năm thứ năm 22 công; từ năm thứ sáu đen năm thứ mười 35 công;
+ Nhân công gián tiếp: 40 công.
Trong đó: Lập hồ sơ thiết kế dự toán 7 công; quản lý, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệm thu 33 công;
Chi tiết các bước công việc và định mức theo quy định tại Bảng 2 phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BNNPTNT .
Khi thay đổi nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 21/2023/TT-BNNPTNT , áp dụng hệ số điều chỉnh theo bảng quy định hệ số K tại mục A.I phần II Phụ lục I và các ô mức tại mục B phần II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BNNPTNT để lập thiết kế, dự toán.
Thông tư 21/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 01/02/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật để làm căn cứ xác định chi phí thực hiện một số biện pháp lâm sinh, tuần tra bảo vệ rừng.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến thực hiện một số biện pháp lâm sinh, tuần tra bảo vệ rừng sử dụng ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. Khuyến khích áp dụng đối với hoạt động sử dụng nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật một số biện pháp lâm sinh là mức hao phí cần thiết về lao động, vật tư, máy móc thiết bị để hoàn thành một sản phẩm (công trình lâm sinh) trong một điều kiện cụ thể, đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật tuần tra bảo vệ rừng là mức hao phí cần thiết về lao động, vật tư để hoàn thành nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng.
3. Các yếu tố hình thành định mức kinh tế - kỹ thuật một số biện pháp lâm sinh, gồm: Biện pháp thi công theo hướng dẫn kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; điều kiện lập địa nơi thực hiện một số biện pháp lâm sinh (đất đai, độ dốc, độ cao, thực bì, rừng) và cự ly di chuyển.
4. Các yếu tố hình thành định mức kinh tế - kỹ thuật tuần tra bảo vệ rừng, gồm: Lao động, vật tư, cự ly di chuyển, khu vực tuần tra rừng ở các vùng có điều kiện bình thường và điều kiện hỗn hợp, diện tích tuần tra bảo vệ rừng, loại rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng).
5. Ô mức là mức hao phí cần thiết về lao động, vật tư, máy móc thiết bị để hoàn thành một khối lượng công việc trong một điều kiện cụ thể.
6. Hệ số điều chỉnh (K) là hệ số được sử dụng để tính toán, điều chỉnh mức hao phí lao động khi các yếu tố hình thành định mức thay đổi.
7. Điều kiện bình thường là điều kiện mà các yếu tố hình thành định mức được áp dụng phổ biến ở các địa phương với hệ số K=1.
8. Điều kiện hỗn hợp là điều kiện áp dụng cả hệ số cự ly di chuyển (Ki) và hệ số loại rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) (Kj) cho diện tích tuần tra bảo vệ rừng.
9. Cự ly di chuyển là khoảng cách di chuyển không sử dụng được các phương tiện cơ giới (ô tô, xe máy, thuyền máy) để đến nơi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, tuần tra bảo vệ rừng.
1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể từng điều kiện lập địa, biện pháp kỹ thuật, cự ly di chuyển và loại rừng áp dụng hệ số điều chỉnh (K) để tính toán mức hao phí lao động cần thiết cho từng hạng mục công việc khi lập thiết kế, dự toán hoặc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện.
2. Việc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật tuân thủ yêu cầu được quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật, quy trình thực hiện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nghiên cứu khoa học, phát triển giống áp dụng theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Các quy định về hệ số lương của từng vị trí các bước công việc trong Thông tư này là hệ số lương bình quân; hệ số lương cụ thể cho nhân công thực hiện các bước công việc được bố trí tùy thuộc vào tính chất của từng nhiệm vụ hoặc dự án và được hưởng theo hệ số lương bình quân của các bước công việc đó.