Chương III Thông tư 204/2015/TT-BTC: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 204/2015/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 21/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 04/02/2016 |
Ngày công báo: | 21/01/2016 | Số công báo: | Từ số 87 đến số 88 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
02/07/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 204/2015/TT-BTC về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế quy định việc quản lý rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế, gồm: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định thuế, hoàn thuế,… được ban hành ngày 21/12/2015.
1. Trình tự áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế theo trình tự sau đây:
- Thông tư 204 quy định cơ quan thuế tổ chức thu thập, xử lý thông tin dữ liệu theo phương thức điện tử liên quan đến người nộp thuế. Xây dựng, vận hành, quản lý, sử dụng...“Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế” của Tổng cục Thuế.
- Tổng cục Thuế xây dựng, trình Bộ TC ban hành bộ tiêu chí quản lý rủi ro đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ (3 năm); Định kỳ hàng quý rà soát cập nhật phù hợp thực tế.
- Cơ quan thuế căn cứ quy định pháp luật, quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, bộ tiêu chí quản lý rủi ro, hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế và ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế để phân tích, xác định, đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; quản lý hồ sơ rủi ro đối với các đối tượng trọng điểm vi phạm pháp luật thuế.
- Cơ quan thuế căn cứ kết quả đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế tại khoản 3, Điều 5 Thông tư số 204/2015/BTC để áp dụng các biện pháp: Quản lý đăng ký thuế; quản lý, kiểm tra khai thuế, nộp thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; phân loại hồ sơ hoàn thuế; …
- Cơ quan thuế theo dõi, cập nhật, đánh giá thông tin phản hồi về kết quả thực hiện các biện pháp quản lý thuế đối với người nộp thuế tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 204 năm 2015 của Bộ tài chính; đo lường mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
- Cơ quan thuế quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu; chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro quản lý thuế.
2. Biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Thuế
Cơ quan thuế áp dụng các biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ: Đăng ký thuế; khai thuế; nộp thuế; quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; hoàn thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế, theo Thông tư số 204/2015/TT-BTC bao gồm:
- Áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro, theo Thông tư 204/2015;
- Thu thập, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro;
- Đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro đối với người nộp thuế;
- Phân tích rủi ro, xác định trọng điểm rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế;
- Quản lý hồ sơ rủi ro đối với người nộp thuế phải giám sát trọng điểm trong công tác quản lý thuế có nguy cơ không tuân thủ pháp luật về thuế, gian lận thuế;
- Xây dựng, quản lý áp dụng danh sách người nộp thuế rủi ro, theo Thông tư số 204/2015 của Bộ Tài chính;
- Ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để xác định hình thức, mức độ quản lý, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra;
- Đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế trong hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực hiện các biện pháp đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và các biện pháp khác trong quản lý thuế đối với người nộp thuế.
Thông tư 204 có hiệu lực từ ngày 04/02/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ vào điều kiện thực tế để xây dựng kế hoạch và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định áp dụng các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong từng hoạt động nghiệp vụ thuế; ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế theo Kế hoạch và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy định của Thông tư này.
2. Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan; các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Thông tư này.
3. Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tổ chức thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ thuế, quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ và triển khai áp dụng quản lý rủi ro thống nhất trong toàn bộ các cơ quan thuế các cấp.
4. Cục trưởng Cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế có trách nhiệm tổ chức áp dụng thống nhất các quy định về quản lý rủi ro: Thu thập, xử lý thông tin, tiêu chí đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch về quản lý rủi ro theo phân công, phân cấp nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc để xảy ra buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại do việc tổ chức thực hiện không đầy đủ các quy trình, quy định về áp dụng quản lý rủi ro trên phạm vi địa bàn quản lý.
5. Tổng cục Thuế tổ chức đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh thành phố, Chi cục Thuế có số doanh nghiệp quản lý lớn (trên 3.000 doanh nghiệp) và số thu lớn (từ 1.000 tỷ đồng), đối với các Chi cục Thuế còn lại giao Đội Kiểm tra thuế làm đầu mối, chủ trì giúp Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp tổ chức thu thập, xử lý thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ tiêu chí quản lý rủi ro, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ thuế để phân tích, xác định, đánh giá mức độ rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và trực tiếp chủ trì thực hiện các Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20 của Thông tư này.
6. Tổ chức và cá nhân kinh doanh (cá nhân kinh doanh gồm: cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình) nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thực hiện các quy định về áp dụng quản lý rủi ro theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này./.
This Circular takes effect from 04/02/2015.
Article 28. Implementation responsbility
1. Based on the practical conditions, the General Director of General Department of Taxation shall make a plan and submit it to the Minister of Finance to issue the Decision on application of measures and techniques and operations of risk management in each tax operation activity; issue documents guiding and implementing the risk management in tax operation activities under the Plan and Decision of the Minister of Finance in accordance with the provisions of this Circular.
2. The competent bodies and units of the Ministry of Finance and the relevant Ministries and sectors; organizations and individuals related to the tax management shall coordinate and provide information for the tax authorities under the current regulations of law and the provisions in this Circular;
3. The Head of Departments and units directly under the General Department of Taxation shall assist the General Director of General Department of Taxation in collection and processing of information about tax operation, management and application of operational information system and unified application of risk management in all tax authorities at all levels.
4. Director of Department of Taxation, Head of Branch of Taxation shall uniformly apply the regulations on risk management: Collecting and processing information and criteria for assessment of risk and taxpayer’s compliance with law; effectively implementing the programs and plans for risk management as assigned and decentralized; taking responsibility before law for struggling, tax evasion, commercial fraud due to incomplete implementation of procedures and regulations on application of risk management in the areas under their management.
5. The General Department of Taxation, organizations and units responsible for performing the duties of risk management directly under the General Department of Taxation and Departments of Taxation of provinces and cities, Branches of Taxation with a large number of enterprises under management (over 3,000 enterprises) and large revenues (over 1,000 billion dong). For the remaining Branches, the Tax Inspection Teams shall be responsible for assisting the Heads of tax authorities at all levels to collect, process information, develop database and criteria for risk management and apply the tax operation information system for analysis, definition, assessment of risk level and compliance with law of the taxpayers and directly implementing the Articles 15, 16, 17, 18, 19 and 20 of this Circular.
6. The business organizations and individuals (Business individuals are: individuals, group of individual, households) paying taxes, fees, charges or other revenues of the state budget as prescribed by law must comply with the provisions on risk management as prescribed by law and by this Circular./.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực