Chương 3 Thông tư 21/2011/TT-BTP: Quyền, nghĩa vụ của văn phòng con nuôi nước ngoài
Số hiệu: | 21/2011/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Đinh Trung Tụng |
Ngày ban hành: | 21/11/2011 | Ngày hiệu lực: | 05/01/2012 |
Ngày công báo: | 12/12/2011 | Số công báo: | Từ số 619 đến số 620 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thắt chặt quản lý VP con nuôi nước ngoài
Ngày 21/11/2011, Bộ Tư Pháp ban hành Thông tư 21/2011/TT–BTP về việc quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (VN), nhằm tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại VN.
Theo đó, Văn phòng con nuôi nước ngoài tại VN có quyền thay mặt người nhận con nuôi thực hiện các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi ở VN, hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV… Đồng thời, Văn phòng có nghĩa vụ đôn đốc cha mẹ nuôi báo cáo tình hình phát triển của trẻ em trong vòng 3 năm kể từ khi trẻ em được nhận làm con nuôi, sau đó gửi Cục Con nuôi Tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở nước ngoài.
Ngoài ra, Cục con nuôi nước ngoài thường xuyên quản lý, kiểm tra (định kỳ hàng năm hoặc đột xuất) đối với các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại VN. Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra hoạt động, kiểm tra nhân sự, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về thuê trụ sở (nếu có).
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05/01/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 43 của Luật Nuôi con nuôi, Văn phòng con nuôi nước ngoài được thay mặt người nhận con nuôi tiến hành các hoạt động sau đây nhằm thực hiện các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi ở Việt Nam:
a) Hoàn thiện hồ sơ của người nhận con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Nộp hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cục Con nuôi và nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định;
c) Bổ sung tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ của người nhận con nuôi theo yêu cầu của Cục Con nuôi;
d) Gửi ảnh và thông tin về trẻ em cho người nhận con nuôi sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đồng ý giới thiệu trẻ em làm con nuôi;
đ) Đưa trẻ em được giới thiệu làm con nuôi đi kiểm tra hoặc khám sức khỏe bổ sung sau khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó;
e) Gửi Cục Con nuôi văn bản đồng ý của người nhận con nuôi về trẻ em được giới thiệu và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hữu quan cho tiếp tục hoàn thiện thủ tục nuôi con nuôi;
g) Nộp chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định;
h) Hỗ trợ người nhận con nuôi trong các thủ tục về xuất nhập cảnh, đi lại, cư trú, phiên dịch khi họ đến Việt Nam để hoàn tất các thủ tục xin nhận trẻ em làm con nuôi;
i) Phối hợp với cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tổ chức cho người nhận con nuôi làm quen, tiếp xúc với trẻ em đã được giới thiệu làm con nuôi;
k) Hỗ trợ người nhận con nuôi trong lễ giao nhận con nuôi;
l) Hỗ trợ người nhận con nuôi trong các thủ tục về hộ chiếu, thị thực cho trẻ em xuất cảnh Việt Nam, nhập cảnh và định cư tại nước ngoài hữu quan.
2. Văn phòng con nuôi nước ngoài không được đại diện về mặt pháp lý cho cha mẹ nuôi nước ngoài.Bổ sung
1. Văn phòng con nuôi nước ngoài có chương trình hỗ trợ đặc biệt để tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV hoặc trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác thì phải gửi văn bản chi tiết của chương trình đó cho Cục Con nuôi, trong đó mô tả rõ về năng lực của nhân viên phụ trách, các công việc chuẩn bị cho cha mẹ nuôi và những biện pháp giám sát sau khi nhận con nuôi.
2. Trong việc hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV hoặc trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 43 của Luật Nuôi con nuôi, Văn phòng con nuôi nước ngoài được tiến hành các hoạt động quy định từ điểm a đến điểm e và từ điểm h đến điểm l của khoản 1 Điều 6 của Thông tư này và các hoạt động sau đây:
a) Chủ động lựa chọn và thông báo cho Cục Con nuôi danh sách người nhận con nuôi có nguyện vọng và đủ điều kiện để nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV hoặc trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
b) Hỗ trợ việc kiểm tra sức khỏe, khám bệnh, xét nghiệm hoặc giám định bổ sung để hoàn thiện hồ sơ sức khỏe của trẻ em và hỗ trợ chăm sóc trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV hoặc trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác theo đề nghị của Cục Con nuôi;
c) Thông tin đầy đủ và chi tiết về hồ sơ sức khỏe của trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV hoặc trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác cho người nhận con nuôi để họ xem xét khả năng trẻ em làm con nuôi sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Cục Con nuôi.
Tổ chức con nuôi nước ngoài được thuê trụ sở và sử dụng lao động Việt Nam làm việc tại Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 43 của Luật Nuôi con nuôi và hướng dẫn sau đây:
1. Tổ chức con nuôi nước ngoài phải gửi cho Cục Con nuôi văn bản thông báo về địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số FAX, địa chỉ thư tín của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và 01 bản hợp đồng thuê trụ sở (nếu có).
2. Trường hợp sử dụng lao động Việt Nam làm việc tại Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức con nuôi nước ngoài phải ký hợp đồng sử dụng lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam và gửi cho Cục Con nuôi văn bản thông báo về danh sách nhân viên làm việc tại Văn phòng, địa chỉ liên hệ và 01 bản hợp đồng sử dụng lao động. Nhân viên làm việc tại Văn phòng con nuôi nước ngoài phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm làm việc và đạo đức tốt.
1. Văn phòng con nuôi nước ngoài có trách nhiệm đôn đốc cha mẹ nuôi nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ báo cáo đúng hạn về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở nước ngoài trong vòng 3 năm kể từ khi trẻ em được nhận làm con nuôi. Hạn báo cáo được tính như sau:
a) Báo cáo 6 tháng đầu năm được tính kể từ ngày 01 tháng 10 của năm trước đến hết ngày 31 tháng 3 của năm hiện tại;
b) Báo cáo 6 tháng cuối năm được tính kể từ ngày 01 tháng 4 đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.
2. Trên cơ sở báo cáo của cha mẹ nuôi, Văn phòng con nuôi nước ngoài có trách nhiệm gửi Cục Con nuôi Tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 43 của Luật Nuôi con nuôi và hướng dẫn sau đây:
a) Trước ngày 31 tháng 10 hằng năm, Văn phòng con nuôi nước ngoài gửi cho Cục Con nuôi Tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được Văn phòng con nuôi nước ngoài đó hỗ trợ nhận làm con nuôi ở nước ngoài. Tổng hợp báo cáo phải theo đúng Mẫu số 1 kèm Thông tư này, trong đó phải tổng hợp đầy đủ, trung thực các thông tin về tình hình phát triển của trẻ em.
b) Tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam phải do người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài ký tên, đóng dấu và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi gửi cho Cục Con nuôi.
3. Ngoài việc gửi Tổng hợp báo cáo định kỳ hằng năm theo quy định tại khoản 2 Điều này, Văn phòng con nuôi nước ngoài có trách nhiệm gửi báo cáo đột xuất về trường hợp trẻ em Việt Nam cụ thể được nhận làm con nuôi ở nước ngoài theo yêu cầu của Cục Con nuôi.
4. Việc nghiêm túc chấp hành nghĩa vụ báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài được coi là một trong các căn cứ để Cục Con nuôi tiếp nhận hồ sơ xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài.
1. Trước ngày 15 tháng 4 và 15 tháng 10 hằng năm, Văn phòng con nuôi nước ngoài có trách nhiệm gửi cho Cục Con nuôi báo cáo 6 tháng và cả năm về tình hình hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo đúng Mẫu số 2 kèm Thông tư này; cách tính hạn báo cáo được thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 9 của Thông tư này; báo cáo phải được người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài ký tên, đóng dấu trước khi gửi cho Cục Con nuôi.
2. Việc nghiêm túc chấp hành nghĩa vụ báo cáo về tình hình hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài được coi là một trong các căn cứ để xem xét cho phép gia hạn giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.Bổ sung
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF FOREIGN ADOPTION OFFICES
Article 6. To carry out procedures for settling adoption in Vietnam on behalf of adopting persons
1. Under Point b, Clause 2, Article 43 of the Adoption Law, a foreign adoption office may carry out, on behalf of an adopting person, the" following activities for carrying out adoption procedures in Vietnam:
a/ Completing the adopting person's dossier under the Vietnamese law;
b/ Filing the adopting person's dossier with the Department of Adoption and pay the fee for registration of intercountry adoption under regulations;
c/ Adding documents and papers to the adopting person's dossier at the request of the Department of Adoption;
d/ Sending photos of and information on the child to the adopting person after obtaining a competent Vietnamese authority's consent to introduction of the child for adoption;
e/ Bringing the child introduced for adoption to medical examination or additional health checkup after obtaining a consent of the head of the children-nurturing establishment;
f/ Sending to the Department of Adoption the written consent of the adopting person to the introduced child and the written permission of the concerned competent foreign authority for continued completion of adoption procedures;
g/ Paying expenses for the intercountry adoption settlement under regulations;
h/ Assisting the adopting person in entry, exit, travel, residence procedures and interpretation when he/she enters, leaves or stays in Vietnam for completion of adoption procedures;
i/ Coordinating with the children-nurturing establishment in organizing meetings for the adopting person to meet and get acquainted with the child introduced for adoption;
j/ Assisting the adopting person in the ceremony for handover and receipt of the adopted child;
k/ Assisting the adopting person in procedures for obtaining a passport and visa for the adopted child's exit from Vietnam and entry into and settlement in the concerned foreign country.
2. Foreign adoption offices may not act as legal representatives for foreign adoptive parents.
Article 7. Assistance in seeking substitute families for children with disabilities and children infected with HIV or other dangerous diseases
1. A foreign adoption office that has a special program on assistance for children with disabilities and children infected with HIV or other dangerous diseases in seeking substitute families shall send a detailed report on such program to the Department of Adoption, clearly describing the capacity of the staff member(s) in charge of the program, preparations for adoptive parents and supervisory measures after the adoption.
2. In providing assistance for children with disabilities and children infected with HIV or other dangerous diseases in seeking substitute families under Point c, Clause 2, Article 43 of the Adoption Law, a foreign adoption office may conduct the activities specified at Points a thru f and Points h thru k, Clause 1, Article 6 of this Circular and the following activities:
a/ Taking the initiative in selecting and notifying the Department of Adoption of a list of adopting persons who wish to adopt children with disabilities and children infected with HIV or other dangerous diseases and have all conditions for adoption of these children;
b/ Providing assistance in additional health checkup, medical examination, testing or assessment for completing health records of children and in taking care of children with disabilities and children infected with HIV or other dangerous diseases at the request of the Department of Adoption;
c/ Providing adequate and detailed information on health records of children with disabilities and children infected with HIV or other dangerous diseases to adopting persons so that they can consider the possibility of adopting these children after obtaining written approval of the Department of Adoption.
Article 8. Rent of offices and employment of Vietnamese
Foreign adoption organizations may rent offices and employ Vietnamese to work at foreign adoption offices in Vietnam according to Point e, Clause 2, Article 43 of the Adoption Law and the following guidance:
1. A foreign adoption organization shall send to the Department of Adoption a written notice of the address, telephone number, facsimile number and mail address of its foreign adoption office in Vietnam and an office rent contract (if any).
2. If employing Vietnamese to work at its foreign adoption office in Vietnam, a foreign adoption organization shall sign employment contracts under the Vietnamese law and notify in writing the Department of Adoption of a list of staff members working at the office, contact addresses and one copy of each employment contract. Staff members working at foreign adoption offices must be professionally qualified and experienced and have good ethics.
Article 9. The obligation to report on development of adopted children
1. Foreign adoption offices shall urge adoptive parents to strictly perform the obligation to promptly report on the development of Vietnamese children adopted overseas within 3 years after they are adopted. Reporting periods are as follows:
a/ For reports for the first six months, the reporting period is counted from October 1 of the preceding year to the end of March 31 of the current year;
b/ For reports for the last six months, the reporting period is counted from April 1 to the end of September 30 of the year.
2. Based on reports of adoptive parents, foreign adoption offices shall send to the Department of Adoption summarized reports on development of Vietnamese children adopted overseas under Point g, Clause 2, Article 43 of the Adoption Law and the following guidance:
a/ Before October 31 every year, a foreign adoption office shall send to the Department of Adoption a general report on development of Vietnamese children who have received its assistance for adoption overseas. Such general report must be made according to form No. 1 attached to this Circular, summarizing adequate and truthful information on development of these children.
b/ A general report on development of Vietnamese children must bear the signature and seal of the head of be foreign adoption organization and the translated into Vietnamese. Vietnamese translations must be certified under the Vietnamese law before being sent to the Department of Adoption.
3. Apart from sending their annual general reports under Clause 2 of this Article, foreign adoption offices shall also send extraordinary reports on specific Vietnamese children who are adopted overseas at the request of the Department of Adoption.
4. Proper performance of the obligation to report on development of Vietnamese children adopted overseas is regarded as a ground for the Department of Adoption to receive dossiers of application for adoption of Vietnamese children through foreign adoption organizations.
Article 10. The obligation to report on operation
1. Before April 15 and October 15 every year, a foreign adoption office in Vietnam shall send to the Department of Adoption a biannual and an annual report on its operation, made according to form No. 02 attached to this Circular. The method of counting the reporting period complies with Points a and b. Clause 1, Article 9 of this Circular. A report sent to the Department of Adoption must bear the signature and seal of the head of the foreign adoption office.
2. Proper performance of the obligation to report on operation of foreign adoption offices in Vietnam is regarded as a ground for considering the extension of their operation licenses.